Kinh tế là gì

NguyễnTuấnTú
(GaNuong)

New Member
:-?? anh chị thông cảm cho em
em ko phải muốn đùa cợt mà là thực sự ko rõ về cái môn mà mình sẽ quyết định đi du học này.
EM rất thích tiền!!!!!!
em rất thích những bài học trong poor dad rich dad
nhưng em thực sự ko hiểu ngân hàng khác gì tài chính khác gì chứng khoán??
BA,MBA??
anh chị ,bạn nào có thể cho biết những ưu điểm ,khuyết điểm của từng ngành được ko?
:-?? thực sự 2 năm nữa mới phải chọn uni chuyên ngành ,bi h qua US chỉ học high school.
nhưng em thật sự chưa rõ về cái ngành kiếm tiền này:-<
mong mọi người tận tâm giúp đỡ/
em là bạn của thằng chuyên pháp này.tại thấy đây là vấn đề quan trọng mà chờ mail activation lâu quá
nên xài tạm .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kinh tế thì rộng mênh mông, biết con người tính cách của em thế nào mà khuyên ngành phù hợp :-?? em học giỏi bất kỳ chuyên ngành nào về sau đi làm đều kiếm ra tiền hết, còn nếu muốn trở thành ông chủ tự kinh doanh thì phải có kiến thức tổng hợp của rất nhiều chuyên ngành kinh tế. Cứ bình tĩnh học dần dần, rồi đi làm tích lũy kinh nghiệm thêm em à.

Tài chính là một khái niệm rộng bao gồm trong nó các chuyên ngành về ngân hàng, kế toán, đầu tư tài chính, kinh doanh tài chính (tiền tệ, chứng khoán, vàng...), v.v... hiểu nôm na là về cách quản lý tiền, kinh doanh tiền (hoặc giấy tờ có giá), đầu tư tiền...tất tật liên quan đến tiền.

BA là chữ viết tắt của cử nhân ngành xã hội/nghệ thuật trong đó có kinh tế (tốt nghiệp đại học), MBA là chữ viết tắt của thạc sĩ quản trị kinh doanh (tốt nghiệp cao học nghĩa là trên đại học).

Có những chuyên ngành phụ thuộc nhiều vào tính cách của mình, ví dụ em muốn học kế toán để trở thành kế toán viên hay kế toán trưởng thì em phải rất cẩn thận, yêu thích các con số, chịu được việc ngồi một chỗ và trí nhớ cũng phải tốt nữa. Hoặc nếu em muốn học về thị trường tài chính trong đó có chứng khoán thì đòi hỏi em phải rất thông minh, nhanh nhạy, khả năng phân tích, phán đoán tốt. Em muốn học về Marketing thì em phải năng động, sáng tạo, nhiều ý tưởng, v.v...

Tóm lại là em có 2 năm nữa để khám phá về các chuyên ngành bằng cách đọc thêm tài liệu, ít ra là có một chút khái niệm trong đầu để xem mình phù hợp với ngành nào, có yêu thích hay không. Sau đó nhờ bố mẹ hay những người nào có kinh nghiệm mà lại hiểu rõ về em tư vấn thêm cho em. Việc định hướng là rất quan trọng vì nó liên quan đến tương lai của em sau này. Nhiều bạn chỉ vì nghe theo bố mẹ mà không cân nhắc đến khả năng, tính cách cũng như sự yêu thích của bản thân mà khiến việc học đại học trở thành cực hình. Cuối cùng chẳng thu được kiến thức bổ ích nào cho công việc mai sau.

Chúc em học tốt và luôn có một ước mơ để theo đuổi đến cùng!
 
anh mới học năm đầu đai học nên chưa rõ lắm , nhưng em thích tiền thì có lẽ nền học về mấy ngành kiểu như tài chính , chứng khoán , ngân hàng ^^
Còn nói về môn kinh tế thì quá rộng , ví dụ như bản thân anh thì thích những ngành học liên quan đến quản lý , hoạch định chính sách vĩ mô về kinh tế (thường là làm cho nhà nước).
Còn nếu như các bài học trong Rich dad poor dad thì có lẽ nó có ích hơn cho việc KINH DOANH , chứ ko hẳn là KINH TẾ, tức là làm cho một doanh nghiệp nào đó , hoặc chính bản thân em làm chủ doanh nghiệp .
Anh thì quen cách phân chia : KINH TẾ và KINH DOANH như vậy , nên có thể sẽ rõ hơn phần nào khi chọn ngành học .
 
