Paste thêm bài này ra cho ấy tham khảo
>-
Tớ có một số ý kiến về café, post lên cho mọi người đọc chơi đỡ buồn.
Những nhân tố cơ bản mang lại thành công cho 1 quán cafe:
- Tên
- Vị thế
- Thiết kế
- Đồ uống
- Nhạc
- Phục vụ
1. Tên
Cái tên là rất quan trọng, ai cũng phải thừa nhận. Vì khi đặt tên quán, bạn có thể định vị cho quán của mình cũng như phân vùng đối tượng khách hàng. Quán Tuấn Ngọc, Quán Trịnh, HardRock,… là những cái tên khi nhắc đến là người ta có thể biết ngay gu của quán và khách hàng của quán là ai. Cách đặt tên đó dựa trên sở thích của khách hàng. Một số quán đặt tên nhằm dựa trên cảm xúc của con người để lôi cuốn khách hàng như Chợt nhớ, Hình như là, Chỗ cũ. Đó là những cách đặt tên mà ta có thể dưa vào để để định vị quán.
2. Vị thế
Điều này chiếm một vị trí quan trọng hiển nhiên, một quán cafe có được một trí đẹp mang rất nhiều lợi thế trong việc hút khách đến quán. Thế nhưng càng ngày mức độ quan trọng của nó càng giảm, là do người ta thường có xu hướng tìm đến những quán hay, quán độc, miễn là có tiếng tăm và đừng quá khó tìm thì người ta vẫn sẽ tìm đến đông. Thế nhưng nếu phân loại theo lứa tuổi,theo quan sát của tớ thì típ người trung niên thường thích tìm đến những quán mặt đường hoặcc gần mặt đường vì tiện cho họ, đỡ phải tìm kiếm cũng như suy nghĩ. Còn nếu đối tượng của bạn là thanh niên thì trong ngõ hay ngoài phố đều được.
3. Thiết kế
Thiết kế là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Nếu bạn muốn tạo cho mình một phong cách riêng thì có thể nói thiết là khâu quan trọng nhấr. Tốt nhất là bạn nên thuê kiến trúc sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thiết kế dùm bạn, vì như thế sẽ chuyên nghiệp hơn và đồng nhất. Tớ đã từng chứng kiến nhiều quán rồi, chủ quan tự tay thiết kế nhưng lại thiếu chuyên môn nên cứ dở dở ương ương, có một số quán cũng do KTS thiết kế nhưng KTS này thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế quán cafe nên quán café trông rất nửa mùa. Sự đồng nhất phải từ không gian, tường, cửa, rèm, bàn ghế, quầy bar, đèn, trang trí, đến ly, chén, menu… tất cả đều phải theo một phong cách nhất định. Ví dụ như Café AQ dưa trên chất liệu là gỗ. Còn phong cách như thế nào thì bạn phải chịu khó tìm hiểu và lựa chọn. Người trung niên thì thường thích cách bài trí đơn giản, nhẹ nhàng và có chiều sâu. Còn những người trẻ tuổi thì thường thích những tông màu nóng, sôi nổi. Bạn cũng có thể xem xét những quán café xung quanh mặt bằng mà bạn định mở quán. Thường thì luôn có những khu liên hiệp café, và hầu hết các quán café trong đó sẽ có chung một phong cách, khác nhau không nhiều lắm (me-too). Do đó nếu bạn tao ra được sự khác biệt, trái ngược hoàn toàn với những quán đó thì bạn sẽ thành công. Một ví dụ điển hình cho cách định vị này là quán café Window ở Hồ Con Rùa. Trong khi hầu như tất cả các quán café xung quanh Hồ Con Rùa đều thiết kế theo theo một kiểu, và dành cho đối tượng là tầm tầm trung niên thì Window đi ngược lại, và đánh vào đối tượng làthanh niên mới lớn. Kết quả là Window 2 sắp đi vào hoạt động.
4. Đồ uống
Đồ uống cũng là một cách để tạo cho mình nét riêng cho mình, tuy rằng ngày nay có rất ít quán có món độc mà quán khác không có. Nhưng bạn vẫn có thể tạo được nét riêng cho mình bằng cách tập trung vào một loại thức uống, như cafe chẳng hạn. Sài gòn có quán Dilmah ở Huỳnh Thúc Kháng chuyên bán trà Dilmah. Café Trung Nguyên khi trước cũng chỉ tập trung vào cafe vì Trung Nguyên có rất nhiều loại café. Thế nhưng xu hướng ngày nay menu của các quán café ngày càng nhiều món, với hi vọng thỏa mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng hơn. Nhưng thực tế chứng minh rằng một người khi đi uống cafe chỉ chọn quanh đi quẩn lại 2, 3 loại là cùng, và hầu như là những món cơ bản.
