Trần Thanh Thúy
(lantuvien_ttt)
Ban biên tập
Hôm trước ngồi ở thư viện đọc tập thơ Hoa và các trang viết để lại của Lãng Thanh, mình thấy rất thú vị nên tìm google về anh ấy.
Lãng Thanh sinh năm 77 ở Việt Trì. Anh tốt nghiệp trường Quan hệ quốc tế và Ngoại Thương. Giỏi làm thơ, vẽ và viết thư pháp; nhưng đáng tiếc cuộc sống của anh quá ngắn ngủi. Lãng Thanh mất năm 2002 trong một tai họa rất bi thảm. Sau khi anh qua đời, các bạn thơ trong nhóm bút Chí Tâm góp nhặt lại các bài viết của anh, và in tập thơ Hoa và các trang viết để lại.
Trích dẫn ở đây bài viết của anh 2910 ở box Thi Ca ttvnol về chàng thi sĩ tài hoa này.
Lãng Thanh (sinh ngày 01/07/1977 tại Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ. Mất ngày 20/07/2002)
Tập thơ duy nhất xuất bản: Hoa (2003).
*
Tôi nhớ ngày hôm đó đâu như tiết trời cuối hạ mưa phùn lép nhép ẩm ướt, tôi tìm đến một người bạn của Lãng Thanh trong nhóm Chí Tâm, để tìm một tập thơ của anh mà tôi nghe nói đến trên báo. Ngồi nghe những lời buồn về cái chết của một tâm hồn mới chớm bước vào thi ca, sao tôi thấy nặng nề quá thể. Hai cha con nhà thơ bị một con nghiện đuổi đâm, họ không chống cự nổi và dường như cũng không có ý định kháng cự? Ôi nhà thơ mà đến một bông hoa cũng có thể quất cho phát khóc, làm sao anh đủ sức để đối chọi với thực tế xã hội? Thơ, cái linh tiếng của những gì run rẩy và mềm yếu nhất trong tâm hồn con người mới nhỏ bé và yếu đuối làm sao trước cuộc sống. Chưa bao giờ tôi thấy day dứt trong mình về số phận của thi ca đến thế…
Cầm trên tay tập “Hoa”… tôi biết phải nói gì với người đã khuất? Linh hồn nhà thơ dường như vẫn lẩn quất đâu đây tuyệt vọng đòi mong chỉnh sửa nữa, chỉnh sửa mãi tập thơ của một đời. Lãng Thanh đã có ý muốn rất lạ rằng cả đời anh sẽ chỉ một tập thơ duy nhất, và mỗi lần in lại đem chỉnh sửa và hoàn thiện mãi lên. Tôi nhớ tới Stephan Mallarmé cả đời cũng chỉ gọt rũa một tập thơ, Walt Whitman chỉ bổ sung và thêm nhánh cho tập rậm rạp duy nhất Lá cỏ của mình. Nếu như anh còn sống… nhưng đó là một ước mơ chua xót quá… Chúng ta đã mất đi một thi nhân nặng tình chữ… Những con chữ mồ côi như còn đang ào ào chạy náo loạn bên trên trang giấy trắng của tập thơ mỏng còn lại này…
Tôi chưa từng gặp một tâm hồn nào nhạy cảm đến đa cảm thế và tâm hồn đó đòi hỏi được thẩm thấu cuộc sống tới mức đau đớn bởi yêu thương, đến mức một bông hoa đẹp cũng có thể quất thi nhân một nỗi đau thể xác.
“Nhưng những bông hoa đánh con đau quá,
con trở về băng máu đầy tay”
Chưa bao giờ tâm hồn con người lại phơi mở trực diện trước cuộc sống đến thế. Cả con tim như đập nhịp giữa bó hoa cuộc đời. Trọn linh hồn, thể xác ôm lấy cuộc sống đã hóa thành một cái tôi thứ hai:
“Một chiếc lá đỏ mặt, một chiếc lá lên gân
Sắc mùa thu ấm hơn màu tình ái”
“Tôi muốn làm con sông chia hai bờ thương
Lại muốn làm con sông nối hai đầu nhớ”
Lãng Thanh đã kiên quyết đòi được sống trọn cuộc sống, không lý thuyết, không bế tắc câu chữ, không tôn giáo, chủ nghĩa chút nào:
“Cái chết là một cám dỗ nhưng cuộc sống lại là nhiều cám dỗ”
(Hai mốt tuổi)
Anh đã sống trọn trong nền văn hóa Đông Tây để vẫn mang nguyên cái nhìn cách cảm cũ chưa được tiêu hoá hết vào đời sống:
”Người ta bảo mắt em là mặt trời đen
Ứ hự, ứ hự, ứ hự… thuyền quyên…”
hay
“Em đến chiều nao cong như nguyệt”
nhưng cái nhìn nhiều lúc đã nhìn được sự vật như chính nó là
“Tượng đá, thô, như tượng đá
Mây trắng, trắng, như mây trắng
Mây trắng, trắng, như mây trắng”
Thưa anh Lãng Thanh, còn nhiều điều muốn nói nữa… nhưng điều đó vô nghĩa quá, những con chữ bơ vơ này rồi sẽ phải tự tìm lấy đường sống của nó, nó sẽ mãi ám ảnh tôi về cái âm khí nặng nề của một linh hồn buồn tủi phải xa lìa cõi sống này. Cuộc sống khốn khó nhưng đầy quấn luấn…
“Về bên anh khi đã chết rồi sao?”
Về với em khi đã chết rồi sao hỡi thi nhân Lãng Thanh?
