Kosovo tuyên bố độc lập.Đứng về phía Nga hay Mỹ+EU???

Nguyễn Vũ Anh
(RYS)

New Member
Em thấy vấn đề này hiện nay khá nóng trên Thời sự, các bác nào hiểu hiểu phân tích kỹ 1 tý :D
http://dantri.com.vn/Thegioi/Mot-Kosovo-doc-lap-co-co-hoi-song/2008/2/218851.vip

Một Kosovo độc lập có cơ hội sống?

Việc Kosovo tuyên bố độc lập dù chưa có sự phê chuẩn của Hội đồng bảo an LHQ có vẻ như không giải quyết được nhiều vấn đề đang tồn tại, và cũng không xoa dịu được những căng thẳng ở vùng Balkan vốn vẫn bất ổn này.


kosovo190208_1.jpg


Hôm chủ nhật vừa qua Kosovo đã tuyên bố độc lập, tuy nhiên chắc chắn trong thời gian sắp tới, vùng đất này chưa thể trở thành quốc gia thứ 193 của thế giới. Và điều chắc chắn tiếp theo, Kosovo sẽ là một nhà nước còn dang dở, chưa được LHQ công nhận, không thể tự điều hành, còn phải dựa dẫm vào lực lượng cảnh sát châu Âu và lực lượng NATO trong vấn đề an ninh.



Sau 8 năm dưới sự giám sát của quốc tế, với hàng tỉ đô la viện trợ đổ vào, cùng những quỹ tái thiết, tương lai kinh tế Kosovo vẫn rất mờ mịt. Tỉ lệ thất nghiệp đạt 57%, trong khi cư dân trẻ tuổi chiếm khoảng 70%, và hơn một nửa dân số là những người dưới độ tuổi 25. Còn một lo ngại nữa, “mặt hàng” xuất khẩu chính của vùng này lại là tội phạm có tổ chức. Ngoài ra, Kosovo vẫn “sạch bóng” cộng đồng thiểu số người Serbia, những người chỉ có thể sống được ở tỉnh này dưới sự bảo vệ của của lực lượng vũ trang NATO. Và có khả năng sẽ có một cuộc xung đột lớn hơn trong khi các cường quốc cố gắng tìm ra cách giải quyết một “mớ lộn xộn” Balkan khác.



Về mặt lý thuyết, Kosovo đã là vùng đất tự trị kể từ khi NATO ném bom tỉnh của Serbia này trong vòng 78 ngày vào năm 1999; LHQ phê chuẩn nghị quyết 1244 của Hội đồng bảo an tuyên bố đây là một tỉnh tự trị dưới sự quản lý của LHQ, và cũng khẳng định, Kosovo là một phần của Serbia. Hơn nữa, Kosovo có mối liên hệ về lịch sử lâu dài với Serbia, được coi như là thánh địa Jerussalem của Serbia, dĩ nhiên là theo một hướng khác.



Sau sự kiện năm 1999, Phái đoàn LHQ ở Kosovo (UNMIK), cùng với Liên minh châu Âu và Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu (OSCE) chịu trách nhiệm điều hành tất cả các cơ quan, thể chế dân sự ở Kosovo. Và Lực lượng bảo vệ Kosovo của NATO (KFOR) chịu trách nhiệm mặt quốc phòng cho vùng đất này.



Năm ngoái LHQ đã cố gắng thương thảo với Seriba về việc chuyển giao tỉnh Kosovo thành một nhà nước độc lập, song thất bại. Với sự ủng hộ của Nga, Serbia quyết không nhượng bộ, không cho Kosovo vị thế nào ngoài quyền tự trị.



Song cuối cùng quốc hội tự bầu của Kosovo đã nhóm họp vào hôm chủ nhật vừa qua và thủ tướng Hashim Thaci đã đọc tuyên bố Kosovo “độc lập, có chủ quyền và dân chủ”. Tuyên bố này đã được biết đến từ trước đó, và người Albania đã đổ xuống đường ở Pristina, vẫy cờ Mỹ và cờ Albania, cũng như cờ mới của Kosovo (cờ màu xanh với bản đồ Kosovo màu vàng trên nền nhiều ngôi sao).



Nhưng về thực chất, Kosovo vẫn là vùng đất bị bảo hộ. Ít nhất là cho đến thời điểm này, vẫn không có động thái nào cho thấy sẽ chuyển các cơ quan do LHQ quản lý cho người Kosovo, do vẫn chưa có nghị quyết rõ ràng nào của LHQ về vị thế của vùng đất này. Ngoài ra, Nga chắc chắn sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào liên quan đến độc lập của Kosovo. Và tuần trước, EU đã tuyên bố sẽ gửi thêm 2.000 cảnh sát tinh nhuệ cùng lực lượng thực thi công lý tới vùng đất này. NATO cũng cho biết họ sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh cho Kosovo với KFOR.



Tại Serbia, người dân giận dữ. Tuyên bố độc lập của Kosovo đã kích động bạo loạn trên đường phố Balgrade, với hô-li-gân và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ném đá vào cảnh sát, cố gắng xông vào những mục tiêu của người phương Tây như đại sứ quán Mỹ hay những nhà hàng của McDonald's. Thủ tướng Serbia Vojislav Kostunica gọi tuyên bố của Kosovo là “tuyên bố bất hợp pháp của một nhà nước bù nhìn trên lãnh thổ Serbia”.



