Lịch sử ROCK!!

Nguyễn Đăng Linh
(haruglory)

Điều hành viên
Tớ lập topic này ra để cho mọi người post về các bài nói về lịch sử của các ban nhạc, dòng nhạc, ... liên quan đến rock. Mọi người cùng đóng góp nào.
 
Queen

400px-Queen3.jpg


Queen, ban nhạc rock của Anh nổi tiếng từ giữa thập kỷ 1970 và thu hút được một lượng khổng lồ những người hâm mộ trên khắp thế giới và con số này tiếp tục tăng cho đến nay. Ở nước Anh, ban nhạc được bình chọn ở vị trí thứ hai trong số những ban nhạc được yêu thích nhất của mọi thời đại trên kênh truyền hình Channel 4. Có một số đợt, các bài hát "Bohemian Rhapsody" và "We Are the Champions" luôn được bình chọn là bài hát được ưa chuộng trên thế giới.

Mặc dù cũng đã từng bị phê bình, đặc biệt tại Mỹ, họ đã được coi như là những người tiên phong của arena rock, hard rock glam rock, heavy metal và progressive rock. Ban nhạc cũng có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều nghệ sỹ sau đó, và vào năm 2001 ban nhạc đã được ghi tên trong Viện bảo tàng Rock and Roll Hall of Fame ở Cleveland, Ohio. Và để ghi nhớ việc có tên trong UK Music Hall of Fame, một video nhạc giới thiệu "Bohemian Rhapsody" của Queen đã được ghi là "jump-starting the video era" ("khởi động lại kỷ nguyên video ca nhạc").

Biểu tượng của ban nhạc được thiết kế bởi Freddie Mercury và bao gồm các ký hiệu cung hoàng đạo của cả bốn thành viên xung quanh một con phượng hoàng.

-----------

Thành viên

Freddie Mercury (1946-1991) - Đối với công chúng, Mercury có lẽ được biết đến với vai trò là giọng hát chính và là linh hồn của ban nhạc hơn là một người chơi piano và nhạc sĩ. Ông là người viết chính của các bài hát trong album Greatest Hits. Với vai trò của một ca sỹ, ông được coi là một trong những người có giọng hát hay nhất của lịch sử nhạc rock.

Brian May CBE (sinh năm 1947) - May là người chơi ghi ta chủ đạo của ban nhạc. Thường xuyên phối âm và hát nền trong các bài, nhưng thỉnh thoảng ông cũng hát chính như trong bài "'39" và "Good Company". Cùng với Roger Taylor, May cũng là thành viên của Smile, ban nhạc ban đầu trước khi trở thành Queen.

Roger Taylor (sinh năm 1949) - Taylor là người chơi bộ gõ trong Queen. Giống như May, ông cũng thường xuyên hát đệm; và không như May ở điểm ông thường hát chính trong các sáng tác của mình. Ngoài việc chơi trống, Taylor có thể chơi riêng hoặc đệm đàn ghi ta trong những bài hát của ông.

John Deacon (sinh năm 1951) - Deacon là người chơi ghi ta bass trong nhóm và là thành viên duy nhất không bao giờ hát trong các album thu trong phòng. Ông cũng là thành viên cuối cùng tham gia ban nhạc, năm 1971. Ông là người sáng tác ít bài hát nhất trong số các thành viên và đã không tham gia vào chuyến lưu diễn Queen và Paul Rodgers từ khi từ giã ban nhạc vào năm 1997.

Những nghệ sỹ

Với những bài hát thông thường, đội hình của ban nhạc sẽ là: Deacon chơi ghi ta bass, Taylor chơi trống, Mercury chơi piano và May chơi ghi ta. Nhưng, giống như những người anh hùng của họ, The Beatles, các thành viên đã thử nghiệm ở các loại nhạc cụ khác nhau trong sự nghiệp âm nhạc của họ.

Roger Taylor thường chơi ghi ta trong các bài hát do mình sáng tác và vào những năm của thập kỷ 1980 đã thành lập nên một ban nhạc tương tự là The Cross. Taylor là người chơi ghi ta trong ban nhạc này. Thỉnh thoảng ông cũng chơi ghi ta bass trong các bài hát của Queen như trong bài "Sheer Heart Attack" và cũng biết sử dụng keyboard.

Freddie Mercury là một nghệ sỹ piano có khả năng chơi và trình diễn rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Đại dương cầm là nhạc cụ Mercury hay chơi nhất, nhưng thỉnh thoảng ông cũng chơi piano điện và jangle như trong bài hát "Seaside Rendezvous". Ông cũng là người tổng hợp và làm chương trình giỏi: phần nhạc ở đoạn nghỉ ở giữa bài "Was It All Worth It" được ông viết khá trọn vẹn, ông chơi phần nhạc đó bằng loại đàn organ Korg M1. Cũng như trong phần chơi đàn dây của bài "Bijou", Mercury thường tự ti về khả năng chơi ghi ta của mình (khi trình diễn ngoài trời, ông thường giới thiệu bài "Crazy Little Thing Called Love" bằng câu "Tôi chỉ biết ba loại hợp âm", câu này anh nói trong buổi hoà nhạc Live at Wembley '86); Tuy nhiên, ông có thể viết cho ghi ta một cách thường xuyên, đặc biệt trong những ngày đầu của ban nhạc. Trong thực tế, Mercury đã viết những đoạn nhạc ngắn từ "Ogre Battle" và phần nhạc rock viết cho ghi ta trong bài "Bohemian Rhapsody". Trong một cuộc phỏng vấn, Brian May đã nói rằng "Khi Freddie cầm lấy chiếc đàn ghi ta là anh đang có một sinh lực dồi ào và đang có cảm xúc tràn đầy. Anh là một người không kìm nén được và rất sốt ruột với những kỹ thuật của bản thân. Bản thân anh có trình độ kỹ thuật chơi ghi ta không cao, nhưng mọi thứ cần thiết lại nằm trong đầu của anh. Bạn có thể cảm thấy rõ điều này. Tay phải của anh có thể chuyển động nhanh một cách ngạc nhiên. Anh sử dụng rất nhiều chất liệu cho ghi ta. Tất cả những điều đó tôi cũng không thể nghĩ ra vì nó rất kỳ lạ. Anh có thiên hướng chơi ở Mi giáng, La giáng và pha". Ít người biết được là Mercury có thể chơi ghi ta bass hoặc trống nữa nhưng người ta đã khẳng định rằng sự sáng tác của ông khá kỹ lưỡng, công phu ở những bài hát khác nhau; ông viết phần ghi ta bass của bài hát "A Kind Of Magic" cho Taylor và viết rất nhiều cho album sô lô đầu tiên của mình, Mr. Bad Guy.

John Deacon ngoài chơi bass còn chơi ghi ta trong rất nhiều album và những buổi trình diễn âm nhạc khác. Ông có thể đánh được các kiểu trống cơ bản, có thể sáng tác cho piano, chơi piano điện tử trong bài "You're My Best Friend". Ông cũng đã chơi đại dương cầm trong video "Spread Your Wings". Thỉnh thoảng ông cũng chơi bass đôi; Brian May đã đùa và đề nghị Deacon chơi nó trong bài "'39", nhưng vài ngày sau, Deacon xuất hiện tại phòng thu với nhạc cụ đó và đã sử dụng nó thành thạo.

Brian May ngoài chơi ghi ta còn chơi piano và ghi ta Hawaii. Ông sử dụng những nhạc cụ này ít hơn các thành viên khác nhưng thỉnh thoảng cũng chơi ghi ta bass hay trống trong album sô lô riêng của mình. Khi chơi với ban nhạc, May cũng viết vài phần cho bass và trống như trong bài "Sweet Lady" hay bài "Teo Torriatte". Bản chơi ghi ta độc nhất của ông là trong Red Special do ông tự xây dựng, May cũng có thể tạo ra các hiệu ứng âm thanh kỳ lạ và khác thường. Ví dụ, ông có thể mô phỏng theo một dàn nhạc trong bài hát "Procession", bài mở đầu của album Queen II; ở bài "Get Down, Make Love", ông cũng có thể tạo hiệu ứng âm thanh với ghi ta một cách đặc sắc đến nỗi nhiều người nghĩ là đang sử dụng một nhạc cụ điện tử nào đó. May cũng bổ sung thêm một vài nhạc cụ khác ở đôi chỗ, nhưng phần lớn chúng là kỹ xảo âm thanh trong phòng thu; ví dụ, để giữ phần lặp đi lặp lại của bài hát "Love Of My Life", ông đã chơi mỗi hợp âm theo các cách khác, sau đó nhà sản xuất đã kết hợp chúng lại để hoàn chỉnh nốt phần còn lại trong bài.

Lịch sử

1968-1970
Đọc thêm bài: Smile
Brian May, tay chơi ghi ta chủ đạo, và Roger Taylor, tay chơi trống, cùng với Tim Staffell chơi trong một ban nhạc tên là Smile. Mercury khi đó là bạn cùng phòng của Staffell ở Trường cao đẳng nghệ thuật Ealing và thường xuyên xem Smile biểu diễn nhạc; Mercury thường hát ở ban nhạc khác như ban nhạc Ibex vào năm 1969 và ban nhạc Sour Milk Sea vào năm 1970. Hồi đó, anh rất hay đóng góp ý kiến để phát triển Smile. Sau đó, Staffell rời Smile và tham gia vào ban nhạc khác mà được hình thành từ ban nhạc Bee Gee cũ. Trong khi Mercury thay chỗ cho Stafell, Humpy Bong đã đổi tên ban nhạc từ Smile thành Queen. Trong thời gian này, ban nhạc đã có số lượng người chơi bass khá lớn, nhưng mãi đến năm 1971 họ gặp được John Deacon và bắt đầu chuẩn bị cho album đầu tiên Queen.

-----------------

Thập kỷ 1970

Vào năm 1973, Queen đã phát hành album đầu tiên mang tên của chính ban nhạc. Nhưng album này thu hút ít sự chú ý và đĩa đơn "Keep Yourself Alive" bán rất chậm. Cho đến năm 1974 ban nhạc mới giành được sự chú ý của công chúng và đạt được thành công trong doanh thu sau khi phát hành album Queen II. Album này được đứng vị trí thứ 5 trong bảng bình chọn của Anh trong khi bài hát "Seven Seas of Rhye" được xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng của Anh. Trong thời gian này, họ cũng đã tổ chức tua diễn để giới thiệu album Mott the Hoople nhưng lúc này họ cũng đã bắt đầu có tai tiếng khi những sô diễn có tính chất khá mạnh mẽ và thu hút đám đông người xem.

Cuối năm đó, Sheer Heart Attack đã được phát hành với số lượng lớn ở Anh, khắp châu Âu và đã nhận được đĩa vàng ở Mỹ, đưa ban nhạc lên vị trí hàng đầu của sự thành công trong thương mại. Được coi như là một trong những nỗ lực lớn nhất của họ, Queen bất ngờ ra album với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau; từ British music hall đến heavy metal như "Stone Cold Crazy" (bài này, ban nhạc Metallica sau đó đã hát lại và dành được giải Grammy) và "Now I'm Here", đến những bài ballad (như "Lily of the Valley"), nhạc ractim (như "Bring Back That Leroy Brown") và Caribbean ("Misfire").

Bài hát "Killer Queen" được xếp thứ 2 trong bảng bình chọn ở Anh và đứng thứ 11 ở Mỹ. Nó được biểu diễn trong chương trình tạp kỹ của Anh cùng với Led Zeppelin. Bài hát thứ 2 trong album "Now I'm Here" được xếp hạng thứ 1 ở Anh.


Bìa album A Night at the OperaVào năm 1975, A Night at the Opera được thu âm và phát hành. Vào thời gian này, đây là album đắt nhất được sản xuất. Nỗ lực này của họ đã làm tăng số người hâm mộ và những lời ca ngợi ban nhạc, A Night at the Opera nổi tiếng khắp thế giới còn "Bohemian Rhapsody" đã đứng đầu bảng ở Mỹ trong 9 tuần và vào năm 1992 thì đầu bảng trong 5 tuần khi nó được tái bản sau khi nó xuất hiện trong Wayne's World. Bản gốc đã đứng thứ 9 ở Mỹ và dứng thứ 2 khi tái bản vào năm 1992. Bài hát còn đứng trong số 5 bài hát bán chạy nhất ở Anh mọi thời đại. Album You're My Best Friend đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng ở Mỹ và nằm trong số 10 bài hát hay nhất thế giới.

Toàn bộ album thể hiện đa dạng các thể loại nhạc (giống như album Sheer Heart Attack) và sự thử nghiệm với âm thanh stereo (ví dụ, trong bài hát "The Prophet's Song"), có độ dài 8 phút, ở giữa bài là các lớp tiết tấu mang âm hưởng của dàn đồng ca). Album đã đạt thành công lớn ở Anh và 3 lần nhận được danh hiệu đĩa bạch kim ở Mỹ.

Vào năm 1976 Queen thu âm một album cùng với A Night at the Opera là album A Day At The Races. Bìa album được thiết kế gần giống với album A Night at the Opera, có hình biểu tượng của Queen. Về mặt âm nhạc thì album này có phong cách cũng giống album A Night at the Opera và mặc dù cũng là những người hâm mộ như vậy, những lời ủng hộ cho ban nhạc như vậy, nhưng album cung không thể vượt qua được những thành công của album trước và con số doanh thu không cao.

Bài hát chính của album là "Somebody to Love", một bài hát có nhạc phúc âm đầy sáng tạo mà Freddie Mercury, Brian May và Roger Taylor đã kết hợp và cho ra 100 âm hưởng khác nhau. Bài hát đã xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng các đĩa đơn của Mỹ và đứng thứ 2 trong bảng xép hạng của Anh.

Cũng trong năm đó, Queen đã chơi một trong những buổi hoà nhạc nổi tiếng nhất ở Hyde Park, London. Họ đã lập một kỷ lục mới với 150.000 người tham dự. (Con số thực tế ước tính đến khoảng 180.000 người)[12]. Buổi hoà nhạc Live 8 ở London mà có nhiều nghệ sỹ nổi tiếng nhất thế giới tham dự (bao gồm The Who, U2, Madonna, Coldplay, Elton John, Robbie Williams và ban nhạc tái hợp Pink Floyd) cũng có số người tham dự khoảng 150.000 người.


Bìa album News of the WorldVào năm 1977 album News of the World được phát hành, album này đã bị chỉ trích gay gắt vào thời gian đó nhưng qua thời gian, nó đã được thừa nhận như là một trong những album hard rock xuất sắc nhất của những năm cuối thập kỷ 1970, và cũng là một trong những album có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc tạo ra thể loại stadium rock. Album này có nhiều bài hát được sáng tác cho việc diễn trước đông đảo quần chúng, gồm các bài như "We Will Rock You" và bản rock ballad nổi tiếng "We Are The Champions", hai bài này đã kết hợp với nhau và đạt tới vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng ở Mỹ và cả hai bài này đều tồn tại lâu dài và có trong các sự kiện thể thao quốc tế.

Roger Taylor đã hết sức nỗ lực phát hành đĩa đơn sô lô đầu tiên trong năm này. Mặt A của đĩa là một bản cover bài hát của nhóm The Parliaments ("I Wanna Testify") và mặt B là bài do Taylor viết có tên là "Turn On The TV".

Vào năm 1978 ban nhạc đã phát hành album Jazz có bài hát rất hay là "Fat Bottomed Girls" và "Bicycle Race", trên đĩa đơn có hai mặt A. Mặc dù thành công, album vẫn là mục tiêu của các nhà chỉ trích do nó là tuyển tập những loại nhạc khác nhau, jazz không phải là một tập hợp như vậy. Thật là trớ trêu, tạp chí nổi tiếng Rolling Stone đã chỉ trích album này là "ngu ngốc", và tiếp tục viết rằng "Không thể tượng tượng được rằng Queen lại chơi jazz - Queen không thể chơi jazz được mà chỉ chơi loại nhạc rock & roll". Bìa albums được làm theo cảm hứng từ một bức tranh trên bức tường Berlin, và không một chi tiết nào làm cho người ta nghĩ đến mối liên hệ với nhạc jazz thậm chí là đối với người nghe nhạc jazz bình thường nhất. Những bài hát của album như "Dead on Time", "Don't Stop Me Now", "Let Me Entertain You" và "Mustapha", bài hát do Freddie sáng tác có nhạc Arabesque kết hợp với ghi ta của heavy rock.

Phản ứng của các fan là sự thờ ơ với Jazz và trong lần đầu tiên doanh thu của Queen đã bị hạ thấp. Vào thời gian này, News of the World đã 4 lần bị mất danh hiệu đĩa bạch kim trong cuộc bình chọn còn Jazz đã bị mất 2 lần. Tất cả các thành viên của ban nhạc, đặc biệt là Mercury, luôn nhớ đến sự thất bại này của album và nó như một hệ quả, đã gây thất bại tiếp với một vài album nữa trong năm, và tiêu điểm là toàn bộ album làm năm 1979 đã không được xếp hạng gì trong năm 1980.

Tuy nhiên, họ cũng đã phát hành được album thu trực tiếp đầu tiên mang tên là Live Killers và nó đã nhận được hai lần danh hiệu đĩa bạch kim ở Mỹ. Họ cũng đã phát hành đĩa đơn rất thành công, "Crazy Little Thing Called Love", một bài hát theo phong cách của Elvis Presley; đĩa này đã nằm trong số 10 bài hát hay nhất ở nhiều quốc gia và là đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc được đứng đầu bảng bình chọn ở Mỹ.


Thập kỷ 1980

Bìa album The GameQueen đã bắt đầu vào thập kỷ 1980 với sự thành công rực rỡ của album The Game. Album đã trở thành album bán chạy nhất của họ (không kể đến album tuyển chọn các bài hát hay nhất của họ). Trong album có bài hát "Crazy Little Thing Called Love", "Another One Bites The Dust", bài hát được phát hành vào mùa hè năm 1980. Huyền thoại âm nhạc Michael Jackson đã cho đó sẽ là một bài hát nổi tiếng nhưng sự nhận xét này không chính xác lắm. Album đã đứng đầu bảng suốt 4 tuần ở Mỹ và 4 tuần nhận được danh hiệu đĩa bạch kim. Đó cũng là bài hát duy nhất đứng đầu cùng lúc các bảng xếp hạng nhạc rock, nhạc dance và nhạc R&B của tạp chí Billboard. Album cũng có 2 bài ballad nổi tiếng "Play the Game" và "Save Me", sau đó nó đã trở thành bài ưa chuộng của người hâm mộ và có trong các buổi công diễn.

Album này cũng là album đầu tiên của Queen có sử dụng nhạc cụ điện tử. Mặc dù đã có nhận xét rằng trong album News Of The World vào năm 1977 của họ (đặc biệt là ở bài hát "Get Down, Make Love") đã có loại nhạc cụ này xuất hiện, tạo ra các hiệu quả âm thanh cho tiếng đàn ghi ta của Brian May.

Năm 1980 Queen cũng đã phát hành album Flash Gordon. Nhưng album bán không chạy nhưng cũng thể hiện Queen theo một phương diện khác.

Đến năm 1981 Queen trở thành ban nhạc rock đầu tiên chơi ở sân vận động Nam Mỹ. Họ đã phá vỡ kỷ lục thế giới về số người tham dự, 131.000 người trong đêm đầu tiên và 251.000 trong hai ngày ở sân vận động Morumbi, São Paulo, Brasil. Thêm vào đó là 5 buổi diễn ở Argentina, Queen đã biểu diễn trước 479.000 khán giả trong tua diễn Nam Mỹ của họ.

Trong năm này, họ cũng đã hợp tác với một nghệ sỹ khác, David Bowie trong bài hát "Under Pressure". Bản thân sự hợp tác này mang tính chất tự phát khi Bowie tình cờ tới phòng thu khi Queen đang tiến hành thu âm. Ban nhạc đã hài lòng với kết quả và nhiều năm sau đó Bowie thực sự bắt đầu nhận thức đúng về bài hát và chơi nó trong buổi diễn của mình. Bài hát đã thành công rực rỡ, đứng số 1 ở Anh. Đoạn bass lặp rất khó quên trong bài này đã được Vanilla Ice mượn vào bài hit năm 1990 của họ là "Ice Ice Baby", dẫn đến việc kiện tụng từ phía Queen vì cho rằng Vanilla Ice đã đạo nhạc của họ. Khi đó, Vanilla Ice cãi là đoạn bass trong bài của họ khác hẳn của Queen nhưng trên thực tế là chúng hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ duy nhất một nốt nhạc. Under Pressure vừa được The Used và My Chemical Romance cùng ghi âm lại để quyên góp cho những nạn nhân trong cơn bão Katrina.

