Đoàn Duy
(Doan Duy)
Thành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/forum
Ăn theo topic " Vĩnh biệt tài tử Ngọc Bảo " chị Đào Việt Nga và câu hỏi của anh Đinh Tuấn Anh :" hix hix bao nhiêu giọng ca lần lượt ra đi, hết Lê Dung, Ngọc Tân, rồi đến Lê Hựu Hà, tài tử Ngọc Bảo, ko biết sau này ai sẽ thay thế, mong rằng ko phải anh Fuk iu vấu " , em xin mạn phép được giới thiệu đến mọi người giọng ca nam đang được xem là triển vọng nhất của Việt Nam hiện nay :
Họ và tên Lê Trung Hiếu Sinh ngày 1984
Từ Hà Nội vào Sài Gòn sống một mình với quyết tâm trở thành ca sỹ, Hiếu thừa hưởng gen âm nhạc từ người cha từng là guitarist trong một ban nhac không chuyên ở Hà Nội.Giọng hát Hiếu trong trẻo, nhẹ nhàng mà chất chứa những ưu phiền đằm sâu hiếm thấy ở một ca sỹ trẻ, có lẽ vì thế nên nhiều khán giả đặt cho Hiếu biệt danh “ông cụ non”. Quốc Bảo - người biên tập album Vol. 1 gọi Hiếu là "giọng ca sạch sẽ hiếm hoi" của sân khấu nhạc nhẹ.
Album đầu tay Lê Hiếu ra mắt vào cuối năm 2003 gồm những ca khúc của Bảo Chấn, Quốc Bảo, Quang Dũng, Quốc Trung, Đỗ Bảo và một bài do Hiếu sáng tác & hòa âm: Đêm tàn và ngày lên.
Album Lê Hiếu Vol.1.Không nhạc ngoại lời Việt, không quá sôi động, không nhiều màu sắc, album đầu tay mang nhan đề Đêm tan và ngày lên của chàng ca sĩ mới 19 tuổi Lê Hiếu thật khác với album của những ca sĩ trẻ thời nay.
Hiếu hát như kể chuyện bằng chất giọng già hơn tuổi. Những “câu chuyện” của Hiếu có ca từ đẹp và giai điệu êm ả như Rồi dấu yêu về (Bảo Chấn), Hát tìm nhau, Dòng sông xưa, Tim anh trôi về em (Quốc Bảo), Tình yêu ở lại (Quốc Trung - Dương Thụ), Cánh buồm đỏ thắm (Đỗ Bảo, hát chung với Trần Thu Hà)... Đặc biệt, ca khúc chủ đề Đêm tan và ngày lên do chính Lê Hiếu viết nhạc, hòa âm, đệm piano và chơi đàn dây.
Album Lê Hiếu - Vol.2 sau một thời gian dài hoãn kế hoạch cuối cùng đã phát hành vào ngày 20/9/2004
Lê Hiếu đã chững chạc hơn rất nhiều trong album thứ hai này, ít nhất là ở cách chọn bài. Những người nghe lớn tuổi sẽ tìm được sự đồng cảm với Hiếu khi được nghe Hiếu hát Em đến thăm anh một chiều mưa, Niệm khúc cuối. Giọng hát của Lê Hiếu giờ đây đã chín hơn và truyền cảm hơn nhiều để hát những bài hát vượt thời gian ấy trong một trạng thái tình cảm và lối thể hiện hợp với những người ưa hoài cổ nhưng không vì thế mà Hiếu trở nên "già". Sự trong trẻo của một người hát trẻ vẫn được Lê Hiếu giữ nguyên vẹn, nhất là khi Hiếu hát những bài mới của Bảo Chấn (Anh chưa dám nói, Phố mùa đông) hay tự sáng tác (Đợi em về).
Một hình ảnh của Lê Hiếu, "già" hơn với chất nhạc và màu sắc tổng thể của album. Đĩa nhạc "dung hòa" giữa chất trữ tình sang trọng với chất trẻ qua các sáng tác của Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Lê Quang, Bùi Anh Dũng, Hồ Hoài Anh, Văn Tuấn Anh... và đặc biệt là Dương Đức Hiển với 4 ca khúc độc quyền.
Album có sự tham gia của ca sĩ Thanh Lam (Như đã dấu yêu/Đức Huy) và Lệ Quyên (Con đường màu xanh/Trịnh Nam Sơn) khá quyến rũ cũng góp phần tạo nên điểm nhấn cho album.
