Hoàng Nhật Minh
(isis)
New Member
LÝ BẠCH CỞI TRUỒNG
phiếm luận
Lý Bạch thoát thai từ ngôi sao văn chương Thái Bạch, sinh ra không mở miệng e kinh động quỷ thần, ngày làm vạn bài thơ, hứng lên hạ bút là rung động cả năm toà núi Nhạc. Lý Bạch múa kiếm dưới trăng, bắt tể tướng Cao Lực Sĩ cởi giầy, Dương Quý Phi mài mực. Lý Bạch say rượu ngủ ngày giữa chợ Trường An, vua vời không đi, vỗ ngực xưng là "Tiên trong rượu" (vua đã là gì !). Lý Bạch lột áo cừu ngàn vàng đổi rượu giết cái sầu nghìn thu. Lý Bạch nhảy xuống nước ôm trăng, cưỡi lý ngư bay về thượng giới... Những ông Lý Bạch ấy người ta đã nói nhiều. Tôi xin được lạm bàn về một Lý Bạch trần tục hơn: Lý Bạch cởi truồng.
Xin các tao nhân mặc khách khoan nhăn mặt. Chữ "cởi truồng" có vẻ thô thiển ấy là chữ dùng của chính Lý Bạch trong bài thơ tứ tuyệt "Hạ nhật sơn trung". Vị tiên thơ này không những đã ngang nhiên tự lột truồng giữa thanh thiên bạch nhật mà còn thoải mái đưa khoảng khắc đó vào thơ, lưu truyền hậu thế. Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762. Bài thơ "Hạ nhật sơn trung" của ông được viết năm nào không rõ, nhưng chắc chắn đã cách chúng ta gần một ngàn ba trăm năm. Mười ba thế kỷ tồng ngồng đi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua mũi kiểm duyệt khắt khe của Khổng nho, đạo đức..., sự cởi truồng ấy tất phải là phút sướng khoái, chí ít cũng đặc biệt, đáng ghi nhận.
Thực ra cởi truồng hay miêu tả sự trần truồng không phải là phát hiện mới của Lý Bạch. Văn hoá dân gian phồn thực từ lâu đã khắc hoạ, ca ngợi, thậm chí tôn vinh cơ thể "cha sinh mẹ đẻ " của con người, đặc biệt là bộ phận truyền giống. Rắc rối phát sinh khi con người bắt đầu ý thức về bản ngã, so sánh "anh" với "tôi", tứ đó phân ra tôn ti, đẳng cấp... Quần áo không đơn giản chỉ để che thân mà còn mang ý nghĩa xã hội, đôi khi qua đó thể hiện tuyên ngôn sống. Trong văn chương hình thành những ước lệ, mỗi loại quần áo, phục sức được miêu tả ít nhiều đều có ý nghĩa tượng trưng cho đẳng cấp xã hội, tính cách, hành xử, thậm chí quan điểm sống... của người mặc nó. Khi Khuất Nguyên nói "Mũ ta đội xốc cho cao ngất. áo xiêm ta buông thật dịu dàng. áo như thế thói đời chẳng mặc. Ta cứ theo phép tắc người xưa." (Ly tao), thì sự cố công làm dáng ấy cần được hiểu như tuyên ngôn theo đuổi cái Đẹp - lý tưởng, chống đối lại thói đời dung tục, xấu xa. Xã hội càng phát triển, phân hoá thì cái vỏ bọc ngăn cách con người với con người càng dày thêm, phiền phức thêm. Đến một lúc, quần áo với ý nghĩa xã hội của nó trở thánh thứ gông cùm êm ái mà con người tự nguyện mang. Cũng từ đó, những hành động lột bỏ quần áo, phô bày cơ thể trần trụi, tiến xa hơn nữa là ca ngợi tính dục... được văn học ghi nhận, đã mang thêm tầng nghĩa mới: phản kháng, chống đối lại một thể chế, một định kiến, giải phóng con người. Trước Lý Bạch, Lưu Linh đời Tấn, một trong Trúc Lâm Thất Hiền, đã nổi tiếng với sự tích uống rượu cởi truồng đi trong rừng, sai đệ tử cầm mai đi theo, say chết đâu chôn đó. Giai thoại kể rằng ông này khi say thường cởi tung quần áo, kêu lên rằng: "Trời đất là nhà, nhà là quần áo ta. Tại sao các ngươi lại chui cả vào quần áo ta?". Cởi truồng - đi ngược lại với nền nếp, lề thói xã hội, đã trở thành một hình thức chơi ngông, lập dị, sâu xa hơn, nó là lời tuyên chiến thách thức của cái Tôi, bộc lộ thái độ bất mãn, bất hợp tác với đời.
