Làm sao để quản lý được giá thuốc ở VN ?

Đỗ Xuân Phương
(dxphuong)

New Member
Chắc nhiều người cũng nghe nói về việc giá thuốc tăng mạnh trong thời gian gần đây. Lý do tại sao thì có lẽ ai cũng biết, báo chí đã nói rất nhiều. Tuy nhiên làm thế nào để làm quản lý được giá thuốc thì chính phủ vẫn chưa có biện pháp nào khả thi cả.

Theo bạn:
Làm thế nào để quản lý được giá thuốc ở VN ?
Nước ngoài họ làm như thế nào để quản lý được giá thuốc ?


Theo ý kiến chủ quan của tôi thì cứ giao trách nhiệm này cho Bộ Trưởng Bộ Y Tế với điều kiện là trong 3 tháng, nếu không bình ổn được giá thuốc thì cho thôi việc !!! Đảm bảo 99% thành công. Ngoài ra, còn nhiều biện pháp nữa….nhiều lắm.

Có một số bài báo rất hay đăng trên Báo Tuổi Trẻ và Báo Thanh Niên. Đọc xong đừng có than vãn là tại sao VN đã nghèo lại càng nghèo !!!! Hơi dài, rất hay nên cố gắng đọc hết nhé.

Báo Tuổi Trẻ

Giá thuốc: ai bảo vệ độc quyền?


Báo Thanh Niên
Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc?
Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc? Kỳ 2: Bí ẩn giá thuốc
Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc ? Kỳ 3: Đường dây ma quỷ
Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc? Kỳ 4: Bộ Y tế "tung hỏa mù"
Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc? Kỳ 5: Hậu quả không thể khắc phục được
Kỳ 6: Vấn đề của Zuellig Pharma
 
Do đã viết:
Theo ý kiến chủ quan của tôi thì cứ giao trách nhiệm này cho Bộ Trưởng Bộ Y Tế với điều kiện là trong 3 tháng, nếu không bình ổn được giá thuốc thì cho thôi việc !!! Đảm bảo 99% thành công. [/URL]

Câu này mới gọi là chí lý, thành công đến 100 %... :)) :))
 
:)) :)) Nói chung, bác đặt ra một câu hỏi quá khó, đòi hỏi tính chuyên môn cao
:)p nếu như đó là giá cả thuốc lá thì có khi còn dễ bàn luận)... :D sau đó bác đưa ra 1 loạt link làm "đáp án"... hơ,... bọn em còn biết nói gì vào nữa đây?
 
Giá cả bên Germany:

Thường thì trẻ sinh sớm có thể phải điều trị trong lồng kính. Và để tạo ra không khí phù hợp với trẻ trong lồng kính, người ta cần khá nhiều ô xít ni tơ ( NO ). Hàng năm ở Germany có hàng trăm trẻ em cần thứ khí này. Nhiều phòng cấp cứu cũng cần NO để làm khí thở nhân tạo.

Từ trước đến nay, hãng Linde của Germany nắm độc quyền về NO, và nắm đủ thứ bản quyền ( từ năm 1991 ) để độc quyền phân phối khí này tới các bệnh viện. Khí NO được chế biến theo phương pháp công nghiệp, và giá cả cho đến nay rất rẻ.

Từ ngày 01.01.2005, hãng Linde đổi cách đánh giá sản phẩm của họ, từ khí công nghiệp được nâng lên gọi là sản phẩm y tế. Đồng thời họ tăng giá 50 lần ( 5000% ), sợ chưa :)

Hiện giờ các bệnh viện đang phản đối chuyện tăng giá này, nhưng chỉ có thể đặt hi vọng vào việc cãi bản quyền của Linde là vô hiệu lực, vì nhiều bệnh viện đã biết phương pháp sử dụng NO trước khi Linde chính thức nhận bản quyền.

Ở Germany người ta đã ví von vụ này chẳng khác gì gọi mấy thứ trà chống cảm cúm là sản phẩm y tế để tăng giá thành 1000 Euro 1 túi trà :)
 
Đợi lâu quá mới có người trả lời . Many thanks.

Báo chí cũng có nói nhiều về những biện pháp bình ổn giá thuốc. Ví dụ như (1) tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý giá (Bộ Y Tế + Bộ Tài Chính) (2) quản lý tốt hơn việc mua và bán thuốc tại các hiệu thuốc (3) quản lý tốt hơn việc đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện (4) giới hạn mark-up của nhà phân phối (5) bắt buộc đăng ký giá thuốc tại Cục Quản Lý Dược ( thuộc Bộ Y Tế ) v.v. Nói chung là nghe thì hay nhưng không khả thi lắm. Tất nhiên, nếu làm được thì quá tốt rồi, nhưng cái quan trọng là tất cả đều phải “đồng bộ và toàn diện” (theo cách nói của mấy người trên Bộ Y Tế) ….và do là không có khả năng làm “đồng bộ và toàn diện” nên giá thuốc vẫn tăng ầm ầm.