Ban nhạc cũng phát hành rộng rãi album gồm nhiều bài hát hay, những bài có sự toả sáng của nhạc rock trong thời kỳ đầu con đường âm nhạc của họ. Trong năm này, Roger Taylor là thành viên đầu tiên của ban nhạc đã phát hành album sô lô có tên là Fun In Space.

Với sự thành công vang dội của "Another One Bites The Dust", ban nhạc đã quyết định rằng họ nên tập trung vào album tiếp theo về nhạc disco và funk. Nhưng kết quả là vào năm 1982, album Hot Space đã bị nhiều người hâm mộ bảo thủ coi như là một trong những bài tồi tệ nhất. Album đã làm thất vọng với niềm tin của người yêu hard-rock mà đã theo Queen từ những năm đầu tiên, không có bài nào trong số 11 bài là hard rock phương Đông.

Sau khi đã làm việc trên 10 năm, Queen đã quyết định rằng họ sẽ không làm bất cứ sô diễn nào vào năm 1983. Trong thời gian này, họ đã thu âm album The Works và một vài thành viên của ban nhạc đã khám phá thêm các lĩnh vực bên ngoài và làm việc độc lập nên đã dẫn đến việc có nhiều tin đồn rằng ban nhạc sắp tan rã. Brian May đã kết hợp với Eddie Van Halen phát hành một mini-album có tên là Star Fleet Project.


Bìa album The WorksVào năm 1984, Queen đã thành công khi lấp chỗ thủng giữa hard rock và pop với album The Works, album gồm các bài hát như "Radio Ga Ga," "I Want to Break Free," (bài hát sau đó được sử dụng như là một bài hát trong phong trào đòi dân chủ ở Brasil và sau đó ở chương trình quảng cáo trên truyền hình cho hãng nước giải khát Coca-Cola C2), và gồm cả các bài hát heavy, hard-rock "Hammer to Fall" và "Tear It Up". Mặc dù thành công như vậy nhưng ở Mỹ, album không được đánh giá cao.

Video nhạc của bài "I Want to Break Free" nhại theo Coronation Street, một vở kịch sà phòng (soap opera - tên gọi xuất phát từ việc các hãng bột giặt tài trợ cho các vở kịch thuộc thể loại này khi chúng xuất hiện) của Anh và trở nên nổi tiếng tại đây, tuy thế tại các nơi khác, bài này không được thành công vì trông ban nhạc có vẻ không vui vẻ vì khán giả tại những nơi này không hiểu được kiểu hài thể hiện trong video. Có nhiều người nói rằng video này đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng ở Mỹ của ban nhạc trong những năm sau đó.

Vào cuối năm 1984, Queen đã tiến hành biểu diễn vài ngày ở Bophuthatswana, Nam Phi trên vận động ở Sun City. Trên đường trở về Anh, Queen đã bị giận dữ, chỉ trích sau khi biểu diễn ở Sun City trong khi nạn phân biệt chủng tộc ở đó đang lên cao. Queen xác nhận rằng họ chỉ chơi nhạc cho những ai muốn nghe và nhấn mạnh rằng buổi biểu diễn đã được tổ chức trước nhiều thành phần khán giả khác nhau.

Năm 1985, ban nhạc đã có 2 buổi trình diễn ở festival Rock in Rio. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 12 tháng 1, họ đã khai mạc festival trước sự chứng kiến của 325.000 người, phá vỡ chính kỷ lục thế giới mà họ đã ghi trước đó. Vào ngày 19 tháng 1 họ cũng đã biểu diễn trước một đám đông gồm 325.000 người hâm mộ tới tham dự festival.

Queen đã được mời tham gia buổi biểu diễn quyên góp Live Aid. Trong mắt của những người hâm mộ và các nhà bình luận, ban nhạc đã được hoan nghênh nhiệt liệt trên khắp thế giới, họ đã trình diễn các bài nổi tiếng nhất của mình, làm cho khán giả ngây ngất với những năng lực, tài năng nghệ thuật và sự quảng cáo rất hoành tráng của họ.

Ban nhạc đã đem lại sức sống cho buổi diễn Live Aid và kết quả là gia tăng doanh thu các đĩa, Queen kết thúc năm 1985 bằng cách phát hành đĩa đơn "One Vision", một bài hát sáng tác theo nhịp nhanh của ghi ta. Nó đã được dùng trong phim Đại bàng sắt.

Năm 1985, Mercury phát hành album sô lô của mình mang tên là Mr. Bad Guy.

Vào đầu năm 1986 Queen đã thu âm album A Kind of Magic, trong đó có một vài bài hát viết cho phim Highlander, của Russell Mulcahy, ra cùng năm. Album này rất thành công, giới thiệu một loạt các bài hát trong đó có cả bài mang tên album là "A Kind of Magic", "Friends Will Be Friends" và "Who Wants to Live Forever".

Cuối năm đó, Queen đã tổ chức tua diễn cuối cùng có tên là The Magic Tour để giới thiệu album A Kind Of Magic, buổi diễn đã toả sáng ở sân Wembley, London và thu được thành công trong album kép thu trực tiếp, Queen Live At Wembley Stadium, phát hành cả trên đĩa CD và phim truyền trực tiếp về buổi diễn trên VHS và sau đó là trên đĩa DVD.

Tua diễn này là tua diễn cuối cùng mà các thành viên trong ban nhạc biểu diễn cùng nhau. Họ đã không đặt được sân Wembley cho đêm diễn thứ 3 bởi vì đêm đó đã bị tổ chức khác đặt trước, nhưng họ đã cố tổ chức ở công viên Knebworth. Buổi diễn được tổ chức trong 2 giờ với sự tham gia của 125.000 người hâm mộ. Họ dã đến công viên để xem Queen trình diễn lần cuối mặc dù không ai có thể biết rằng việc đó sẽ xảy ra. Cuối cùng thì tua diễn Magic là tua diễn lớn nhất của Queen. Tổng số là hơn 1 triệu người tham dự, chỉ riêng buổi diễn ở Anh đã là 400.000 người và đó là kỷ lục của thời điểm này.

Sau khi đã thực hiện rất nhiều dự án sô lô vào năm 1988 (bao gồm cả việc cộng tác của Mercury với Montserrat Caballé, "Barcelona") ban nhạc đã phát hành album The Miracle vào năm 1989. Album tiếp tục theo xu hướng của A Kind of Magic với âm thanh tao nhã của nhạc pop-rock và phát hành rộng khắp châu Âu bài "I Want It All", "Breakthru", "The Invisible Man", "Scandal" và "The Miracle". Queen đã thông báo rằng sẽ không có tua diễn cho album này với lý do cá nhân của Mercury. Anh đã tuyên bố rằng chỉ đơn giản muốn phá bỏ cái vòng tròn lặp đi lặp lại hết album thì đến tua diễn. Có nhiều suy đoán tới việc ban nhạc sẽ tan rã trong tương lai, thậm chí rằng còn đoán rằng Mercury đang phải chịu đựng vấn đề sức khỏe.

The Miracle cũng đánh dấu sự bắt đầu thay đổi về các triết lý trong lời bài hát của Queen. Từ khi ban nhạc mới hoạt động, hầu như tất cả các bài hát đã được viết bởi một thành viên hay sáng tác cho chính thành viên đó, còn những người khác thì bổ sung thêm một chút thay vì việc nên giúp cho người viết nhận ra được thế giới quan của bài hát. Bắt đầu với The Miracle, việc viết lời đã mang tính cộng tác hơn, và mặc dù có nhiều bài hát đã bị nói rằng được viết bởi một thành viên này hay thành viên khác nhưng họ vẫn tuyên bố rằng sản phẩm cuối cùng chính là của ban nhạc Queen.


Thập kỷ 1990

Bìa album InnuendoVào năm 1991, có tin đồn trên các tờ báo rằng Freddie Mercury đang trong giai đoạn AIDS. Mặc dù lời đồn đại đúng nhưng Mercury phủ định tất cả những điều này. Tuy nhiên, ban nhạc vẫn quyết định ra album theo như kế hoạch; đó là album Innuendo. Tuy sức khoẻ ngày càng xấu đi, Mercury vẫn tiếp tục đóng góp hết tâm sức vào album. Điểm nổi bật của album chính là bài hát mang chính tên album, theo thể loại nhạc hard-rocking.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 1991 Freddie Mercury đã biết mình đã bị mắc căn bệnh AIDS trong những giây phút cuối cùng trên giường bệnh. Sau 24 giờ biết tin, Mercury đã chết khi anh mới 45 tuổi. Đám tang đã được tổ chức trong khuôn khổ của gia đình và đạo thờ lửa của anh.

Vào ngày 20 tháng 4 năm 1992, mọi người đã kỷ niệm lễ tang của anh trong buổi hòa nhạc tưởng nhớ Freddie Mercury, tổ chức ở sân vận động Wembley ở London. Các nghệ sỹ và ban nhạc như Annie Lennox, Guns N' Roses, Extreme, Roger Daltrey, Def Leppard, Elton John, George Michael, David Bowie, Metallica và Liza Minnelli cùng với 3 thành viên còn lại của Queen đã trình diễn phần lớn các bài hát nổi tiếng của ban nhạc. Buổi biểu diễn này cực kỳ thành công và được 10 triệu người trên khắp thế giới dõi theo.

Queen chưa bao giờ tan rã thực sự mặc dù album cuối cùng của họ phát hành vào năm 1995 là Made in Heaven, được làm 4 năm sau cái chết của Freddie Mercury. Album gồm những bản thu âm cuối cùng của Freddie trong năm 1991 (những bản này thu âm trước khi anh chết khoảng 10 ngày) và kết hợp thêm một số bài từ các album trước nữa; thêm vào đó những phần từ album sô lô của anh Mr. Bad Guy và bài The Cross cũng có trong thành phần album. May và Taylor thường xuyên để tâm vào dự án lập quỹ cho việc nghiên cứu căn bệnh AIDS mà Queen tài trợ. John Deacon làm công việc này lần cuối vào năm 1997 khi anh thu âm bài "No-One But You (Only The Good Die Young)" với 2 thành viên còn lại và đó cũng là đĩa đơn nguyên bản cuối cùng mà Queen thu âm.


Từ năm 2000 đến nay
Vào cuối năm 2004, có tin nói rằng Queen sẽ và tái hợp và sẽ tổ chức tua diễn vào năm 2005 với Paul Rodgers (người sáng lập và là người hát chính của ban nhạc Free, Bad Company và ban nhạc The Firm). Điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ở trên trang Web của Brian May Rodgers cũng viết rằng Rodgers sẽ hợp tác cùng Queen, không phải là thay thế Freddie Mercury. Deacon sẽ không tham gia, Danny Miranda của ban nhạc Blue Öyster Cult sẽ chơi ghi ta bass thay anh. Những thành viên khác của tua diễn bao gồm Spike Edney, chơi keyboard, anh cũng đã từng chơi ghi ta và keyboard trong live show của Queen từ những năm đầu của thập kỷ 1980, thêm vào đó có Jamie Moses, chơi ghi ta, người đã hợp tác với Brian May trong biểu diễn sô lô từ những năm đầu của thập kỷ 1990.

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2005, một album đôi thu trực tiếp đã được phát hành, Return of the Champions có Paul Rodgers tham gia. Nó được thu âm vào tháng 5 năm 2005 trong tua diễn Queen và Paul Rodgers ở sân vận động Sheffield Arena ở Sheffield, Anh.

Để phục vụ cho việc kỷ niệm 30 năm ngày ra album A Night at the Opera, một phiên bản mới, gồm 2 đĩa đã được phát hành, ngoài đĩa CD ra còn có cả đĩa DVD với những video của mọi bài hát, ngoại trừ bài "Bohemian Rhapsody" và "You're My Best Friend".

Vào tháng 3 năm 2006, Queen và Paul Rodgers bắt đầu tua diễn ở Mỹ và Canada. Tua diễn này độc lập với chuyến diễn 2 ngày ở Mỹ trong tua đầu tiên của Queen va Paul Rodgers, đánh dấu một tua diễn khá trọn vẹn từ khi tổ chức tua "Hot Space" vào năm 1982. John Deacon đã không tham gia diễn cùng cả nhóm. Queen và Paul Rodgers đã giới thiệu bài hát đầu tiên của họ như là một sự hợp tác, có tên là "Take Love" trong tua diễn tại Mỹ.
 
Metallica

Ban nhạc heavy metal của Mỹ, thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1981.

metallica-band.jpg


Với hơn 20 triệu album bán ra toàn thế giới, riêng ở Mỹ là 57 triệu albums, đây là ban nhạc heavy metal thành công nhất về mặt thương mại trong lịch sử. Metallica cũng được công nhận là, cùng với 3 ban khác của "tứ trụ" nhạc thrash metal, Megadeth, Slayer và Anthrax, đã làm cho thể loại nhạc này trở nên thịnh hành.

Khai sinh

Metallica được thành lập ở Los Angeles, California, vào Tháng 10 1981 bởi tay guitar và ca sĩ James Hetfield và tay trống Lars Ulrich sau khi cả 2 bắt gặp nhau qua những mẫu rao vặt trên tờ The Recycler về việc thành lập ban nhạc. Bộ đôi sau đó tuyển mộ tay bass Ron McGovney, và giai đoạn này qua tay nhiều guitar chính, như là Lloyd Grant, Brad Parker, và Jeff Warner. Cái tên Metallica được đặt khi Ron Quintana, một người ủng hộ nhạc metal vùng San Francisco, nhờ Ulrich chọn một cái tên để đặt cho tờ tạp chí mới của anh ta (tờ tạp chí cổ động cho các ban nhạc metal của Anh và Mỹ). Quintana bắt đầu chọn từ một danh sách bao gồm "Metallica", nhưng Lars đề nghị chọn "Metal Mania" và lấy tên "Metallica" cho ban nhạc.

Nhạc của Metallica trước tiên lấy cảm hứng từ những ban nhạc như Black Sabbath, Motörhead, Diamond Head, Saxon, Judas Priest, và những ban heavy metal khác của Anh. Họ cũng được truyền cảm hứng từ những ban nhạc punk như làMisfits, Zeroption, Discharge, và The Ramones.


Đầu năm 1982, Ulrich thuyết phục Brian Slagel của hãng ghi âm Metal Blade chọn bài hát "Hit the Lights" vào bộ biên soạn Metal Massacre số đầu tiên. Trong nỗ lực tìm kiếm một tay guitar dài hạn, Ulrich cho đăng quảng cáo trên một tờ báo địa phương. Dave Mustaine ở Huntington Beach, California, lúc này đang chơi cho ban Panic đáp lại và hẹn một buổi thử. Ulrich và Hetfield quá ấn tượng với màn khởi động và nhạc cụ của Mustaine, và mời Mustaine vào ban nhạc ngay trước cà khi buổi thử thật sự bắt đầu.

Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1982, một vài bản demo nhỏ được ghi âm với cơ cấu thành viên này, trong đó có Hit The Lights, Ron's Garage (được ghi âm tại garage nhà McGoveney) và Power Metal.

Vài tháng sau ban nhạc ghi một bản demo full hoàn chỉnh, No Life 'Til Leather - bản này nhanh chóng gây được chú ý trong giới băng đĩa lậu. Metallica tiếp tục cho ra đời một bản demo (live) nữa Metal Up Your Ass.

Cuối năm đó, Ron McGovney rời ban nhạc sau khi bị Dave Mustaine đổ bia lên cây bass. Sau khi xem một ban nhạc tên là Trauma chơi, Metallica đề nghị tay bass của Trauma là Cliff Burton về chơi cho họ. Burton đồng ý vời điều kiện là Metallica phải dọn tới quê của anh này ở San Francisco. Cùng với Burton, ban nhạc ghi âm bản demo Megaforce.

Sau khi định hình ở quần thể thrash metal Vịnh Area, Metallica đi đến New York vào năm 1983 để gặp những người ủng hộ tên là Jon and Marsha Zazula. Sau khi đánh thử vài bản, ban nhạc ký hợp đồng với hãng ghi âm mới của anh em Zazula, Megaforce Records. Không lâu sau, Ulrich và Hetfield thấy rằng thái độ hung hăng và lộn xộn do uống và dùng quá nhiều thuốc của Mustaine đã trở nên không thể quản lý được. Mustaine được yêu cầu rời khỏi ban, và Kirk Hammett được lôi về từ ban Exodus. Sau khi rời Metallica, Mustaine tạo dựng nên ban nhạc thành công Megadeth.

Cuối mùa xuân 1983, ban nhạc đến Rochester, New York để ghi âm album đầu tay, Kill 'Em All. Album này không thật sự là một thành công khời tạo về mặt tài chính, nhưng đã gây dựng cho ban nhạc một lớp fan hâm mộ trong thế giới ngầm nhạc metal. Một năm sau, Metallica phát hành Ride the Lightning. Việc Album này bao gồm một bản nhạc chậm và mang nhiều tính nội tâm, Fade to Black, đã đặt Metallica riêng ra hầu hết các ban thrash metal khác. Trong khi nhiều fan thích thú với phong cách mới mẻ của bài hát, một vài buộc tội Metallica vì đã xúi giục "bán rẻ" và "tự tử". Tiêu bản:Sample box start variation 2

Những thành công vang dội

Khi Ride The Lightning đã bắt được sự chú ý của những hãng ghi âm tên tuổi, Metallica ký hợp đồng với hãng Elektra Records. Phát hành đầu tiên với Elektra là Master of Puppets vào năm 1986, album đánh dấu bước nhảy vọt của ban nhạc. Mặc dù không có đĩa đơn được phát hành từ album, một vài đoạn nhạc vẫn được phát sóng từ các track "Master of Puppets" và "Welcome Home (Sanitarium)". Ban nhạc còn được biết đến nhiều hơn nữa khi được hỏi chơi mở màn cho Ozzy Osbourne, và Master of Puppets leo lên đến vị thứ 29 bảng xếp hạng Billboard Top Album Charts. Cho đến hôm nay, vài nhà phê bình vẫn xem album này như là một trong những alnum nhạc metal hay nhất mọi thời đại.

Vào ngày 27 tháng 9, 1986, trên đường đi lưu diễn ở Châu Âu, Cliff Burton bị chết gần Ljungby, Thụy Điển, khi chiếc xe bus của ban nhạc bị trượt khỏi đường trơn và lật nhào. Burton theo quán tính hất văng khỏi xe và bị chiếc xe đè lên người. Tại thời điểm này cũng không chắc là Burton đã chết hay chưa. Một chiếc cần trục được điều động đến để nâng chiếc xe buýt lên, nhưng chiếc xe lại trượt xuống và đè lên Burton một lần nữa.

Cái chết của Burton bỏ ngỏ tương lai ban nhạc. Nhưng rồi ba thành viên còn lại quyết định là tay bass này sẽ muốn họ tiếp tục. James Hetfield sau này có nói: “Knowing Cliff’s attitude, he’d kick our butts if we quit.” Gần như ngay lập tức, ban nhạc tìm kiếm một tay bass thay thế và bắt đầu thử. Trong số này có tay bass Les Claypool (của ban Primus sau này), một người bạn lúc nhỏ của Hammett. Ban nhạc thích Claypool nhưng lại cảm thấy anh này chơi quá "funk". Trong đoạn phim Behind the Music, Hetfield có giải thích rằng Claypool chơi "quá tốt" và "ngoài vùng" đối với Metallica. Hẵn nhiên là Claypool không được chọn, và Jason Newsted, sáng lập ban Flotsam and Jetsam ở Arizona được mời tham gia. Newsted chính thức gia nhập Metallica vào ngày 28 tháng 10, 1986, 3 tuần sau lễ tang Burton. Cùng Newsted, ban nhạc hoàn thành tour diễn trong những tháng đầu 1987. Tiếp theo tour này, ban nhạc nhanh chóng bắt tay ghi âm The $5.98 EP: Garage Days Re-Revisited vào tháng 7, 1987 để thử nghiệm phòng thu họ mới dựng, và để thử tài năng của Newsted.

...And Justice for All, album đầu tiên sau cái chết của Burton, được ra mắt vào năm 1988. Trong album này rất ít khi tiếng bass của Newsted có thể nghe rõ được và vài fan cho rằng đây là việc làm có chủ ý nhằm phản ứng với cái chết của Burton, hoặc là một cách xử ép Newsted. Lý do hợp lý nhất, như Hetfield và Ulrich trả lời phỏng vấn, là vì Newsted không có mặt trong lúc trộn (mix) nhạc, nên không thể tác động đến bản trộn cuối cùng. Ulrich cũng cho rằng việc thiếu tiếng bass là do Newsted chơi hoàn toàn theo như tiếng accord của Hetfield.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thấy mọi người đang bàn về Kurt Cobain, cho một nhát Nirvana :D.