Khi Nguyễn Du tả Kiều: "Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên." (Truyện Kiều), tôi không nghĩ đó là những dòng thơ duy mỹ. Tưởng tượng cô Kiều, từ địa vị "trướng rủ màn che" đài các, đến bước tự nguyện lột áo cho khách mua hoa ngắm, trong cái pha tươi mát ngoạn mục ấy, nên hãnh diện hay cay đắng cho tấm thân ngà ngọc. Tự trút bỏ xiêm y, Kiều cũng trút luôn ý thức về phẩm giá, cái Tôi kiêu hãnh đã chết. Đẹp ở đây đồng nghĩa với nỗi đau "hồng nhan bạc phận", tự thân nó là tiếng than buồn chấp nhận thua cuộc trước sòng đời ( "Sòng đời thua nhẵn cả ngây thơ "- Nguyễn Bính). Chính cô Kiều không ngại ngùng tắm khoả thân trước Thúc Sinh này, cô Kiều qua bướm chán ong chờng, ngậm ngùi "Biết thân đến nước lạc loài. Nhị đào thà bẻ cho ngời tình chung " này, về sau khi gặp người tình chung thật thì lại khư khư giữ giá. "Thủ tiết" như thế, Kiều làm chàng Kim mất sướng mà riêng mình cũng chẳng lợi lộc gì. Không hẳn thế, thay bằng tình dục, Kiều đã thoả mãn khoái cảm tinh thần của mình. Bởi vì, sau mười lăm năm lăn lóc qua tay, lần đầu tiên Kiều lại được quyền từ chối, kén chọn. Bằng sự từ chối ấy, Kiều đã mong xoá sổ dĩ vãng hờn tủi đoạn trường, quay ngược về cái thời hoa xuân phong nhị "ong bướm đi về mặc ai". ý thức phẩm giá trở lại , cái Tôi được hồi sinh.
Cùng với sự thức tỉnh của cái Tôi cá nhân, các pha "tươi mát" xuất hiện ngày càng nhiều trong văn chương bác học, chính thống. Từ úp mở khêu gợi như chân dung thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương đến nồng nàn "sát đôi đầu, kề đôi ngực " kiểu Xuân Diệu, thậm chí cả nàng trăng cũng bị thi nhân lột truồng "Trăng nằm xoài xoãi trên cành liễu. Đợi gió đông về để lả lơi." (Hàn Mặc Tử)...Gần đây, làm xôn xao dư luận thơ Việt Nam có Vi Thuỳ Linh công khai ca ngợi tính dục trong tình yêu, chạm đến những đề tài tế nhị: làm tình, mang thai, kinh nguyệt phụ nữ... Trong khi đó, ở hải ngoại, thơ ca tiếng Việt có hai biểu hiện khá rõ: một bên ôm ấp "trăng, hoa, tuyết , nguyệt, sầu xa xứ ", hoài niệm một nền văn hoá cũ đã bị cắt rời khỏi cái nôi sinh trởng của nó (Việt Nam); một bên hội nhập vào văn hoá bản xứ (Âu Mỹ), tìm kiếm cách tân, đột phá, mà ở đây không gì tạo shock hiệu quả hơn là những biểu tượng sẽ vốn bị các nhà đạo đức bảo thủ nghiêm cấm hoặc né tránh. Như đứa trẻ bị cấm chửi tục bấy lâu nay được thả lỏng, những từ thông tục: đ*t đ*o cú d*'i âm h* cửa m*nh t*nh trùng t*nh dịch..ụa vào trong thơ, người lạ tai thấy sướng, người thấy chối, kẻ thấy nhàm. Nhìn vào sân thơ, gặp bác áo chùng khăn đóng nghiêm trang như sắp vào lễ Khổng miếu ngồi bên anh cởi truồng tô hô, hoạt cảnh ấy kể cũng hi hữu. Thay vào trăn trở kiểu Hamlet "Sống hay không sống?", lựa chọn đặt ra ở đây là: "Cởi truồng hay không cởi truồng?". Vấn đề xem ra cũng không đơn giản. Phe Không-Cởi-Truồng bài xích đồi truỵ, hô hào giữ gìn thuần phong mỹ tục, cái đẹp truyền thống. Phe Cởi-Truồng giơ cao khẩu hiệu tự do, giải phóng, nhân quyền... Thơ Lý Bạch như người xa nhận xét: "lời nói ra ngoài trời đất, ý tứ ra ngoài biểu hiện của quỷ thần, đọc lên ắt thần chạy bát cực, đo lường ắt tâm mơ bốn biển, lỗi lỗi lạc lạc, quả thật không phải là tiếng nói của trần gian" (1). Thanh cao như thế, tiên thơ Lý Bạch ắt hẳn là vốn quý truyền thống. Thế nhưng ông lại cởi truồng. Biết xếp Lý Bạch theo phe nào được.
Xin cùng đọc bài thơ cởi truồng của ong:
Hạ nhật sơn trung
Lãn dao bạch vũ phiến,
Loã thể thanh lâm trung,
Thoát cân quải thạch bích,
Lộ đỉnh sái tùng phong.
Tạm dịch:
Ngày hè trong núi
Quạt lông lười phe phẩy,
Trần truồng giữa rừng xanh,
Cởi khăn treo vách biếc,
Sương rơi, gió vờn quanh.
Cả bài thơ ngoài chữ "loã thể" gây chú ý, còn lại không có gì tạo gây cấn-hấp dẫn-hồi hộp... như mong đợi của độc giả tò mò. Không thấy biểu tượng sẽ (chẳng ai hình dung được Lý Bạch khoả thân đen trắng, xấu đẹp ra sao!). Chơi ngông cũng cần có nhân chứng, cởi truồng giữa rừng xanh, một mình mình biết, một mình mình hay, chắc không để tỏ ra lập dị, ngạo đời. Lý Bạch cởi truồng không nhằm giải toả ẩn ức, khêu gợi tình dục, không để thách thức, cũng không nhằm giải phóng cái Tôi, tranh đấu nhân quyền, tự do... Ông cởi truồng vì nóng và lười quạt. Chẳng có ý nghĩa cao siêu gì cả, thích thì làm, hồn nhiên như trẻ thơ. Nhưng chính "đứa trẻ" ("anh nhi") này trong thơ đã đưa Lý Bạch vào bất hủ.
