Kinh tế - Chính trị: Thuyết Ba Đại Diện

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Mười ba năm dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã tiến rất xa trên con đường phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới và phần nào cả về cải tổ chính trị.

Về mặt lý luận, thuyết Ba Đại Diện, một mặt là sự nối tiếp đường lối mở cửa của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình nhưng mặt khác cũng đánh dấu việc đảng Cộng sản Trung Quốc bỏ lại đằng sau thuyết đấu tranh giai cấp để nêu cao chủ nghĩa quốc gia Trung Hoa.

Phải mất hơn 10 năm cầm quyền, ông Giang Trạch Dân mới đưa ra thuyết này trong một hoàn cảnh khiêm tốn. Ngày 25.12.2000 ông phát biểu về đề tài này trước cán bộ cấp xã và huyện ở tỉnh Quảng Đông, chính thức là để tổng kết phong trào Nói chuyện về Học tập, Chính trị và Tính Chính đáng, một phong trào đẩy mạnh tự phê do ông Tăng Khánh Hồng, một người thân cận của ông Giang, tung ra năm 1999.

Nhưng thuyết Ba Đại Diện đã vượt xa mức độ của một bài phát biểu chưa tới một giờ đồng hồ và phần nào trở thành nền tảng cho hệ thống lý luận thời kỳ Giang Trạch Dân.

Theo tiến sỹ Lê Văn Sang, tổng biên tập tạp chí Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương ở Hà Nội, thuyết này nói rằng: "Đảng Cộng Sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc. Đồng thời đảng này đại diện cho nền văn hóa tiên tiến của Trung Quốc".

Theo tiến sỹ Lê Văn Sang, phần chính về mặt kinh tế của thuyết này là nhằm vào khai thác mọi nguồn lực, đặc biệt là mọi thành phần kinh tế, mọi thành phần ưu tú phát triển xây dựng nền kinh tế Trung Quốc.

Cũng theo tiến sỹ Sang thì "Ở Trung Quốc, người ta chuyển dần sang đại diện cho lợi ích dân tộc ngày càng rõ ràng hơn và vấn đề đấu tranh giai cấp không còn được đặt ra".

Thuyết Ba Đại Diện nhằm củng cố sự lãnh đạo của đảng CSTQ trong hoàn cảnh mới. Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là thuyết Ba Đại Diện bỏ lại đằng sau khái niệm đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác Lê Nin và Mao Trạch Đông.

Việc xác nhận vai trò của mọi thành phần xã hội trong con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc mở đường cho phe cải cách ở nước này đi đến chỗ chấp nhận sự có mặt của tầng lớp doanh thương trong hàng ngũ đảng cộng sản.

Cho doanh nhân vào đảng là điều khiến Trung Quốc đi trước tất cả các nước cộng sản còn lại trên thế giới.

Vì bỏ qua vấn đề đấu tranh giai cấp, thuyết Ba Đại Diện phải hướng đến một chỗ dựa tinh thần khác là chủ nghĩa dân tộc và quốc gia Trung Hoa, một điều không có gì mới về mặt lý luận.

Cũng vì thế còn quá sớm để nói rằng thuyết Ba Đại Diện là một học thuyết chính trị có nhiều tính tư tưởng.

Xét cho cùng, thuyết này chỉ là một chỗ dựa lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc trong một hoàn cảnh mới. Nó chấp nhận hoàn cảnh đó đồng thời duy trì tính liên tục từ các thế hệ lãnh đạo trước ông Giang Trạch Dân với sự nhấn mạnh đến thành quả của thời kỳ Đặng Tiểu Bình.

Cho tới nay, những nhân vật thuộc thế hệ lãnh đạo thứ tư như Hồ Cẩm Đào chưa đóng góp gì mới cho tủ sách lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lý do là vì trong thời gian diễn ra đại hội đảng 16 này thuyết Ba Đại Diện vẫn đóng vai trò kim chỉ nam cho ban lãnh đạo Trung Quốc.

Mặt khác là càng đi xa thời Mao Trạch Đông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cộng sản càng tập trung vào những giải pháp thực tiễn hơn là các lý thuyết chính trị.
 
Thế chú Thành định cho anh em thảo luận về cái gì ở cái post này?:razz:
 
Nếu ko có gì để thảo luận thì tôi và bác Hà thảo luận xem Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân anh nào đẹp trai nhất (j/k)

he he bác Hà bác gần đây nổi tiếng wá? Noel này về phải khao anh em đấy. :D

Nghiêm túc nhá: Thành, phải nói "ông anh" TQ có nhiều điều đáng nể nhỉ? Hôm nọ vừa đọc 1 bài trên An ninh thế giới mô tả ông Giang như 1 con cáo già trong giới chính trị gia thế giới hiện nay. Trong các cuộc "du thuyết " của ông ta sang Đông sang Tây, lên Bắc xuống Nam lần nào cũng làm đối phương bất ngờ mà TQ thì thu lợi lớn. Kinh thật!
 
