Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Thu Hà có số đo 1,64m, 81-60-90. Hà phụng phịu: “Em đo trước ở nhà, vòng I là 82cm. Ban giám khảo còn đo rất tỉ mỉ nhiều chỉ số khác nữa, như vòng ngực, chân ngực v.v…”
Ối songnhi thật VL)7. Song Nhi
Song Nhi chỉ là con hầu của người vợ thứ ba của Trang Kiến Long, một nhà nho Trung Hoa đã có công tụ họp người trí thức triều Khang Hy soạn bộ Minh thư tập lược, bị Ngao Bái nhà Thanh giết. Song Nhi người gốc Hàng Châu, ngay từ thơ ấu, đã chịu chung cái số phận đau thương của bà chủ mình: bị đày lên khu vực ngoại thành Bắc Kinh. Trong Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung để cho Vi Tiểu Bảo 16 tuổi, gặp Song Nhi và nhận cô làm người hầu lúc cô 14 tuổi. quan hệ giữa hai người vừa là chủ tớ, vừa là bạn bè. Song Nhi mở miệng ra gọi luôn Vi Tiểu Bảo là "tướng công"; Vi Tiểu Bảo mở miệng ra gọi Song Nhi luôn luôn là "Hảo Song Nhi".
Cô gái nhỏ này võ công cao cường, nhân phẩm đoan chính, có học vấn và có tấm lòng trung thành vô hạn đối với chủ, nên xin đề nghị xép cô vào hàng đại mỹ nhân thứ bảy dù nhan sắc hãy còn thua xa Phương Di, người mà Vi Tiểu Bảo nhận làm vợ lớn.
Gần như Song Nhi là cái bóng của Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo đi đên đâu, cô đi theo anh chàng này đến đó, phục vụ cơm nước, áo quần, bàn chuyện tính mưu định kế. Cô đã đánh cho bọn Lạt Ma Tây Tạng chổng càng chổng gọng để cứu Vi Tiểu Bảo, cùng Vi Tiểu Bảo tham gia cứu mạng Thuận Trị hoàng đế, ra trận đánh bọn Hỏa thương thủ và các tay hảo thủ khác của quân Sa Hoàng Nga, hóa trang khi làm sư, khi làm ngự lâm quân Thanh triều để bảo vệ Vi Tiểu Bảo. Gần như Song Nhi không biết sợ một ai, kể cả danh thủ kiếm pháo Phùng Tích Phạm của đảo Đài Loan. Hắn có ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết, ấy vậy mà khi hắn muốn giết Vi Tiểu Bảo; Song Nhi đứng ra liều mình cứu chủ; mũi kiếm của hắn không giết nổi Song Nhi, chỉ làm cô bị thương, chảy máu chút đỉnh. Từ chiến công của Song Nhi, bọn giang hồ gọi giễu Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết (nửa chiêu kiếm đã có máu đỏ ra rồi).
Song Nhi đi theo Vi Tiểu Bảo ăn tuyết nằm sương nhưng không bán mình cho họ Vi. Cô bỏ công ra cả tháng, thức đêm để khâu lại những mảnh nhỏ lấy được trong tám bộ Tứ Thập nhị chương kinh thành một bản đồ lớn mô tả kho báu ở Lộc ĐỈnh Sơn mà không hé miệng than thở một lời. Vi Tiểu Bảo hay nhớt nhả, luôn miệng nói với cô câu: "Đại công cáo thành, phải hôn một cái" nhưng thực sự hắn chưa bao giờ ôm hôn được cô, vì cô cũng chẳng bao giờ dễ dãi để hắn ôm hôn. Ngay đến khi cô ngủ gục vì mết mỏi, Vi Tiểu Bảo bồng cô vào giường cũng chẳng giám hé môi hôn cô một cái, vì hắn biết làm như vậy là tiết mạn phẩm giá con hầu của mình. Trong khi đó, với Kiến Ninh công chúa, em vua Khang Hy; với A Kha, con gái của Trần Viên Viên; với Phương Di, tiểu thư của một dòng tộc danh gía ở Vân Nam; với công chúa Sophia của nước Nga, Vi Tiểu Bảo muốn hôn là hôn, muốn sờ ngực là sờ ngực, thậm chí muốn chăn gối là chăn gối.
Điều gì đã khiến nhà văn Kim Dung tôn trọng nhân phẩm của một con hầu, nâng cô lên trên cả hai vị công chúa, hai vị tiểu thư thiên kim ? Đó chính là cái nhìn của ông về bản chất của cái gọi là tầng lớp quý tộc trong chế độ quân chủ Trung Hoa. Những huyền thoại cao quí về tầng lớp đó đã băng hoại, còn lại những sự thật phũ phàng : Kiến Ninh công chúa chỉ mong được ngủ với Vi Tiểu Bảo; Phương Di danh giá lại có những hành động lừa dối; A Kha cao quí ngu muội đi theo hào quang của gã bạch vệ Trịnh Khắc Sảng, trở thành cô gái bất trinh; thậm chí hiền lành ngây thơ như Mộc Kiếm Bình, tiểu thư của Mộc vương phủ Vân Nam, cũng bị tác giả cho vẽ lên má một con rùa. Qua nhân vật Song Nhi, tôi thấy tác giả Kim Dung có một tình cảm sâu nặng đối với những người bình dân Trung Quốc, đặc biệt là đối với những phụ nữ suốt đời chỉ biết làm con hầu, kẻ ở. Vi Tiểu Bảo có thể mở miệng chửi tất cả những phụ nữ cao quí là con điếm, con đượi non, mụ điếm nhưng không bao giờ trong lòng hắn dám gợi lên một tư tưởng bất kính với con hầu Song Nhi.
Song Nhi trở thành một trong bảy người vợ của Vi Tiểu Bảo nhưng cô vẫn giữ được phẩm giá chân chính của một người phụ nữ: không hề cạnh tranh, so bì, tỵ nạnh. Các đứa con khác của Tiểu Bảo do Tô Thuyên, A Kha, Kiến Ninh công chúa sinh ra đều được cô nuôi nấng, chăm sóc dịu dàng như con của chính mình. Thậm chí, cô cảm thấy hạnh phúc khi có một đức trẻ được đặt tên là Song Song bởi vì trong cái tên này, có chữ Song trong tên của cô. Chính từ cái đẹp nội tâm trong cô gái bé nhỏ này, tôi mạnh dạn bầu cô làm đệ thất đại mỹ nhân mà tôi mạo muội bình chọn.