^^
em post bài mà thật sự cũng ko trông mong nhiều lắm
nhưng anh chị đã có lòng thì may quá
nghe chị Nga và anh Bách kể ,gọi là anh chị cho trẻ được ko ạ^^,em thấy mình thích hợp để học về thị trường tài chính hơn.
ngồi 1 chỗ hoặc sự năng động ko phải là khả năng của em,ngoài đó ra còn những ngành nào khác và yêu cầu ra sao ko ạ?
Em thật sự thích làm 1 cái gì đó có nhiều thách thức,phải đối đầu,đi lại nhiều nơi,làm quen với nhiều người cùng chí hướng ,đặc biệt là đụng đến đồng tiền.
Tính em vốn thế chứ ko phải tuổi trẻ bốc đồng đâu ạ.
:D
cám ơn anh và chị nhiều nhiều lắm
phân tích tài chính dịch ra tiếng anh sẽ là?
anh chị có thể comment cho em vài quyền nào nói rõ về chuyên ngành này hơn ko?
nếu là trang web thì cũng tốt lắm rùi
chỉ là với người mới học 2 năm eng như em thì tiếng anh cũng đang là vấn đề ko nhỏ XD
 
Thực ra động đến công việc kinh doanh là luôn đòi hỏi phải năng động rồi. Em nói là "thích làm 1 cái gì đó có nhiều thách thức, phải đối đầu, đi lại nhiều nơi, làm quen với nhiều người cùng chí hướng, đặc biệt là đụng đến đồng tiền" thì có thể làm sales (bán hàng) cũng được. Suốt ngày phải lo kiếm tiền về cho doanh nghiệp. Làm tốt sales là cả một nghệ thuật của nó đấy chứ không đơn giản như bán mớ rau ngoài chợ đâu. Còn nếu em thích tài chính thì cứ tìm hiểu xem.

Phân tích tài chính là "Financial Analysis", em cứ google sẽ ra rất nhiều.
 
em thích những ngành nghề năng động như thế thì quá giỏi rồi còn gì !
Tuổi trẻ VN cần phải như thế , tiếc rằng tính anh ngại phải tiếp xúc , va chạm ...
 
Kinh tế cho bạn phương pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả (có thể là khả năng hay thời gian của cá nhân, cũng có thể là nguồn lực của toàn XH) nhằm tối ưu hóa lợi ích giữa các bên. Người học Kinh tế cũng có thể làm nhiều ngành như nghiên cứu, chính trị, quản lí, lập mô hình, dự đoán Kinh tế cho các ngân hàng, quĩ tài chính, vai trò cũng rất lớn sau khi VN gia nhập WTO. Lí do tôi chọn học kinh tế là vì tôi khá trong việc nghiên cứu, tranh luận nhiều chiều và ươc mơ đóng góp khả năng giúp Việt Nam quản lí và nâng cao hơn nền kinh tế, để không còn nhìn thấy cảnh nghèo những người quanh tôi. Làm nhà Kinh tế không nhất thiết phải ngồi tại chỗ, việc nắm bắt thông tin nói chung cũng vẫn quan trọng, bởi đây là môn học Xh, nghiên cứu hành vi con người và lí thuyết muốn biêt đúng sai hay không thì phải đi thực tế.