1002_nirvana_a.jpg

NIRVANA

Nirvana là một ban nhạc rock đến từ Aberdeen, Washington, Mỹ. Với bài hát "Smells Like Teen Spirit" trong album Nevermind năm 1991 của họ, Nirvana đã tạo nên một cú sốc lớn trong dòng nhạc bấy giờ, bao gồm cả loại nhạc punk và alternative rock làm cho âm nhạc có xu hướng theo thể loại nhạc grunge. Các ban nhạc grunge khác như Alice in Chains, Pearl Jam và Soundgarden cũng rất phổ biến và vì thế alternative rock trở thành loại nhạc chính trên chương trình âm nhạc của đài phát thanh và truyền hình ở Mỹ trong đầu và giữa thập kỷ 1990.

Kurt Cobain là linh hồn của ban nhạc và anh được các phương tiện truyền thông gọi là "người phát ngôn của một thế hệ" còn Nirvana là ban nhạc hàng đầu của "Thế hệ X". Cobain cảm thấy bất tiện với những sự chú ý bên ngoài, tập trung vào sáng tác nhạc, thử thách những khán giả của họ với album nhạc thứ 3 In Utero (album hỗn hợp). Trong khi dòng nhạc chính của Nirvana bị phai mờ dần trong những tháng sau khi phát hành album này thì khán giả chủ chốt của ban nhạc vẫn nuôi dưỡng sự mến mộ thầm lặng của họ với ban nhạc, đặc biệt là sau khi buổi trình diễn của ban nhạc trên MTV Unplugged vào năm 1993.

Ban nhạc đã chấm dứt hoạt động với cái chết của Cobain vào năm 1994, nhưng số người hâm mộ ban nhạc ngày càng nhiều vào những năm tiếp theo sau đó. Tám năm sau khi Cobain chết, "You Know You're Right", một bản nhạc demo dang dở mà ban nhạc đã thu âm 2 tháng trước khi anh chết, đã đứng đầu trong danh sách các bài hát của đài phát thanh trên thế giới. Kể từ lần trình diễn đầu tiên, ban nhạc đã bán được hơn 50 triệu album trên khắp thế giới bao gồm cả hơn 10 triệu bản của Nevermind được bán tại Mỹ. Nirvana vẫn còn hiện diện trong các kênh âm nhạc của các đài phát thanh trên khắp thế giới.

Những năm đầu

Kurt Cobain và Krist Novoselic gặp nhau vào năm 1985. Cả hai đều là fan của ban nhạc The Melvins và thường xuyên lang thang ở gần chỗ ban nhạc đang luyện tập. Sau một vài sai lầm ban đầu khi tạo dựng ban nhạc riêng của mình, cả hai người đã chọn tay trống mới là Aaron Burckhard, và dường như đã thấy được hình bóng của Nirvana. Trong những tháng đầu tiên thành lập, cả hai người làm việc với vài tay trống khác nhau, bao gồm Dale Crover của The Melvins, người đầu tiên chơi demo cho họ. Cùng lúc đó, ban nhạc cũng đã đổi rất nhiều tên như Skid Row, Pen Cap Chew, và Ted Ed Fred, trước khi cuối cùng lựa chọn cái tên Nirvana vào tháng 2 năm 1988. Vài tháng sau đó, tay trống cuối cùng của ban nhạc đã được chọn là Chad Channing.

Album đầu tiên của Nirvana, Bleach đã được Hãng Sub Pop phát hành vào năm 1989. Bleach bị ảnh hưởng cao bởi ban nhạc The Melvins, với âm nhạc heavy dirge-rock của Mudhoney và bởi nhạc rock thập kỷ 70 của Black Sabbath và Led Zeppelin. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2001 với Rolling Stone Novoselic đã nói rằng ban nhạc bật một đoạn băng trong chiếc xe của họ trên đường đi lưu diễn có album của The Smithereens ở một mặt băng và album của ban nhạc black metal Celtic Frost ở mặt kia và cũng nói rằng việc kết hợp cũng có thể có ảnh hưởng tốt.

Mặc dù không thực sự chơi trong album, Jason Everman đã chơi ghi ta trong Bleach nhưng anh cũng đã kiếm tiền cho việc ghi âm này là 606,17 đô la Mỹ. Sau khi album hoàn thành, Everman đã có một bất đồng nhỏ và ở lại ban nhạc như một người chơi ghi ta thứ hai nhưng sau đó đã bị thải hồi trong tua diễn lần đầu của ban nhạc ở Mỹ. Không lâu sau đó, anh đã chơi bass cho ban nhạc Soundgarden trước khi tham gia ban nhạc Mind Funk.

Vào đầu năm 1990, ban nhạc bắt đầu làm việc với nhà sản xuất Butch Vig để thu âm phần tiếp theo cho Bleach. Trong đợt thu âm này, Kurt và Krist nhận ra rằng Chad không phải là tay trống thực sự cho ban nhạc và sau khi thu âm, Chad đã ra đi. Sau một vài tuần làm việc với Dale Crover của ban nhạc The Melvins, họ đã thuê tay trống Dan Peters của ban nhạc Mudhoney, với người này, họ đã cho ghi âm bài "Sliver". Cuối năm đó, Buzz Osborne của The Melvins giới thiệu họ với Dave Grohl, người đang muốn tham gia một ban nhạc mới sau sự tan rã bất ngờ của D.C., một ban nhạc hardcore punks Scream.

NEVERMIND
180px-NirvanaNevermindalbumcover.jpg

Theo sự giới thiệu của Sonic Youth's Kim Gordon, David Geffen, người trong hãng DGC Records đã ký hợp đồng cộng tác với Nirvana trong năm 1990. Sau đó ban nhạc đã thu âm album đầu tiên có nhãn mác. Kết quả là album Nevermind đã ra đời mà hiện nay được biết đến như là một tác phẩm kinh điển của ban nhạc huyền thoại này.

Trong album này, ban nhạc đã quyết định tiếp tục làm việc với Vig. Ngoài việc thu âm tại phòng thu Madison của Vig vào năm 1990, ban nhạc cũng đã chuyển sang thu âm ở phòng thu Sound City ở Los Angeles. Trong vòng hai tháng, ban nhạc đã thực hiện được rất nhiều bài hát trong catalog của mình. Một vài bài như "In Bloom" và "Breed" là bài " làm vốn" của ban nhạc trong nhiều năm, còn những bài khác như "On a Plain" và "Stay Away" thì không có lời hoàn chỉnh cho đến giữa quá trình thu âm.

Sau khi việc thu âm hoàn thành, Vig và ban nhạc làm việc hoà âm cho các album. Tuy nhiên, vài ngày sau, cả Vig và ban nhạc nhận ra rằng họ không hài lòng với sự hoà âm này. Sau đó, họ đã quyết định gọi người khác đến xem lại việc hoà âm và hãng DGC cũng cấp một danh sách những người có khả năng làm việc này. Danh sách này có tên một vài người có như Scott Litt (anh được biết đến trong công việc với ban nhạc R.E.M.) và Ed Stasium (được biết đến trong công việc với ban nhạc The Smithereens). Tuy nhiên, Cobain lo ngại rằng nếu hợp tác với nhhững người nổi tiếng như vậy sẽ làm cho album giống album của các ban nhạc đó. Anh đã quyết định chọn một một người ở cuối danh sách, bên cạnh tên 'Slayer': Andy Wallace. (Wallace là nhà sản xuất cùng Slayer vào năm 1990 với album Seasons in the Abyss).

Wallace đã mang tới cho album một gương mặt mới, thêm nhiều các lớp nhạc và những kỹ xảo phòng thu làm cho album trở nên bóng bẩy hơn, tinh tế hơn. Một vài tháng sau khi phát hành album, Cobain đã nói với giới báo chí rằng Wallace đã làm cho Nevermind trở nên tuyệt diệu hơn và Wallace với ban nhạc đã để hết tâm trí vào trong quá trình hoà âm. Thậm chí nếu ban nhạc thất vọng với âm thanh của album, Wallace đã làm giảm bớt đi khuynh hướng rock trong album và tạo nên một loại nhạc ready rock thành công đến nỗi những người khác cũng muốn được sử dụng lại trong thập kỷ tới.

Ban đầu, Nevermind không mong được bán hơn 500.000 bản. Nhưng thật không ngờ, album đã nhận được 3 lần danh hiệu đĩa bạch kim (do bán được 3 triệu bản) ở Mỹ trong vòng chưa đầy 6 tháng sau khi phát hành. "Smells Like Teen Spirit" đã được phát nhiều lần trên MTV, tạo hứng thú cho nhiều người làm theo và góp phần làm âm nhạc grunge thành dòng nhạc chủ đạo lúc bấy giờ. Sự phổ biến của nhạc alternative rock, as well as the sidelining of hair metal, is often credited to Nevermind. Vào tháng 1 năm 1992, album đã đứng đầu bảng xếp hạng của Tạp chí Billboard, thay thế album Dangerous của Michael Jackson, việc này giống như một hành động khẳng định sự vượt trội của dòng nhạc alternative đối với nhạc pop. Mệt mỏi với những lời khen ngợi, ban nhạc đã quyết định không tổ chức thêm tua diễn ở Mỹ để giới thiệu album Nevermind nữa, mà thay vào là việc tổ chức vài buổi công diễn vào cuối năm đó.

Vào tháng 2 năm 1992, sau tua diễn của ban nhạc tới Australia, Cobain đã cưới Courtney Love ở Hawaii. Love đã sinh con gái đầu lòng, Frances Bean vào tháng 8 tiếp theo. Chỉ vài ngày sau khi Frances Bean được sinh, Nirvana đã thực hiện một trong những đêm diễn hay nhất, được đưa lên tin đầu của Reading Festival. Cobain đã lên sân khấu với chiếc xe lăn như là một trò đùa, và sau đó đứng dậy rồi cùng tham gia với các thành viên còn lại trong ban nhạc phá vỡ sự sắp xếp các chất liệu mới và cũ trong âm nhạc. Trong một thời điểm của buổi diễn, Cobain đã kể lại với đám đông về bé gái mới sinh và cùng với đám đông hô khẩu hiệu "Chúng tôi yêu em, Courtney!". Dave Grohl có nhắc tới trong năm 2005 trên chương trình phát thanh Loveline rằng ban nhạc đã thực sự chuẩn bị sẵn sàng nếu có việc gì xảy ra trong đêm diễn, ôn lại các việc đã xảy ra với ban nhạc trước khi có buổi diễn này và việc họ đã không luyện tập trong sáu tháng. Mặc dù vậy, đêm diễn đã kết thúc và trở thành một trong những ký ức không thể nào quên của ban nhạc.

Chưa đầy hai tuần sau đó, Nirvana đã thực hiện một buổi diễn đáng nhớ trong chương trình Trao giải âm nhạc của MTV. MTV muốn ban nhạc chơi bản "Smells Like Teen Spirit", nhưng ban nhạc lại muốn chơi một bản có tên là "Rape Me". MTV cảm thấy e ngại với ý tưởng trình diễn bài hát có tên là "Rape Me" và cuối cùng thì đồng ý cho ban nhạc chơi bài "Lithium" thay vào đó, bài này về sau là một đĩa đơn của ban nhạc. Khi ban nhạc bắt đầu buổi biểu diễn, Kurt đã đập nhịp trên ghi ta và hát một vài đoạn trong bài "Rape Me" làm cho những người làm chương trình MTV bị sốc trước khi ban nhạc hát vào bài chính "Lithium". Gần cuối bài hát, Novoselic đã nhận ra rằng có rắc rối về điện với cây đàn của mình và đã quyết định ném cây bass của anh vào khoảng không để gây kịch tính cho đêm diễn. Anh đã nằm ra đất và cây bass rơi xuống phía trước trán anh, làm anh bị choáng và ngã ra trước sân khấu. Khi Cobain xếp lại nhạc cụ, Grohl chạy đến trước micro và hét lên "Chào, Axl!" nhiều lần, ngụ ý nhắc đến ca sỹ Axl Rose trong ban nhạc Guns'n Rose, với người này ban nhạc và Courtney đã gặp trước đêm diễn.

Nirvana phát hành Incesticide, một tuyển tập các bài hát ở mặt B và những bài hiếm thấy vào tháng 11 năm 1992. Rất nhiều chương trình của Nirvana đã được phát thanh trên đài BBC và những bài thu âm mà chưa được phát hành cũng bắt đầu được lưu hành qua con đường thương mại và buôn lậu băng đĩa, do đó album này đã tạo nên cú đấm mạnh vào thị trường băng đĩa lậu. Album có nhiều bài hát được hâm mộ như "Sliver", "Dive", "Been a Son", và "Aneurysm" và cả các bản cover của các bài hát do The Vaselines thực hiện, một ban nhạc đã trở nên nổi tiếng hơn do việc hát lại các bài của Nirvana.

SAU CÁI CHẾT CỦA KURT COBAIN

Một vài album của Nirvana đã được phát hành sau cái chết của Cobain. Album đầu tiên phát hành vào tháng 10 năm 1994 với buổi trình diễn trong chương trình MTVUnplugged có tên là Unplugged in New York. Album này cũng có sự đóng góp của các khách mời là các thành viên của ban nhạc Meat Puppets và cả các phiên bản cover những bài hát của Nirvana do Meat Puppets, Leadbelly, The Vaselines và David Bowie biểu diễn.

Hai tuần sau khi phát hành album Unplugged in New York, một video tổng hợp những buổi trình diễn của Nirvana có tên là Live! Tonight! Sold Out!! được phát hành. Cobain đã tự biên soạn một phần đáng kể video này, trong đó có nhiều thông tin về chuyến lưu diễn giới thiệu album Nevermind. Trong video có cảnh đáng nhớ là vụ xô xát với một bouncer tại câu lạc bộ Texas vào tháng 10 năm 1991, ngay khi ban nhạc đang bận trang phục cho buổi diễn bài "Aneurysm" tại Festival nhạc Rock tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 1 năm 1993.

Mục đích ban đầu của ban nhạc là phát hành bộ MTV Unplugged trong một hộp đĩa đôi, với đĩa thứ hai sử dụng chất liệu âm nhạc điện tử để cho cân bằng với việc chơi nhạc cụ thường. Tuy nhiên, với hai thành viên còn lại của ban nhạc, việc sắp xếp các "tài sản' đã tìm ra được của Nirvana là quá sớm khi cái chết của Cobain còn đang gây cảm xúc tràn ngập cho mọi người. Đĩa thu trực tiếp, một album tổng hợp các bản nhạc mà Nirvana đã thu âm cuối cùng cũng đã được phát hành vào tháng 10 năm 1996 mang tên From the Muddy Banks of the Wishkah.

Vào tháng 8 năm 1997, trang điện tử về tin tức âm nhạc Wall of Sound đã viết rằng Grohl và Novoselic đang làm một băng nhạc gồm toàn bài hiếm có của Nirvana. Bốn năm sau, hãng băng đã thông báo rằng cuốn băng đó đã hoàn thành và sẽ được phát hành vào tháng 9 để đồng thời kỷ niệm 10 năm phát hành album Nevermind. Tuy nhiên, một thời gian ngắn trước ngày phát hành, Courtney Love đã cho dừng việc phát hành băng nhạc, kiện Grohl và Novoselic là những thành viên cũ của Nirvana đã sử dụng tài sản chung cua Nirvana vào việc tư lợi. Tiếp theo sau đó là một trận chiến mở rộng trong việc sở hữu hợp pháp âm nhạc của Nirvana kéo dài đến hơn 1 năm.

Phần lớn các cuộc cãi vã tập trung vào bài hát chưa được phát hành có tên là "You Know You're Right" là bản thu âm lần cuối trong phòng của ban nhạc. Grohl và Novoselic muốn cho bài hát có mặt trong băng nhạc sắp phát hành, muốn những bài ít thấy của ban nhạc được phát hành cùng một thời điểm. Còn Love thì tuy nhiên, bài hát còn quan trọng hơn là chỉ mang mỗi ý nghĩa "hiếm có" và nên được cho vào album có các bài hát hay nhất. Sau hơn một năm thường xuyên tranh cãi về vấn đề này, cuối cùng các bên đồng ý phát hành đĩa nhạc có các bài hát hay nhất, trong đó có bài "You Know You're Right", và mang tên đơn giản là Nirvana. Và đến lượt mình, Love đã đồng ý để cho bài demo thu âm bởi Cobain được sử dụng trong băng nhạc do Grohl và Novoselic phát hành.

Các fan của Nirvana lần đầu tiên được thưởng thức bài "You Know You're Right" vào đầu năm 1995 khi Courtney Love chơi bài này với ban nhạc của cô có tên là Hole trên chương trình MTV Unplugged dưới cái tên là "You've Got No Right". Một bản nhạc sống và vẫn còn ở dạng thô do Nirvana biểu diễn trong buổi hoà nhạc của họ vào ngày 23 tháng 10 năm 1993 tại Aragon Ballroom ở Chicago đã xuất hiện trong phần quảng cáo cho băng nhạc của Nirvana một vài tháng sau đó. Một vài năm sau, những lời đồn về sự tồn tại một phiên bản bài hát trong phòng thu còn lwu truyền trong hàng ngũ fan của ban nhạc và nó được nói nhiều đến nỗi trở thành như là một huyền thoại. Đối với những người hâm mộ, sự xác nhận tồn tại thực sự của phiên bản này xuất hiện vào tháng 11 năm 2001 khi Access Hollywood cho chiếu một clip khoảng 10 giây về bài hát, đó là một phần trong cuộc phỏng vấn với Courtney Love. vào tháng 5 năm 2002, một vài clip "dài hơi" hơn đã xuất hiện trên Internet, đến từ một nguồn không xác định, và người truyền lên nói rằng anh ta chuẩn bị cho phát hành toàn bộ phần còn lại của bài hát. Tuy nhiên, nguồn này đã không tồn tại lâu vì lo ngại sự can thiệp của luật pháp. Tại thời điểm gần kết thúc phiên toà vào tháng 9 năm 2002, nhiều ngày trước khi tuyên bố phát hành Nirvana', toàn bộ phần bài hát đã không có như mong đợi. Mặc dù phiên bản thu âm trong studio đã tự bản thân là một bản nhạc thô với những lời ca chưa hoàn chỉnh, những người hâm một và cả không hâm mộ vẫn yêu thích bài hát, làm cho nó trở thành một trong những bài hát hay nhất được phát đi phát lại trên đài phát thanh vào những năm 2002 và 2003.

Nirvana đã được phát hành vào ngày 29 tháng 10 năm 2002. Đứng đầu album là bài "You Know You're Right", album bao gồm rất nhiều bài hát từ 3 album trước đó và một vài bài được trộn lẫn âm thanh và thu âm các bài hát tương tự như bài của Nirvana. Theo sau sự phát hành album, rất nhiều fan hâm mộ từ lâu đã phàn nàn về việc tuyển chọn các bài hát, nói rằng phiên bản của "Been a Son" (từ đĩa Blew) không phải là phiên bản được ưa thích hơn của ban nhạc và đĩa nhạc đã thiếu rất nhiều bài hát như "Sappy", bài đã được truyền đi trên đài phát thanh ở Mỹ sau khi Cobain chết. Các fan ngoài nước Mỹ yêu cầu thêm vào bài Unplugged trong album "All Apologies" (như là sự chống đối lại bài hát In Utero) và thêm bài Bleach trong album "About a Girl" (Unplugged cũng là một đĩa đơn phổ biến vào năm 1994). Tuy nhiên, với thời lượng của đĩa dưới 50 phút, chắc chắn là có 1 khoảng trống lớn có các bài hát phổ biến khác như là "Love Buzz", "Drain You", "Aneurysm", và "Where Did You Sleep Last Night?" (đĩa gần đây có một vài bản phiên bản ngoại ngữ).

Vào tháng 10 năm 2004 hộp băng nhạc của Nirvana được phát hành có tên là With the Lights Out. Băngnhạc có khối lượng lớn các bản demo của Coabain, các bản thu âm các buổi diễn tập vẫn còn ở dạng thô và các bài hát thu trực tiếp xuyên suốt lịch sử âm nhạc của ban nhạc. Một điều ghi nhớ đối với các fan của Nirvana là bản thu âm trong phòng hiện vẫn chưa kết thúc có tên là "Old Age" và "Verse Chorus Verse" (khác với bản "Sappy") đã được thu âm trong album Nevermind. Một bài hát khác đáng nhớ trong cuốn băng là baen nhạc chơi ghi ta thường, sô lô bài hát có tên là "Do Re Mi", được thu âm bởi Cobain khi anh đang ở trong phòng ngủ. Bài hát nói lên rằng, thậm chí trong những ngày cuối cùng đầy xáo trộn của anh, Kurt vẫn có khiếu trong việc tạo ra những giai điệu đã được minh chứng trong những năm đầu tiên ở rất nhiều bài hát, ví dụ như trong "About a Girl".