Gửi lúc 10:10, 09/11/04
Nguồn: http://5nam.ttvnol.com/thica/438694/trang-4.ttvn
Lãng Thanh sinh năm 77 ở Việt Trì. Anh tốt nghiệp trường Quan hệ quốc tế và Ngoại Thương. Giỏi làm thơ, vẽ và viết thư pháp; nhưng đáng tiếc cuộc sống của anh quá ngắn ngủi. Lãng Thanh mất năm 2002 trong một tai họa rất bi thảm. Sau khi anh qua đời, các bạn thơ trong nhóm bút Chí Tâm góp nhặt lại các bài viết của anh, và in tập thơ Hoa và các trang viết để lại.
Trích dẫn ở đây bài viết của anh 2910 ở box Thi Ca ttvnol về chàng thi sĩ tài hoa này.
Lãng Thanh (sinh ngày 01/07/1977 tại Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ. Mất ngày 20/07/2002)
Tập thơ duy nhất xuất bản: Hoa (2003).
*
Tôi nhớ ngày hôm đó đâu như tiết trời cuối hạ mưa phùn lép nhép ẩm ướt, tôi tìm đến một người bạn của Lãng Thanh trong nhóm Chí Tâm, để tìm một tập thơ của anh mà tôi nghe nói đến trên báo. Ngồi nghe những lời buồn về cái chết của một tâm hồn mới chớm bước vào thi ca, sao tôi thấy nặng nề quá thể. Hai cha con nhà thơ bị một con nghiện đuổi đâm, họ không chống cự nổi và dường như cũng không có ý định kháng cự? Ôi nhà thơ mà đến một bông hoa cũng có thể quất cho phát khóc, làm sao anh đủ sức để đối chọi với thực tế xã hội? Thơ, cái linh tiếng của những gì run rẩy và mềm yếu nhất trong tâm hồn con người mới nhỏ bé và yếu đuối làm sao trước cuộc sống. Chưa bao giờ tôi thấy day dứt trong mình về số phận của thi ca đến thế…
Cầm trên tay tập “Hoa”… tôi biết phải nói gì với người đã khuất? Linh hồn nhà thơ dường như vẫn lẩn quất đâu đây tuyệt vọng đòi mong chỉnh sửa nữa, chỉnh sửa mãi tập thơ của một đời. Lãng Thanh đã có ý muốn rất lạ rằng cả đời anh sẽ chỉ một tập thơ duy nhất, và mỗi lần in lại đem chỉnh sửa và hoàn thiện mãi lên. Tôi nhớ tới Stephan Mallarmé cả đời cũng chỉ gọt rũa một tập thơ, Walt Whitman chỉ bổ sung và thêm nhánh cho tập rậm rạp duy nhất Lá cỏ của mình. Nếu như anh còn sống… nhưng đó là một ước mơ chua xót quá… Chúng ta đã mất đi một thi nhân nặng tình chữ… Những con chữ mồ côi như còn đang ào ào chạy náo loạn bên trên trang giấy trắng của tập thơ mỏng còn lại này…
Tôi chưa từng gặp một tâm hồn nào nhạy cảm đến đa cảm thế và tâm hồn đó đòi hỏi được thẩm thấu cuộc sống tới mức đau đớn bởi yêu thương, đến mức một bông hoa đẹp cũng có thể quất thi nhân một nỗi đau thể xác.
“Nhưng những bông hoa đánh con đau quá,
con trở về băng máu đầy tay”
Chưa bao giờ tâm hồn con người lại phơi mở trực diện trước cuộc sống đến thế. Cả con tim như đập nhịp giữa bó hoa cuộc đời. Trọn linh hồn, thể xác ôm lấy cuộc sống đã hóa thành một cái tôi thứ hai:
“Một chiếc lá đỏ mặt, một chiếc lá lên gân
Sắc mùa thu ấm hơn màu tình ái”
“Tôi muốn làm con sông chia hai bờ thương
Lại muốn làm con sông nối hai đầu nhớ”
Lãng Thanh đã kiên quyết đòi được sống trọn cuộc sống, không lý thuyết, không bế tắc câu chữ, không tôn giáo, chủ nghĩa chút nào:
“Cái chết là một cám dỗ nhưng cuộc sống lại là nhiều cám dỗ”
(Hai mốt tuổi)
Anh đã sống trọn trong nền văn hóa Đông Tây để vẫn mang nguyên cái nhìn cách cảm cũ chưa được tiêu hoá hết vào đời sống:
”Người ta bảo mắt em là mặt trời đen
Ứ hự, ứ hự, ứ hự… thuyền quyên…”
hay
“Em đến chiều nao cong như nguyệt”
nhưng cái nhìn nhiều lúc đã nhìn được sự vật như chính nó là
“Tượng đá, thô, như tượng đá
Mây trắng, trắng, như mây trắng
Mây trắng, trắng, như mây trắng”
Thưa anh Lãng Thanh, còn nhiều điều muốn nói nữa… nhưng điều đó vô nghĩa quá, những con chữ bơ vơ này rồi sẽ phải tự tìm lấy đường sống của nó, nó sẽ mãi ám ảnh tôi về cái âm khí nặng nề của một linh hồn buồn tủi phải xa lìa cõi sống này. Cuộc sống khốn khó nhưng đầy quấn luấn…
“Về bên anh khi đã chết rồi sao?”
Về với em khi đã chết rồi sao hỡi thi nhân Lãng Thanh?
Gửi lúc 10:10, 09/11/04
Nguồn: http://5nam.ttvnol.com/thica/438694/trang-4.ttvn