Bìa album được thiết kế lạ, sang trọng với gam màu tối, xám bạc và đen. Album do nhạc sĩ Lê Quang và Lê Hiếu biên tập, Lê Hiếu thực hiện và Viết Tân studio sản xuất, phát hành năm 2005. (Giấy phép: 415/QĐ-SX-SVHTT, cấp ngày 11/10/2005).
( Trích www.nhacso.net )
Họ và tên Lê Trung Hiếu Sinh ngày 1984
Từ Hà Nội vào Sài Gòn sống một mình với quyết tâm trở thành ca sỹ, Hiếu thừa hưởng gen âm nhạc từ người cha từng là guitarist trong một ban nhac không chuyên ở Hà Nội.Giọng hát Hiếu trong trẻo, nhẹ nhàng mà chất chứa những ưu phiền đằm sâu hiếm thấy ở một ca sỹ trẻ, có lẽ vì thế nên nhiều khán giả đặt cho Hiếu biệt danh “ông cụ non”. Quốc Bảo - người biên tập album Vol. 1 gọi Hiếu là "giọng ca sạch sẽ hiếm hoi" của sân khấu nhạc nhẹ.
Album đầu tay Lê Hiếu ra mắt vào cuối năm 2003 gồm những ca khúc của Bảo Chấn, Quốc Bảo, Quang Dũng, Quốc Trung, Đỗ Bảo và một bài do Hiếu sáng tác & hòa âm: Đêm tàn và ngày lên.
Album Lê Hiếu Vol.1.Không nhạc ngoại lời Việt, không quá sôi động, không nhiều màu sắc, album đầu tay mang nhan đề Đêm tan và ngày lên của chàng ca sĩ mới 19 tuổi Lê Hiếu thật khác với album của những ca sĩ trẻ thời nay.
Hiếu hát như kể chuyện bằng chất giọng già hơn tuổi. Những “câu chuyện” của Hiếu có ca từ đẹp và giai điệu êm ả như Rồi dấu yêu về (Bảo Chấn), Hát tìm nhau, Dòng sông xưa, Tim anh trôi về em (Quốc Bảo), Tình yêu ở lại (Quốc Trung - Dương Thụ), Cánh buồm đỏ thắm (Đỗ Bảo, hát chung với Trần Thu Hà)... Đặc biệt, ca khúc chủ đề Đêm tan và ngày lên do chính Lê Hiếu viết nhạc, hòa âm, đệm piano và chơi đàn dây.
Album Lê Hiếu - Vol.2 sau một thời gian dài hoãn kế hoạch cuối cùng đã phát hành vào ngày 20/9/2004
Lê Hiếu đã chững chạc hơn rất nhiều trong album thứ hai này, ít nhất là ở cách chọn bài. Những người nghe lớn tuổi sẽ tìm được sự đồng cảm với Hiếu khi được nghe Hiếu hát Em đến thăm anh một chiều mưa, Niệm khúc cuối. Giọng hát của Lê Hiếu giờ đây đã chín hơn và truyền cảm hơn nhiều để hát những bài hát vượt thời gian ấy trong một trạng thái tình cảm và lối thể hiện hợp với những người ưa hoài cổ nhưng không vì thế mà Hiếu trở nên "già". Sự trong trẻo của một người hát trẻ vẫn được Lê Hiếu giữ nguyên vẹn, nhất là khi Hiếu hát những bài mới của Bảo Chấn (Anh chưa dám nói, Phố mùa đông) hay tự sáng tác (Đợi em về).
Một hình ảnh của Lê Hiếu, "già" hơn với chất nhạc và màu sắc tổng thể của album. Đĩa nhạc "dung hòa" giữa chất trữ tình sang trọng với chất trẻ qua các sáng tác của Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Lê Quang, Bùi Anh Dũng, Hồ Hoài Anh, Văn Tuấn Anh... và đặc biệt là Dương Đức Hiển với 4 ca khúc độc quyền.
Album có sự tham gia của ca sĩ Thanh Lam (Như đã dấu yêu/Đức Huy) và Lệ Quyên (Con đường màu xanh/Trịnh Nam Sơn) khá quyến rũ cũng góp phần tạo nên điểm nhấn cho album.
Bìa album được thiết kế lạ, sang trọng với gam màu tối, xám bạc và đen. Album do nhạc sĩ Lê Quang và Lê Hiếu biên tập, Lê Hiếu thực hiện và Viết Tân studio sản xuất, phát hành năm 2005. (Giấy phép: 415/QĐ-SX-SVHTT, cấp ngày 11/10/2005).
( Trích www.nhacso.net )