Một album tổng hợp có tên Sliver: The Best of the Box được phát hành vào mùa thu năm 2005. Đĩa CD bao gồm 19 bài từ băng hộp, thêm vào đó 3 bài chưa phát hành lần nào và một phiên bản của bài hát "Spank Thru" từ cuốn băng demo Fecal Matter năm 1985. Theo Rolling Stone, Frances Bean, con gái của Cobain đã giúp cho việc lựa chọn tên và bìa cho album.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2002 với Jim DeRogatis, Courtney Love đã miêu tả về số lượng những băng nhạc, bản demo không thể đếm được, và những bản thu âm trong phòng ngủ vẫn còn nguyên sau cái chết của Cobain. Ví dụ, một phiên bản có 4 bài của "Do Re Mi" hình như đã được thu âm với Kurt chơi trống, Pat Smear chơi ghi ta và Eric Erlandson chơi bass.
 
Re: Rock News

Guns N' Roses

gnr2.jpg


Vào khoảng giữa những năm 80, tình hình nhạc rock ở Mỹ đã bắt đầu nhàm chán, chẳng có tí gì làm cho mọi người vui sướng, người ta nói metal đang ngoắc ngoải trên giường bệnh. Và trong bối cảnh ấy người hùng của Pop Metal nhảy vào vòng chiến, sự sống động lôi cuốn của ban nhạc nhờ vào những nỗ lực của tay guitar Slash, và giọng hát cùng những tiếng la hét điên cuồng của Axl Rose. Có thể nói ở đâu có Guns n' Roses là nơi đó không có sự yên tĩnh.

Vào khoảng giữa những năm 80, tình hình nhạc rock ở Mỹ đã bắt đầu nhàm chán, chẳng có tí gì làm cho mọi người vui sướng, người ta nói metal đang ngoắc ngoải trên giường bệnh. Và trong bối cảnh ấy người hùng của Pop Metal nhảy vào vòng chiến, sự sống động lôi cuốn của ban nhạc nhờ vào những nỗ lực của tay guitar Slash, và giọng hát cùng những tiếng la hét điên cuồng của Axl Rose. Có thể nói ở đâu có Guns n' Roses là nơi đó không có sự yên tĩnh.

Guns n' Roses thành lập năm 1985 tại Los Angeles bởi Axl Rose và Izzy Stradlin, lúc này thành phần anh hào gồm Axl Rose, Micheal McKagan, Rob Gardner, Traci Guns, Izzy Stradlin. Sau đó Saul Hudson (Slash) và Steve Adler vào thay cho Guns và Gardner.


Năm 1987, Guns n' Roses cho ra đời 1 album nhạc đầu tay, lấy tên là Appetie For Destruction đạt thành công ngay lập tức và đã bán được 16 triệu bản. Đây chính là album đã kích động được lại cả 1 quang cảnh nguội ngắt của làng nhạc rock. Album Appetite đầy tràn những giai điệu có chủ đề về thành thị ("Paradise City" hay "Welcome to the Jungle"), được thâu đĩa ở Los Angeles, nơi mà cả ban nhạc đang sống ngoài trời, trên một toa xe mướn, trong chuyến lưu diễn của họ. Và vừa kiếm sống, họ vừa viết nhạc, thâu đĩa luôn. Thành công lớn, album đã lọt vào bảng xếp hạng và leo lên vị trí số một với tác phẩm tiêu biểu "Sweet Child Of Mine". Đây là thời gian ban nhạc kiếm được nhiều tiền nhất, chúng ta có thể so sánh họ như là kẻ kế vị của Rolling Stones.


Sự ra đi của Steven Adler không phải là một cú shock bất ngờ, trước đây, Axl đã từng tuyên bố trong một buổi Live rằng :"nếu các thành viên khác trong ban nhạc không ngừng nhảy múa với nàng tiên nâu thì tôi sẽ rời nhóm", Slash, Duff đã cai, nhưng Adler vẫn tiếp tục, chuyện gì đến phải đến, Adler khăn gói lên đường.

Slash nói "chúng tôi không còn cách nào khác, tôi (Slash là một người bạn rất thân của Adler, họ từng cùng nhau chơi chung trong "Road Crew") đã động viên hết lời, có hôm tôi đã bỏ ra hết nhiều giờ qua điện thoại động viên Adler, nhưng anh ta vẫn tiềp tục, chúng tôi không thể vì anh ta mà chờ mãi, ban nhạc phải tiếp tục hoạt động". Use your Illusion nhảy ngay lên vị trí thứ nhất Billboard ngay ngày đầu tiên. Không như Appetie For Destruction chỉ nhắm vào Hard Rock, album này rất đa dạng về phong cách, các bản Ballad kinh điển như "Don't Cry", "November Rain", "Yesterdays" đến Punk Rock như "Get in the Ring", nhưng đa số các bài sẽ giúp ta tìm lại được Guns n' Roses ngày xưa nhưng được trau chuốt hơn : "Garden of Eden", "Back Off Bitch", "Shotgun Blues", "You could be mine"...hay một số bài hát "tâm trạng" hơn như "Civil War", "So fine", "Estranged". Cũng trong thời gian phát hành Album, Steven Adler gửi đơn kiện Guns n' Roses vì là "Nguyên nhân chính gây đến sự nghiện ngập của Adler" (Adler thắng kiện 2,5 triệu Dollars !!!).

Trước tour "Use your Illusion world tour", Izzy Stradlin (Jeff Isbell) ra khỏi nhóm, có nhiều lý do nhưng lý do chính vẫn là nghiện ngập và nữa là như Izzy nói "làm việc quá nặng trong khi thực hiện Use your Illusion", Guns n' Roses mất đi người viết nhạc chính của nhóm (Một vải người cho rằng Axl viết nhạc cho nhóm, nhưng thật sự Izzy mới là người viết nhạc chính). Izzy được thay thế bởi Gilby Clark (đến từ Kill for Trhills) trong thời gian World Tour.

Sau khoảng thời gian World Tour cùng một số scandal linh tinh khác như Axl vô tù, Slash đóng tiền phạt vì đánh vợ... Nhóm tiếp tục cho ra album mới "Spaghetti Incident", một album punk cover lại các ca khúc cũ của các ban nhạc khác như Skyliners ("Since i don't have you"), The Misfits ("Attitude"), Nazareth ("Hair of the Dog") .... Album không mấy thành công và báo hiệu sự tàn lụi của nhóm.

Sau Album, Gilby Clark là người đầu tiên "rời" nhóm, anh nói : "một hôm, Axl gọi điện cho tôi và nói rằng "hey, tao có viết một đống thứ mới, nhưng tao không nghĩ rằng cách chơi nhạc của mày hiện nay sẽ thích hợp", tôi không phải bị đuổi, tôi chỉ đơn giản "rời" nhóm".

Một thời gian sau, Axl tuyên bố sẽ chuyển ban nhạc sang hướng Industrial nhiều hơn, Slash muốn tiếp tục hướng cũ (Hard Rock) và thế là Slash bỏ đi, sang chơi Solo. Tiếp theo đó là Duff, Matt Sorum rời Guns n' Roses. Guns n' n Roses không tan rã vì Axl đã mua bản quyền tên ban nhạc, anh vẫn tiếp tục, cùng Dizzy Reed, hoạt động dưới cái tên Guns n' Roses. Thành viên hiện nay gồm W. Axl Rose , Dizzy Reed , Tommy Stinson (bass), Buckethead (guitar) , Robin Finck (guitar), Richard Fortus (guitar), Brain (drums), Chris Pitman (keyboards), Paul Tobias (guitar). Vừa qua nhóm đã có 1 tour diễn quanh châu Á ở Hongkong ngày 14-8, tại Nhật ngày 17-18 (tại sân vận động Chiba Marine Tokyo, và WTC Open-air Stadium Osaka), từ ngày 24-26 nhóm lưu diễn vòng quanh châu Âu (tại 2 thành phố Leed và London (Anh) và Pukkelpop Festival tại Bỉ)

Duff lập Loaded, nhóm chơi Punk... Mỗi thành viên một ngã, kết thúc sự tồn tại của ban nhạc "ồn ào nhât, quái đản nhất, quậy nhất, đồng thời cũng tuyệt vời nhất cuối thập niên '80".

(Theo hehemetal's documentation)
 
IRON MAIDEN

Được biết qua các hit Two Minutes to Midnight, Fear of the Dark, và The Trooper, Iron Maiden đã và sẽ mãi mãi là một tượng đài lớn của làng Heavy Metal. Đây là cái tên được tay bass cựu trào Steve Harris đặt cho ban nhạc của mình. Iron Maiden được ra đời tại vùng Eastend, London - cái nôi của nhạc new wave và punk rock. Sự khắt khe trong việc chọn lựa nhân sự đã khiến mãi tới năm 1979 IRON mới ổn định đội hình. Họ gồm: Steven Harris (bassist), Dave Murray (Lead guitarist), Doug Sampson và Paul Di'Anno.

Đĩa đơn đầu tiên là: Soundhouse Tapes đã bán khá chạy qua đường bưu điện. Dù lúc này phải chịu sức ép rất nặng nề của các nhà sản xuất vì phong cách chơi nhạc không hợp thời đại lúc bấy giờ, Steven Harris đã từ chối rất nhiều hợp đồng để tự do dẫn dắt nhóm theo phong cách anh yêu thích. Nhóm kí hợp đồng với hãng EMI năm 1979 tháng 12, và sau đó cho ra đời album xuất sắc như: Iron Maiden (1980) đã đưa nhóm lên đứng thứ 4 tại bảng xếp hạng của Anh. Khi này một tay lead mới đã gia nhập vào nhóm, đó là Adrian Smith. Chính Smith và Murray đã làm nên cặp bè đôi ghita xuất sắc bậc nhất trong lịch sử nhạc Rock. Những album kế tiếp như: Killers(1981), Number of the beast (1982) với sự gia nhập của ca sĩ Bruce Dickinson mà sau này rất thành công với giọng hát gầm gừ và ma quái với kiểu hát nhả ra từng chữ rất phù hợp với chất nhạc ma quái của Iron .Với những album như: Power Slave (1984), Piece of Mind (1983), Somewhere in Time (1986) và đặc biệt là tuyệt phẩm Seventh Son of a Seventh Son, Iron Maiden đã tự ghi tên mình vào hàng ngũ những ban nhạc vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới. Trong thời gian này Iron Maiden lại có thay đổi về nhân sự khi Smith ra đi, nhưng người thay thế là Jennick Gere dường như còn làm tốt hơn thế với sự ra đời của 2 album bất hủ: No Prayer for the Dying và đặc biệt là Fear of the Dark đã khiến số lượng fan hâm mộ tăng theo cấp số mũ trên khắp thế giới. Trong năm nay 2002 họ đã có kế hoạch cho tái xuất các album cũ của nhóm. Hy vọng họ sẽ thành công.

Các album của Iron Maiden:

1979-Soundhouse Tapes
1980-Iron Maidén981-Killers
1982-The Number of the Beast
1983-Piece of Mind
1984-Powerslave
1985-Live After Death (The World Slavery Tour)
1986-Somewhere in Time
1988-Seventh Son of a Seventh Son
1990-Trooper (single)
1990-Stranger in a Strange Land (single)
1990-Running Free Run to the Hills
1990-No Prayer for the Dying (single)
1992-Fear of the Dark
1993-A Real Live One
1993-A Real Dead One
1994-Live at Donnington '92
1995-The X Factor
1998-Virtual XI
2000-Brave New World

iron_maiden.jpg


Với phong cách cực kì ấn tượng , rất rõ nét trong làng heavy metal , Iron Maiden đã tạo nên một trường phái nhạc rất riêng của mình. Không phải là lối chơi với những nốt đơn thông minh ,lắt léo xuyên suốt các bài hát của Savatage; Không phải là tiếng đàn tru tréo, gào thét những giai điệu não lòng của Slash; không phải là tiêng trống dữ dội của Lars Ulrich ,những cú riff sắc nét và đôi tay diêu luyện của Kirk. Âm nhạc của Iron là sự kết hợp tinh tế nhuần nhuyễn đến tuyệt vời của 2 cây Lead. Tiêng đàn lúc thì thầm, lúc gào lên man dại ném chúng ta vào một thế giới mà chúng ta chưa bao giờ được biết . Một số người bảo rằng nhạc Iron rất khó hiểu và từ thành kiến đó họ cho rằng: Iron chơi nhẹ , không đủ phê...

Kimloai.com
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dream_Theater.jpg


------------------------------------

Lịch sử ra đời

Một ngày cuối thu năm 1985. hai chàng sinh viên John Petrucci (khoa guitar) và John Myung (khoa contrabass) tình cờ đi vào một trong những phòng tập của Nhạc viện Berklee (Boston) nơi họ đang theo học; tại đó họ được chứng kiến tay trống Mike Portnoy đang ứng tấu ngẫu hứng một đoạn solo long trời lở đất. Hai chàng John sau đó lại đụng đầu Mike trong quán ăn tự phục vụ và thấy rằng họ có nhiều điểm chung hơn ngoài sở thích về âm nhạc: tất cả đều là dân gốc Long Island - New York. Và ý tưởng thành lập ban nhạc đã ra đời.

Trong những giờ giải lao ở trường họ thường chơi nhạc với tay keyboard Kevin Moore (người đã từng chơi với hai chàng John trong một ban nhạc có tên Centurion và đang theo học tại trường ĐH Fredonia lúc đó) và một ca sỹ có tên Chris Collin. Ban nhạc được đặt tên là Majesty và sau đó tất cả thành viên đều bỏ học để tập trung vào ban nhạc trong lúc vẫn phải đi làm ngoài giờ để kiếm tiền. Không lâu sau đó họ ghi âm một băng demo gồm sáu ca khúc và gửi đến cho các hãng thu âm. Ngay từ lúc đó, chất liệu nhạc của họ đã tỏ ra cấp tiến và phức tạp gợi lại một cách sâu sắc nhạc của những nhóm Progressive lừng danh như Rush, Yes. Majesty sau đó đã ký được hợp đồng với hãng đĩa Mechanic Records với điều kiện phải đổi tên vì lúc đó đã có một ban nhạc jazz tên là Majesty. Cha của Mike đề xuất cái tên Dream Theater lấy từ một rạp chiếu phim ở Monterey, California và từ đó lịch sử nhạc rock thế giới ghi nhận sự ra đời của một nhóm Progressive Metal tiên phong...

------------------------------------

Các thành viên chủ lực của DREAM THEATER

wdadujp.jpg


- John Petrucci: guitars sinh ngày 12/7/1967 và được nuôi nấng trong một gia đình có truyền thống âm nhạc tại Long Island (NY). Trong khi cô chị gái là người góp phần khiến John say mê âm nhạc thì lý do để anh cầm lấy cây guitar là bởi vì tất cả tụi trẻ hàng xóm đều chơi được và nhìn thật vui. John bắt đầu học guitar từ năm 12 tuổi và những tay guitar mà anh ngưỡng mộ gồm có Steve Vai, Al DiMeola , Alex Lifeson (nhóm Rush), Steve Howe, Alan Holdsworth và Stevie Ray Vaughan. Giờ đây John được thừa nhận là một trong những tay guitar xuất sắc nhất thế giới, anh đang đảm trách một chuyên mục thường xuyên cho tạp chí Guitar World Magazine và là tác giả của nhiều cuốn video dạy guitar. Website riêng của John: www.johnpetrucci.com.

wdadujm.jpg


- John Myung: bass người gốc Hàn Quốc, sinh ngày 24/1/1967 ở Chicago nhưng chuyển đến Long Island từ khi còn nhỏ. Mẹ John hay nghe nhạc cổ điển và đến năm 5 tuổi đã cho anh tập vĩ cầm. Khi John 15 tuổi anh bắt đầu gắn bó với cây bass khi một người hàng xóm gạ anh chơi bass cho ban nhạc của ông ta. Kể từ đó John không bao giờ sờ đến violin nữa. Thần tượng của John bao gồm các tay bass Chris Squire (nhóm Rush), Geddy Lee (nhóm Yes) và Steve Harris (Iron Maiden). John thích nghe nhạc cổ điển, nhạc blues và cũng rất yêu thích các nhóm alternative như Jane's Addiction, Red Hot Chilli Peppers, King's X. Website riêng của Myung : www.johnmyung.com.

wdadump.jpg


- Mike Portnoy: tay trống sinh ngày 20/4/1967 tại Long Island - New York. Cha của Mike là một DJ vì thế từ bé anh đã được nuôi dạy trong môi trường rock 'n roll và có một bộ sưu tập đĩa khổng lồ. Những thần tượng đầu tiên của Mike là The Beatles và Kiss và từ lúc dó anh đã quyết tâm trở thành một nhạc sỹ. Mike vừa theo học nhạc tại trường vừa tự học trống và trong thời gian đó anh đã chơi cho một số ban nhạc như Intruder, Rising Power và Inner Sanctum. Mike là người giữ trong tay tất cả những gì có liên quan đến ban nhạc: các đĩa hát "chợ đen", poster, các bài báo,... và quan trọng nhất là các băng video, DAT đầy ắp chất liệu mới của ban nhạc (đây là "nguồn" cho các album). Mike nói rằng những tay trống có ảnh hưởng đến lối chơi của anh bao gồm: Neil Peart (Rush, Frank Zappa); Terry Bozzio, Vinnie Colaiuta, Simon Philips, John Bonham (Led Zeppelin), Keith Moon (The Who). Mike thích nghe nhạc của Beatles, Queen, Yes, Iron Maiden, U2, Jane's Addiction và... Metallica. Mike còn là một tay boxer có "nghề". Website riêng của Mike : www.mikeportnoy.com.

- James Larie: ca sỹ sinh ngày 5/5/1963 tại Penetanguishene, một thị trấn nhỏ ở Ontario, Canada. Năm lên ba tuổi, anh đã đi thơ thẩn quanh nhà và hát tất cả những bài hát nào nghe được trên radio ( tất nhiên là hát sai lời vì đã biết chữ đâu nhưng giai điệu thì rất chuẩn). Lên 5 tuổi được cha mẹ khuyến khích anh bắt đầu tập trống vì nếu không có trống thì có ngày anh sẽ gõ sập cả nhà với bất cứ thứ gì anh vớ được! Năm 10 tuổi James biểu diễn cùng ban nhạc gia đình gồm cha, chú ruột và anh trai mình tại hiệu cắt tóc. Đến năm 14 tuổi James đã hát và chơi trống cho một vài nhóm rock tại địa phương nhưng anh hiểu rằng trống chỉ xếp thứ hai sau khát vọng thực sự của anh là được hát. Năm 18 tuổi James tới Toronto và 3 năm sau anh bắt đầu luyện tập dưới sự kèm cặp của giảng viên nổi tiếng Rosemary Patricia Burns. Anh trở thành ca sỹ chính của nhóm Winter Rose, ban nhạc đã ký được hợp đồng với Atlantic Records. Sau đó Pierre Paradis,người quản lý ban nhạc VoiVod đã đặt vấn đề với James về việc thực hiện một dự án solo với Aquarius Records. Ông ta cũng nói với James về một ban nhạc New York tên là Dream Theater đang tìm kiếm một ca sỹ. James quyết định đến Mỹ và phần còn lại, theo người ta thường nói, đã trở thành lịch sử. Website của James : www.jameslabrie.com.

------------------------------------

dream_foto1.jpg


Các chặng đường sự nghiệp âm nhạc

Sau khi ký được hợp đồng thu âm, các thành viên của Dream Theater nhận thấy Chris Collin hoàn toàn không đủ trình độ mà ban nhạc cần để ghi âm một album. Ban nhạc phải bắt đầu một quá trình gian nan tìm kiếm ca sỹ và cuối cùng chọn được Charlie Dominici vì trong số các ca sỹ đến thử giọng không ai có khả năng như anh ta. Charlie tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng làm việc không nhiệt tình và chỉ thích hát những gì mình thích chứ không phải là những sáng tác của ban nhạc - chính vì thế chẳng mấy chốc mà các thành viên còn lại thấy ngán ngẩm anh ta. Mùa hè năm 1988, D.T ghi âm album đầu tay "When Dream and Day Unite" tại Kajem/Victory Studios ở Gladwyne, Pennsylvania với nhà sản xuất Terry Date (người từng cộng tác với Soungarden, Pantera).