Không ai có thể đoán trước được, liệu chính phủ Serbia sẽ có động thái cực đoan, đưa quân đội vào can thiệp Kosovo hay không. Nhưng người Serbia vẫn còn tức giận với cách đối xử đối với cộng đồng thiểu số của họ ở Kosovo. Bởi kể từ khi LHQ và NATO tiếp quản vùng đất này, hơn 200.000 người Serbia đã tháo chạy khỏi Kosovo và những băng nhóm người Albania lại bắt đầu trả thù người Serbia ở bất kỳ nơi đâu chúng có thể trả thù được. Nếu có thêm một cuộc tàn sát, chắc chắn sẽ có phản ứng mạnh mẽ ở Serbia, và có thể là sự can thiệp.



Không giống như năm 1999, Serbia giờ có đồng minh hùng mạnh Nga ở bên. Tổng thống Putin cũng có thái độ cứng rắn về vấn đề Kosovo; kêu gọi Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn vào hôm thứ hai. Hơn nữa, lực lượng KFOR yếu hơn nhiều so với trước kia, lực lượng Mỹ cũng được rút bớt để chuyển sang Iraq, và các đối tác trong NATO cũng đang phải lo lắng ở Afghanistan.



Sau khi tuyên bố độc lập, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã công nhận Kosovo. Nhưng Nga chắc chắn sẽ phủ quyết tại LHQ. Và thậm chí EU cũng phải đối mặt với những khó khăn nội bộ, bởi 6 trong tổng số 22 quốc gia chắc chắn sẽ không tán thành động thái của Kosovo. Trong số đó có Tây Ban Nha, Romania, Hy Lạp, Đảo Síp, Bulgaria và Slovakia. Đối với những nước như Tây Ban Nha, với vùng xứ Basque không yên bình, thì Kosovo là một tiền lệ nguy hiểm. Và đây cũng là lần đầu tiên kể từ Thế chiến hai biên giới nội bộ ở một nước châu Âu (ngoại trừ Đức) có thể sẽ được vẽ lại. Tuy nhiên Kosovo không phải là Đức.
 
đúng cái mình đang quan tâm. Từ hồi 99 đã không hiểu tại sao bọn Mỹ máu me khống chế vùng này thế, bây h thì ko hiểu tại sao Nga lại kiên quyết phản đối Kosovo độc lập. Khu vực này có mối lợi gì khiến các cường quốc quan tâm. Phải chăng là dầu mỏ hay vị trí chiến lược? Lịch sử của mối xung đột giữa người Serbia và người Albania ở đây ra sao? Milosevic có vai trò gì trong đó?
 
Theo anh hiểu thì nếu Mĩ có được ảnh hưởng tại vùng đó chả khác gì một tay của Mĩ giữa lòng nước Nga. Tự nhiên có một mối lo ngay bên cạnh sườn thì nước nào cũng sợ.
 
Thấy ông Nga cũng định tuyên bố độc lập cho 2 vùng ly khai gì đó ở Grudia thì phải
 
Thực ra Serbia cũng không gần Nga lắm, khống chế Ba Lan, Gruzia, Ukraine nghe có lí hơn

kosovo.jpg


Vả lại chỉ vì ủng hộ độc lập cho một cái tỉnh bé tẹo mà gây hấn với cả 1 dân tộc đâu phải cách đặt ảnh hưởng lên Balkan.
Nhớ lại "Chiếc Lexus và cây Oliu" có đoạn nói Mỹ hiếm khi đánh nhau với nước nào có Mc Donalds chỉ có Serbia là ngoại lệ. Vậy cái gì đã khiến Mỹ phải hi sinh lợi ích kinh tế ở đây.
 
trông thì cái tỉnh đó cũng ko bé lắm đâu :-? có lẽ có lợi ích về mặt vị trí địa lý chăng :-?
xem truyện của SSeldon- đánh nhau ở Sarajevo(Kosovo) ghê gớm lắm, nói chung là mâu thuẫn sắc tộc, gốc Albani đánh nhau với gốc Serbia, đánh nhau với US Army, quân của LHQ, cứ gọi là loạn tùng phèo lên :|
 
Sự tuyên bố độc lập của Kosovo, theo mình được biết thì là một sự tiếp diễn của quá khứ của vùng Balkans này (Cả câu chuyện này tất nhiên còn rất nhiều chi tiết khác, mình chỉ nói tóm tắt lại thôi, nên có chỗ nào sai xót thì nói mình.)

Serbia, Kosovo và nhiều nước khác Croatia, Slovenia, Macedonia và Bosnia and Herzegovina trước sự sụp đổ của Liên Xô thì cùng thuộc vào một nước Yugoslavia. Những vùng này gồm những sắc tộc khác nhau, tiếng nói khác nhau, và văn hóa tương đối khác nhau. Cả đất nước được giữ nguyên dưới chế độ độc tài của Tito.

Tuy nhiên khi Liên Xô sụp đổ thì những dân tộc trong đất nước này muốn tuyên bố độc lập của mình. Lúc đầu thì Croatia với Slovenia tuyên bố độc lập trước, nhưng Serbia (dân tộc nắm quyền thời Yugoslavia) không muốn mất kiểm soát nên đã dùng vũ lực tấn công những nước này, nhưng thất bại. Rồi kế đó là Macedonia.

Rồi năm 1991 đến lược Bosnia and Herzegovina. Đa số dân tộc Bosniacs và Croatians muốn độc lập. Lần này thì cuộc chiến tranh diễn ra lâu hơn, bởi vì có nhiều serbians sống ở trong những vùng, và họ là dân tộc nắm quyền vũ khí và quân đội ở đây. Cuộc nội chiến rất là đẫm máu và bạo lực. Khoảng 200,000 người chết và hơn 1,300,000 người phải chạy nạn.