Vậy có phương pháp nào thật đơn giản để bình ổn giá thuốc không ?

Câu hỏi này tất nhiên là khó trả lời (nếu không thì cần gì phải hỏi nữa phải không ạ). Tuy nhiên, nếu giả sử bạn là Bộ Trưởng Bộ Y Tế, bạn phải tìm được một phương pháp thật đơn giản mà làm chứ cùng một lúc làm hết tất cả mấy thứ kia thì sức mấy.

À quên, báo cho các bạn một tin “vui” là năm 2004, giá thuốc có tăng nhưng ở mức độ (%) thấp hơn nhiều so với năm 2003. Chẳng nhẽ các công ty dược phẩm lại chịu giảm lợi nhuận à ? Chắc không phải như vậy.

Đây là một trong những ý kiến hay mà tôi tham khảo được. Mong các bạn tiếp tục góp ý …

======
Công ty bảo hiểm sẽ kiểm soát được giá bán thuốc
(đăng trên báo Lao Động)

Tình trạng giá thuốc tăng không kiểm soát được như báo đăng đang là mối quan tâm cho mọi người dân. Tôi xin đóng góp một vài ý nhỏ sau đây:

Thứ nhất, cần mở nhanh dịch vụ bảo hiểm y tế. Không phải ai cũng ốm đau, nhưng mọi người cần dành một phần tiền để bảo hiểm nhỡ khi đau yếu. Số tiền bảo hiểm này được sử dụng cho những người đang cần chạy chữa thuốc thang. Dịch vụ bảo hiểm này phải do các công ty bảo hiểm thực hiện chứ không phải Bộ Y tế, phải hiểu đây là một nghiệp vụ kinh doanh.

Thứ hai, các loại thuốc kháng sinh, bảng độc ...bắt buộc phải bán theo đơn của bác sĩ; các loại thuốc bổ, thuốc cảm, vitamine các loại khác...không phải bán theo đơn bác sĩ thì được kinh doanh tự do (bán tại các nhà thuốc, siêu thị...). Bộ Y tế chịu trách nhiệm qui định loại nào được bán tự do, loại nào phải theo đơn kê của bác sĩ. Khi mua thuốc theo đơn kê của bác sĩ bệnh nhân có bảo hiểm y tế được giảm giá thuốc theo tỷ lệ đã thoả thuận với công ty bảo hiểm (ở Mỹ bệnh nhân thường chỉ phải trả 30 % tiền thuốc, chính vì vậy tất cả mọi người đều mua bảo hiểm), nhà hàng thuốc sau đó sẽ lấy lại số tiền chênh lệch này từ công ty bảo hiểm.

Qua cách làm này công ty bảo hiểm sẽ kiểm soát được giá bán thuốc của cửa hàng cũng như đơn kê của bác sĩ. Công ty bảo hiểm chỉ định hệ thống bệnh viện cũng như nhà hàng bán thuốc, họ sẽ chấm dứt hợp đồng với bệnh viện nếu bác sĩ bệnh viện đó không trung thực kê thuốc nhiều lên so với bệnh án, tương tự hợp đồng với quầy thuốc cũng sẽ chấm dứt nếu nhà thuốc bán thuốc cao hơn giá thị trường (vì hai hành động trên đều làm giảm thu nhập của công ty bảo hiểm). Thực ra cách làm này hiện nay đều đưọc các nước áp dụng. Xin cám ơn quí báo
Nguyễn Nam (Hà Nội) -
Email: [email protected]

=========
 
Vấn đề giá thuốc tăng không phải là do một vài nhà thuốc tự động tăng giá mà là do tình trạng độc quyền trong cung cấp. Điều này dẫn đến người tiêu dùng (bệnh nhân) bị hạn chế trong việc tiếp cận mặt hàng mà mình có nhu cầu (thuốc chữa bệnh). Do đó, giải pháp được đưa ra trên báo Lao Động không giải quyết được vấn đề vì xét cho cùng giải pháp đó có cùng bản chất là hạn chế quyền được lựa chọn của người bệnh. Bảo hiểm y tế chỉ giúp người bệnh trang trải bớt chi phí thuốc men và việc chỉ định bác sỹ và nhà thuốc chỉ giúp các công ty bảo hiểm đảm bảo lợi ích của họ. Tiêu chí lựa chọn nhà thuốc của công ty bảo hiểm là độ tin cậy cao và giá cả hợp lý để tránh bệnh nhân cấu kết với nhà thuốc, trong khi tiêu chí của bệnh nhân là giá cả thấp nhất (giả định rằng loại thuốc đã được chỉ định bởi bác sỹ).