Bất chấp ngân quỹ hạn hẹp và số lượng phát hành hạn chế, album này vẫn được báo chí âm nhạc đón nhận nồng nhiệt, tuy không nhận được sự phản hồi từ các đài phát thanh nhạc metal ở Mỹ. Thật không may là Mechanic không có đủ ngân quỹ để giúp ban nhạc tiến xa hơn với một tour diễn quảng bá hoặc một cuốn video. Bởi thế, những buổi diễn của Dream Theater chỉ hạn chế ở một số khu vực tại New York, nó nhanh chóng kết thúc và ban nhạc buộc phải quay trở lại điểm xuất phát. Đầu những năm 90, ban nhạc quyết định sa thải Charlie sau một buổi diễn cuối cùng với tư cách ban nhạc mở màn cho nhóm Marillion (ban nhạc đến từ nước Anh đã đích thân mời Dream Theater đến biểu diễn). Tại show diễn đặc biệt này họ đã gây ấn tượng bởi một ca khúc mới có tên "Metropolis", báo hiệu trước một tương lai tươi sáng cho ban nhạc. Nhưng vào lúc đó việc thất bại trong việc tìm kiếm một ca sỹ mới đã trở nên nghiêm trọng đến mức có lúc các thành viên đã phải cân nhắc khả năng chuyển hướng Dream Theater thành một nhóm biểu diễn nhạc khí thuần tuý. Họ vẫn viết nhạc và biểu diễn trong các CLB ở New York trong suốt hai năm, sự thực là rất nhiều ca khúc trong album kế tiếp "Images and Words" đã được biểu diễn dưới hình thức các bản instrumental trước khi ca từ được viết.

Bên cạnh đó Dream Theater cũng ưa thích việc biểu diễn những đoạn nhạc khí trong các ca khúc kinh điển của Led Zeppelin,Yes, Queen, Beatles, Van Halen thành liên khúc. Ban nhạc tiếp tục quá trình tìm kiếm ca sỹ. Đầu tiên John Arch của Fates Warning được mời vào xong anh ta không dồng ý.Tiếp đó là Steve Stone, một ca sỹ có phong cách rất giống Geoff Tate (ca sỹ của Queensryche) người đã vài lần biểu diễn với ban nhạc nhưng rồi cũng không thật sự ăn khớp với chất nhạc của Dream Theater. Cuối cùng Chris Cintron đã gần được chọn, cho đến khi một cuốn băng được gửi đến từ Canada... Thật không may cho Chris là ban nhạc đã không chọn anh ta mà lại lựa chọn một anh chàng người Canada có cái tên lạ lẫm Kevin LaBrie - nhưng đó chính là ca sỹ mà họ đang cần.

Vào lúc gia nhập ban nhạc Kevin đã quyết định sử dụng tên đệm của anh, James. Lý do là vì ban nhạc đã có hai chàng John rồi, nên không thể có hai chàng Kevin nữa. Dream Theater ký kết hợp đồng với Atco/East West Records và ghi âm album thứ hai "Images And Words" với nhà sản xuất David Prater vào cuối năm 1991 tại Bear Track Studios, một phòng thu với phương tiện còn khiêm tốn ở Suffern, NY; là nơi đã từng tiếp đón Pink Floyd khi họ từ Anh qua Mỹ để ghi âm tuyệt tác The Wall. Chủ phòng thu Jay Beckenstein, một cây kèn saxophone cự phách đã tham gia vào ca khúc "Another Day". James biểu diễn lần đầu với ban nhạc vào ngày 8/6/1992 tại CLB Ritz ở New York khi Dream Theater mở màn cho Iron Maiden. Các fan trung thành của ban nhạc - những người thậm chí đã thuộc hết lời các ca khúc trong "Images And Words" từ trước khi nó được phát hành, đã đón nhận James một cách nồng nhiệt.

Sau khi phát hành album mới, Dream Theater đã ký hợp đồng với Roundtable Entertainment và bắt tay vào chuyến du diễn thế giới lần đầu tiên. Họ đã nhận được sự hậu thuẫn đắc lực của báo giới, của các đài phát thanh và ngay cả MTV. Chỉ sau một tuần phát hành ban nhạc nhận được tin "Images And Words" đã đạt được đĩa vàng tại Nhật Bản. Đây quả là một album kinh điển của Progressive rock trong thập niên '90 với những ca khúc đỉnh cao như "Pull Me Under", "Another Day", "Under a Glass Moon", "Metropolis pt.1"... Nó trau chuốt, tinh xảo và tràn đầy tính ngẫu hứng với ca từ mang đậm chất thơ và giai điệu lúc du dương mê hồn lúc lại vô cùng dữ dội mạnh mẽ.

Mặc dù được thừa nhận trên toàn cầu, ban nhạc vẫn tỏ ra biết ơn những người hâm mộ lâu năm ở địa phương với việc tổ chức một buổi hoà nhạc tại Limelight ở New York vào ngày 4/3/1993. Không có nghệ sỹ nào mở màn, ban nhạc đã chơi gần ba giờ đồng hồ và lần đầu tiên trình diễn một loạt các ca khúc mới như "To Live Forever", "Eve" và thiên sử thi dài hơn 20 phút "A Change of Seasons", một tác phẩm mà họ rất ít khi trình diễn đủ. Châu Âu là chặng tiếp theo trong tour diễn "Music in Progress", nơi mà họ đã ghi âm EP "Live at the Marquee" tại CLB danh tiếng này của London. Sức sáng tạo của Dream Theater thật khó tin: họ liên tục giới thiệu các ca khúc mới ngay cả trong các buổi diễn tại các sân khấu đông nghịt khán giả và trong tay không có gì ngoài các đoạn ứng tác bất chợt! (không thua gì Grateful Dead, The Doors, Frank Zappa hay Rush ngày xưa!). Show diễn của họ tại Tokyo đã được quay phim và phát hành video vào cuối năm 1993.

Tháng 11/1993 ban nhạc hoàn thành chuyến lưu diễn song họ vẫn ghé qua Hàn Quốc vào tháng 1/1994 do người hâm mộ ở đây đòi được xem ban nhạc diễn nhiều quá (quê gốc của Myung). Tháng 3/1994, Dream Theater bắt đầu làm việc cho album mới của họ sau một thời gian tạm nghỉ, đây là album đầu tiên được thực hiện bởi một ban nhạc hoàn chỉnh (có sự tham gia của James). Lúc đầu ban nhạc dự định sẽ sử dụng các ca khúc chưa được phát hành đã được giới thiệu trong các show, tuy vậy nó đã kết thúc bằng việc Dream Theater viết được hàng loạt ca khúc mới cho một album dài tới 75 phút! Ban nhạc chỉ giữ lại một phần rất nhỏ các chất liệu cũ như đoạn ứng tác "Puppies on Acid" được đưa vào ca khúc "The Mirror"; "To Live Forever" được phát hành ở mặt B của đĩa đơn "Lie" và đoạn nhạc khí "Eve" được đưa vào ca khúc "Silent Man". Tháng 5/1994, cả ban nhạc chuyển đến Los Angeles để làm việc với bộ đôi John Purdell và Duane Baron - hai nhà sản xuất duy nhất có khả năng giao thoa các ý tưởng âm nhạc của họ. John Petrucci bắt đầu thử nghiệm guitar 7 dây trong album này. Không may là giữa quá trình thu âm, Kevin Moore quyết định rời nhóm - đây là một cú sốc nặng với Dream Theater, đặc biệt là hai chàng John đã cùng trưởng thành với Kevin. Giải thích cho sự ra đi bất ngờ này, Kevin nói rằng anh muốn theo đuổi một chiều hướng sáng tác mới khác hẳn với những gì anh đã viết cùng Dream Theater và chia tay là cách tốt nhất cho cả anh lẫn ban nhạc. Kevin rời nhóm ngày 22/8/1994 và ngay sau đó thành lập nhóm Chroma Key.

Sau một loạt những cuộc thử nghiệm để tìm ra tay keyboard mới, ban nhạc quyết định chọn Jordan Rudess (từng chơi cho Dixie Dreggs) và Derek Sherinian (từng chơi cho Kiss và Alice Cooper) thay phiên nhau chơi trong ban nhạc. Derek được công bố là thành viên chính thức của ban nhạc vào năm 1995. Album mới "Awake" được phát hành vào ngày 4/10/1995 và đạt được kết quả ngoài mong đợi của ban nhạc.

Đĩa đơn "Lie" trở thành một hit lớn trên các đài phát thanh ở Mỹ và video của nó được phát thường xuyên trên MTV - sự khởi đầu tuyệt vời cho một album được đánh giá là quan trọng nhất trong sự nghiệp của Dream Theater. Ban nhạc thực hiện thành công chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mỹ năm 1995 và sau đó đến Nhật Bản và châu Âu. Ngày 19/9/1996 ban nhạc phát hành EP "A Changes of Seasons" bao gồm thiên sử thi dài 23 phút "A Change of Seasons" và một phần buổi diễn mà trong đó Dream Theater đã chơi lại một số ca khúc của Led Zeppelin, Deep Purple, Pink Floyd, Genesis...

Tháng 12/1996, Dream Theater thực hiện tour diễn "The Fix for '96" và giới thiệu 5 trong số 10 ca khúc của album kế tiếp "Falling Into Infinity". Tháng 4/1997 đánh dấu sự ra đời của tour diễn kế tiếp "The Fix for '97" tại châu Âu. Và vào ngày 23/9/1997, "Falling Into Infinitiy" được phát hành ở Mỹ. Album này cũng nhanh chóng chiếm lĩnh các đỉnh cao mới với các ca khúc như "Hollow Years", "Peruvian Skies", "Just Let Me Breathe", "Take Away My Pain"... Năm 1998 Dream Theater phát hành album live đôi "Once In A LIVETime" bao gồm các ca khúc trong các album trước và một số phần trình diễn quý hiếm của ban nhạc. Ngày 18/1/1999 ban nhạc công bố quyết định thay tay keyboard Derek Sherinian bằng Jordan Rudess, người đã từng hợp tác với Mike và John trong dự án Liquid Tension Experiment (LTE). Đội hình mới này đã thực hiện album "Scenes from A Memory" và phát hành trong năm 1999. Đây là một album dạng concept rất hoàn hảo (giống như The Wall của Pink Floyd) và ca khúc "Through Her Eyes" trong album này là một single rất thành công. Năm 2000, Dream Theater thực hiện một buổi diễn trọn vẹn album này tại New York và sau đó buổi diễn này đã được ghi âm vào album live "Metropolis 2000: Scenes from New York" cũng như phát hành trên đĩa DVD trong tháng 9/2001. Ban nhạc đã bắt buộc phải thay đổi bìa album trước khi phát hành do những vụ khủng bố kinh hoàng vào New York và Washington ngày 11/9.

Hehemetal & Eng Wiki Combined
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Megadeth_logo_chrome_5913.png


Sự nghiệp của Megadeth kéo dài trong 15 năm với 8 album và 1 collection, trung bình hai năm một album từ 1986. Chất giọng và những ngón đàn của Dave & Marty không hề thay đổi (sau này là Al Pitrelli, good guy), vẫn rực lửa và đay nghiến như cũ. Không giống với Metallica ngày càng trở nên già cỗi và chỉ còn lay lắt trên những hào quang quá khứ, Megadeth chơi một thứ Thrash metal vững vàng và kiên định, qua bao nắm chất nhạc có thể đã uyển chuyển giai điệu hơn và giảm bớt phần quá thuần tuý là kĩ thuật đi, nhưng không đánh mất phong độ của mình. Và cho dù người ta có nhắc tới tứ trụ Thrash Metal và ca ngợi những tên tuổi lừng danh như Testament , Anthrax hay cho dù Metallica là tượng đài số 1 của Thrash đi nữa thì cảm tình của các rockfan vẫn dành nhiều hơn cả cho Megadeth, chính bởi tài năng và sự tan rã oan nghiệt của họ.

megadeth2.jpg


Killing is my business…And business is good - 1985

megadeth_1.jpg


Hẳn ai cũng biết rằng Dave Mustaine đã bị sa thải ra khỏi Metallica vì can tội đam mê chè chén. ”Quá choáng váng vì số phận, chàng thanh niên cất bước ra đi” với một quyết tâm sắt đá, và quyết tâm đấy đã định hình rõ nét hơn với kết quả là Megadeth ra đời. Hãng thu đĩa Combat miễn cưỡng ký hợp đồng với Megadeth năm 1984 và tháng 5-1985 Megadeth tung ra album đầu tay của mình với cái tên sặc mùi phản chiến: Killing is my business and my business is good - Đây thực ra là một khẩu hiệu rất phổ biến trong chiến tranh tại… Việt Nam. Sự xuất hiện đáng kinh ngạc này đã chứng tỏ rằng Dave vẫn có thể làm cái gì đó sau khi rời Metallica và những gì anh làm được trong album này quả thật tuyệt vời.

Mở đầu là một đoạn piano âm u nhưng tuyệt đẹp, nhưng trong khoảng 30 phút sau của album là cả một khoảng không gian bị cắt vụn ra thành từng mảnh vụn tan nát với những cú riff cuồng loạn, điên rồ, hung hăng, tàn bạo... mà những đường nét này đã được Kerry King khắc hoạ rõ trong Season In The Abyss - phải chăng vì một thời gian anh đã từng chơi trong Megadeth? Những u uất thời niên thiếu của Dave đã được đẩy lên đỉnh cao trong những đoạn sô lô cực máu lửa trong đĩa này, nếu ai đã nghe những đoạn riff nháng lửa trong các bài như “Loved to death” hay “Chosen ones” thì sẽ hiểu cảm giác phê ghê cả người như thế nào. Tuy nhiên, tiếng đàn của Dave Mustaine trong album này còn đậm chất “trâu bò” mà thiếu đi rất nhiều tính nghệ thuật - điều làm nên tên tuổi cho Dave sau này! Ấn tượng sâu đậm nhất với album này là tiếng đàn của Dave nhưng không phải là Dave Mustaine mà là tiếng bass nhanh như động cơ phản lực của Dave Ellefson trong những bài mà tiếng bass có thể đưa vào từ điển âm nhạc như “ Skull Beneath the Skin” hay đoạn sô lô bass điên cuồng trong ”RattleHead”. Nhưng tiêu điểm của album lại là bài cuối cùng “Mechanix”. Đây thực ra là bài cover và phối lại theo phong cách khác bài hát kinh điển ”The Fours Horseman” của Metallica - ban nhạc đã thẳng tay đuổi cổ Dave. Không chút ngại ngần, Dave tuyên bố rằng bản hát lại của anh mới thật hay và hấp dẫn hơn nhiều so với bản cũ. (???)

Peace Sells… But Who’s Buying - 1986
megadeth.jpg


Năm 1986 thật sự là một năm rất đáng ghi nhớ trong làng nhạc lắm tài nhiều tật này. Đây là năm Hoàng Đạo của dòng Thrash với một loạt các album mà tên tuồi đã, đang và sẽ mãi mãi đi vào trái tim người hâm mộ như: ”Reign in Blood - Slayer”, ”Master of Puppets - Metallica” … và tất nhiên là cả album thứ 2 của Megadeth ”Peace Sell.. But Who’s Buying” cũng đứng trong hàng ngũ các album này, tuy nhiên, hãy điểm qua một chút sự kiện của cái năm đầy biến động này: Thứ nhất là sự ra đi quá sớm của tay bass Cliff Burton của Metallica, một người mà cái chết đã khiến anh thành bất tử, một sự mất mát quá lớn cho các fan hâm mộ. Tháng 11, Megadeth tung ra album này và ngay lập tức Hãng ghi âm Capitol Record nhảy ngay vào và nẫng tay trên quyền phát hành đĩa này từ Hãng ghi âm Combat lúc này còn chưa hết ngạc nhiên với thành công của “Killing is my business...And business is good” Tour diễn “Wake up Dead” của Megadeth đã được một tên tuổi đồng ý tham gia, đó là OverKill. Chuyến lưu diễn rất thành công,nhưng ngay sau tour diễn cuối cùng tại Hawai, Chris Poland và Gar Samuelson đã xin rút ra khỏi nhóm vì quá mệt mỏi (thật đáng tiếc vì nếu họ ở lại thì chắc tương lai đã mang màu hồng).

Quay trở lại với album, điều đầu tiên khiến người ta bị lôi cuốn nghe album này chính ở cái tên của nó, dịch tạm là : ”Bán rẻ nhưng chẳng ai mua ?” không hiểu các bạn nghĩ sao? chất lượng của Megadeth trong album này là còn hơn nhiều so với mọi lời xưng tụng, có thể thấy chất Thrash trong album này là khá rõ rệt ,điều này có thể thấy rất rõ trong các bài như: “Peace Sells… But Who’s Buying” hay “Devil’s Island” cùng các ca từ rất có ý nghĩa trong phần lớn bài hát của album. Điều đáng chú ý trong album này chính là tốc độ của những dải guita dài dằng dặc mà dưới đôi tay điêu luyện của Dave, thậm chí ta còn có cảm tưởng đây là tốc độ chơi ghita của những năm 90, Dave cho rằng bài hát hay nhất mà anh viết trong album này chính là bài đầu tiên “Wake up dead”. Đặc biệt là trong bài “Black Friday” tốc độ của 2 ghita: Poland và Dave thật sự rất gây ấn tượng…Và vì vậy không có lý do gì mà bạn không có album này trong bộ sưu tập của mình !!!

Hai năm sau thành công của “Peace Sells.. But Who’s Buying” . Megadeth tiếp tục làm sửng sốt các fan hâm mộ bằng một album rất xuất sắc với một cái tên gây ấn tượng không kém: ”So Far, So Good… So What”. Album thành công vang dội khiến cho tiếng tăm của Megadeth vang rất xa trên toàn thế giới, họ liên tục lưu diễn ở Canada, Mỹ… Đặc biệt, vào tháng 8, Megadeth còn đi lưu diễn tại lâu đài Donnington với các rockband gạo cội lúc bấy giờ là Kiss và Ironmaiden.

Mở đầu bằng một bản instrumental “In The Lungs of Hell” để phô diễn tài năng của Jeff Young và Dave Mustaine với những tiến bộ không ngờ về tài năng cũng như phong cách chơi nhạc, không còn lối chơi mang đậm chất “trâu bò” như trong album đầu tiên, mà là một lối chơi tương đối mạch lạc với những đoạn chuyển rất nhanh cũng như những cú riff còn mạnh mẽ và quyến rũ hơn nhiều so với những album trước. Nhưng cái điều mà các fan hâm mộ rất hài lòng trong album này chính là sự tiến bộ trong ngôn từ, nói như thế không có nghĩa là những lời ca trong các album trước là “những lời dối gian” nhưng thật sự trong album này thì cái lyrics thật sự là cái mà các rockfan nên liếc qua trước khi cầm cái headphone hay dí sát đôi tai vào loa! Lời ca rất ấn tượng, thật sự là như vậy. Có thể lấy ra nhiều ví dụ:

I’m the Anti-christ,and i’m an anarchist
Don’t know what i’m want but i know how to get it
Wanna destroy, possibly , Cause i wanna be anarchist...

-Anarchy in the U.K-

Forgive me father for what i sinnned
I’m a child of the air, i’m a witch of the wind
And i’m still awake….Mary Jane

- Mary Jane-

Nhưng bài hát để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong album này là bài ca tuyệt vọng “In My Darkest Hour”: Một trong những bài tuyệt tình ca hay nhất của họ mà ta còn thấy sau này với nhiều tác phẩm cực kỳ xuất sắc: A tout Le Monde, Promise…

Did you ever think i get lonely
Did you ever think that i neened love
Did you ever think to stop thinking
You’re the one that i’m thinking of !!!

Rust In Peace - 1990

albumm.jpg


Đây chắc chắn là album được đánh giá là xuất sắc nhất của Megadeth dù sau này những album sau cũng là những album rất tuyệt vời, và quả thật, tôi cũng nghĩ như vậy. Album này là album cực kỳ hoàn hảo và nó ra đời cùng một thời kỳ với những album rất ấn tượng. Và có thể khẳng định trong năm 90 này chỉ có album ”Season In The Abyss - Slayer” là có thể đứng ngang hàng với “Rust In Peace”

Hoàn cảnh ra đời của cái album bất hủ này cũng có nhiều điều đáng phải liếc qua một chút! Tháng 1, Megadeth cover bài hát bất hủ ”No more Mr. nice guy” của Alice Cooper và đội hình của Megadeth lúc này chỉ là một ban nhạc 3 mẩu. Tình hình nhân sự của Megadeth cũng như cánh cửa của thành công mở toang với Megadeth khi tay ghita kiệt xuất Marty Friedman trở thành lead chính của Megadeth, tài năng của anh đã được thể hiện rất rõ trong những đoạn solo dài lê thê nhưng không hể đem lại cảm giác khó chịu mà nó chỉ khiến các fan hâm mộ đau ê ẩm cái sủ vì lắc điên cuồng mà không biết chán. Tháng 10, họ tung ra album “Rust In Peace” như một quả bom tấn ném vào tai dư luận và thành công của nó đã khiến Testament, Slayer, Suicidal Tendencies kéo Megadeth cùng lưu diễn cho tour "Clash of the Titans”

Bài hát mở đầu trong album này là một Anti War Song mà cái tên của nó liên tục có tên trong danh sách những bài hát phản chiến xuất sắc nhất ”Holy War…The Punisment Due”. Nội dung bài này nói về chiến tranh tại Trung Đông mà với những lời ca mà sau này trở thành bất hủ:

Brother will kill Brother
Spilling blood across the land
Killing for religion
Something i don’t understand


Track thứ 2 của album chính là một trong những bài hát đưa tên tuổi Megadeth trở thành tượng đài ”Hangar 18”, bài hát này được lấy làm sound track trong bộ phim viến tưởng rất nổi tiếng “E.T ngưòi ngoài hành tinh”, và nhiều người cho rằng thành công của bộ phim có phần đóng góp không nhỏ của bài hát này.