Ba câu đầu của bài thơ "Hạ nhật sơn trung" nối tiếp nhau miêu tả hành động rũ bỏ: bỏ quạt lông trắng (vật dụng đắt tiền, sang trọng), bỏ quần áo che thân, bỏ khăn đầu (là phục sức luôn được các nhà nho giữ gìn tề chỉnh, biểu trưng cho tư cách nho gia). Đến câu thơ kết, con người vắng bóng, chỉ còn hình ảnh thiên nhiên. Hình như tới đây, con người đã rũ bỏ cả bản thể của mình, tan hoà vào vũ trụ. Cái nóng khó chịu của ngày hè có thể cảm nhận qua một loại cử chỉ bức bối của con ngời (quạt, cởi truồng, tháo khăn)- đến lúc này cũng đột ngột tan biến, thay bằng sương rơi, gió nhẹ, mát mẻ, thoáng đãng. Bằng sự lột bỏ lớp vỏ bọc (quần áo, khăn), con người trần trụi gửi mình vào thiên nhiên và đã được đền bù. Sương, gió, hai cái mát ùa đến khiến ta có thể cảm nhận niềm sung sướng giữa ngày hè oi bức, cởi tung quần áo giữa rừng xanh, được trời quạt mát! Bài thơ tràn ngập cảm giác khoan khoái, dễ chịu, không chỉ mát mẻ về thể xác mà còn thanh thoát trong tâm hồn và tuyệt đối tự do. Lý Bạch không nhắc đến "nóng" mà vẫn lột tả được cái oi bức của ngày hè, không nói "mát" mà vẫn gợi lên cảm giác khoan khoái khi trần truồng giữa thiên nhiên, không hạ một chữ "nhàn" mà khắc hoạ sinh động một không gian sơn thuỷ u nhàn, một con người nhàn và một tâm hồn thư thái không vướng bận. Bút pháp "vẽ mây nẩy trăng" đặc trưng của Đường thi đã được vận dụng với nghệ thuật điêu luyện bậc thầy, ý tưởng minh triết hàm chứa dưới hình thức biểu đạt cô đọng (20 chữ) mà tự nhiên, không thấy dấu vết của sự đẽo gọt.
Nóng thì cởi truồng cho mát, chuyện đơn giản đứa trẻ lên hai cũng biết, vậy mà đã mấy ai làm được? Cái khó không phải là ở bản thân sự cởi truồng mà là ở thói quen của con ngời từ lâu đã che chắn và ràng buộc mình bằng đủ mọi hình thức, quan hệ. Để cởi truồng với ý thức thanh thản như Lý Bạch, phải có hoặc một sự tự tin vô bờ bến, hoặc một niềm tin cậy tuyệt đối vào thế giới quanh mình. Cởi truồng, vốn là tự nhiên, qua sự lắt léo phức tạp của lòng người mà trở thành hiện tượng quái lạ, Lý Bạch chỉ đơn giản đưa nó trở về bản thể ban đầu. Người đời kinh ngạc và không theo ông được ở chỗ trong khi họ phải đấu tranh dai dẳng và dằn vặt đến thế để giải phóng cái Tôi cá nhân thì ông lại tự nhiên và thanh thản bước ra ngoài mọi câu thúc của phép tắc xã hội. Theo cách đó, ông đã độc đáo như chính bản chất của mình chứ không cần đến một sự lập dị hình thức.
Cởi truồng ngày nay ở thế giới phương Tây không còn là chuyện lạ. Có nhan nhản các bãi tắm lộ thiên hay khu vui chơi công cộng dành cho những người ghét mặc quần áo. Ngày hè oi bức ở vườn hoa trung tâm Amsterdam, bên vòi phun nước không hiếm cảnh người trần truồng tắm nắng. Đôi khi ngay giữa phố xá đông vui, có những chàng đồng tính (gay) trang điểm kỹ lưỡng, đi giày cao gót hoặc trượt ba-tanh, uốn éo tấm thân trần như nhộng, cảnh tượng ấy cũng chỉ đủ thu hút cái nhìn tò mò của khách du lịch. Luật pháp thành văn và quy ước bất thành văn ngày càng bổ sung những điều khoản, chi tiết mới để bảo vệ quyền tự do của con người. Nhưng vì sao ngời ta phải bảo vệ cái Tôi kỹ càng như thế? Có bảo vệ tức là có xâm phạm, yêu cầu giải phóng tức là đang bị trói buộc. Con người như những tiểu vũ trụ khép kín dần, ý nghĩa tự do cũng ngày càng khoanh hẹp lại trong phạm vi quyền hạn xã hội của cái Tôi cá nhân. Các "Lý Bạch đời mới" này có thể tranh biện cho tự do bằng pháp lý, và khi "tự do của anh" xâm phạm vào "tự do của tôi" thì đã có toà án, luật sư, đôi khi cảnh sát... săn sóc để chỉ ra "mày phải, nhưng nó lại phải bằng hai mày". Sự "cởi truồng thời hiện đại" so với "cởi truồng kiểu Lý Bạch" cũng giống như nước máy công nghiệp so với nước mưa tinh khiết ở thượng nguồn. Nó có thể thoả mãn cơn khát nhất thời nhưng không có được sự hợp nhất tinh thần sảng khoái khi "tiểu vũ trụ" giao hoà vào đại vũ trụ.