Vì tôi học Kinh tế nên giả sử nếu phải phủ nhận vai trò của Kinh doanh thì xin nêu ra vài điểm.
-Kinh doanh mang tính công cụ (cái này thấy mấy anh ở Cambridge nói cũng đúng) để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
-Kinh doanh là sự lấy từ chuyển đổi lợi ích từ kẻ yếu sang kẻ mạnh, làm kẻ mạnh sẽ càng mạnh. No one can be better off if there is no one worse off.
-Kinh doanh là liên tục thay đổi vì chỉ dựa trên những cái nhạy bén tại một vài thời điểm, chỉ là cái nhìn ngắn hạn.
-Kinh doanh khiến cuộc sống doanh nhân muốn thành công phải stress rất nhiều, thời gian hưởng thụ luôn ngày một ngắn. Bởi vì khi đã đạt được một mục tiêu, doanh nhân lại phải lo giành giữ nó và lo làm làm thêm được cái mới. Áp lực công việc và ít thời gian cho bản thân và gia đình làm giảm ý nghĩa của việc kiếm tiền.
-Không có kinh tế, kinh doanh chỉ là một chiến trường hỗn độn, mọi người chỉ lo tối đa lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích chung, chiếc bánh chia đã khó mà lại còn bị làm bé thêm đi.
....
Đó chỉ là một vài lập luận thử nghiệm của tôi, bạn nào có ý kiến xin cứ góp ý. Chúc bạn chọn được môn học phù hợp sở thích và khả năng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tuyệt , bạn Minh nói gần hết tớ về kinh doanh rồi đấy , chỉ có điều , luận điểm này
Kinh doanh là sự lấy từ chuyển đổi lợi ích từ kẻ yếu sang kẻ mạnh, làm kẻ mạnh sẽ càng mạnh. No one can be better off if there is no one worse off
thì lại có vẻ hơi ... nói thế nào nhỉ , tức là nó hơi mang cái hơi hướng của chủ nghĩa bài thương nghiệp , bài CNTB đã từng rất thịnh hành trong dư luận cánh tả trước đây . Trong khi nước ta đang chuyển đổi sang cái mới , vai trò của kinh doanh được đề cao thì ý tưởng này có lẽ ko được tích cực cho lắm .
Tớ thích học kinh tế vĩ mô hơn là làm business , nhưng vẫn thấy cái ý này nó thế nào ý !
 
Thực ra cả Bách và Minh đều đúng, chỉ cần bổ sung 1 ý nữa là 2 lập luận sẽ ko đối lập nhau. Kinh doanh là một loại hàng hóa có positive externalities. Nghĩa là 1 người kinh doanh thực chất chỉ nhằm thu về lợi ích cho mình nhưng hành động kinh doang đó lại mang lại lợi ích cho xã hội dù lợi ích xã hội ko phải là mục tiêu của anh ta.
Một ví dụ đơn giản là kinh doanh là động lực dẫn đến những phát minh. Vì phải cạnh tranh với nhau, vì phải nuôi sống gia đình và những đứa trẻ, những người kinh doang luôn tìm cách sản xuất với giá thành thấp hơn, nghĩ ra những phương thức quản lý nguồn vốn mới, những sản phẩm mới. Ý tưởng của họ sẽ được nhân rộng ra toàn xã hội, năng xuất lao động tăng lên.
 
Cám ơn anh chị rất nhiều.
Nhìn tên 2 anh Minh và Bách mà ngạc nhiên,hơn em có 2 tuổi mà hiểu biết của 2 người cũng khiến em phải bắt đầu quan tâm hơn đến nghề nghiệp tương lai của mình ngay bây h.
Chị Nga,em ko được nhanh nhạy,nói chuyện ko thật sự biết cách lấy lòng người khác,xem ra khó có thể cạnh tranh với người khác trong ngành sales này :p
:-/ mà 4 bài dưới cùng em ko hiểu lắm đây có phải là triết học ko ạ?? :O
 
em quá khen rồi , anh Ngọc Minh hiểu biết nhiều chứ anh chẳng biết gì đâu , cũng vì nhiều lí do lắm :thứ nhất ko chịu tập trung vào chuyên môn ^^ , với lại anh có một cái thiệt thòi quá lớn so với các bạn được du học từ khi còn chưa học hết lớp 12 ở VN như em . Đó là ở bên VN mình , môn kinh tế ko hề có trong chương trình học phổ thông , cho nên , dù thích lắm thì cũng chỉ được học khi lên đại học thôi .
Em có một cái lợi thế rõ ràng như thế so với những bạn phải học ở trong nước như anh . Cho nên , hãy tận dụng lợi thế đó ngay từ đầu .
Chúc em thành công !