Album này là đỉnh cao trong sáng tác cũng như sự phối hợp của 2 tay lead đôi mà tốc độ chơi của họ trong đĩa này có thể khiến các nhà vật lý kiểm tra lại vài định luật về speed. Với những cú riff điên cuồng, tiếng bass solo cùng cặp lead đôi đem lại những cảm giác ớn lạnh, tiếng ghita trong album này thật sự đem lại định nghĩa hoàn hảo nhất: Thế nào là dòng nhạc Thrash! Ngôn từ thật sự là không đủ để miêu tả cảm giác khi nghe album này, điều tốt nhất có thể làm là ngồi nghe lại album này thật kỹ nhiều lần nữa!! Một lần nữa, lyrics của album làm thay đổi quan niệm của người nghe với ấn tượng về dòng nhạc mang tiếng là “trâu bò” này:

You feel my fingertips
You won’t forget my lips
You’ll my cold breath
It’s the kiss of death

-Tornado of Soul-

Got one chance, infiltrate them
Get it right, terminate them
The Panzers will, permeate them
Break their pride, denigrate them
And their people, retrograde them
Typhus, detriate them
Epidemic, devastate them
Take no prisoners, cremate them

-Take no prisonners-

Countdown to Extinction - 1992

Tháng 7-1992, Megadeth tung ra tiếp album thứ 5 của mình. Đây thật sự là một năm rất bận rộn và hạnh phúc với Dave Mustaine, khi album của anh tiếp tục được đánh giá đúng với tài năng của anh - một thiên tài với cây đàn và ... chai rượu. Anh đi lưu diễn với Stone Temple Pilots và cũng trong năm nay, con trai anh ra đời!

Khác với những album khác, album này mang một tư tưởng rất lạ so với những album trước, không muốn nói đến tư tưởng phản chiến vì đấy thật sự là sở trường của họ và trong album này cũng vậy với bài hát mà tôi cực kỳ yêu thích “Symphony of Destruction”:

You take a mortal man>>> anh tóm lấy một thương binh
And put him in control>>> đặt vào tay anh ấy vũ khí
Watching he become a god.>>> Nhìn anh ấy biến thành 1 vị Thánh (hy sinh vì lý tưởng)

Tư tưởng chủ đạo của album này phải chăng là sự bức bối trong lý tưởng sống khi mà chế độ xã hội mà mình phục vụ chỉ là một đống rác rưởi và những sir lãnh đạo là những con bù nhìn bụng phệ! Tiếng đàn gay gắt như quát vào mặt mọi người là: Tôi là kẻ chán đời! Tiếng bass tốc độ của Effelson vốn tốc độ bỗng trở nên ảm đạm một cách bất thường, giọng hát của Dave chợt trở nên nhấm nhẳng và tiếng gầm gừ trong cổ họng bỗng trở nên rõ hơn bao giờ hết, sự gay gắt trong tư tưởng của anh còn thể hiện rõ nét trong lyrics, đặc biệt trong album này, điều này được thể hiện hầu hết trong tất cả các bài hát:

My blood flows through the streets
Deluge from the wounds
Empty jars of sleeping pills
On the dresser of my room

-Skin of my teeth-

New ideas will surely get by.
No deed, or dividend. Some may ask "Why?"
You'll find the solution, the answers in the sky.

-Foreclosure of a Dream-

Có lẽ, điều cuối cùng mà album này muốn nói tới, phải chăng là:

New ideas will surely get by.
No deed, or dividend. Some may ask "Why?"
You'll find the solution, the answers in the sky.

-Ashes in your mouth-

Youthanasia - 1994

Album này là viên gạch to lớn nhất đặt lên bức tường tên tuổi của Megadeth. Nói thế không có nghĩa rằng đây là album hay nhất, xuất sắc nhất hay thành công nhất của Megadeth mà đơn giản rằng: album này có cái gì đấy rất đặc biệt, rất thú vị mà những album kia không có hay chúng ta chưa thể nhận ra rằng nó có cái đó ?

Trở lại một chút với xuất xứ của album, năm 93 là một năm bận rộn của Megadeth khi những thành công của họ gắn liền với việc túi tiền họ đầy lên và lịch lưu diễn của họ kín đặc. Dave Mustaine được mời vào tour diễn của Diamond Head và mấy tuần sau họ lại tiếp tục diễn một vài ngày với Iron Maiden, nhưng cuộc đời đâu chỉ màu hồng, chắc vì ghen tị với thành công của Megadeth mà Aerosmith đã thẳng tay đuổi cổ họ trong tour diễn ”Get a trip” của mình. Nhưng không sao, Megadeth mời hẳn một tên tuổi đã xuất hiện mòn trong những câu khen ngợi: Pantera vào tour diễn “Countdown to Extinction”. Nói chung, những sự chuẩn bị cho “Youthanasia” là quá tuyệt vời nhưng chất lượng album là trên cả những gì ta mong đợi !

Sau khi tung ra một album hơi “khô và thẳng ruột ngựa” như Countdown to Extinction. Megadeth quyết định tung ra một album với một chút thoải mái trong chủ đề nội dung vói nhiều ý tưởng đan xen lẫn nhau và kết quả là một album tuyệt vời! Tất cả những âm hưởng classic của âm nhạc Megadeth đểu đã xuất hiện trong album này: sự hài hoà của bộ đôi ghita (Addited to Chaos), những cú riff bình bịch cổ điển(Reckoning Day, Victory, The Killing Road), tiếng trống trâu bò quen thuộc và hơn tất cả là tiếng đàn hào hoa đến lạ thường trong những đoạn solo của Marty Friedman ( Youthanasia , A tout le monde…). Dường như trong album này, Dave Mustaine đã thử chơi một vài bản ballad của mình nhưng không được như ý lắm, chính anh cũng từng nói rằng :”Đây đúng là album mà tôi yêu thích nhất của mình nhưng có cảm giác tôi chưa thể biến nó hoàn thiện hơn được”. Cũng phải thôi, vì khó có thể hoàn thiện hơn một kiệt tác được!

Album này gây ấn tượng bởi những bài hát riêng lẻ hơn là cả album. Không ai nghe Megadeth mà không biết đến A tout le monde buồn đến nao lòng: So as you read this know my friends

I'd love to stay with you all
Please smile when you think of me
My body's gone that's all
A tout le monde/To all the world
A tout mes amis/To all my friends
Je vous aime/I love you
Je dois partir/I have-to/must leave


Hay bản tình ca ca ngợi gia đình “Family Tree” như nền tảng vững chắc cho chúng ta thêm cứng cáp khi trưởng thành cũng như luôn giang rộng đôi tay khi chúng ta khiếp sợ chạy về sau khi biết xã hội rộng lớn kia hoang dã như thế nào?

I know they were doing it to you
But don't try doing it to me
Let me show you, how I love you
It's our secret, you and me
But keep it in the family tree
The secret of the family tree


Hay đoạn solo bass mẫu mực và ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong Youthanasia, còn gì phải nói nữa đây về album này, tất cả mọi lời tán tụng xin hãy cho nó ngủ yêu trong cổ họng, việc phải làm của chúng ta bây giờ chỉ là ngồi xuống và hãy để cho con tim ta nóng lên, cái đầu phản chủ lắc điên cuồng trong những giai điệu của album Crytic Writings -1997.

Sau 2 năm nghỉ ngơi, Megadeth tung tiếp ra album thứ 7 của band mang tên: Crytic Writings (album thứ 6 là Hidden Treasure gồm 1 số bản soundtrack và cover lại 1 bản của Sex Pistols là "Problems") Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi dài đó, Dave đã kịp làm khá nhiều việc, vẫn là những tour lưu diễn mang về cả khán giả và tiền bạc, vẫn là những bản họp đồng thu đĩa béo bở, nhưng thành công nhất của Dave là tiếp tục sản xuất ra một anh chàng kháu khỉnh nữa mang tên Roman Alexander.

Trở lại với âm nhạc, album này là kết quả của một quá trình tìm hiểu thị hiếu âm nhạc trong đại bộ phận các fan hâm mộ nhằm ra các album mang tính chất phù hợp hơn với yêu cầu của quần chúng. Xin các bạn đừng vội cho rằng đây là sự mất chất hay thế nào đó của Megadeth nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho túi tiền của họ, trước khi đánh giá, mong các bạn hãy nghe qua album này đã !!! Một điều khác khá thú vị mà ai trong chúng ta nếu đã từng chơi Mortal Kombat (Play Station) thì hãy chú ý nghe qua một chút đoạn nhạc làm nền của nó, nhất là trong phiên bản 3, sẽ nhận ngay ra một giai điệu quen thuộc, đó chính là bản remix của Almost Honest trong album này.

Ta có cảm giác như album này là phiên bản lặp lại của một Youthanasia. Nhưng dưới một hình thức hoàn toàn khác, nếu như album trước được vẽ nên bằng những sắc màu khá là sắc nét và mang nhiều yếu tố hơi mang tầm vóc lớn với sự nổi bật của từng bài hát thì album này cũng là sự độc diễn của những single mà trong đó rất nhiều bài có những nội dung khá là thú vị. Mỗi bài hát trong album như một chủ thể độc lập đứng riêng rẽ nhưng thật sự là có cái gì đó liên kết chúng lại, hay đó chính là tên album này.

Thật vậy, ngay từ bài hát đầu tiên, ấn tượng mà nó tạo cho ta là hết sức rõ rệt. ”Trust” ngạo nghễ đứng một mình mà chỉ vào chính mình: Ta chính là sự tin tưởng đây! Nhưng hình như cái lyric trong này lại chỉ cho chúng ta rằng: thật ra đấy chỉ là những lời dối gian mà thôi:

How could this be happening to me
I'm lying when I say, "Trust me"
I can't believe this is true
Trust hurts
Why does trust equal suffering
Absolutely nothing we trust


Sau đấy là một loạt những bài hát khác với những ngôn từ khá là ấn tượng như: "Almost Honest”,”Use the man" và đặc biệt là "Mastermind" về chất nhạc trong album này vì chắc hẳn so với trong những album đã qua thì album này chỉ là một bản sao nhạt nhoà của các album khác, nó không có vẻ dữ dội như Rust In Peace, không có vẻ đẹp khá là hoàn thiện như Yothanasia, không có vẻ chất phác quê mùa như Countdown of Extinction, mà thật sự ấn tượng để lại về chất nhạc trong album này chỉ là đoạn solo đẹp đến mê hồn trong tuyệt phẩm She-Wolf.

Năm 1999, họ tiếp tục hoàn thiện nốt các thủ tục nhằm biến đĩa Crytic Writing thành cối xay tiền như lưu diễn khắp nơi và đặc biệt là lưu diễn cùng Ion Maiden trong tour diễn nổi tiếng nhất năm 1999 này, họ tung ra đĩa Risk vào 31-8-1999 nhưng không được đánh giá cao cho lắm chỉ có vài bản như Crush 'Em, Prince of Darkness, Insomnia là tương đối!

Megadeth và chuyến lưu diễn với Iron Maiden

Năm 2000, một tổn thất rất lớn với Megadeth đã đến khi tay lead kỳ cựu Marty Freidman chính thức rời nhóm và chúng ta sẽ không bao giờ còn được thấy cặp lead đôi lừng danh của Megadeth nữa mà thay vào đó bằng một tên tuổi lạ hoắc Al Pitreli. Cùng lúc đó, Megadeth cũng rời hãng ghi âm Capitol Record và chuyển sang kí hợp đồng với hãng ghi âm Sanctuary Records. Họ tung ra album tổng hợp Capitol Punisment, album này là tuyển tập những ca khúc xuất sắc của Megadeth trong hơn một thập kỉ vàng son như các bài: Crush 'Em, Use the Man, Almost Honest, Trust, A Tout le Monde, Train of Consequences, Sweating Bullets, Symphony of Destruction, Hangar 18, Holy Wars...The Punishment Due, In My Darkest Hour, Peace Sells và có bổ sung thêm vào hai ca khúc rất hay là : Kill the King (ca khúc này đã trở thành ca khúc được yêu cầu nhiều nhất trên các rockradio trên toàn thế giới) và Dread & The Fugitive Mind. Là mốc son chói lọi đánh dấu một chặng đường vinh quang rực rỡ của ban nhạc, và cũng để chúng ta ghi nhận những gì Megadeth đã đạt được. Chúc mừng Megadeh vì thành công này.

World need a hero - 2001

Có rất nhiều điều để nói về album cuối cùng này của Megadeth, nhưng trước hết, liếc qua cái hoàn cảnh xuất sứ của nó cái đã nhỉ? Quả thật là có rất nhiều điều đã xảy ra trong khong thời gian này, Đầu tiên phải kể đến sự ra đi của Nick Menza sau nhiều năm cống hiến cho Megadeth và người thay thế anh làm chủ dàn trống là Jimmy Degrasso, sau đó 2 thành viên trong ban nhạc thay nhau làm cha, người đầu tiên là…Dave Mustaine và người bố thứ 2 là tay bass Elffeson với cô con gái mang cái tên hết sức dễ thương: Athena.

Chuyến lưu diễn năm 2001 để quảng bá cho album

Ai cũng biết rằng đây là album cuối cùng của Megadeth trước lúc họ tan rã khi một ngày buồn thảm, ngày mà Dave Mustaine nhận ra rằng tay trái của anh không thể điều khiển được như xưa nữa, đó cũng là ngày mà anh giải tán nhóm nhạc tuyệt vời này! Nhưng thôi, những lời đau buồn hãy để sau, hãy nói về cái album mà họ đã trút hết tâm huyết vào đã. World need a hero thật sự là album rất rất buồn. Lối chơi của họ không hề thiếu đi chất lửa, không hề mất đi chất dữ dằn cục cằn của dòng Thrash nhưng chúng ta vẫn thấy nó buồn ? Phải chăng, đấy là ảnh hưởng của bài tuyệt tình ca hay nhất của Megadeth kể từ thời A tout le monde trong Yothanasía

Goodbye 1000 times goodbye
The thought never crossed my mind
That this would be my last goodbye
Let me put pennies on your eyes
And kiss your lips one last goodbye
My love 1000 times goodbye

-1000 times goodbye-

Đây thật sự là bài hát có giai điệu và tâm trạng não nề nhất của Megadeth mà tôi từng được nghe, hãy thử nghe bài này trong một buổi chiều buồn thảm, biết đâu, tôi với bạn lại là những người đồng cảm. Bài hát như một định mệnh báo trước một dự cảm không hay đối với ban nhạc và dự cảm đó còn rõ nét hơn nữa rất nhiều trong Promises:

And when we walk down the street
The wind sings our name in rebel songs
The sounds of the night should make us anxious
But it's much to late when the fear is gone
I will meet you in the Next Life, I promise you
Where we can be together, I promise you
I will wait till then in Heaven, I promise you
I promise, I promise


Chúa ơi, chưa bao giờ giọng của Dave lại buồn như thế và cũng chưa bao giờ, tôi lại có cảm giác buồn như thế khi nghe một bài của Megadeth . “Tôi sẽ đợi bạn tại thế giới bên kia, tôi hứa với bạn…” hứa hẹn để làm gì một khi xa nhau mãi mãi đây ?

Tuy nhiên, đấy chỉ là phần chìm của album mà chưa hẳn đã là tư tưởng chủ đạo của cả album, trong đĩa này còn rất nhiều những bài mà tài năng của tay trống mới đã được thể hiện và đánh giá rất cao, điển hình là đoạn solo trống long trời lở đất trong Dread and the Fugitive mind, mấy ai quên được đoạn solo này nếu họ nghe đĩa, bên cạnh đó mốc son đáng chú ý là bài hát trả lời lại “Hangar 18”, đó là bài “ Return To Hangar” với phần lời sửa đi đôi chút của Hangar18 , dù không thể hay bằng bởi Hangar18 là một biểu tượng mẫu mực của Megadeth , nhưng là một chương tiếp nối tương xứng, tôi có cảm tưởng như họ đang cố tìm lại những ngày tháng vàng son cũ, với những niềm hy vọng không nguôi: The World need a hero, and I’m the Hero !!! Cũng không thể không nhắc đến bài hát cuối cùng của Megadeth: WHEN Khi nào đây???
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mọi người viết bài đã quên không cho source vào từ lúc nào rồi thế?
 
Hay bản tình ca ca ngợi gia đình “Family Tree” như nền tảng vững chắc cho chúng ta thêm cứng cáp khi trưởng thành cũng như luôn giang rộng đôi tay khi chúng ta khiếp sợ chạy về sau khi biết xã hội rộng lớn kia hoang dã như thế nào?

theo như tớ biết thì Family Tree hok fải bài hát ca ngợi gia đình mà là bài hát nói về một đôi trai gái yêu nhau mà không thể đến với nhau do những mối quan hệ dây mơ rễ má phức tạp của luật "họ hàng" :)

kie kie,đang định poz bài về Megadeth nhưng Hoa lại cướp mất tủ của tao ròi >:p ;)) chuyển sang 1 tủ khác nhớ ;))

--------------------------------------
HAGGARD

(kie kie,thân tặng bạn Nhĩ và bạn Hạnh Sự vì đã bị tớ đầu độc nghe Haggard ;)))


haggard.gif



.................

Thật lạ lùng.Không hề giống các metalband khác ,sự hoàn hảo đôi khi “quá đáng”mà họ mang lại lắm lúc khiến tôi có cảm tưởng mình đã bị hóa thân thành…. một note Sol,Fa,Mi nào đó trong những khúc hòa âm của họ.Một thế giới âm thanh ngoạn mục nhưng lại khá gần gũi…nghe nhạc Haggard,cảm tưởng đầu tiên của bạn là mình đang đứng giữa dàn giao hướng hoành tráng nhất châu Âu...âm nhạc hoành tráng,da diết,đôi lúc lại hùng tráng...bi ai...và không thể thiếu là giọng vocal death gào thét đầy ám ảnh.............

Họ là ai thế nhỉ????...

Haggard.jpg


Đầu thập niên 90,trong bối cảnh toàn bộ các metalhead trên thế giới còn đang bàng hoàng vì sự xuất hiện mạnh mẽ của làn sóng các deathmetalband Châu Âu thì tại Munich(Đức) có một tay tóc dài râu rậm tên là Asis Nasseri(vocal,guitar) ,còn tên kia là Luz Marsen -biết chơi khá nhiều loại trống đã quyết định thành lập ban nhạc Haggard ( Dĩ nhiên là đã thu thập thêm một số huynh muội rồi…).Ban đầu họ dự đinh sẽ phát triển Haggard như là một deathmetalband đơn thuần vì Asis có một chất giọng grunt thô trầm tuyệt đẹp và rất hợp để trở thành một deathvocal.Nhưng có vẻ như không gian nhỏ hẹp của deathmetal không đủ chổ cho những hoài vọng va tài nghệ tuyệt luân của Asis nên bây giờ chúng ta mới có được một band progressivedeath khủng bố mang cái tên đơn giản đến chẳng hiểu nổi là ….HAGGARD….HAGGARD…ha ha ha


Bước khởi đầu của bất cứ ban nhạc nào cũng đều có khó khăn …và Haggard không tránh khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn đó vì đến tận hai năm sau –năm 1993,Haggard mới cho ra đời bản demo đầu tiên :” Introduction”.Rồi kế tiếp là MCD :”Progressive” vào năm 94, đã chính thức đưa tên tuổi của ban nhạc bước lên vũ đài Metal thế giới.Và cùng năm này Haggard đã tham gia vào một tour diễn với tư cách là ban nhạc chơi mở màn cho Amorphis và Desultory.
Diện kiến chất Folkmetal của Amorphis ,mấy chàng mấy nàng của Haggard biết mình sẽ phải làm gì để cách tân âm nhạc của họ…
Thật không ngờ ,vì những thay đổi đầy ấn tượng này mà các metalhead trên thế giới buộc phải tìm một định nghĩa mới để có thể mô tả một cách trọn vẹn nhất những gì mà Haggard đã tạo ra…


Hãy xem họ đã làm gì và làm như thế nào nhé…

haggard.jpg


Năm 1995,Haggard bắt đầu gia tăng chất classic vào âm nhạc của mình. Điều này tuy không mới mẽ gì nhưng có điều với cái lực lượng như….Kerstin Krainer(violist),Kathrin Hertz(violoncell),Steffi Hestz(viola),Christophe Zastrow(flute),Hans Wolf(piano) và một giọng nữ cao gia nhập vào band thì thật sự là quá nhiều với một deathmetalband.Tôi đã rất ngạc nhiên và bị ấn tượng bởi đội hình Haggard lúc này …Một dàn nhạc classic đầy đủ được thiết lập .Cái công thức :”guitar,bass ,trống,vocal” của một rockband bỗng nhiên trở nên lỗi thời…hì hì hì …

Những thử nghiệm rất mạnh dạn đó đã có những kết quả khá khả quan :”1bản Promo-tape:”Once…upon december’s dawn”(1995) và sự tán thưởng nhiệt liệt của các metalfan trong tour diễn với toàn bộ ban nhạc(khá đông…) cùng với hai band là Illdisposed(Đan Mạch) và Disgust(Đức)…Với những thành công ngoài mong đợi này có thể nói Haggard đã đi đúng hướng .Họ bắt đầu lên kế hoạch cho những dự án chính thức có tính tầm cỡ hơn để phát triển phong cách metal này ….