Cởi truồng mà rũ sạch được những ràng buộc cả về thể xác lẫn tinh thần như Lý Bạch đã làm trong ngày hè ấy, quả không phải ai cũng làm được. Trong hành động tưởng như vô cùng giản đơn này dường như có chứa đựng triết lý "vô vi", lặng thinh hoà mình vào tự nhiên của Đạo. Thế nhưng Đạo học đến thời Lý Bạch đã phát triển đến mức trở thành tôn giáo, thờ Thái Thợng Lão Quân, tu tiên luyện đan trường sinh bất tử, chú ý rất nhiều đến nghi lễ, cúng tế. Nếu chỉ với ảnh hưởng của Đạo thì chưa chắc đã có một Lý Bạch cởi truồng. Tính chất tự tin, phóng khoáng, hồn nhiên trong hành động cởi truồng ấy có lẽ cần được lý giải cả từ góc độ tư chất và xuất thân của Lý Bạch.
Lý Bạch sinh ra và lớn lên giữa thời hoàng kim của nhà Đường. Trải qua hơn một trăm năm thắng lợi liên tục, vẻ vang về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế..., xã hội Thịnh Đường tràn ngập hưng phấn về khả năng vĩ đại của con người, cũng từ đó mà ý thức về cái Tôi bừng dậy hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở những người có tài năng được xã hội thừa nhận như Lý Bạch. Khi đời sống kinh tế phát triển, các đô thị được mở mang, những kinh đô lớn của Trung Quốc như Trường An, Lạc Dương... trở thành trung tâm giao dịch buôn bán tầm cỡ quốc tế (thông thương với hơn bốn mươi nước trên thế giới). Cùng với giao lưu hàng hoá là sự trao đổi những giá trị tinh thần. Chưa bao giờ ở Trung Quốc các luồng tư tưởng lại được tự do tồn tại và song song phát triển đến như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trong cùng thời Thịnh Đường đã xuất hiện cả Tiên thơ Lý Bạch, Thánh thơ Đỗ Phủ và Phật thơ Vương Duy. Có thể nói rằng nếu không có thời Nguỵ Tấn phá bỏ độc tôn Nho giáo, làm tiền đề cho không khí tự do tư tưởng bao trùm suốt thời đại Thịnh Đường thì cũng không có một Lý Bạch cuồng phóng đến thế. Sinh hoạt đô thị cực kỳ phát triển dần dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến một mô hình "tiền tư bản" với lớp ngời mới không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo nữa. Lý Bạch vẫn tự nhận là có dòng dõi hoàng tộc, họ hàng xa với đương kim hoàng đế, nhưng lớp mạ vàng thân thế ấy thực hư ra sao không có gì chắc chắn. Theo một số tài liệu ghi nhận thì gia đình Lý Bạch có lẽ chỉ là một gia đình thương nhân, tuy khá giả song chẳng có danh phận gì và lại ở tận Tứ Xuyên, một vùng núi rừng rất xa kinh đô. Xuất thân ấy ảnh hưởng không nhỏ tới con đờng sự nghiệp của Lý Bạch. Một mặt, nó khiến ông phải ở một vị trí khởi nghiệp không lấy gì làm thuận lợi trước cái nhìn kỳ thị của lớp quý tộc thành đô. Mặt khác, nó lại tạo điều kiện cho Lý Bạch hấp thụ một nền giáo dục đặc biệt, không khuôn vàng thớc ngọc chuẩn mực mà mang đầy bản sắc của đất Thục (Tứ Xuyên), một vùng đất của những anh hùng hiệp sĩ khí phách, ngang tàng. Với xuất thân ấy, Lý Bạch cũng nhạy cảm hơn hẳn các thi sĩ cùng thời được đào tạo chính thống theo kiểu Nho giáo như Đỗ Phủ, Vương Duy... khi đón nhận luồng tư tưởng thị dân rất mới của thời đại. Cái Tôi tư tưởng của Lý Bạch, xét từ góc độ đó, là hiện tượng không tiền và có thể là tuyệt hậu trong lịch sử thơ ca Trung Quốc, kết tinh từ cuộc trao duyên kỳ lạ giữa cái "Tôi-nhân cách vĩ đại" theo ý thức hệ phong kiến và cái "Tôi-cá nhân", có lẽ thoát thai từ tư tưởng thị dân. Phải chăng bởi thế mà Lý Bạch đã hiện diện như một con người kỳ lạ, không ngừng xâm phạm những nguyên tắc trong đời sống và trong thơ, một ngời chưa từng theo gót ai và không ai có thể học theo được, một "Lý Bạch cởi truồng" hồn nhiên, phóng túng nhưng lại tự tin, đầy ý thức, độc nhất vô nhị.
Thơ Đường trọng hư viễn, thích lối nói gián tiếp, gợi mà không tả. Trong cái thế giới tao nhã, trầm mặc ấy, hình ảnh loã thể của Lý Bạch quả là một đột phá táo bạo. Thế nhưng, qua sự cởi truồng mà lột tả được cảm giác thanh nhàn, không vướng bận, đi từ cái trần tục để hướng tới sự thanh tẩy thánh thiện trong tâm hồn, bút pháp ấy, tư tưởng ấy lại rất Đường. Nhắc đến chất Tiên trong thơ Lý Bạch, người ta thường thán phục những hình ảnh diễm lệ, kỳ ảo cùng trí tưởng tượng bay bổng phóng túng của ông. Cõi tiên xa vời, không ai kiểm chứng được. Riêng tôi cho rằng, cởi truồng giữa đời thường, với sự thanh thản dường ấy, Lý Bạch mới thực sự là Tiên...