Tuy hai bên đã ký hiệp ước ngừng bắn năm 1994, tuy nhiên cuộc chiến tiếp tục đến năm 1995. Cho đến lúc này, bởi vì rất nhiều người bị ảnh hưởng, cho nên công chúng thế giới áp lực UN (Liên Hiệp Quốc) gửi quân đến đó để lập ra những safe zone (vùng an toàn) để dân tị nạn tạm thời lánh né ở đó. Tuy nhiên năm 1995, quân đội của dân tộc Serbia chiếm đóng UN safe zone ở Srebrenica, tàn sát hết 8,000 người ở đó (đàn ông, trẻ con, và phụ nữ). Cái này cộng với 2 cuộc tàn sát khác, được gọi là "Markale massacres." Hai cuộc tàn sát này được quay phim và truyền tải khắp thế giới. Lúc này thì dưới áp lực của quần chúng, NATO dùng không quân để mà hạn chế quân đội của Bosnian Serbians, buộc họ ký hiệp ước hòa bình Dayton Peace Agreement. Sau cái này, tòa án quốc tế lên án một số tướng của Bosnian Serbians với tội tàn sát người dân vô tội (crime against humanity). Trong cuộc chiến này, Slovodan Milosevic đóng một phần lớn bởi vì ông ta cung cấp vũ khí và nhiều khi còn gửi quân đội trợ giúp Bosnian Serbians.

Những sự kiện này làm lan đến Kosovo. Một điều là đa số Kosovo là Muslims muốn tuyên bố độc lập. Tuyên nhiên lần này Slovodan Milosevic kiên quyết giữ vùng đất này, nên đưa quân đội tới đây cùng với dân tộc Serbians sống trong vùng đất này. Tòa án quốc tế lên án Sovodan Milosevic và quân đội Serbia với tội danh "ethnic cleansing" (dùng vũ lực để ép đi một chủng tộc nào đó khỏi vùng đất đó) ở Kosovo. Hơn một nửa dân số của Muslim Kosovan bị ép đi khỏi vùng đất của họ và hàng ngàn người dân bị tàn sát. Một lần nữa, NATO dùng airstrike (không quân) ném bomb Belgrade, những nhà máy do chính phủ Serbia chiếm giữ để buộc Milosevic chấm dứt cuộc tàn sát

Những cuộc chiến này làm kinh tế Serbia suy sụt, rất nhiều người dân biểu tình chống lại Milosevic, tuy nhiên ông ta dùng cảnh sát và quân đội đàn áp. Tuy nhiên một cuộc biểu tình cả nước năm 2000 lật đổ chính quyền Milosevic. Cuối cùng Milosevic bị ám giải đến tòa án quốc tế và bị buộc tội crime against humanity không những ở cuộc chiến tranh Kosovo mà còn ở Bosnian War nữa.

Sau cuộc chiến tranh này thì UN và NATO gửi peacekeeping đến Kosovo để giữ an ninh và giúp đỡ sự hồi hương của gần một triệu Muslim Kosovans (dân số của Kosovo chỉ khoảng 2 triệu dân). Tuy nhiên do sợ sự trả thù, khoảng 200,000 người Serbians sống ở Kosovo rời khỏi Kosovo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nga không muốn Kosovo độc lập bởi vì họ cũng có một tìng trạng tương tự ở Chechnya. Từ thập niên 90s thì Muslim Chechens muốn đòi độc lập, tuy nhiên Nga từ chối và cũng xảy ra một cuộc chiến tranh tương tự ở đó. Rất nhiều Chechens bị giết hại, và nhiều người khác phải chạy nạn.

Tuy Nga đã chiếm đóng Chechnya sau chiến thắng quân sự 1999, tuy nhiên nhiều nhóm khác vẫn tiếp tục chiến đấu để giành độc lập. Nga sợ là nếu Kosovo được độc lập thì nó sẽ trở thành một sự khuyến khích tinh thần cho những nhóm này và sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh.

Theo anh hiểu thì nếu Mĩ có được ảnh hưởng tại vùng đó chả khác gì một tay của Mĩ giữa lòng nước Nga. Tự nhiên có một mối lo ngay bên cạnh sườn thì nước nào cũng sợ.

Lý do này thì không vững mạnh lắm, tại bởi vì Mỹ đã có rất nhiều đồng minh ở vùng này rồi: Poland, Slovenia, Czech, Slovakia, Greece; ngoài những nước đó ra thì Mỹ còn có Lithuania, Estonia, Latvia sát cạnh với Nga; Ukraine cũng muốn gia nhập EU và cũng nghiêng về Mỹ. Bởi vì thế nếu dùng một rational benefit-cost analysis (tính toán lợi và hại) thì cuộc chiến ở Bosnia và Kosovo hoàn toàn không đáng. Coe thể nói là sự can thiệp vũ trang của nước ngoài ở vùng Balkans này nguyên do nhân đạo (response to humanitarian crisis) hơn là giành quyền lực
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề này anh không muốn quan tâm cũng không được vì lý do cá nhân. Ông cụ là chuyên gia Nam Tư cũ trong Bộ Ngoại Giao, và cả gia đình anh đã sống ở Belgrade.
Theo cách nhìn của người Serbia và những người có thiện cảm với Serbia thì việc Mỹ và NATO đánh Nam Tư (NT) đơn giản vì Nam Tư thân Nga. Nam Tư thuộc phe Cộng Sản trong thời chiến tranh lạnh. Tuy ở Châu ÂU, nhưng NT giống Việt Nam và Trung Quốc ở điểm Đảng Cộng Sản Nam Tư là do nhân dân tự lập chứ không phải do Liên Xô dựng lên. Khi Liên Xô đổ các nước XHCN ở Châu Âu đồng loạt theo Mỹ như Séc,Ba Lan, Hung vv. Mỗi thằng NT không theo. Đến giữa những năm 90s Nga đang cực yếu, ông Serbia thì trước đến nay vẫn hiếu chiến, gây hấn với các nước trong liên bang, mà lại không chịu theo phương Tây. Thế của họ lúc đấy là vừa yếu vừa bị cô lập bị Mỹ đập là chuyện đương nhiên.