Năm 1996,biên chế của ban nhạc đã lên tới con số 16.Mà toàn là những nghệ sĩ classic trường lớp đàng hoàng mới ghê gớm chứ…Chưa từng có một metalband nào lại nhiều chất classic và ngập tràn không khí giao hưởng đến vậy.Cũng trong năm này,Haggard làm một cái Promo-tape nữa có tên là :”[And thou shalt trust…the seer”có hai bài sau là hai track một và hai của album chính thức đầu tiên có cùng tên với bản Promo trên.

Năm 1997,album And thou shalt trust …the seer ra đời.Một tạo tác tuyệt vời của metal…Đúng vậy,album này phô diễn một vẽ đẹp khác lạ ,một sự pha trộn hoàn hảo của những giai điệu dân ca thời trung cổ với những chất liệu âm nhạc cổ điển và phong cách melodicdeath Châu âu…Một album khái niệm nói về cuộc đời của nhà tiên tri Michael Notre Dame thường được biết dưới cái tên huyền thoại là Nostradamus…Tiếp ngay sau đó lại là 2 concept album nối liền mạch chủ đề của "And thou shalt trust ..the seer"...Đây chính là series album tớ thik nhất của Haggard :x\:d/

And thou shalt trust…the seer-1997

HaggardAndThouShaltTrustTheSeer250.jpg


Album này mang lại cho Haggard quá nhiều lời khen tặng của giới hâm mộ khiến họ rất tự tin cùng lưu diễn vòng quanh châu Âu với ban nhạc Atrocity vào ngày 20/2/98,và sau đó là với Tristania cùng Solefald vào ngày 9/10/98 mà không hề e ngại điều gì.
Thừa thắng xông lên,Haggard làm ngay một cái video có tên là In a pale moon’s shadow/A midnight gathering (98).( Ước gì có cái vcd này để coi thử nhỉ)

Sau đó hai năm –năm 2000,Haggard tiếp tục câu chuyện còn dở dang ở album trước bằng cd thứ hai có tựa là:Awaking the centuries .Một album tuyệt vời dành cho những ai vừa yêu thích classic lại vừa ghiền metal như…tôi chẳng hạn ….hì hì hì.Thêm một dấu ấn mới của Haggard…Sự hài hòa và độ đa dạng về mặt biểu đạt âm thanh trong album này sẽ mang người nghe đến tận phút cuối cùng mà vẫn thấy chưa đủ đầy…


Awaking the centuries-2000

s1443466.jpg


Kể từ sau album thứ hai này Haggard giã từ studio để lang thang khắp các đại hội nhạc rock …Những nghệ sĩ này mê đi tour và trình diễn live đến nổi quyết định làm luôn một cái CD live ghi lại toàn bộ buổi trình diễn ở Mexico mang tên: Awaking the Gods.Album này được phát hành vào ngày 27/08/2001.Rồi sau đó không lâu ,hãng Darkar(Haggard làm việc với hãng này từ album thứ hai của họ) cho ra cũng CD này nhưng dưới dạng DVD hòng đáp ứng trọn vẹn những mong đợi của các fan trên thế giới….

Awaking the Gods-2001

1414232.jpg


Dâú ấn Haggard đã hằn sâu trong tôi rồi….Không còn lời ngợi ca nào hơn những tiếng thét gào từ phía khán giả :’’…Haggard …Haggard …Haggard …Haggard …”vang mãi khắp sân vận động …Cùng tôi đón chờ những vinh quang mới của họ nhé….

8-> 8-> 8->
:x:x:x
...........

(nguồn vnrockworld.net)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lịch sử Gothic

Đối với những người thừa kế trào lưu Punk ROCK ở Anh. Từ Gothic gợi lên hình ảnh của những lâu đài cổ u ám, tăm tối tọa lạc trên những ngọn đồi biệt lập với tiếng thét vang vọng tù những phòng giam tra tấn . Từ những hình ảnh liên tưởng và tâm trạng đó, một vài nhạc sỹ đã từ bỏ khuynh hướng nhạc PUNK để sang tạo ra một phong cách ROCK với cái tên GOTHIC ROCK hay DEATH ROCK. Trào lưu GOTHIC ROCK thu hút được rất nhiều "tín đồ" ở ANH những năm 80 và vào đâu thập kỷ 90, trở thành một trao lưu tiêu biểu ở MỸ.




Những nhóm nhạc khác nhau chơi âm nhạc theo những phong cách khác nhau, việc phối hợp, sử dụng nhạc cụ cũng khach nhau nhưng vẫn có nét chung cơ bản của một dòng nhạc. Nguồn gốc của GOTHIC ROCK được định hình từ những nỗi ám ảnh vè quyền lực siêu nhiên. Khi mà con người không thể khống chế , kiểm soát nó. Âm sắc có chiều hướng thiên về VOCAL trầm , nhạc cụ BASS và nhịp tương đối chậm, nhũng tiếng gào thét đều đều phổ biến trong âm nhạc mang màu sắc trung đại , rất thường gặp trong GOTHIC ROCK. Những nhân tố điện tử được thêm vào tạo nên sự lôi cuốn của những giai điệu ngắn, dồn dập. Nhạc của PHILIPGLASS và STEVE REICH mang phong cách trầm, chậm hơn nữa. Những tiếng trống mạnh mẽ dường như xóa tan được sự u ám, tối tăm trong âm nhạc GOTHIC nên rất nhiều band sử dụng trống. Thế nhung trống không được chơi với âm thanh mạnh như phong cách ROCK vốn có ORGAN, tạo nên những âm thanh chân thực được sử dụng để tạo ra những âm thanh giống như trong nhà thờ lớn xây bằng đá thời ký trung cổ bởi những phương pháp xạ âm.




Tuy nhiên, hình ảnh của những lâu đài cổ trong tiểu thuyết Gothic và âm nhạc cổ đại chỉ là một phần nhỏ trong nguồn gốc ra đời của dòng GOTHIC ROCK. Ở PUNK ROCK, người ta thấy những cái nhìn bi quan, phủ nhận xã hội, những band GOTHIC trở lại với nhạc PROTO-PUNK. VELVET UNDERGROUND là ban nhạc đã kết hợp khéo léo những tiếng trầm và những tiếng "thình" mạnh mẽ trên nền nhịp đập tiêu chuẩn của trống ROCK. Giọng DAVID BOWIE vói âm sắc cực sâu đã được bắt chước bởi bao nhiêu ca sĩ trong trào lưu GOTHIC ROCK.




BELA LUGOSI'S DEAD (1979) của BAUHAUS đã giới thiệu GOTHIC tới thị trường âm nhạc Anh, BELA LUGOSI là một nam tài tử của Hungary, diễn trong phim Dracula (1931). Bài hát 9m30s BELA LUGOSI'S DEAD với sự ám ảnh của những âm thanh điện tử giả tiếng gió rít ghê rợn và ớn lạnh, viết dành cho riêng người diễn viên ấy. Những nhịp đập mạng và những tiếng đập "thình" của tiếng trống trải suốt bản nhạc. đan xen những tiếng BASS trầm là những âm hưởng chư đạo. Ca sỹ của nhóm BAUHAUS, PETER MUSPHY với chất giọng đều đều buốn tẻ kéo dài. Cái cách được dùng để nói hơn là để hát. Lập đi lập lại từ "Bela's undead", bài hát mang đậm máu sắc u ám, huyền bí. Trong GOTHIC thường có những câu chuyện rùng rợn về mà cà rồng, ác quỷ .... BAUHAUS tan rã khi PETER MURPHY bỏ nhóm để đi theo sự nghiệp SOLO, 3 thành viên còn lại của nhóm đã làm việc với những nhà sản xuất khác và đã lập một nhóm có tên " LOVE AND ROCKETS" cố gắng vượt qua cái bóng của BAUHAUS. LOVE AND ROCKETS đã có một HIT lọt vào TOPTEN "SO ALIVE" (1989).




SIOUXSIE và THE BANSHEES là một nhóm chơi PUNK đến từ BROMLEY, ANH. Họ đã có buổi biểu diễn đầu tiên tại FESTIVAL BRITISH PUNK năm 1976. Sau khi dòng GOTHIC được giới thiệu đến thính giả ANH. SIOUXSIE ( SUSAN JANET BALLEN ) và THE BANSHEES đã thêm thắt một số yếu tố và chơi theo phong cách GOTHIC ROCK ngay sau đó. THE STAIRCASE ( MYSTERY) (1979) là một ví dụ, sử dụng nhịp BASS chậm, trống mạnh và những âm thanh điện tử ảnh hưởng một phần của phong cách BAUHAUS. Giọng của SIOUXSIE tuy nhiên không cố gắng bắt chước PETER MURPHY. Nó mang phong cách PUNK vốn có của SIOUXSIE.




Những truyền thuyết rùng rợn và những cảm giác sợ hãi được mô tả trong lyric " The Stair Case " (MISTERY ). SIOUXSIE kể về việc nghe thấy những bước chân của người lạ đang tiến về phía cô. Những bài hát ấn tượng với những tiếng gió rít ghê rợn , bước chân dồn dập...




Leeds, thành phố với hai nhóm GOTHIC ROCK tiêu biểu là THE SISTERY OF MERCY và MISSION. Tay VOCAL kiêm sáng tác ANDREW ELDRICH là linh hồn của THE SISTER OF MERCY với giọng ồm, nhưng sâu lắng , âm thanh nghe như vọng từ một cõi xa xôi nào đó. Giống của DAVID BOWIE. Họ đề cập nhiều đến chính trị. Tiêu đề của Album VERSION THING (1990) ra đời từ lời phát biểu của Tổng thống BUSH - người đã yêu cầu người viết diễn văn thay đổi hoàn toàn nội dung bài đọc vì " thiếu hình ảnh".




THE SISTERS OF MERCY hạn chế dùng âm trống, thay vào đó họ dùng những âm trầm kéo dài , có những đoạn cao trào ngắn lặp đi lăp lại. MISSION ( UK) hình thành bởi thành viên của SISTERS OF MERCY, tay guitar WAYNE HUSSEY và cây bass CRAI ADAMS ( chữ UK được thêm vào bởi một ban RHYTHM AND BLUES ở PHILADENPHIA có tên THE MISSION),GOD's OWN bởi thơ của T.S ELIO (1888-1965),The WASTELAND (1922) là bài hát mô tả thế giới với những con người , những linh hồn cằn cỗi. Trong những bản ghi âm sau này, ban nhạc đã khẳng định phong cách GOTHIC, cover lại TOMORROW NEVER KNOWS của the THE BEATLES và LIKE A HURRIAMCE của NEIL YOUNG, MR PLEASANT của THE KIND .... theo phong cách của GOTHIC.




Trước hết xin tạm thời chia ra 3 nhóm chính : BEAUTY AND THE BEAST, BEAUTY và THE BEAST.



BEAUTY AND THE BEAST




THEATRE OF TRAGEDY



theatreoftragedy.jpg





Có lẽ nhắc đến Gothic Metal thì phải nhắc ngay đến Theatre Of Tragedy . Cho dù trong mắt chúng ta có thể họ không phải là 1 tên tuổi nổi tiếng lắm nhưng nếu không có họ thì đã không có Gothic Metal như bây giờ . Bởi vì Theatre Of Tragedy là ban nhạc đầu tiên sử dụng hình thức 2 vocal đối chọi , trái ngược nhau , giữa 1 giọng nam gầm gừ , khàn đục của Death Metal và 1 giọng nữ cao , trong vắt , hát như 1 thiên thần của Opera . Sức ảnh hưởng mạnh mẽ và lan rộng của Theatre Of Tragedy không chỉ thể hiện rõ rệt đối với các nhóm ở Na Uy như The Sins Of Thy Beloved , Tristania , Sirenia , Trail Of Tears , Green Carnation ... mà còn lan sang các quốc gia khác như là một hình mẫu để học tập theo .




Album đầu tiên của Theatre Of Tragedy mang tên nhóm phát hành vào năm 1995 và mọi chuyện chỉ thực sự thay đổi khi tay vocal của nhóm là Raymond F.Rohonyl muốn nhóm nhạc của anh có 1 diện mạo mới mẻ hơn , tươi trẻ hơn , anh tỏ ý cần 1 giọng nữ cho vài bài hát mà anh viết lời và với sự có mặt của Liv Kristine với chất giọng soprano tuyệt vời của cô đã mang lại thành công cho album thứ 2 : Velvet Darkness They Fear (1996) , album này đã mang đến 1 phong cách mới cho Gothic Metal .




Theatre Of Tragedy trở thành 1 ban nhạc Gothic mẫu mực , đầu đàn , sáng chế ra hình thức sử dụng cùng lúc 2 vocal đối chọi , trái ngược nhau mà hiện nay đang nở rộ vì đa số các nhóm Gothic đều áp dụng hình thức này . Cũng trong năm 1996 , ca khúc Der Tanz Der Schatter trích trong album Velvet Darkness They Fear còn được phát hành dưới dạng single và đây cũng là 1 trong những ca khúc ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ và đưa Theatre Of Tragedy vươn tới đỉnh cao trong sự nghiệp . 1 ca khúc khác trong album này mà tôi cũng rất thích là Black As The Devil Painteth và "Velvet Darkness They Fear" là 1 trong những chọn lựa đầu tiên của bất cứ người nghe Gothic Metal nào .




Người dẫn đường đã có , nhiệm vụ của nhóm lữ hành trên con đường đó là kế thừa , phát huy và từng bước mở rộng , phát quang ...





TRAIL OF TEARS




trailoftears.jpg




Nhóm nhạc ảnh hưởng mạnh mẽ phong cách của Theatre Of Tragedy là Trail Of Tears . Tuy nhiên , dù trung thành với mô hình mà Theatre Of Tragedy đưa ra nhưng Trail Of Tears không tuân thủ theo 1 cách quá cứng nhắc . Họ vẫn cho thấy được nét đặc sắc riêng của mình , họ dữ dội , mạnh mẽ và rực lửa hơn . Trail Of Tears chứng tỏ được rằng họ không chỉ mô phỏng theo những gì sẵn có mà họ vẫn biết sáng tạo , phát triển trên nền tảng mà Theatre Of Tragedy đã gầy dựng nên .




Thành lập vào năm 1994 , nhưng mãi cho đến 3 năm sau đó , 1997 , nhóm mới thực sự ra mắt với khán giả sau 1 loạt những thay đổi quan trọng : đó là cô ca sĩ Helena Iren Michaelsen vào thay anh chàng Ales Vik , Jonathan Perez thế chỗ tay trống Vidar Uleberg . Thêm vào đó là sự gia nhập của tay keyboard Rank Roald Hagen - là anh em sinh đôi cùng với tay bass của nhóm là Kjell Rune Hagen . Không chỉ thay đổi nhân sự , Trail Of Tears còn thay đổi luôn phong cách . Nhưng vừa cho ra album demo 1997 thì chỉ 1 thời gian rất ngắn sau đó , guitar lead Michael Krumins ra đi và Runar Hansen lấp vào chỗ trống đó . Đây chính là đội hình trọn vẹn và chính thức đã trình làng album Disclosure In Red phát hành vào năm 1998 . Tôi rất thích ca khúc When Silent Cries ... mở đầu trong album này .




Sau chuyến lưu diễn ở Châu Âu cùng với Tristania , The Sins Of Thy Beloved , Siebenburgen ... thì cô ca sĩ Helena Iren Michaelsen nảy sinh xung đột với ban nhạc và cả hãng đĩa . Cô ra đi như 1 kết quả tất yếu , nhưng trước khi rời nhóm Helena Iren Michaelsen vẫn còn kịp tham gia thực hiện album Profoundemonium 2000 . Catherine Paulsen thế vào vị trí của Helena và Trail Of Tears vừa cho ra mắt album mới A New Dimension Of Might 2002 , xem ra Cathrine Paulsen tỏ ra không hề kém cạnh so với Helena Iren Michaelsen . Và ở thời Helena hay thời Cathrine , Trail Of Tears vẫn chứng tỏ được phong độ là 1 nhóm Gothic Metal nổi bật và tiêu biểu của Na Uy . Nếu bạn thích Gothic Metal , thì hãy an tâm là cả 3 album Disclosure In Red , Profoundemonium và A New Dimension Of Might đều rất xứng đáng được bạn rinh về .






THE SINS OF THY BELOVED



thesinsofthybeloved.jpg




Glenn Morten Nordbø (guitars, vocals; thanh viên 1996-hiện nay)

Arild Christensen (guitars, vocals; thành viên 1996-hiện nay)

Ola Aarrestad (bass guitar; thành viên 1996-hiện nay)

Stig Johansen (drums; thành viên 1996-hiện nay)

Mona Wallin (vocals; thành viên 2005-hiện nay)

Maiken Olaisen (keyboards; thành viên 2005-hiện nay)



Không bàn cãi gì nhiều về nhóm nhạc này bởi họ là chọn lựa hàng đầu cho những người thích Gothic Metal .Cực chú trọng cây keyboard , violon và giọng nữ , những đặc trưng tối quan trọng của dòng Gothic.


The Sins of Thy Beloved được thành lập vào tháng 11 năm 1996 tại Nauy bởi Glenn Morten Nordbø ,Arild Christensen và Stig Johansen.Ban đầu band định lấy tên là "Purgatory" nhưng sau đó nhanh chóng đổi tên sao cho cái tên lạ hơn và ít phổ biến hơn. Anita Auglend và Ola Aarrestad nhanh chóng gia nhập band, sau đó nhóm cho ra album demo đầu tiên All alone tháng 2 năm 1997. Anders Thue và Ingfrid Stensland tham gia nhóm, trước khi band cho ra album demo thứ hai Silent Pain đúng 1 năm sau .Pete Johansen chơi violon trong hai bản demo nhưng ko tham gia nhóm cho đến khi band cho ra album full- length Lake of Sorrow vào cuối năm 1998.trước khi cho ra album full-length thứ hai mang tên Perpetual Desolation , họ đã có một chuyến lưu diễn quanh châu Âu, sướng!



Một bước ngoặt, ko hiểu sao Anita Auglend, Anders Thue , Ingfrid Stensland rời bỏ band năm 2001. Trước khi hai thành viên rời nhóm, họ có làm một số DVD và CD nhưng ko phát hành rộng rãi, rất khó tìm! Sau đó, band đã khá điêu đứng vì sự ra đi đột ngột này : Pete Johansen đi chơi violon cho Tristania.


Về phong cách nhạc, họ hướng về phong cách Scandinavian Goth Metal như các band Theatre Of Tragedy hay Tristania, bởi họ có 1 giọng soprano nữ cực tuyệt vời cùng giọng death grunts nam cũng chuẩn. Thực ra họ thể hiện nhạc của họ qua thể loại gothic-death rõ nét hơn nhiều, nhất là trong album đầu tay. Hiện giờ nhóm đang chuẩn bị ra album mới.






TRISTANIA



thistania.jpg




Cùng so kè với the Sins Of Thy Beloved là Tristania - 1 trong những đại diện xuất sắc của Na Uy .

