Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)
Điều hành viên
Thời gian là một khái niệm luôn thường trực với mỗi người.
Bất kỳ một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của Thiên Văn học: đó là Lịch.
Có rất nhiều loại lịch, lịch Mặt trời, lịch Mặt trăng, Đế lịch, lịch theo nước sông, lịch thời châm, lịch với từng con người.... Mỗi loại lịch đều có một lịch sử, đặc trưng riêng của nó. Và Lịch pháp trở thành một môn khoa học rất quan trọng trong Thiên Văn học.
(Bản thân chữ Lịch sử đã gồm hai chữ Lịch và Sử: Thời khoảng và Sự kiện được ghi chép lại)
Thuật ngữ Lịch - Calendar bắt nguồn từ tiếng Latin Calendarium, có nguồn gốc từ tiếng La Mã xưa, có nghĩa là Sổ nợ. Con nợ phải trả chủ nợ tiền lãi vào đầu các tháng, dần dùng quen, trở thành nghĩa là Lịch, để đo khoảng thời gian.
Lịch dựa vào thiên nhiên là chính, nhưng cũng mang rất nhiều tính nhân văn, tính văn hoá đặc thù của từng nền văn minh.
Lịch thông dụng nhất trên thế giới ngày nay là Lịch La Mã, mà ta quen gọi là Dương Lịch, dựa trên cơ sở Mặt trời, được điều chỉnh nhiều lần qua các thời kỳ cả trước và sau Công Nguyên, và tương đối đồng nhất trong các nền văn minh. Bên cạnh đó là Lịch mặt trăng của các nền văn minh Trung Hoa, Hồi giáo, các lịch Mặt trăng không giống nhau như Dương lịch.
Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả âm dương lịch, cả mặt trăng và mặt trời, tháng theo mặt trăng nhưng Tiết lại theo mặt trời hay chính xác hơn là vị trí của trái đất trên quỹ đạo.
Có thể nói các loại lịch đều lấy việc Trái đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời làm cơ sở cho khái niệm Năm.
Trong cả hai loại lịch chính, đều thấy xuất hiện một cơ số đặc biệt: cơ số 12. Cơ số này chỉ gặp trong Lịch và đo lường góc mà thôi, và nhiều khi làm rắc rối khoa học.
Trong Lịch La Mã mà ta gọi là Dương lịch hay Công lịch, thì thường được coi là lấy năm đầu tiên - năm 1 là năm mà Chúa Giêsu ra đời. Tuy nhiên có thể dễ dàng thấy hệ thống lịch và tính năm thực tế đã hình thành chuẩn hoá rất lâu trước khi Chúa Giáng sinh, và chỉ được tính lại là năm 1 từ sau khi Ki tô giáo trở thành thống trị trong đế quốc La Mã, tức là cũng rất lâu sau khi Chúa Giêsu ra đời và bị đóng đinh.
Thực tế theo Lịch sử, thì Chúa Giêsu không sinh vào năm 1 Công nguyên, mà vào khoảng năm 8-4 trước CN tại Belehem, bị đóng đinh trên Thánh giá ở Gongothar khoảng 29-33 CN. Do vậy mốc năm đầu CN hoàn toàn mang tính tương đối.
Và đặc biệt theo cách tính lịch của Ki tô giáo (mà chúng ta dùng đến nay) thì không có năm 0. Nghĩa là sau năm 1 trước CN là đến năm 1 CN.
Bất kỳ một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của Thiên Văn học: đó là Lịch.
Có rất nhiều loại lịch, lịch Mặt trời, lịch Mặt trăng, Đế lịch, lịch theo nước sông, lịch thời châm, lịch với từng con người.... Mỗi loại lịch đều có một lịch sử, đặc trưng riêng của nó. Và Lịch pháp trở thành một môn khoa học rất quan trọng trong Thiên Văn học.
(Bản thân chữ Lịch sử đã gồm hai chữ Lịch và Sử: Thời khoảng và Sự kiện được ghi chép lại)
Thuật ngữ Lịch - Calendar bắt nguồn từ tiếng Latin Calendarium, có nguồn gốc từ tiếng La Mã xưa, có nghĩa là Sổ nợ. Con nợ phải trả chủ nợ tiền lãi vào đầu các tháng, dần dùng quen, trở thành nghĩa là Lịch, để đo khoảng thời gian.
Lịch dựa vào thiên nhiên là chính, nhưng cũng mang rất nhiều tính nhân văn, tính văn hoá đặc thù của từng nền văn minh.
Lịch thông dụng nhất trên thế giới ngày nay là Lịch La Mã, mà ta quen gọi là Dương Lịch, dựa trên cơ sở Mặt trời, được điều chỉnh nhiều lần qua các thời kỳ cả trước và sau Công Nguyên, và tương đối đồng nhất trong các nền văn minh. Bên cạnh đó là Lịch mặt trăng của các nền văn minh Trung Hoa, Hồi giáo, các lịch Mặt trăng không giống nhau như Dương lịch.
Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả âm dương lịch, cả mặt trăng và mặt trời, tháng theo mặt trăng nhưng Tiết lại theo mặt trời hay chính xác hơn là vị trí của trái đất trên quỹ đạo.
Có thể nói các loại lịch đều lấy việc Trái đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời làm cơ sở cho khái niệm Năm.
Trong cả hai loại lịch chính, đều thấy xuất hiện một cơ số đặc biệt: cơ số 12. Cơ số này chỉ gặp trong Lịch và đo lường góc mà thôi, và nhiều khi làm rắc rối khoa học.
Trong Lịch La Mã mà ta gọi là Dương lịch hay Công lịch, thì thường được coi là lấy năm đầu tiên - năm 1 là năm mà Chúa Giêsu ra đời. Tuy nhiên có thể dễ dàng thấy hệ thống lịch và tính năm thực tế đã hình thành chuẩn hoá rất lâu trước khi Chúa Giáng sinh, và chỉ được tính lại là năm 1 từ sau khi Ki tô giáo trở thành thống trị trong đế quốc La Mã, tức là cũng rất lâu sau khi Chúa Giêsu ra đời và bị đóng đinh.
Thực tế theo Lịch sử, thì Chúa Giêsu không sinh vào năm 1 Công nguyên, mà vào khoảng năm 8-4 trước CN tại Belehem, bị đóng đinh trên Thánh giá ở Gongothar khoảng 29-33 CN. Do vậy mốc năm đầu CN hoàn toàn mang tính tương đối.
Và đặc biệt theo cách tính lịch của Ki tô giáo (mà chúng ta dùng đến nay) thì không có năm 0. Nghĩa là sau năm 1 trước CN là đến năm 1 CN.