Phạm Hải Anh
Amsterdam,18/5/2002
1. Bỉ Nhật Hưu, sdd, "Văn học sử Trung Quốc" - Dịch Quân Tả, nxb Trẻ 1992, tr. 379.
phiếm luận
Lý Bạch thoát thai từ ngôi sao văn chương Thái Bạch, sinh ra không mở miệng e kinh động quỷ thần, ngày làm vạn bài thơ, hứng lên hạ bút là rung động cả năm toà núi Nhạc. Lý Bạch múa kiếm dưới trăng, bắt tể tướng Cao Lực Sĩ cởi giầy, Dương Quý Phi mài mực. Lý Bạch say rượu ngủ ngày giữa chợ Trường An, vua vời không đi, vỗ ngực xưng là "Tiên trong rượu" (vua đã là gì !). Lý Bạch lột áo cừu ngàn vàng đổi rượu giết cái sầu nghìn thu. Lý Bạch nhảy xuống nước ôm trăng, cưỡi lý ngư bay về thượng giới... Những ông Lý Bạch ấy người ta đã nói nhiều. Tôi xin được lạm bàn về một Lý Bạch trần tục hơn: Lý Bạch cởi truồng.
Xin các tao nhân mặc khách khoan nhăn mặt. Chữ "cởi truồng" có vẻ thô thiển ấy là chữ dùng của chính Lý Bạch trong bài thơ tứ tuyệt "Hạ nhật sơn trung". Vị tiên thơ này không những đã ngang nhiên tự lột truồng giữa thanh thiên bạch nhật mà còn thoải mái đưa khoảng khắc đó vào thơ, lưu truyền hậu thế. Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762. Bài thơ "Hạ nhật sơn trung" của ông được viết năm nào không rõ, nhưng chắc chắn đã cách chúng ta gần một ngàn ba trăm năm. Mười ba thế kỷ tồng ngồng đi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua mũi kiểm duyệt khắt khe của Khổng nho, đạo đức..., sự cởi truồng ấy tất phải là phút sướng khoái, chí ít cũng đặc biệt, đáng ghi nhận.
Thực ra cởi truồng hay miêu tả sự trần truồng không phải là phát hiện mới của Lý Bạch. Văn hoá dân gian phồn thực từ lâu đã khắc hoạ, ca ngợi, thậm chí tôn vinh cơ thể "cha sinh mẹ đẻ " của con người, đặc biệt là bộ phận truyền giống. Rắc rối phát sinh khi con người bắt đầu ý thức về bản ngã, so sánh "anh" với "tôi", tứ đó phân ra tôn ti, đẳng cấp... Quần áo không đơn giản chỉ để che thân mà còn mang ý nghĩa xã hội, đôi khi qua đó thể hiện tuyên ngôn sống. Trong văn chương hình thành những ước lệ, mỗi loại quần áo, phục sức được miêu tả ít nhiều đều có ý nghĩa tượng trưng cho đẳng cấp xã hội, tính cách, hành xử, thậm chí quan điểm sống... của người mặc nó. Khi Khuất Nguyên nói "Mũ ta đội xốc cho cao ngất. áo xiêm ta buông thật dịu dàng. áo như thế thói đời chẳng mặc. Ta cứ theo phép tắc người xưa." (Ly tao), thì sự cố công làm dáng ấy cần được hiểu như tuyên ngôn theo đuổi cái Đẹp - lý tưởng, chống đối lại thói đời dung tục, xấu xa. Xã hội càng phát triển, phân hoá thì cái vỏ bọc ngăn cách con người với con người càng dày thêm, phiền phức thêm. Đến một lúc, quần áo với ý nghĩa xã hội của nó trở thánh thứ gông cùm êm ái mà con người tự nguyện mang. Cũng từ đó, những hành động lột bỏ quần áo, phô bày cơ thể trần trụi, tiến xa hơn nữa là ca ngợi tính dục... được văn học ghi nhận, đã mang thêm tầng nghĩa mới: phản kháng, chống đối lại một thể chế, một định kiến, giải phóng con người. Trước Lý Bạch, Lưu Linh đời Tấn, một trong Trúc Lâm Thất Hiền, đã nổi tiếng với sự tích uống rượu cởi truồng đi trong rừng, sai đệ tử cầm mai đi theo, say chết đâu chôn đó. Giai thoại kể rằng ông này khi say thường cởi tung quần áo, kêu lên rằng: "Trời đất là nhà, nhà là quần áo ta. Tại sao các ngươi lại chui cả vào quần áo ta?". Cởi truồng - đi ngược lại với nền nếp, lề thói xã hội, đã trở thành một hình thức chơi ngông, lập dị, sâu xa hơn, nó là lời tuyên chiến thách thức của cái Tôi, bộc lộ thái độ bất mãn, bất hợp tác với đời.