Vibeke Stene : vocal lead Osten Bergoy : vocal ( clean )
Kjetil Ingebrethsen : vocal (extreme )
Einar Moen : syntherizer Kenneth Olsson : drums
Anders Hoyvik Hidle : guitars
Rune Osterhus : bass .


Các ca khúc đáng nghe trong album này là : A Sequel Of Decay , Angina ... Nếu chỉ nghe album này và World Of Glass 2001 thì khi nghe Widow's Weeds 1998 có thể bạn sẽ thất vọng . Tuy nhiên , nếu đứng riêng một mình không so sánh với Beyond The Veil và World Of Glass thì Widow's Weeds cũng không đến nỗi nào .





SIRENIA



sirenia.jpg




Một trong những thành viên đầu tiên của Tristania là Morten Veland sau khi rời khỏi nhóm đã có dự án riêng cho mình . Anh lập ra Sirenia và vừa cho ra mắt album At Sixes And Seven 2001 được đánh giá rất cao . Nhưng dường như trong album này Sirenia vẫn còn ảnh hưởng nhiều từ Tristania . Và giọng nữ của Sirenia là Fabienne Gondamin xem ra cũng chưa thật nổi bật bằng Vibeke Stene . Ca khúc mà tôi thích nhất trong album này là A Shadow Of Your Ownself .




Những band thuộc nhóm BEAUTY và THE BEAST này còn có nhiều band rất đáng nghe như :




- Lacrimosa : 2 album Satura và Inferno (Ở nước Đức - quê hương của Lacrimosa thì ban nhạc này được mệnh danh là founder band của thể loại Gothic Metal )

- Em Synfonia : album Intimate Portrait

- Beseech : album ... From The Bleeding Heart

- Penumbra : album The Last Bewitchment

- Avernus : album Where The Sleeping Shadow Lie ( trong album này có bài Godlessness được đánh giá cao).






BEAUTY




Cũng như tất cả các thể loại âm nhạc khác , Gothic Metal cũng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau . Ngoài hình thức 2 giọng nam nữ phối hợp , vẫn có những nhóm lấy giọng nữ làm vocal lead thật sự chứ không còn là hát bè , hát phụ họa đơn thuần nữa , sức nặng của nhóm tập trung chủ đạo vào giọng nữ , đó là trường hợp của các nhóm như : - After Forever và Within Temptation của Hà Lan - As Divine Grace của Phần Lan - Lacuna Coil của Italia - Flowing Tears của Đức ...



AFTER FOREVER



afterforever.jpg




Một trong số những nhóm Gothic Metal chú trọng vào giọng nữ là After Forever của Hà Lan . Tên nhóm nhạc trùng tên với 1 bài hát của Black Sabbath , lúc đầu thì nhóm lấy tên Apocalypse , sau mới đổi lại thành After Forever . Do vừa mới thành lập vào năm 1999 nên After Forever hiện chỉ có 2 album . Album đầu tiên là Prison Of Desire . Nhưng Prison Of Desire không bằng album thứ 2 mang tên Decipher phát hành vào năm 2001 có ca khúc The Key khá hay . Cô ca sĩ của After Forever là Floor Jansen còn tham gia vào album The Dream Sequencer Part 1 của AYREON .




Chắc hẳn sẽ có 1 số người thắc mắc về chuyện vì sao Gothic Metal khi thì có giọng nữ , khi thì không ? Như chúng ta đã biết , đặc trưng chủ chốt làm nên Gothic là giọng nam của Death Metal và giọng nữ của Opera . Nhưng đây chưa phải đã là tất cả . Không có bất cứ 1 giá trị rạch ròi tuyệt đối nào trong việc phân biệt thể loại và Gothic Metal cũng thế . Từ những nền tảng ban đầu mà các ban nhạc phát triển , sáng tạo thêm các yếu tố khác . Theatre Of Tragedy đã khai sáng 1 hình thức kiểu mẫu cho Gothic Metal mà hiện nay có rất nhiều nhóm áp dụng . Tuy nhiên , không phải đợi đến khi Theatre Of Tragedy xuất hiện rồi mới có Gothic Metal mà thể loại này vốn đã có mặt từ đầu thập niên 80 , và Theatre Of Tragedy chỉ làm nhiệm vụ 1 nhóm lãnh ấn tiên phong trong việc sử dụng cùng lúc 2 vocal đối chọi và trái ngược nhau . Còn với những nhóm ra đời trước Theatre Of Tragedy thì dĩ nhiên là chưa có để tâm vào giọng nữ , hoặc là , sinh sau đẻ muộn so với Theatre Of Tragedy nhưng những nhóm sau này trung thành với phong cách thời kỳ đầu chứ không đi theo con đường mà Theatre Of Tragedy đã có công khai phá , vạch ra . Có khá nhiều tên tuổi lừng danh cho trường hợp này với 1 loạt các đại diện không thèm quan tâm gì mấy đến giọng nữ hoặc nếu có giọng nữ đi chăng nữa thì cũng chỉ là tham gia hát bè , hát phụ họa vài bài và tầm quan trọng , sự ảnh hưởng của giọng nữ đối với ban nhạc không đáng kể ...




Ví dụ như :



- To/Die/For chỉ cho một giọng nữ "ké" vài câu phụ họa trong bài In The Heat Of The Night (album All Eternity)

- Entwine thì cho em gái song ca có vỏn vẹn mỗi bài Until The End trong album Time Of Despair

- Moonspell thì cũng chỉ mời Birgit Zacher góp mặt trong album Irreligious 1996 bài Raven Claws cho vui

- The Blood Divine cho cô em phụ họa vài câu "đỡ buồn" trong track số 5 These Deepest Feelings ( bài này có tiếng Acoutics Guitar khá hay ) và "góp vui" trong track cuối cùng War Summer Rain của album Awaken

- Tương tự , Crematory cũng hát hò với phụ nữ được mỗi bài Waiting trong album Act Seven . ...




Vài ban nhạc nổi tiếng thuộc vào nhóm trung lập kể trên như :


- Type O Negative của Mỹ

- The Blood Divine , Anathema , Paradise Lost và My Dying Bride của Anh

- Tiamat , Katatonia , Lake Of Tears , Nightingale , Cemetary và Sundown của Thụy Điển

- To/Die/For và Entwine của Phần Lan

- Daeonia của Hà Lan

- On Thorns I Lay và Septic Flesh của Hy Lạp

- Moonspell của Bồ Đào Nha

- Crematory , Darkseed , Dawn Of Dream và Ever Eve của Đức ...




THE BEAST



CREMATORY



crematory.jpg




Có thể nói đây là nhóm nhạc Gothic Metal nổi bật nhất ở Đức cùng với những Darkseed , Ever Eve , Flowing Tears , Lacrimosa ... Các ca khúc trong các album của Crematory đều trở thành Hit lớn như Shadows Of Mine và In My Hands trong album "... Just Dreaming" 1994 , Tears Of Time trong album "Illusion" 1995 .




Ra album đều đặn mỗi năm và đều để lại ấn tượng đẹp . Album thứ 7 mang tên "Act Seven" có ca khúc Waiting mà tôi rất thích có sự tham gia của giọng nữ . Nhưng thật đáng tiếc , sau album thứ 9 "Believe" phát hành 2000 , Crematory đã tuyên bố tan rã . Các ca khúc hay trong album này như The Fallen , Time For Tears . Tuy nhiên , họ vẫn có thông điệp gởi gắm trong album này đến với những người từng yêu mến họ và nghe nhạc của họ : Believe in yourself and especially in Crematory .




Và nếu có xem các Video Clip của Crematory như bài Tears Of Time , The Fallen hay In My Hand , hẳn chúng ta cũng thấy Crematory dàn dựng Clip khá công phu và rất hấp dẫn .





TYPE O NEGATIVE




1 tên tuổi sừng sỏ đến từ Mỹ mang lại 1 phong cách cực kỳ ấn tượng và táo bạo cho Doom/Gothic . Sau 2 album đầu tiên là Slow , Deep And Hard 1991 và Origin Of The Feces 1992 , với album thứ 3 Bloody Kisses 1993 , Type O Negative đã thực sự ghi 1 dấu son cho Gothic Metal và tuyệt phẩm trong album này là bài Christian Woman và Black No.1 thể hiện khá rõ nét phong cách và ý tưởng về SEX của Type O Negative rất độc đáo và hấp dẫn . Nếu như có xem các Video Clip của nhóm như : Christian Woman , Black No.1 , Love You To Death , Everything Dies ... thì hẳn là cũng thấy rất ấn tượng với phong cách của Type O Negative cũng như là vẻ điển trai rất manly của anh chàng ca sĩ Peter Steele .





PARADISE LOST



Và nếu như Type O Negative là 1 đại diện cho Doom/Gothic đến từ Mỹ thì ở Anh không ai khác chính là Paradise Lost . Album thứ 3 "Shades Of God" 1992 có ca khúc As I Die mà tôi rất thích như là 1 lời tự vấn của chính bản thân với những trăn trở băn khoăn về cuộc sống . Ngoài "Shades Of God" (1992) thì SG còn 2 album khác nữa cũng rất đáng nghe của Paradise Lost là "Draconian Times" (1995) và "One Second" (1997) .





Có điểm đáng lưu ý đó là do tính chất và đặc trưng của Gothic Metal mà hình bìa album của các nhóm luôn dành sự ưu ái cho phái đẹp , như bìa album của Trail Of Tears , Sirenia , Evenfall , Vampiria , Ancient Ceremony , Flowing Tears ... hay thậm chí ưu ái đến mức "đặc tả" vẻ đẹp của người phụ nữ như bìa album Satura của Lacrimosa , Velvet Darkness They Fear của Theatre Of Tragedy , Perpetual Desolation của the Sins Of Thy Beloved , Beyond The Veil của Tristania , Soria Moria Slott của Dismal Euphony ...




Một điểm nữa là các band nhóm Gothic có vẻ yêu chuộng việc hát COVER :




- The Sins Of Thy Beloved trong album Perputual Desolation cover The Thing That Should Not Be của Metallica .

- Trail Of Tears trong album A New Dimension cover Caffein của Faith No More

- Ever Eve trong album Regret cover The House Of The Rising Sun của The Animals - Therion trong album The Secret Of The Runes cover Summer Night City của ABBA

- To/Die/For trong album All Eternity cover In The Heat Of The Night của Sandra và trong album Epilogue cover Passion Rules The Game của Scorpions

- Entwine trong album Time Of Despair cover Tears Are Falling của Paul Stanley (KISS) ...




Ngoài ra người ta còn biết tới gothic với Fashion. Trang phục của Goth Fan mang một phong cách cổ điển, quí phái với những bộ váy, áo dài chấm đất.



180px-Goth-p1010691.jpg

180px-Goth-p1010510.jpg

180px-Gothic_girl.jpg






Goths/Gothic – một cái tên cổ xưa tồn tại qua bao thế kỉ và ngày nay vẫn được truyền giữ bởi một bộ phận giới trẻ tự gọi mình là người Goths. Không những vậy, trong âm nhạc còn có một nhánh của rock là gothic metal. Vậy Goths là gì? Đó là một câu hỏi khó vì những khái niệm và nguồn gốc của nó rất trừu tượng. Do đó, trước hết ta hãy giữ một tư tưởng rằng Goths hiện nay là tên gọi của một nền văn hóa (Gothic subculture hoặc Gothic counter-culture). Văn hóa này tuy khởi sinh từ một nền văn hóa khác nhưng vẫn có những đặc trưng của riêng mình. Có thể so sánh nó như một mạch ngầm len lỏi nhưng không bao giờ khô cạn. Sau khi nắm khái niệm như vậy, ta sẽ quay ngược thời gian chứng kiến lại toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển, nguồn gốc ra đời của Goths cũng như những sự kiện liên quan đến nó.




Đầu tiên là chữ “goths” ra đời khi nào và từ đâu?Vào thế kỉ thứ 3 (hoặc 4) thời kì Hoàng kim của đế chế La Mã đã nằm xa trong quá khứ, chính quyền hoàn toàn suy yếu và có nguy cơ sụp đổ. Đây là thời điểm các nước láng giềng, các dân tộc xung quanh bước vào đánh cướp những mảnh đất La Mã. Họ đồng loạt tấn công khắp nơi từ ngoài vào trong, giống một bầy thú đang xé từng miếng mồi. Cũng theo trào lưu bấy giờ, một giống người ở Đức gồm hai bộ lạc: Visigoths sống ở nơi hoang mạc khô hạn và Ostrogoths sống ở vùng thảo nguyên phía đông đã tràn vào La Mã, đánh chiếm vùng đất là Thụy Điển ngày nay. Thời bấy giờ, từ “goth” được dùng để gọi người của hai bộ lạc này. Tuy nhiên nó cũng có nghĩa bóng ám chỉ những người có hành vi cư xử thô bạo, thiếu văn hóa. Người ta đặt tiếng lóng cho họ là “goth” là vì hành động của họ chẳng khác gì người bộ lạc Visigoths và Ostrogoths.



Khởi đầu là từ đây..
Thời gian trôi qua, như ta biết cuối cùng đế chế La Mã cũng sụp đổ, nhường lại sự cai trị lại cho những kẻ khôn ngoan và hùng mạnh hơn. Vậy điều gì đã xảy đến với hai bộ lạc Visigoths và Ostrogoths? Họ đã sinh sống và chống chọi ra sao? Và ta cũng đã biết người goths đã không còn nữa, họ đã tuyệt chủng. Những gì ta phỏng đóan thì nhiều mà một sự thật duy nhất lại luôn luôn mờ mịt.



Tuy nhiên… đến thế kỷ thứ 8, có một cách viết mới xuất hiện. Cách viết này khởi nguồn từ các học giả làm ghi chép. Với khối lượng lớn công việc phải làm, họ có những mẹo để rút ngắn bớt khỏang cách giữa hai chữ đồng thời viết được nhanh hơn. Một trong những mẹo đó là cách cầm bút nghiêng. Và vì do viết nhanh, họ vô tình tạo ra một lối viết chữ phóng khóang với những những đường cong, những dấu đá móc nhẹ đầy ngẫu hứng. Người ta đặt nó là Gothic calligraphy có lẽ do những nét đó tương đồng với bảng kí tự của giống người goths xa xưa. Ta lại quay về thế kỉ thứ 4 một chút, bảng chữ cái này (Gothic alphabet) được Bishop Wulfila (311-383) người chỉ huy bộ lạc Visigoths lập ra với mục đích dịch lại kinh thánh và có một ngôn ngữ riêng cho bộ lạc. Nó dựa trên bảng mẫu tự Hy Lạp với một số chữ đặc biệt mượn từ bảng mẫu tự Latin và Runic – một lọai chữ viết của những dân tộc Bắc Âu xưa sống ở thế kỉ thứ 2. Vậy là vào thế kỉ thứ 8, cách viết kiểu gothic đã ra đời.




Thế kỷ 9, 10, 11 trôi qua nhanh chóng. Châu Âu trung cổ (Middle age) bắt đầu. Thời kì này có nhiều sự kiện lịch sử và làm tốn giấy mực không ít của các nhà sử học. Một sự kiện cũng được nhắc đến nhiều, cũng rất là nổi bật đó là sự ra đời của kiến trúc gothic (gothic architecture). Ta không hiểu tại sao lại gọi là “kiến trúc kiểu gothic”?! Về cơ bản kiến trúc gothic và roman có cùng một nền tảng về kiến trúc học. Nhưng nó sáng tạo trái ngược hòan tòan với lối kiến trúc roman có vòm tròn, tường dày.. có vẻ ngày càng trở nên đơn điệu. Các mái vòm nhọn, các bức tường gạch mỏng, họa tiết sắc nhọn… tạo cho những nhà thờ theo phong cách gothic một vẻ ấn tượng thanh thóat tuyệt đẹp ngay lập tức. Ngòai ra, mái vòm nhọn làm các bức tường trở nên cao hơn, cao hơn đủ để người họa sĩ thỏa sức sáng tạo những bức tranh kính khổng lổ đầy màu sắc lấp lánh chưa từng có trước đây. Từ đây, thời đại của kiến trúc roman đã đặt dấu chấm hết. Thay vào đó là thời đại huy hòang của kiến trúc gothic. Các nhà thờ theo kiểu này được xây dựng nhiều như nấm mọc sau mưa: nhanh chóng và vô số, đặc biệt là tây Âu có tốc độ và số lượng cao nhất. Nhà thờ đầu tiên xây dựng theo lối kiến trúc này là Saint-Denis tại Pháp vào năm 1140.



Woah, thế kỉ tiếp theo đó là 100 năm thịnh vượng của kiến trúc gothic! Thời gian này, chính xác hơn là cuối thế kỉ 13, phong cách hội họa gothic (gothic paiting) cũng ra đời. Sự ra đời này có thể nói hòan tòan dựa vào đạo Cơ đốc (Christianity). Như đã biết thế kỉ 13 nằm trong giai đọan đỉnh cao của Cơ đốc giáo. Vì vậy bất kì thay đổi nào ở nhà thờ cũng đều có tác động lớn đến tiềm thức của dân chúng – những con người ngoan đạo. Sự thay đổi ở phong cách, ý tưởng, chi tiết, màu sắc trong các tác phẩm hội họa được nhận thấy rõ ràng trong hơn một thế kỷ qua, từ khi nhà thờ kiểu gothic Saint-Denis được đặt những viên gạch đầu tiên. Đó là do hình ảnh nhà thờ hòan tòan mới thúc đẩy họ có một cái nhìn mới mẻ hơn. Năm 1280 là thời điểm phong cách hội họa gothic định hình hòan tất. Các họa sĩ Ý là những người đã có công tập hợp lại các thay đổi trong phong cách hội họa trong hơn 1 thế kỷ qua và áp dụng tất cả trong tranh của họ. Và các tác phẩm đó được xem là các tác phẩm theo phong cách gothic đầu tiên. Điểm khác nhau đặc trưng giữa chúng với các tác phẩm cùng thời thứ nhất là chỉ theo trường phái tự nhiên, thứ hai là cái tự nhiên đó được hiện thực hóa tối đa. Đây là trường phái hội họa chỉ mô tả cuộc sống thực tại và bỏ đi tất cả những yếu tố siêu phàm hay thuộc về tâm linh. Cũng như kiến trúc, phong cách hội họa gothic ngay lập tức lan rộng khắp châu Âu và đạt đến đỉnh cao ngay trong giai đọan đầu của thời kì Phục Hưng (The Renaissance XIV, XV, XVI) rồi kết thúc vào cuối thế kỉ 15. Mặc dù không được phát triển và giữ gìn lâu dài nhưng ta thấy phong cách này đã có ảnh hưởng như thế nào qua rất nhiều tác phẩm được lưu giữ tại các viện bảo tàng nghệ thuật khắp châu Âu.




Nếu nói đến Gothic , thì chúng ta không chỉ liên tưởng đến lối kiến trúc mái vòm mang đậm phong cách Gotik 1913 của thời Trung cổ ở Châu Âu hay người phụ nữ trong những bộ trang phục thật đẹp mà sẽ còn nghĩ đến 1 thể loại âm nhạc đang cực kỳ phát triển . Gothic Metal đã , đang và sẽ tiếp tục chinh phục người nghe bằng thế mạnh ở chính vẻ đẹp rạng ngời mà không chói loá. Dù được thể hiện dưới hình thức nào , có tôn vinh người phụ nữ , có nhấn mạnh vai trò của phái đẹp hay không thì Gothic Metal vẫn mang đến cho Âm Nhạc nói chung 1 nét đẹp có sắc thái riêng biệt , mới lạ và chính sức quyến rũ , thu hút rất riêng ấy sẽ mãi trường tồn trong trái tim của người hâm mộ.​


*** Source : NRO.com ***
 
Re: Lịch sử Gothic

Hồi xưa anh có viết một bài về Gothic music đã post lên HAO. Các em chịu khó tìm link lại nhé :D

Cảm ơn em Thủy Tiên về bài viết này.
 
Re: Lịch sử Gothic

cái này nên cho vào Lịch sử rock :-?
 
:D, Thủy Tiên bắt đầu tung hoành GOTHIC rồi hả, thử xem nào goth lady :x
 
AROCZ thì khủng rồi, có một đại rocker của AROCKZ, TRần Hoàng Kim, lập hẳn một topic về AROCKZ =))

Mời mọi người ghé thăm :)>-
 
Cái này gọi là "vợ hát chồng khen hay"
Cái gì đấy :-o :-o :-o ????????? đại ca này chui từ đâu ra mà nói khó hiểu thế ^:)^
À mà band AROKZ ấy hả, cái bọn vô học, toàn mix Nhật Tinh Anh với "THỦY TIÊN" + Megadeth xong rồi gọi cái đấy là nhạc "DỐC" ý mà, ko nên nghe :)
 
Back
Bên trên