Lập luận của những người ủng hộ việc duy trì độc quyền trong cung cấp thuốc có lẽ là để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu dựa vào lập luận này thì giải pháp là công nhận các loại thuốc được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam chứ không phải là công nhận nhà cung cấp được phép lưu hành loại thuốc đó. Điều này sẽ dẫn tới việc không hạn chế số lượng nhà cung cấp, tạo ra một thị trường có tính cạnh tranh cao hơn và giá thuốc sẽ giảm.

Một vấn đề khác là sự tham gia của các công ty dược phẩm Việt Nam trong các kênh phân phối thuốc. Lý do của việc này có lẽ là để tổng hợp các nhu cầu nhỏ lẻ trong nước tạo ra một đối trọng bên phía Việt Nam (độc quyền cầu) đối với nhà cung cấp nước ngoài để họ không tăng giá một cách vô lý. Trên thực tế, lập luận này không hợp lý khi nhu cầu trong nước đối với một loại biệt dược là tương đối ổn định và không biến động nhiều theo giá, trong khi số lượng nguồn cung từ bên ngoài thường rất ít do hạn chế về quyền sở hữu trí tuệ. Yêu cầu bắt buộc sự có mặt của một công ty Việt Nam nhất định chỉ góp phần tăng thêm chi phí trung gian, không có lợi cho bệnh nhân.

Lý do khác cho sự tham gia của các công ty Việt Nam là để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển của ngành dược phẩm. Tuy nhiên, dường như lợi ích của xã hội đã phải hy sinh quá nhiều cho việc này.

Với các loại biệt dược, cho dù bỏ độc quyền cung cấp vẫn chỉ có một số ít công ty được phép bào chế chúng, do vậy, các công ty này vẫn có quyền quyết định đối với giá cả. Tuy nhiên, giá cả các loại thuốc này ở Việt Nam sẽ xấp xỉ với giá cả ở các nước khác trên thế giới chứ không có tình trạng giá bán lẻ ở một số nước còn thấp hơn giá bán buôn tại Việt Nam.

Vấn đề giá thuốc cao không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà của cả thế giới do thuốc là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nhiều của quyền sở hữu trí tuệ. Một khi một công ty tạo ra một loại thuốc và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các công ty khác cho dù có biết công thức để tạo ra nó cũng không thể bắt chiếc để sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định gọi là thời gian bảo hộ. Chỉ sau thời gian bảo hộ, các công ty mới có thể sản xuất ra những loại thuốc tương tự. Điều này đang là vấn đề tranh cãi gay gắt giữa các nước đang phát triển và các hãng bào chế dược phẩm. Các nước đang phát triển tố cáo các hãng bào chế chỉ vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá thuốc bất hợp lý khiến người bệnh mắc các bệnh nan y ở các nước đang phát triển không đủ khả năng để mua. Các hãng bào chế cho rằng đó là việc tăng giá hợp lý để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tìm ra những loại thuốc mới để cứu người bệnh.

Tóm lại, giải pháp cho việc giảm giá thuốc để nhiều bệnh nhân có thể mua được là:

1. Chỉ cấp đăng ký cho thuốc và nhà bào chế thuốc, không cấp đăng ký cho nhà cung cấp. Nếu vẫn muốn ràng buộc trách nhiệm của nhà cung cấp, có thể cấp phép cho nhà cung cấp khi lần đầu họ tiến hành nhập khẩu. Việc cấp phép đó có thời hạn giá trị tương đương với thời hạn đăng ký của thuốc. Không hạn chế nhà cung cấp.

2. Đảm bảo nghiêm minh việc thực thi các quy định, ngăn chặn sự trục lợi của liên minh giữa nhà cung cấp-bệnh viện-nhà thuốc.

3. Hợp tác với các nước đang phát triển khác xây dựng cơ chế trao đổi và theo dõi giá các loại thuốc, đặc biệt là các loại biệt dược tại các nước. Ban hành quy định kiểm soát giá thuốc không được tăng quá một biên độ nhất định với giá cả trung bình của thế giới với các chế tài xử lý vi phạm nằm trong luật cạnh tranh (chống độc quyền).