Khi Nguyễn Du tả Kiều: "Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên." (Truyện Kiều), tôi không nghĩ đó là những dòng thơ duy mỹ. Tưởng tượng cô Kiều, từ địa vị "trướng rủ màn che" đài các, đến bước tự nguyện lột áo cho khách mua hoa ngắm, trong cái pha tươi mát ngoạn mục ấy, nên hãnh diện hay cay đắng cho tấm thân ngà ngọc. Tự trút bỏ xiêm y, Kiều cũng trút luôn ý thức về phẩm giá, cái Tôi kiêu hãnh đã chết. Đẹp ở đây đồng nghĩa với nỗi đau "hồng nhan bạc phận", tự thân nó là tiếng than buồn chấp nhận thua cuộc trước sòng đời ( "Sòng đời thua nhẵn cả ngây thơ "- Nguyễn Bính). Chính cô Kiều không ngại ngùng tắm khoả thân trước Thúc Sinh này, cô Kiều qua bướm chán ong chờng, ngậm ngùi "Biết thân đến nước lạc loài. Nhị đào thà bẻ cho ngời tình chung " này, về sau khi gặp người tình chung thật thì lại khư khư giữ giá. "Thủ tiết" như thế, Kiều làm chàng Kim mất sướng mà riêng mình cũng chẳng lợi lộc gì. Không hẳn thế, thay bằng tình dục, Kiều đã thoả mãn khoái cảm tinh thần của mình. Bởi vì, sau mười lăm năm lăn lóc qua tay, lần đầu tiên Kiều lại được quyền từ chối, kén chọn. Bằng sự từ chối ấy, Kiều đã mong xoá sổ dĩ vãng hờn tủi đoạn trường, quay ngược về cái thời hoa xuân phong nhị "ong bướm đi về mặc ai". ý thức phẩm giá trở lại , cái Tôi được hồi sinh.
Cùng với sự thức tỉnh của cái Tôi cá nhân, các pha "tươi mát" xuất hiện ngày càng nhiều trong văn chương bác học, chính thống. Từ úp mở khêu gợi như chân dung thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương đến nồng nàn "sát đôi đầu, kề đôi ngực " kiểu Xuân Diệu, thậm chí cả nàng trăng cũng bị thi nhân lột truồng "Trăng nằm xoài xoãi trên cành liễu. Đợi gió đông về để lả lơi." (Hàn Mặc Tử)...Gần đây, làm xôn xao dư luận thơ Việt Nam có Vi Thuỳ Linh công khai ca ngợi tính dục trong tình yêu, chạm đến những đề tài tế nhị: làm tình, mang thai, kinh nguyệt phụ nữ... Trong khi đó, ở hải ngoại, thơ ca tiếng Việt có hai biểu hiện khá rõ: một bên ôm ấp "trăng, hoa, tuyết , nguyệt, sầu xa xứ ", hoài niệm một nền văn hoá cũ đã bị cắt rời khỏi cái nôi sinh trởng của nó (Việt Nam); một bên hội nhập vào văn hoá bản xứ (Âu Mỹ), tìm kiếm cách tân, đột phá, mà ở đây không gì tạo shock hiệu quả hơn là những biểu tượng sẽ vốn bị các nhà đạo đức bảo thủ nghiêm cấm hoặc né tránh. Như đứa trẻ bị cấm chửi tục bấy lâu nay được thả lỏng, những từ thông tục: đ*t đ*o cú d*'i âm h* cửa m*nh t*nh trùng t*nh dịch..ụa vào trong thơ, người lạ tai thấy sướng, người thấy chối, kẻ thấy nhàm. Nhìn vào sân thơ, gặp bác áo chùng khăn đóng nghiêm trang như sắp vào lễ Khổng miếu ngồi bên anh cởi truồng tô hô, hoạt cảnh ấy kể cũng hi hữu. Thay vào trăn trở kiểu Hamlet "Sống hay không sống?", lựa chọn đặt ra ở đây là: "Cởi truồng hay không cởi truồng?". Vấn đề xem ra cũng không đơn giản. Phe Không-Cởi-Truồng bài xích đồi truỵ, hô hào giữ gìn thuần phong mỹ tục, cái đẹp truyền thống. Phe Cởi-Truồng giơ cao khẩu hiệu tự do, giải phóng, nhân quyền... Thơ Lý Bạch như người xa nhận xét: "lời nói ra ngoài trời đất, ý tứ ra ngoài biểu hiện của quỷ thần, đọc lên ắt thần chạy bát cực, đo lường ắt tâm mơ bốn biển, lỗi lỗi lạc lạc, quả thật không phải là tiếng nói của trần gian" (1). Thanh cao như thế, tiên thơ Lý Bạch ắt hẳn là vốn quý truyền thống. Thế nhưng ông lại cởi truồng. Biết xếp Lý Bạch theo phe nào được.
Xin cùng đọc bài thơ cởi truồng của ong:
Hạ nhật sơn trung
Lãn dao bạch vũ phiến,
Loã thể thanh lâm trung,
Thoát cân quải thạch bích,
Lộ đỉnh sái tùng phong.
Tạm dịch:
Ngày hè trong núi
Quạt lông lười phe phẩy,
Trần truồng giữa rừng xanh,
Cởi khăn treo vách biếc,
Sương rơi, gió vờn quanh.
Cả bài thơ ngoài chữ "loã thể" gây chú ý, còn lại không có gì tạo gây cấn-hấp dẫn-hồi hộp... như mong đợi của độc giả tò mò. Không thấy biểu tượng sẽ (chẳng ai hình dung được Lý Bạch khoả thân đen trắng, xấu đẹp ra sao!). Chơi ngông cũng cần có nhân chứng, cởi truồng giữa rừng xanh, một mình mình biết, một mình mình hay, chắc không để tỏ ra lập dị, ngạo đời. Lý Bạch cởi truồng không nhằm giải toả ẩn ức, khêu gợi tình dục, không để thách thức, cũng không nhằm giải phóng cái Tôi, tranh đấu nhân quyền, tự do... Ông cởi truồng vì nóng và lười quạt. Chẳng có ý nghĩa cao siêu gì cả, thích thì làm, hồn nhiên như trẻ thơ. Nhưng chính "đứa trẻ" ("anh nhi") này trong thơ đã đưa Lý Bạch vào bất hủ.