5. Nhạc
Một phần không thể thiếu của quán café là nhạc, và nó cũng quyết định sự thành bại của quán. Có 2 loại quán: mở nhạc theo yêu cầu khách và mở nhạc theo style của quán. Loại thứ 1 chắc chắn ko dành cho giới lớn tuổi vì nhạc khách yêu cầu thì ko theo một style nào cả. Loại thứ 2 thì sành điệu hơn và cũng kén khách nghe hơn. Bạn có thể dùng nhạc để phân vùng đối tượng phục vụ của mình. Boulevard trên đường ĐBP hay mở nhạc Pháp, Papa trên Hồ Con Rùa thì mở nhạc oldies, No.1 trên Nguyễn Văn Trỗi thì lại chuyên mở nhạc dance, Yoko ở Nguyễn Thị Nhỏ thì hay mở Beatles… và những quán đó đều có cho mình những đối tượng khách trung thành. Hoặc bạn có thể chơi nhạc sống. Có 2 dạng nhạc sống: đệm hát và chơi nhạc thuần tuý. Cả hai hình thức này thích hợp cho những quán bar có không gian rộng và yên tĩnh, như thế hiệu quả của âm nhạc tác động đến nguời nghe sẽ rất cao. Tuy nhiên nếu áp dụng bừa bãi thì sẽ chẳng có tác dụng. Ví dụ như Sành Điệu, buổi tối thường có piano và hát, thế nhưng rất ít người chú ý đến vì quán quá đông, và rất ồn nên nhạc sống trở nên thừa thãi. Và một điều nữa mà tớ gặp ko ít lần khi đến uống ở các quán café có nhạc sống là các ca sĩ và nhạc công hát và chơi nhạc như những cái máy, họ biểu diễn để hoàn tất trách nhiệm của mình chứ chẳng có một tí ti cảm xúc nào cả, và chính điều này đã đầy không ít khách ra khỏi quán. Một loại nhạc sống nữa là nhạc của khách đến uống cafe chơi. Cái này ít phổ biến nhưng có những cái hay riêng. Nó tạo nên tính ngẫu hứng của quán cafe sự đồng cảm giữa khách hàng và khách hàng một cách tự nhiên. Một chiếc micro, một cây đàn piano hay một chiếc guitar là đủ để chơi loại nhac sống này.
6. Phục vụ
Khi đời sống càng ngày được nâng cao thì phục vụ càng đóng một vai trò quan trọng. Điều này thì ai cũng phải thừa nhận. Một quán café bình thường, không có gì nổi bật về mọi mặt, nhưng chỉ cần vài cô tiếp viên xinh xắn dễ gần, luôn tươi cười vui vẻ thì quán vẫn luôn đông khách. Thái độ phục vụ thể hiện sự tôn trọng khách uống cafe cũng như đẩy vị thế của người khách lên một bậc. Hình Như Là, môt địa điểm rất nổi tiếng ở Sài Gòn, có rất nhiều khách hàng trung thành là thanh niên. Thế nhưng càng nổi tiếng thì cung cách phục vụ của quán càng đi xuống. Thái độ coi thường khách hàng của nhân viên đôi khi rất trắng trợn, mà tớ cùng một vài người bạn đã từng nếm qua không ít hơn 2 lần. Và kết quả là lâu lắm rồi tớ ko quay lại mặc dù tớ rất thích quán đó.
Ở những quán cafe lớn, tên tuổi và đối tượng là tầm tầm thì nhân viên rất ít khi trò chuyện với khách. Còn ở những quán cafe dành cho thanh niên thì ngược lại. Sự niềm nở tự nhiên của nhân viên lại ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng khách đến quán.
Trên đây là những ý kiến của cá nhân tớ, mong các bạn xem qua và góp ý.
Còn bạn nào muốn mở quán café thì hãy đưa ra vốn, phân vùng đối tượng khách hàng và style mà bạn ưa thích, nếu được thì mình sẽ góp ý cụ thể hơn.
(Source: anh
SV-Stars , ttvnol.com)