4. Tham gia tích cực cùng với các nước đang phát triển và các tổ chức phi chính phủ yêu cầu nới lỏng quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với lĩnh vực dược phẩm.

5. Đối với việc giải quyết hậu quả của việc giá thuốc tăng quá cao như hiện tại, nếu Chính phủ kiên quyết có thể hủy bỏ ngay yêu cầu về cấp đăng ký cho nhà cung cấp, cho phép các nhà cung cấp khác tham gia thị trường đối với những loại thuốc đã đăng ký.
 
Hehe, chuyện này thì tui rành. Mẹ tui làm trong bộ y tế , quản lý giá thuốc và báo cáo, vậy nên chuyện này tui đã được nghe kể nhiều roài. Nói chung muốn quản lý giá thuốc thì phải :
1- Thăm dò thị trường tiêu dùng, túi tiền của người dân
2- Thông báo cho các công ty kinh doanh thuốc, quản lý giá thuốc mặt hàng độc quyền.
3- Lập giá chung cho thành phần thuốc, để các công ty được lợi nhuận hợp lý.
4- Thông báo cho các bệnh viện, các nơi sản xuất thuốc.
5- Báo tên Cục trưởng ----> Bộ trưởng để kiểm tra và sứa chữa nếu cần.
Chỉ cần thế thôi mà sao bài của mọi người dài thế nhỉ ?
 
Xin lỗi, mấy hôm tôi bận quá không lên forum được.

Đây là bài trả lời cho bài viết của Chu Thắng Trung

Ý kiến của Trung thì không có gì để bàn luận nhiều nữa cả, chắc đa số mọi người đều đồng ý hết. Trên lý thuyết những biện pháp đó đều rất khả thi. Trên thực tế tôi thấy được thì cả 5/5 giải pháp đó đã được áp dụng (1 phần hoặc toàn phần), tuy nhiên tại sao giá thuốc vẫn ở mức cao.

Ví dụ đây là những giải pháp đã và đang được áp dụng tại VN:
- Nhập khẩu song song đã được áp dụng để hạn chế độc quyền, tuy nhiên hiệu quá rất thấp. Giá thuốc nhập khấu song song chỉ thấp hơn giá thuốc nhập theo visa 1 chút ít. Chỉ có 1 số công ty tham gia nhập khẩu song song và số lượng nhập về là hạn chế (giải pháp 1 và giải pháp 5)
- Quy chế đấu thầu thuốc trong bệnh viện đã được đề ra, nhưng vẫn còn rất nhiều tiêu cực dẫn đến việc giá thuốc trong bệnh viện còn cao hơn giá thuốc ngoài thị trường (giải pháp 2)
- Hiện tại tất cả thuốc mới xin lưu hành đều phải đăng ký giá bán với Cục Dược ( Bộ Y Tế), đối với hàng nhập khẩu còn phải đăng ký thêm giá CIF và giá bán tại nước sản xuất. Như vậy, nhà nước đã có hướng đặt ra một tiêu chuẩn về kiểm soát giá thuốc theo mark-up. Tuy nhiên, trên thực tế, giá thuốc bán ngoài thị trường vẫn cao hơn giá đăng ký với Cục Dược ( giải pháp 3)
- Còn lại là giải pháp 4 chắc chắn đã được nghĩ đến và áp dụng rồi. Tuy nhiên, hiệu quả cũng rất thấp vì đây là cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thúc giữa những nước phát triển và những nước đang pháp triển. Người ta đang nói đến sự bất lực của WTO, cho nên giải pháp 4 này có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài.

Vậy câu hỏi tiếp theo của tôi là:

- Mặc dù đã áp dụng rất nhiều phương pháp bình ổn giá, tại sao giá thuốc vẫn cao ?
Có phải là những phương pháp này không phù hợp với điều kiện của VN và nếu như vậy chúng ta phải (1) tìm những biện pháp khác hoặc (2) thay đổi điều kiện của VN (môi trường kinh doanh dược phẩm) không ? Có lẽ vấn đề cốt lõi là một cái gì đó cơ bản hơn và quá đơn giản đến nỗi chẳng ai nghĩ đến cả.

- Ở nước ngoài, cơ quan nào có trách nhiệm chính trong việc bình ổn giá thuốc (bộ y tế, bộ tài chính, bộ v.v. ) ? Hiện tại, ở VN trách nhiệm này vẫn chưa rõ ràng.

Mong các bạn cho ý kiến
 
Back
Bên trên