Ba câu đầu của bài thơ "Hạ nhật sơn trung" nối tiếp nhau miêu tả hành động rũ bỏ: bỏ quạt lông trắng (vật dụng đắt tiền, sang trọng), bỏ quần áo che thân, bỏ khăn đầu (là phục sức luôn được các nhà nho giữ gìn tề chỉnh, biểu trưng cho tư cách nho gia). Đến câu thơ kết, con người vắng bóng, chỉ còn hình ảnh thiên nhiên. Hình như tới đây, con người đã rũ bỏ cả bản thể của mình, tan hoà vào vũ trụ. Cái nóng khó chịu của ngày hè có thể cảm nhận qua một loại cử chỉ bức bối của con ngời (quạt, cởi truồng, tháo khăn)- đến lúc này cũng đột ngột tan biến, thay bằng sương rơi, gió nhẹ, mát mẻ, thoáng đãng. Bằng sự lột bỏ lớp vỏ bọc (quần áo, khăn), con người trần trụi gửi mình vào thiên nhiên và đã được đền bù. Sương, gió, hai cái mát ùa đến khiến ta có thể cảm nhận niềm sung sướng giữa ngày hè oi bức, cởi tung quần áo giữa rừng xanh, được trời quạt mát! Bài thơ tràn ngập cảm giác khoan khoái, dễ chịu, không chỉ mát mẻ về thể xác mà còn thanh thoát trong tâm hồn và tuyệt đối tự do. Lý Bạch không nhắc đến "nóng" mà vẫn lột tả được cái oi bức của ngày hè, không nói "mát" mà vẫn gợi lên cảm giác khoan khoái khi trần truồng giữa thiên nhiên, không hạ một chữ "nhàn" mà khắc hoạ sinh động một không gian sơn thuỷ u nhàn, một con người nhàn và một tâm hồn thư thái không vướng bận. Bút pháp "vẽ mây nẩy trăng" đặc trưng của Đường thi đã được vận dụng với nghệ thuật điêu luyện bậc thầy, ý tưởng minh triết hàm chứa dưới hình thức biểu đạt cô đọng (20 chữ) mà tự nhiên, không thấy dấu vết của sự đẽo gọt.
Nóng thì cởi truồng cho mát, chuyện đơn giản đứa trẻ lên hai cũng biết, vậy mà đã mấy ai làm được? Cái khó không phải là ở bản thân sự cởi truồng mà là ở thói quen của con ngời từ lâu đã che chắn và ràng buộc mình bằng đủ mọi hình thức, quan hệ. Để cởi truồng với ý thức thanh thản như Lý Bạch, phải có hoặc một sự tự tin vô bờ bến, hoặc một niềm tin cậy tuyệt đối vào thế giới quanh mình. Cởi truồng, vốn là tự nhiên, qua sự lắt léo phức tạp của lòng người mà trở thành hiện tượng quái lạ, Lý Bạch chỉ đơn giản đưa nó trở về bản thể ban đầu. Người đời kinh ngạc và không theo ông được ở chỗ trong khi họ phải đấu tranh dai dẳng và dằn vặt đến thế để giải phóng cái Tôi cá nhân thì ông lại tự nhiên và thanh thản bước ra ngoài mọi câu thúc của phép tắc xã hội. Theo cách đó, ông đã độc đáo như chính bản chất của mình chứ không cần đến một sự lập dị hình thức.
Cởi truồng ngày nay ở thế giới phương Tây không còn là chuyện lạ. Có nhan nhản các bãi tắm lộ thiên hay khu vui chơi công cộng dành cho những người ghét mặc quần áo. Ngày hè oi bức ở vườn hoa trung tâm Amsterdam, bên vòi phun nước không hiếm cảnh người trần truồng tắm nắng. Đôi khi ngay giữa phố xá đông vui, có những chàng đồng tính (gay) trang điểm kỹ lưỡng, đi giày cao gót hoặc trượt ba-tanh, uốn éo tấm thân trần như nhộng, cảnh tượng ấy cũng chỉ đủ thu hút cái nhìn tò mò của khách du lịch. Luật pháp thành văn và quy ước bất thành văn ngày càng bổ sung những điều khoản, chi tiết mới để bảo vệ quyền tự do của con người. Nhưng vì sao ngời ta phải bảo vệ cái Tôi kỹ càng như thế? Có bảo vệ tức là có xâm phạm, yêu cầu giải phóng tức là đang bị trói buộc. Con người như những tiểu vũ trụ khép kín dần, ý nghĩa tự do cũng ngày càng khoanh hẹp lại trong phạm vi quyền hạn xã hội của cái Tôi cá nhân. Các "Lý Bạch đời mới" này có thể tranh biện cho tự do bằng pháp lý, và khi "tự do của anh" xâm phạm vào "tự do của tôi" thì đã có toà án, luật sư, đôi khi cảnh sát... săn sóc để chỉ ra "mày phải, nhưng nó lại phải bằng hai mày". Sự "cởi truồng thời hiện đại" so với "cởi truồng kiểu Lý Bạch" cũng giống như nước máy công nghiệp so với nước mưa tinh khiết ở thượng nguồn. Nó có thể thoả mãn cơn khát nhất thời nhưng không có được sự hợp nhất tinh thần sảng khoái khi "tiểu vũ trụ" giao hoà vào đại vũ trụ.