Albany nội chiến nhiều năm, dân chạy đi tứ phương. Đi đâu cũng bị người ta ghét. Dân đó sang sống ở Kosovo cũng như dân 'xóm liều' ở mình, người dân bản địa dần dần bị đẩy đi, không dám ở nữa. Chính phủ Nam Tư hồi trước kêu gọi, rồi hỗ trợ người Serb quay lại đấy ở mà chả ai dám. Các nước phương Tây mang cái chuyện nhân quyền ở Kosovo làm cái để mỵ dân nước họ, nhưng thử hỏi có nước nào dám nhận vài nghìn dân Albany đâu.

Nato đánh NT năm 99 là mốc khẳng định thế giới lúc này chỉ có một siêu cường và báo động đỏ cho các nước đối lập với Mỹ. Không cần qua Hội Đồng Bảo An cũng đánh, thân với Nga cũng đánh, mà có ở ngay giữa lòng Châu Âu vẫn chết. Trung Quốc mới ho he trên vũ đài quốc tế thì ông cho ngay một quả bomb vào sứ quán xem mày dám làm gì không vvv. Cả thế giới im lặng, trên tivi chỉ có chiếu cảnh mấy bác Hồng Quân Nga già đòi sang Nam Tư chiến đấu cùng đồng đội một thời. Nam Tư đầu hàng khi thậm chí chưa thấy mặt quân thù; trên thế giới chỉ có một Việt Nam.

Về vấn đề nhân quyền :
Serbia giết người Albany ở Kosovo cần phải bị trừng trị .... hợp lý, Đúng. Nhật Bản phát xít, ăn hai quả bomb nguyên tử .... Đúng. Người Ấn Độ chưa biết thế nào là văn minh, người Anh cần phải vào để dạy ... cũng Đúng. Vua TQ là con trời được cai quản cả cái "rốn vũ trụ" này, phải dạy cho bọn Nam di biết điều đó .. Đúng ??. Người hành tinh Alpha321 chiếm trái đất vì lợn gà ở đây bị đối xử tàn tệ ... Đúng. :) . Cuối cùng vẫn là Mạnh được yếu thua, chân lý là cái lý của kẻ mạnh.

Hiện giờ thì cả TQ và Nga đều mạnh hơn rất nhiều so với 8 năm trước đây. Mỹ vẫn mạnh nhưng qua vụ Iraq và chiến tranh khủng bố cũng hơi mệt rồi. Kosovo hiệp 2 sẽ rất hấp dẫn. Người dân Kosovo và nước Serbia không phải nhân vật chính tuy bị ảnh hưởng nhiều nhất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra Serbia cũng không gần Nga lắm, khống chế Ba Lan, Gruzia, Ukraine nghe có lí hơn

kosovo.jpg


Vả lại chỉ vì ủng hộ độc lập cho một cái tỉnh bé tẹo mà gây hấn với cả 1 dân tộc đâu phải cách đặt ảnh hưởng lên Balkan.
Nhớ lại "Chiếc Lexus và cây Oliu" có đoạn nói Mỹ hiếm khi đánh nhau với nước nào có Mc Donalds chỉ có Serbia là ngoại lệ. Vậy cái gì đã khiến Mỹ phải hi sinh lợi ích kinh tế ở đây.

Vì lợi ích kinh tế ở vùng này theo mình nghĩ không bằng lợi ích chính trị. Mỹ muốn thiết lập kosovo thành một quốc gia thân Mỹ vì Mỹ sẽ lợi dụng điều đó để đặt tên lửa chiến lược tại đây. Đó mới chính là điều mỹ muốn khi muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình.

Còn nhớ sự kiện Vịnh con Lợn tại Cuba khi Tên lửa chiến lược của Nga được đặt ở CuBa và hướng vào Mỹ thì Mỹ đã tá hỏa lên và thỏa hiệp thì Nga mởi rút tên lửa về. hay gần đây nhất là việc Nga dọa chĩa tên lửa vào các mục tiêu của Nato và Mỹ ở Châu Âu khi sự kiện kosovo xảy ra. Vị trí Kosovo sẽ thuận lợi cho Mỹ đặt các căn cứ và vũ khí quân sự tại khu vực này. Từ đó chiếm quyền kiểm soát khu vực trong tương lai.

Đúng như Phước nói là nó mở ra một tiền lệ xấu không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới đối với các vùng đất tự trị khi những vùng đất này đơn phương tuyên bố ly khai và thành lập nhà nước độc lập. Trong khi Nga cũng lo cheyna bao lâu nay chưa dẹp yên. Nhìn rộng ra, nó có thể khiến cho xung đột sắc tộc và bạo lực giữa các vùng đất trở nên gay gắt hơn trên thế giới.

Đúng như Mao Trạch Đông đã nói: thế kỉ 21 là thế kỉ đại loạn, loạn hết rồi, chả biết đằng nào mà lần :D
 
VN cũng có Tây Nguyên và người mèo Tây Bắc đòi tách nhỉ. Phải ủng hộ Serbia thôi, không thì loạn :D
 
Quan tâm đến vấn đề này thì nên đọc bài viết:
http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/02/769311/

Có thể nói là khá khách quan và nêu lên một số facts và mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử ở khu vực này. Nếu cần nên tìm hiểu thêm ra thì sẽ hiểu rõ hơn.

Không hiểu báo chí nhà mình với cả các bác ngoại giao mình biết làm mị dân giỏi quá không mà có vẻ hoạt động ngoại giao của Mỹ thường mang tính negative đối với người đứng ngoài nhìn vào hơn :D Mà có lẽ cũng đúng, một phần do vị thế của kẻ có thế. Tuy nhiên dù gì thì gì, chuyện chính trị và quân sự, vốn không bao giờ nên nói về chính nghĩa ::)

P.S.: lâu lắm mới thấy sự active trở lại trong sự kiện quốc tế của cái khối gọi là NATO :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Serbia giết người Albany ở Kosovo cần phải bị trừng trị .... hợp lý, Đúng. Nhật Bản phát xít, ăn hai quả bomb nguyên tử .... Đúng. Người Ấn Độ chưa biết thế nào là văn minh, người Anh cần phải vào để dạy ... cũng Đúng. Vua TQ là con trời được cai quản cả cái "rốn vũ trụ" này, phải dạy cho bọn Nam di biết điều đó .. Đúng ??. Người hành tinh Alpha321 chiếm trái đất vì lợn gà ở đây bị đối xử tàn tệ ... Đúng

Mình nghĩ là thật không công bằng khi gọp chung nhiều thứ lại như vậy mà không phân tích chi tiết từng vụ.

Bomb nguyên tử thì mình không biết thế nào, tuy nhiên đó là thời chiến tranh, biết bao nhiêu người đã chết rồi, hàng chục triệu người Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, hàng chục ngàn lính của Australia và ước tính là ít nhất phải hơn 150,000 lính Mỹ sẽ chết, và hàng trăm ngàn người bị thương mới, và không biết bao nhiêu dân Nhật sẽ bị ảnh hưởng mới có thể chiếm được Nhật chỉ riêng ở chiến trường Thái Bình Dương.

Vấn đề thuộc địa hóa của Anh và Trung Quốc mình nghĩ là rất không phải và đánh chỉ trích. Nhưng chính vì sự đáng chỉ trích này mà mình ủng hộ NATO trong việc can thiệt vũ lực để ngăn chặn tên quân phiệt Slovodon Milosevic kia dùng xe tăng với lại súng tự động kia để mà kiền ép một dân tộc khác dưới sự khống chế của mình, không ngần ngại tàn sát cả người dân vô tội, mà còn cả nền kinh tế của đất nước ông ta và nguyện vọng của người dân ông ta để mà đạt được mục đích đó.

Sự can thiệp vũ trang này cho thấy rằng thế giới ngày nay không thể đứng yên để mà nhìn thấy một đế quốc Anh tự cho mình là văn minh hay một Serbia tự cho mình là tài giỏi hơn để mà dùng vũ lực cưỡng ép một dân tộc yếu kém hơn. Đó là lý tưởng của những tổ chức toàn cầu và nhiều người dân

Mình nhìn nhận là lý tưởng đó đã bị đập tăn khi Mỹ xâm lược Iraq và đã gây ra rất nhiều tàn khốc và mình cũng rất muốn nhìn thấy tổng thống Bush bị trialed for crime against humanity. Tuy nhiên chúng ta không thể vì một sai lầm mà từ bỏ đi hay mất đi niềm tin vào một sự phát triển và trưởng thành của một thế giới mới.

Vì lợi ích kinh tế ở vùng này theo mình nghĩ không bằng lợi ích chính trị. Mỹ muốn thiết lập kosovo thành một quốc gia thân Mỹ vì Mỹ sẽ lợi dụng điều đó để đặt tên lửa chiến lược tại đây. Đó mới chính là điều mỹ muốn khi muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình.

Mình nghĩ lý do Mỹ muốn chiếm đóng Kosovo là vì lý do chính trị thì hơi yếu.

Chúng ta thử làm một cái cost-benefit analysis về việc này:

Marginal benefit (lợi ích mà Mỹ sẽ đạt được nếu chiến đống Kosovo), cao nhất là được sự ủng hộ cao nhất là 1,600,000 người dân (2 triệu trừ 200,000 người serbians sống ở đó và khoảng 200,000 người chết và bị thương); quyền lực ảnh hưởng một vùng đất khoảng 10,000 km2. Một sự thu thập quyền lực rất nhỏ so với biết bao nhiêu là đồng minh mà Mỹ thu thập thập niên 90s (gần như cả Đông Âu) đến mức không đáng quan tâm. Có thể Mỹ muốn làm vậy như là một bằng chứng là Mỹ không phải là chống đối Islam như nhiều Muslims nghĩ (tuy nhiên bằng chứng này không phải là mạnh lắm và bị che khuất đi bởi Iraq war và sự ủng hộ của Israel và có thể được tiến hành một cách tốt hơn và ít tốn kém hơn ở trung đông).

(Còn lý thuyết là Mỹ muốn dùng kosovo để mà đặt tên lửa thì mình nghĩ không có cở sở; Mỹ có rất nhiều đồng minh ở vùng này có nền kinh tế và xã hội ổn định để mà đặt tên lửa - Poland rất là muốn Mỹ, và công khai năn nỉ Mỹ đặt hệ thống tên lửa ở nước họ. Hệ thống tên lửa của Mỹ mình nghĩ khá tối tân, có thể bắn với tầm xa vài ngàn kilometers, không có gì khác biệt giữa đặt ở Greece, hay Kosovo, hay Poland. Tại sao lại phải dùng bao nhiêu tiền để mà chiếm đóng Kosovo để đặt tên lửa, một điều mà nhiều người phản đối ngay khi Poland còn mừng rỡ để mà tiếp nhận?)

Marginal cost ( thiệt hại mà Mỹ sẽ bị tổn thất nếu chiếm đống Kosovo): sự thù địch của Serbia, Russia, China - mỗi quốc gia đều có số dân đông hơn cả Kosovo; hai quốc gia sâu có strategic interests với Mỹ - Mỹ cần sự hợp tác của Nga và China để mà đối phó với Iran (một đất nước có sức ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng ở Iraq - một trong những mục tiêu tầm đầu của chính lược của Mỹ); Trung quốc thì là một trading partner quan trọng của Mỹ

Nhìn vào đây thì có thể thấy rõ là marginal costs cao hơn rất nhiều với marginal benefits --> lý thuyết là Mỹ chiếm động Kosovo là muốn bành trướng thế lực thì rất là yếu kém
 
Theo tôi nghĩ VN không công nhận Kosovo độc lập là đúng,không phải vì ủng hộ Nga và Serbia,mà đơn giản là vì chính chúng ta.Không biết đã từng nghe về chuyện "ba Tây" ở VN chưa.Đó là ba vùng Tây bắc của người Thái;Tây nguyên của người Ê đê,Ba na...;và Tây nam bộ của người Khơ me đều từng đòi ly khai khỏi VN.Nếu chúng ta ủng hộ Kosovo độc lập,thì nếu ba vùng này đòi ly khai ta sẽ không có lý do để phản đối.Xin hỏi các bạn có ai muốn VN bị chia năm xẻ bảy không?Câu trả lời chắc chắn là Không.
 
Ngay cả các nước ủng hộ Kosovo độc lập như Mĩ,Anh,Pháp cũng từng đau đầu khi phải đối mặt với chuyện đòi ly khai.Ở Pháp là vùng đảo Corse và Alsace,Anh thì có vùng Bắc Ai len,còn Mĩ thì có Puerto Rico.Không hiểu các nước này cổ vũ nhiệt tình cho Kosovo ly khai khỏi Serbia,nhưng có chấp nhận cho những vùng lãnh thổ của mình đòi ly khai không nhỉ?Hay là theo kiểu "xét việc mình thì sáng,xét việc người thì quáng".
 
nếu nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của người quản trị quốc gia , và đặt sự toàn vẹn lãnh thổ của chính mình lên làm mối quan tâm trên hết , thì Việt Nam , Trung Quốc , hay Nga cũng sẽ có cùng một phản ứng , điều này là dễ hiểu .

Tuy nhiên , bây giờ nhìn lại vấn đề dưới góc độ nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc , các sắc tộc , thì sao ? Chuyện này sẽ nằm trong phạm trù : chính sách của một quốc gia trung ương tập quyền đối với các sắc dân thiểu số , vốn có sự khác biệt văn hóa và phải chịu đựng những bất công đã tích tụ , chồng chất quá lâu trong lịch sử mà không được giải quyết. Điều nguy hiểm nhất mà nếu nhìn nhận dưới con mắt của các sắc dân thiểu số này , không ai có thể chấp nhận được , đó là : những nỗ lực đồng hóa về văn hóa, ngôn ngữ và giống nòi (thường dựa trên bạo lực) của chính quyền thuộc sắc dân đa số, và những sự lấn át về đất đai cư trú , về quyền lợi kinh tế , xã hội. Đấy là còn chưa nói gì tới những vấn đề có vẻ cao xa hơn là : cán bộ cầm quyền tại địa phương toàn là người thuộc sắc dân đa số , hay chuyện bị hạn chế các sinh hoạt tín ngưỡng , tôn giáo của người thiểu số ...

Đây là cái nhìn đứng về phía quyền lợi chính đáng , và sự công bằng cần có đối với những sắc dân thiểu số trong một quốc gia , chứ không nhất thiết cứ phải gán ghép cho nó một sự liên hệ , xúi giục nào của các thế lực này nọ (Phương Tây chẳng hạn), bởi vì đó là cái nhìn rất thiếu lương thiện , và mang tính chất "đánh lạc hướng" (misleading).

Đây không những là vấn đề của Serbia (Nam Tư) , mà là của Trung Quốc (Tây Tạng) , Việt Nam (Tây nguyên) , Nga, Thổ Nhĩ Kỳ (người Kurd), miền Nam Thái Lan (mấy ví dụ nổi nhất hiện nay).

Dựa trên cách nhìn nhận vấn đề như thế để thấy rằng, nếu những bất công còn tiếp diễn, thì chuyện đòi li khai lãnh thổ sẽ còn là yếu tố bất ổn thường trực. Và nếu người thuộc các sắc dân đa số chỉ có lên gân mà hô hào bảo vệ toàn vẹn, thống nhất thì sẽ chẳng giải quyết được gì , và cái mà họ nhận được sẽ là sự căm thù được nối dài ra , của các sắc dân thiểu số .


Một diễn tiến mới đây mà tôi cho rằng thế giới nên học tập , đó là hành động xin lỗi công khai những người dân bản địa Úc Đại Lợi , của chính phủ mới ở nước này . Dù đã là quá muộn , và những đau thương mất mát người da trắng gây ra đối với người dân bản địa trong những thập niên trước đây là không thể bù đắp lại được, nhưng có vẫn cón hơn không , và ít nhất , nó hứa hẹn một thời kỳ mới , với những lối hành xử nhân đạo hơn, và người ta đều hi vọng đó sẽ không chỉ là những lời hứa suông, hay những thủ đoạn chính trị để mị dân.

PS : Chuyện ở Tây Nguyên Việt Nam thì đã có hơn 50 năm nay rồi , nó không phải là sự xúi giục của các thế lực phản động , chống phá nào từ hải ngoại , mà phát sinh chính là từ sự bất mãn của đồng bào các sắc dân thiểu số đối với chính sách phân biệt đối xử , di dân ồ ạt của các chính quyền người Kinh (cả chính quyền VNCH trước đây và chính quyền bây giờ).
Cũng từ đó mà có các phong trào vũ trang đòi độc lập cho Tây Nguyên trước đây , như FULRO (thời VNCH) , hay cả các vụ biểu tình hồi 2001 .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
PS : Chuyện ở Tây Nguyên Việt Nam thì đã có hơn 50 năm nay rồi , nó không phải là sự xúi giục của các thế lực phản động , chống phá nào từ hải ngoại , mà phát sinh chính là từ sự bất mãn của đồng bào các sắc dân thiểu số đối với chính sách phân biệt đối xử , di dân ồ ạt của các chính quyền người Kinh (cả chính quyền VNCH trước đây và chính quyền bây giờ).
Cũng từ đó mà có các phong trào vũ trang đòi độc lập cho Tây Nguyên trước đây , như FULRO (thời VNCH) , hay cả các vụ biểu tình hồi 2001 .

Cái này hồi trước cô giáo có giảng cho em là do nhiều người dân tộc trên Tây Nguyên do dân trí thấp, không chịu làm lụng=>đói nghèo. Thế là họ bán đất cho Kinh để lấy tiền, rồi có những kẻ "phản động" tới bảo với họ rằng "Bọn Kinh nó lên cướp đất của bọn mày đấy, giờ bọn nó sống sung sướng còn mày nghèo thế này.v.v..". Thế nên em thấy ở VN người ta bất mãn không chưa chắc vì "chính sách phân biệt đối xử"(có ghi ở đâu trong luật nhỉ:-/) mà là do dân trí thôi. Hồi trước có lần em đi nghỉ mát qua bản làng của người dân tộc thiểu số, em thấy họ thật sự rất thân thiện với người Kinh; hơn nữa em thấy ở đó còn quá lạc hậu, không hiểu họ "đòi ly khai" thế nào.

Về việc Kosovo đòi li khai, em thấy đây là có thể gây ra một tiền lệ nguy hiểm dẫn tới phân chia lại thế giới như hồi thế chiến 28-X:
 
đó là cái nhìn tôi cho là lệch lạc và nó có thể được truyền đạt tự trên xuống , nếu bạn có thời giở tìm đọc thêm , tôi sẽ gửi cho bạn qua PM một bài viết 4 chương nghiên cứu về lịch sử chung sống và hòa nhập khó khăn của người Thượng Tây Nguyên vào cộng đồng người Kinh .
 