Anh Trung ơi, em hơi tò mò, mấy vụ sang Đông sang Tây,lên Băc xuống Nam của bác y thế nào mà làm các nước khác bất ngờ mà lại thu lợi cho TQ, anh kể chi tiết vài vụ được ko ạ? Em mù tịt chả biết gì.
 
Quả thục em chẳng thấy có gì phải thảo luôn về bài viết này cả Anh Thành à .
Hầu hết những cơ bản anh đã nêu hết ra rồi còn gì:D :D
 
Trung Quốc đưa ra Thuyết ba đại diện này quả là muộn màng. Muộn màng đối với Việt Nam. Giá mà ông anh Trung Quốc nghĩ ra nó sớm hơn thì đúng là Việt Nam nhiều phen đỡ khổ.
 
Tiểu sử tân tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc - Hu Jintao

Nhân dịp phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc - Hu Jintao chính thức nhậm chức tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, Tân Hoa xã có bài giới thiệu tiểu sử ông Hu.

Ông Hu Jintao sinh tháng 12/1942 tại tỉnh An Huy. Ông gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc tháng 04/1964. Ông tốt nghiệp đại học Thanh Hoa ngành thủy điện.

Hiện tại ông giữ chức vụ: tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phó chủ tịch ủy ban quân ủy trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- 1959 - 1964: ông Hu Jintao là sinh viên ngành thủy điện trường đại học Thanh Hoa.

- 1964 - 1965: làm nghiên cứu sinh và trợ giảng môn chính trị học ngành thủy điện trường đại học Thanh Hoa.

- 1968 - 1969: công tác tại bộ điện lực và tài nguyên nước.

- 1974 - 1975: là thư ký ủy ban xây dựng tỉnh Cam Túc (GPCC)

- 1975 - 1980: phó giám đốc ban quản lý thiết kế GPCC

- 1980 - 1982: phó chủ tịch GPCC và bí thư liên đoàn thanh niên cộng sản tỉnh Cam Túc.

- 1982 - 1984: bí thư ủy ban trung ương liên đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc.

- 1984 - 1985: bí thư thứ nhất ủy ban trung ương liên đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc.

- 1985 - 1988: bí thư ủy ban đảng tỉnh Quế Châu.

- 1988 - 1992: bí thư ủy ban đảng khu tự trị Tây Tạng.

- 1992 - 1993: thành viên ủy ban thường trực thuộc bộ chính trị - ủy ban trung ương CPC.

- 1993 - 1998: thành viên ủy ban thường trực bộ chính trị - ủy ban trung ương CPC, thành viên ban bí thư ủy ban trung ương CPC, chủ tịch đảng nhà trường thuộc ủy ban trung ương CPC.

- 1998 - 1999: thành viên ủy ban thường trực bộ chính trị - ủy ban trung ương CPC, thành viên ban bí thư ủy ban trung ương CPC, phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, chủ tịch đảng nhà trường thuộc ủy ban trung ương CPC.

- 1999 - 2002: thành viên ủy ban thường trực bộ chính trị - ủy ban trung ương CPC, thành viên ban bí thư ủy ban trung ương CPC, phó chủ tịch ủy ban quân uỷ trung ương CPC, phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, chủ tịch đảng nhà trường thuộc ủy ban trung ương CPC.

- 2002: tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, phó chủ tịch ủy ban quân uỷ trung ương CPC, phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, chủ tịch đảng nhà trường thuộc ủy ban trung ương CPC.

Trong buổi lễ nhậm chức tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc hôm nay (15/11), ông Hu tuyên bố, ban lãnh đạo mới CPC sẽ tiếp tục kiên định thực hiện thuyết Ba đại diện, đưa học thuyết này vào cương lĩnh mới của đảng. Tân tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc - Hu Jintao đã giới thiệu những thành viên thuộc ủy ban thường trực bộ chính trị - ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 16.

Theo Tân Hoa xã
 
Ba ông lão: Giang,Chu,Lý đều đẹp trai, ăn đứt ông Hồ này :D , Có ai đồng ý không nào?
:D :D :D ttl2t:mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
 
Ông Lý xấu giai, ông Giang với ông Hồ thì khác gì nhau? Còn ông Chu thì nhìn diều hâu quá :D
 
Đính chính lại: .............ăn đứt ông Hồ Cẩm Đào.
To: Lưu Công Thành
Ông Giang giống con gấu lớn, ông Chu giống con chim phượng(chứ không phải con diều hâu), còn ông Lý thì giống con gấu Trúc :D :D :D
Tóm lại cả 3 ông này đều đẹp trai, ăn đứt ông Hồ Cẩm Đào. :D
:D :D :D ttl2t:mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
 
Back
Bên trên