Cởi truồng mà rũ sạch được những ràng buộc cả về thể xác lẫn tinh thần như Lý Bạch đã làm trong ngày hè ấy, quả không phải ai cũng làm được. Trong hành động tưởng như vô cùng giản đơn này dường như có chứa đựng triết lý "vô vi", lặng thinh hoà mình vào tự nhiên của Đạo. Thế nhưng Đạo học đến thời Lý Bạch đã phát triển đến mức trở thành tôn giáo, thờ Thái Thợng Lão Quân, tu tiên luyện đan trường sinh bất tử, chú ý rất nhiều đến nghi lễ, cúng tế. Nếu chỉ với ảnh hưởng của Đạo thì chưa chắc đã có một Lý Bạch cởi truồng. Tính chất tự tin, phóng khoáng, hồn nhiên trong hành động cởi truồng ấy có lẽ cần được lý giải cả từ góc độ tư chất và xuất thân của Lý Bạch.
Lý Bạch sinh ra và lớn lên giữa thời hoàng kim của nhà Đường. Trải qua hơn một trăm năm thắng lợi liên tục, vẻ vang về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế..., xã hội Thịnh Đường tràn ngập hưng phấn về khả năng vĩ đại của con người, cũng từ đó mà ý thức về cái Tôi bừng dậy hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở những người có tài năng được xã hội thừa nhận như Lý Bạch. Khi đời sống kinh tế phát triển, các đô thị được mở mang, những kinh đô lớn của Trung Quốc như Trường An, Lạc Dương... trở thành trung tâm giao dịch buôn bán tầm cỡ quốc tế (thông thương với hơn bốn mươi nước trên thế giới). Cùng với giao lưu hàng hoá là sự trao đổi những giá trị tinh thần. Chưa bao giờ ở Trung Quốc các luồng tư tưởng lại được tự do tồn tại và song song phát triển đến như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trong cùng thời Thịnh Đường đã xuất hiện cả Tiên thơ Lý Bạch, Thánh thơ Đỗ Phủ và Phật thơ Vương Duy. Có thể nói rằng nếu không có thời Nguỵ Tấn phá bỏ độc tôn Nho giáo, làm tiền đề cho không khí tự do tư tưởng bao trùm suốt thời đại Thịnh Đường thì cũng không có một Lý Bạch cuồng phóng đến thế. Sinh hoạt đô thị cực kỳ phát triển dần dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến một mô hình "tiền tư bản" với lớp ngời mới không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo nữa. Lý Bạch vẫn tự nhận là có dòng dõi hoàng tộc, họ hàng xa với đương kim hoàng đế, nhưng lớp mạ vàng thân thế ấy thực hư ra sao không có gì chắc chắn. Theo một số tài liệu ghi nhận thì gia đình Lý Bạch có lẽ chỉ là một gia đình thương nhân, tuy khá giả song chẳng có danh phận gì và lại ở tận Tứ Xuyên, một vùng núi rừng rất xa kinh đô. Xuất thân ấy ảnh hưởng không nhỏ tới con đờng sự nghiệp của Lý Bạch. Một mặt, nó khiến ông phải ở một vị trí khởi nghiệp không lấy gì làm thuận lợi trước cái nhìn kỳ thị của lớp quý tộc thành đô. Mặt khác, nó lại tạo điều kiện cho Lý Bạch hấp thụ một nền giáo dục đặc biệt, không khuôn vàng thớc ngọc chuẩn mực mà mang đầy bản sắc của đất Thục (Tứ Xuyên), một vùng đất của những anh hùng hiệp sĩ khí phách, ngang tàng. Với xuất thân ấy, Lý Bạch cũng nhạy cảm hơn hẳn các thi sĩ cùng thời được đào tạo chính thống theo kiểu Nho giáo như Đỗ Phủ, Vương Duy... khi đón nhận luồng tư tưởng thị dân rất mới của thời đại. Cái Tôi tư tưởng của Lý Bạch, xét từ góc độ đó, là hiện tượng không tiền và có thể là tuyệt hậu trong lịch sử thơ ca Trung Quốc, kết tinh từ cuộc trao duyên kỳ lạ giữa cái "Tôi-nhân cách vĩ đại" theo ý thức hệ phong kiến và cái "Tôi-cá nhân", có lẽ thoát thai từ tư tưởng thị dân. Phải chăng bởi thế mà Lý Bạch đã hiện diện như một con người kỳ lạ, không ngừng xâm phạm những nguyên tắc trong đời sống và trong thơ, một ngời chưa từng theo gót ai và không ai có thể học theo được, một "Lý Bạch cởi truồng" hồn nhiên, phóng túng nhưng lại tự tin, đầy ý thức, độc nhất vô nhị.
Thơ Đường trọng hư viễn, thích lối nói gián tiếp, gợi mà không tả. Trong cái thế giới tao nhã, trầm mặc ấy, hình ảnh loã thể của Lý Bạch quả là một đột phá táo bạo. Thế nhưng, qua sự cởi truồng mà lột tả được cảm giác thanh nhàn, không vướng bận, đi từ cái trần tục để hướng tới sự thanh tẩy thánh thiện trong tâm hồn, bút pháp ấy, tư tưởng ấy lại rất Đường. Nhắc đến chất Tiên trong thơ Lý Bạch, người ta thường thán phục những hình ảnh diễm lệ, kỳ ảo cùng trí tưởng tượng bay bổng phóng túng của ông. Cõi tiên xa vời, không ai kiểm chứng được. Riêng tôi cho rằng, cởi truồng giữa đời thường, với sự thanh thản dường ấy, Lý Bạch mới thực sự là Tiên...
Phạm Hải Anh
Amsterdam,18/5/2002
1. Bỉ Nhật Hưu, sdd, "Văn học sử Trung Quốc" - Dịch Quân Tả, nxb Trẻ 1992, tr. 379.