Mà em bảo triết học gì cơ ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin đươc thêm với anh Trần Minh, hành vi kinh doanh dẫn có thể dẫn đế cả positive cũng như negative externality. Việc liệu có đạt được đến trường hợp cả 2 bên đều được lợi hay không phụ thuộc nhiều vào hành vi của mỗi cá nhân. Bạn nào có biết chút Game theory (mình mới đọc được có 1 tuần trước) thì sẽ thấy có những trường hợp mà do cư xử một riêng rẽ mà dẫn đến không bên nào đạt được lợi ích tối ưu cả. Đơn giản thì đem chuyện xây cầu từ bờ A đến bờ B, một cá nhân doanh nghiệp thì thấy không có lợi cho bản thân, lại không có được sự thống nhất giữa các doanh nghiệp khác, không ai riêng rẽ tham gia xây dựng dự án chính phủ khuyến khích. Mà tiền đề để doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh, tăng lãi trong tương lai là cây cầu. Kết quả là không tiền đề nào có thể xuất hiện. Người dân không được lợi cho việc đi lại, cá nhân doanh nghiệp chậm tiến và chính phủ tốn thêm ngân sách cho viêc tự xây cầu.

Còn về điểm no one better off .... any one worse off bạn Bách có thể tham khảo thêm Pareto efficiency. Xin lỗi khi xếp lẫn lộn vấn đề của market failures với cả Distribution of income ở đây. Về Distribution of income, đại ý của tôi không phải bài Chủ nghĩa tư bản, luận điểm của tôi là làm sao làm sao để đạt được tỉ lệ phân chia resource phù hợp, không để người giàu quá lạm dụng cái quyền lực và tài nguyên để kìm hãm sự làm giàu cho XH của người khác. Cũng tiến hành biện pháp phù hợp để doanh nhân, người có kĩ năng vượt không giảm đi nguyện vọng thăng tiến và làm giàu (motive). Theo tôi, rõ ràng cần phải trả cho người làm tốt hơn tiền lương cao hơn người thiếu năng lực, thậm chí cần có đào thải.

Điểm cuối cùng, kiến thức của tôi còn rất hạn chế, có thể hơn nhiều người trong diễn đàn nhưng kém hơn cũng rất nhiều ng` khác. Tôi thữa nhận khuyết điểm của mình là nhận ra tầm quan trong của việc chuyên cần hơi muộn. Bằng chứng là mới tập trung cao độ học Kinh tế chắc đầu tháng 8 vừa rồi, không hơn các bạn ở VN là mấy và nhận thấy còn thua xa các bạn Vn bên này thi vào Cambridge. Thế nên tôi đang cố gắng đuổi kịp mọi ng`.
 
Đồng ý với Ngọc Minh là hành vi kinh doanh có thể dẫn đến negative externalities nhưng game theory thuộc về strategic behaviors, ko phải externality. Không nên nhầm lẫn.
 
Em thì chỉ hiểu kinh tế là ngành bao gồm sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng sản phẩm hay các của cải khác...
Nó quan trọng vì nó làm ra của cải vật chất cho con người, chưa nói đến chuyện làm giàu cho ai đó.
Đúng theo cái tên kinh tế mà người Nhật dịch từ chữ "economic" ra.
Kinh tế là ngành "kinh bang tế thế".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chết! Em định viết luân chuyển nhưng mà thế là sai nghĩa nên sửa vội ra lưu hành.:))
Cảm ơn anh.:D
-------------