Tuy nhiên , bây giờ nhìn lại vấn đề dưới góc độ nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc , các sắc tộc , thì sao ? Chuyện này sẽ nằm trong phạm trù : chính sách của một quốc gia trung ương tập quyền đối với các sắc dân thiểu số , vốn có sự khác biệt văn hóa và phải chịu đựng những bất công đã tích tụ , chồng chất quá lâu trong lịch sử mà không được giải quyết. Điều nguy hiểm nhất mà nếu nhìn nhận dưới con mắt của các sắc dân thiểu số này , không ai có thể chấp nhận được , đó là : những nỗ lực đồng hóa về văn hóa, ngôn ngữ và giống nòi (thường dựa trên bạo lực) của chính quyền thuộc sắc dân đa số, và những sự lấn át về đất đai cư trú , về quyền lợi kinh tế , xã hội. Đấy là còn chưa nói gì tới những vấn đề có vẻ cao xa hơn là : cán bộ cầm quyền tại địa phương toàn là người thuộc sắc dân đa số , hay chuyện bị hạn chế các sinh hoạt tín ngưỡng , tôn giáo của người thiểu số ...
Đây là cái nhìn đứng về phía quyền lợi chính đáng , và sự công bằng cần có đối với những sắc dân thiểu số trong một quốc gia , chứ không nhất thiết cứ phải gán ghép cho nó một sự liên hệ , xúi giục nào của các thế lực này nọ (Phương Tây chẳng hạn), bởi vì đó là cái nhìn rất thiếu lương thiện , và mang tính chất "đánh lạc hướng" (misleading).
Bạn nói không sai nhưng cũng không thể là đúng hoàn toàn.Đành rằng vẫn còn sự chênh lệch về trình độ,về kinh tế giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ;vẫn còn đây đó chuyện đối xử thiếu công bằng giữa người Kinh
và đồng bào ngươì dân tộc.Nhưng nên nhớ rằng Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến đời sống người dân tộc thiểu số,không biết bạn đã đến Tây Nguyên chưa mà dám kết luận rằng người dân Tây Nguyên bị chính quyền chèn ép.Riêng tôi đã từng đến Tây Nguyên và có may mắn được ở cùng với người Ê đê ở bản Đôn vài ngày,tôi thấy rằng cuộc sống của đồng bào dân tộc dù còn khó khăn nhưng đã tiến bộ hơn trước rất nhiều.Bạn có tin không khi bây giờ hầu như nhà nào cũng có tivi,xe máy,một thứ mà chỉ mươi năm trước là thứ hàng xa xỉ mà họ không dám mơ đến.Còn về tôn giáo ư,hãy đến đây và xem những nhà thờ giáo đường ở đây có thua kém ở HN hay SG không,hãy xem vào ngày thứ bảy,chủ nhật có bao nhiêu người đến làm lễ cầu nguyện.Rồi những nhà máy thủy điện được xây dựng hàng loạt ở đây,liệu nó chỉ phục vụ cho người Kinh mà người dân tộc thiểu số không được hưởng lợi không.
Cứ giả sử,chỉ giả sử thôi,Tây Nguyên được độc lập thì họ có đủ khả năng làm được những điều như hiện nay không?Bạn nên đến một lần rồi hãy nhận xét,mọi tài liệu nghiên cứu chỉ là tham khảo không thể bằng 1 chuyến đi thực tế.
Còn về nhân quyền và quyền tự quyết,bạn nên nhớ rằng quyền tách ra hay nhập vào của một vùng đất,một dân tộc không được ảnh hưởng đến dân tộc khác.Nếu như Tây Nguyên,Tây Bắc hay Tây Nam Bộ nếu được độc lập thì họ có đảm bảo quyền lợi cho người Kinh ở đó hay không?Hay khi đã trở thành dân tộc đa số ở quốc gia mới thành lập sẽ quay lại chèn ép dân tộc đã trở thành thiểu số.
Hiện nay ở Kosovo cũng thế,các thủ lĩnh người Anbani ngoài miệng tuyên bố sẽ tôn trọng quyền lợi của người Serbia nhưng thực tế thì có đúng như vậy không còn chờ thời gia trả lời?Nhưng tôi không biết các bạn có biết điều này không,ngay từ khi còn đấu tranh đòi ly khai cho Kosovo,tổ chức quân sự của người Anbani KLA cũng đã tổ chức những vụ tấn công tàn sát người Serbiavà ngay cả người Anbani ôn hoà không ủng hộ chúng.Điều này đã được những quốc gia phương Tây giấu nhẹm và tìm cách trút hết tội cho chính quyền Milosevic.Sự thật chỉ phơi bày khi một số nhà báo,tổ chức nhân quyền điều tra độc lập.Tôi nói để các bạn thấy rõ sự thật về chuyện độc lập ở Kosovo,để mà đừng viện dẫn nhân quyền hay quyền tự quyết để biện hộ cho hành động gây chia rẽ sắc tộc quốc gia.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Phước : lý luận của bạn đúng nhưng mình e bạn chưa hiểu ý của mình khi đưa ra những ví dụ như vậy. Ý thứ nhất mình muốn nói là : chân lý của mỗi người khác nhau, có cái mình cho là đúng là lẽ phải nhưng người khác sẽ không thấy thế. Nhân quyền của Mỹ so với nhân quyền của VN của NT hay của Iraq nó khác nhau nhiều lắm. Nhưng chỉ có Mỹ mới có lực để áp đặt tư tưởng của mình lên nước khác và họ cũng chọn lọc rất kỹ các nước để "áp đặt tư tưởng". NT có vô nhân đạo thật thì cũng không xấu hơn Nga, TQ, hay Israel. Đó là ý thứ hai của mình. Bạn ( nói chung chứ không chỉ Phước nhé ) ném bomb giết thường dân Serb để cứu (???) người Albany, chả ai nói bạn sai là vì bạn có bomb và mọi người ai cũng có cái để bị ném :(. Một ý nhỏ của bạn sai, mình xin sửa; Milosevic luôn được coi là Anh Hùng dân tộc ở Serbia. Điều này cũng dễ hiểu giống như Lý Thường Kiệt của mình đánh Ung Châu giết sạch dân chúng 5 vạn người nhà Tống nhưng có mấy ai trách ông đâu :).

Việc VN ủng hộ hay chống Kosovo độc lập không đơn giản dù ta có cái Tây Nguyên giống Kosovo. Thứ nhất là phải xem xu hướng chung, nếu chả có ma nào chống mình đi chống là dở (Nga và TQ chắc sẽ chống nhưng họ có thể đi đêm, trao đổi với Mỹ). Thứ hai, nếu biết chắc Kosovo sẽ độc lập thì chống được ích gì không ? Được mỗi cái lợi là thân thiện với TQ (có khi bác ấy vui bác ấy cho TH-HS lại), Nga mà chống Mỹ. Nhưng chống Mỹ cũng chả hay ho gì. Giả sử anh Bush bảo năm ngoái dân tớ làm phần mềm trúng to có dư 1 tỷ đô muốn xây cho bạn vài cái cầu, cho sinh viên nước bạn sang học, bạn không thích bạn chơi với TQ, tớ nhiều tiền chả biết làm gì tớ cho mấy người Tây Nguyên nước bạn mua ít "pháo hoa" về chơi. (Note : nếu ai nghĩ Mỹ quan tâm đến nhân quyền, đến quyền lợi thực sự của người thiểu số thì giải thích cho mình hiểu tại sao họ không cho chính phủ mình tiền mua pháo và xây cầu, xây trường học trên Tây Nguyên nhá). Trong khi đó nếu mình bảo Mỹ, này, tớ sẽ ủng hộ Kosovo, bạn quên cái vụ Tây Nguyên đi, thế có lợi hơn không ?
Làm thành viên Hội Đồng Bảo An, bóng trong chân nhưng không phải cứ đá bừa là được, đá vào gôn mình lúc nào không biết. Cái khó của nước yếu là vậy. Thế giới chính trị là một đống các quan hệ bùng nhùng, tớ chả tin nếu việc Kosovo được đưa ra Liên Hiệp Quốc cho các nước bầu, các nước sẽ bầu theo dựa trên lý lẽ ai đúng ai sai mà sẽ là "bầu cho ấy thì tớ được gì".
 
Back
Bên trên