Kinh tế hình như là ghép từ "oikos" với "nomos", tiếng Hy Lạp nghĩa là "quản lý gia đình" thì phải.
Người ta ví kinh tế như bàn tay vô hình mà.:D
 
ko phải người ta ví " kinh tế " với bàn tay vô hình (invisible hand theo cách dùng của Adam Smiths) mà là dùng cách so sánh đó cho "thị trường" , mà tính chất của thị trường (nếu hiểu theo nghĩa thuàn túy) là anarchism (vô chính phủ) : ý tưởng ở đây rất rõ , đó là thị trường có khả năng tự điều tiết để cung và cầu về hàng hóa dịch vụ dần dần đạt đến xu hướng cân bằng , giúp phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực khan hiếm , đấy chính là ý nghĩa của chữ "quản lý gia đình" mà Lộc vừa nhắc tới . Điều này có thể suy ngay ra thực tế, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nào của nhà nước như kiểu nước ta trước đây thất bại vì nhà nước đã "trói" cái bàn tay vô hình đó lại khiến cho nó ko thể thực hiện được nhiệm vụ của mình . Ngoài ra , một biểu hiện khác của " bàn tay vô hình" này chính là : tất cả các thành viên tham gia vào nền kinh tế đều có mục tiêu tối đa hóa lợi ích /lợi nhuận của mình , tức là đều bị một cái bàn tay vô hình nào đó dẫn đường. Thế nên , "trade can make everyone better off" .
Tất nhiên , ở đây chưa xét gì đến chuyện "bàn tay vô hình" đó có phân phối một cách công bằng hay ko . Lúc ấy thì lại phải có sự can thiệp của nhà nước ...

Đây chỉ là những cái rất sơ đẳng trong kinh tế thôi , nên tiện thể anh đang buôn ngủ lên đây bốc phét tí cho vui ^^
 
Em đi học Kinh Dịch ông thày bảo ở đâu cũng có âm dương, trong kinh tế cũng thế: Cung và cầu.
Cái cầu là dương, nó động, thúc đẩy và là mục đích của cái cung.
Cái cung là âm, phụ thuộc nhưng cũng ảnh hưởng ngược trở lại cái cầu.
 
@ anh Trần Minh: Đồng ý với anh là trong phân mục kinh tế, không thể đánh đồng Game theory với externalities được. Cá nhân em mới chính thức đọc về Game theory 1 tuần tuy nhiên em nghĩ là có nhiều ứng dụng của nghiên cứu hành vi có thể giải quyết externalities cũng như các market failures khác. Ý em là những kiến thức được nghiên cứu trong Kinh t ế rất hữu ích trong việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và hiêuh quả. Hỏi lại anh, vậy Game theory phục vụ cho mục đích gì ah?
Hỏi nốt câu này thôi, vì thấy hơi lạc đề rồi, bạn Tuấn Tú hỏi Kinh tế là gì cơ mà :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
EM rất thích tiền!!!!!!
Mình thấy câu hỏi của bạn của bạn Tuấn Tú ko hợp cho lắm, cái bạn của bạn Tú cần hỏi là ngành kinh doanh (business) chứ ko phải kinh tế (economics)

.Theo em,trong giáo dục,kinh tế là 1 môn khoa học xã hội,nghiên cứu về sự sản xuất,phân phối,tiêu thụ của các nguồn tài nguyên.
.Mục đích của kinh tế là làm thế nào phân phối các nguồn tài nguyên hiệu quả nhất.
.Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia.
.Thông thường kinh tế đc chia làm 2 phần:vi mô và vĩ mô.
.Các nền kinh tế đc chia làm 3 loại:kinh tế thị trường,kinh tế tập trung và kinh tế hỗn hợp giữa 2 loại.
.Ko tồn tại 1 nền kinh tế của 1 quốc gia nào hoàn toàn thị trường (pure market economy) mà đc chi phối bởi invisible hand,nhà nước luôn phải tác động lên để quản lí thị trường,giải quyết market failure,VD như taxation & subsidies.

Cho em hỏi anh Bách 1 câu: centrally planned economy (hay command economy) theo anh là "trói" invisible hand làm kinh tế ko phát triển,vậy tại sao trong giai đoạn ngắn giữa 2 cuộc đại chiến thế giới,nước Đức phát xít với nền kinh tế tập trung quân đội,từ đống tro tàn của CTTG I lại phát triển mạnh như vậy,để có thể có 1 nên kinh tế lớn & quân đội cho CTTG II?

Dù sao thì mình rất thích cái câu của Lộc : kinh tế là ngành " kinh bang tế thế "
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên