Kinh doanh ngân hàng

Nguyễn Vân Trang
(Van Trang)

Thành viên danh dự
Theo em được biết, ngân hàng là một hình thức kinh doanh. Cho em hỏi, những hình thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là gì ạ, ở Việt Nam và ở nước ngoài. Em chỉ biết có mỗi cho vay lãi suất, các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, nói chung là rất mập mờ. Có bao giờ ngân hàng đầu tư vào chứng khoán không?
Hic, em nhỏ dại, chẳng hiểu gì, mong các bác chỉ giáo ...:D
 
hehe, bác Tuấn phù đạo ngay ở đây kô được ạ:p. Cho bà con còn nghe nữa chứ:p. hehe
VT: Ngoài các dịch vụ cho các cá nhân như credit cards, loans, investment & unit trusts, insurance, priority and private banking thì còn có dịch vụ cho các công ty như working capital financing, fixed asset financing, trade financing, accounts receivable management, electronic cash management and Internet banking services. Ngoài ra còn có dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho các investor và đầu tư vào các foreign exchange, and interest rates and derivatives. Nói chugn là có khá nhiều cách để kiếm tiền:D
 
Xin mạn phép các anh chị làm ngân hàng để đóng góp ý kiến một chút nhé.
Nói một cách đơn giản, có thể phân các hoạt động chính của ngân hàng thành 3 mảng lớn là:
- Nhận tiền gửi: để cho vay và đầu tư sinh lời
- Tài trợ: gồm có cho vay (có nhiều hình thức cho vay khác nhau), leasing (tạm gọi là dịch vụ cho thuê tài chính), đầu tư trực tiếp như góp vốn vào các công ty, đầu tư chứng khoán...
- Thực hiện theo ủy thác của khách hàng: chẳng hạn như các dịch vụ thanh toán (bằng thẻ tín dụng, T/T...), bảo lãnh, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm, phát hành chứng khoán...

Tất nhiên ngân hàng có đầu tư chứng khoán vừa để thu lợi nhuận, vừa nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng (thanh khoản), chẳng hạn như đầu tư vào trái phiếu kho bạc vì loại này dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết.

Hoạt động của ngân hàng rất nhiều và phong phú, nếu có thời gian, Trang có thể tìm hiểu thêm ở các sách báo. Hoặc nếu hứng thú thì sau khi tốt nghiệp, Trang đăng ký học chuyên ngành Ngân hàng đi, thú vị lắm đấy. :)
 
The Ms. Ha cho em hoi luon voi...
http://www.vneshop.com/qa.php#75

co doan nhu sau:
Thẻ tín dụng:
Áp dụng cho thẻ Visa card và Master card.Nếu lựa chọn phương thức thanh toán này, đề nghị quí khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của chúng tôi, cụ thể như sau:
- Số tài khoản: 3855129
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB Hà Nội.
(Hanoi - Vietnam)
- Chủ tài khoản: Nguyễn Hoàng
Tham khảo: Cách chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam

Hoặc:
Thanh toán trong châu Âu (chi phí thấp)
- Số tài khoản: 087161 Y
- Ngan hang: Credit Lyonnais France
- Agence: Credit Lyonnais Bosquet, Paris, France
- Code Agence: 00441
- Key RIB
: 00091
- Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Huệ Ngân
Thông tin chi tiết

Xin ghi rõ mã số giỏ hàng của bạn trong mục "Lý do chuyển tiền" để tránh nhầm lẫn với các đơn đặt hàng khác.
Binh thuong thi o moi noi em thay tra tien bang Master card dau co them muc phai viet cai thong tin ve Acc nguoi nhan nhi? Chi khai so so voi may cai so cua CC la duoc roi ma.. :-/
 
to thu tra loi cau hoi dau tien cua Van Trang nhe, sai sot o dau mong moi nguoi gop y.
To post bang tieng Anh nhe vi rat nhieu tu minh ko biet tieng Viet minh dich ra la gi, thoi post bang tieng Anh cho do hieu nham
Generally, banking consists of 2 branches: 1) commericial banking and 2)investment banking. In Vietnam, we haven't really got investment banking yet. In fact, Citigroup, HSBC, ING, although internationally, they do operate in ib industry but they haven't really provided ib services in vietnam.
Khach hang cua commercial banks gom co ca individuals va corporations nhung ma commercial bank chi cung cap very basic service cho corporations thoi nen tat nhien tien cung heo hon :D Khach hang cua investment banks chu yeu la corporations hoac extremely wealthy indiviudal nen xien cung rung rinh hon :>
Commerical Banking
Nhu phan lon cac dich vu cac ban da de cap o tren eg take deposits, short-term loans, mortgage, etc
Investment Banking
Typically, an investment bank has 5 main divisions
1. Corporate Finance: generally speaking, they provide advisory services in 3 areas
- Merger and Acquisition: when a corporation wants to enter an M&A deal, they go to an IB for advice eg how much to bid for the target, what's the bidding strategy, whether or not they should enter the deal. The target company can also hire an IB for defending strategy
- Raising capital: when a company wants to raise funds to finance investment, they go to an ib to seek advice on how to raise finance eg issuing equities or bonds or privately place a loan with a bank. Whether to issue bonds or equities depend on many factors eg taxes, current market condition, exisitng capital structure, etc
- Restructuring: when a company is not doing well, again they seek advice from ib on how to get out of trouble
In this division, banks earn money through fees which can be a beautiful sum of money B-)

2. Equities
Equities department generally consists of 3 lines: Sales, Trading and Research
Basically, sales people constantly keep in touch with their clients eg pension funds, investment fund, unit trust, people who have money to invest. The role of sales people is to understand clients' need eg their required risk and return and then advice + persuade clients to whether buy, sell or short stocks.
Once sales people manage to persuade their clients to buy or sell stocks, they pass on the order to traders. The role of the trader is to watch the market to find the best timing for buying or selling stocks. The money the bank makes comes from the bid-ask spread
Research just provides the information on differnt stocks.

3. Fixed Income, Currency and Commodities (FICC)
It consists of the same lines as Equities and functions similarly. The only difference is that Equities cover stocks while FICC covers fixed income eg bonds, then currency and commodities eg oil.
IB makes most of their money in Equities and FICC due to high risk high return.

4. Research
Again, just provide necessary info for other departments

5. Asset Management
Basically you manage portfolio for pension funds, life insurance funds, extremely wealthy individual, etc. You constantly adjust your portfolio as market moves by selling/buying stocks, bonds, currency, etc
Not quite sure how you get paid here? a lump sum amount or royalty? don't know.

All in all, i think investment banks are one of the major vehicles of financial market (along with hedge funds, mutual funds, venture capital funds, etc).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình có một vài ý kiến thêm thế này:
Investment bank ngày nay thực tế là một poweful entity mà thực chất nó là một dạng investment company trong đó các activities của nó thực tế không giới hạn ở 5 categories như Hưng nêu. Bên cạnh 5 categories trên còn có : Venture Capital, financial broker, Portfolio investment, Factoring facility.... và nhiều financial activities khác. Ở Việt Nam thì về mặt lý thuyết là chưa có investment bank nhưng thực tế là nó đã hoạt động khá mạnh ở VN thông qua các local brokers (các công ty financial consulting hay auditing như KPMG, PWC, Grant thorton....etc). Nói chung bàn về vấn đề banking nói riêng và finance nói chung là khá phức tạp mà thực tế trên thế giới cũng hiếm người hiểu hết được (George Soros là một trong số ít người được coi là phù thủy trong thế giới tài chính, ngân hàng). Còn nếu dựa trên sách vở và những kiến thức ở trường thì không thể nào đầy đủ và chính xác vì các kiến thức trên thường rất lý thuyết, máy móc và bảo thủ trong khi đó những hoạt động tài chính, ngân hàng lại rất biến hóa và đôi khi rất bất thường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi anh Minh
Em dong y la the gioi tai chinh rat dynamic. that's why it's so exciting. Dung la hoat dong cua investment bank phong phu vo cung, ko gioi han o 5 category em noi o tren nhung do la 5 category most fundamental.
In fact thi cac cty nhu Grant Thornton, PwC, KPMG, etc hoat dong cua no o VN chu yeu la auditng and tax services thoi chu ah? Em not quite sure about other firms nhung ma pwc thi for sure. In fact, internationally thi firms like pwc, kpmg, etc are professional firms providing services in auditing, tax, corporate finance chu dau co dinh dang gi den broking dau. The nen em doubt it la o vn ho lai lien quan den broking.
Peace ;)
 
Thật ra nếu đi vào phân tích thì không thể nêu ra bất kỳ một chuẩn mực chung nào cho các hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng và tài chính nói chung. Bởi vì ở mỗi nước lại có một đặc trưng riêng và các hoạt động về ngân hàng - tài chính ở các nước là khác nhau, phụ thuộc vào tình hình từng nước. Các tài liệu cũng đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, để phân tích thực tế tại mỗi nước thì vẫn cần phải dựa trên những kiến thức cơ bản chứ, lý thuyết làm cơ sở cho thực tiễn mà. ;) Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng là chưa hoàn chỉnh, các hoạt động còn hạn chế do thực tế thị trường tài chính cũng chưa phát triển thực sự. Mà theo hiểu biết của cá nhân mình thì các công ty như KPMG, PWC... cũng không thực hiện vai trò là brokers hay bất cứ hoạt động nào liên quan đến broking ở Việt Nam, ngay cả ở các nước khác. Hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế. Ngoài ra có một hoạt động phổ biến ở các nước là tư vấn để mua (sáp nhập) công ty, nhưng ở VN cũng không phát triển. Đây là diễn đàn kinh tế, mọi người cứ nêu những hiểu biết của mình để cùng tham khảo nhé. :)
 
Nguyễn Kiên Cường đã viết:
The Ms. Ha cho em hoi luon voi...
http://www.vneshop.com/qa.php#75

co doan nhu sau:

Binh thuong thi o moi noi em thay tra tien bang Master card dau co them muc phai viet cai thong tin ve Acc nguoi nhan nhi? Chi khai so so voi may cai so cua CC la duoc roi ma.. :-/

Chị đã xem qua trang web mà Cường đưa lên. Đó là website quảng cáo về đặt hàng qua mạng và điện thoại đúng không. Nếu thanh toán trực tiếp hoặc bằng chuyển tiền thì không nói làm gì rồi. Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế như Master card hay Visa card thì hoặc là thanh toán trực tiếp tại nơi mua hàng và em sẽ sử dụng thẻ như bình thường vẫn làm. Hoặc là sử dụng thẻ để rút tiền qua ATM thôi, không có hình thức chuyển khoản. Nếu thanh toán cho việc mua hàng qua điện thoại hoặc internet thì cũng không cần biết các thông tin về acc của người nhận mà người nhận sẽ phải biết các thông tin về thẻ của em. Đồng thời để thanh toán được, em sẽ phải thông báo cho ngân hàng về việc thanh toán đó để ngân hàng thực hiện giao dịch giúp em khi bên nhận yêu cầu. Chị nghĩ chắc là website này hướng dẫn không chính xác, mà thường thanh toán với giá trị nhỏ như trong trường hợp này (vài chục USD) bằng Master hay Visa card là điều người ta ít làm. Bây giờ cũng có nhiều trang web đưa ra các dịch vụ đặt hàng nhưng để lừa tiền của người mua, không đáng tin cậy đâu em ạ. Tốt nhất những trường hợp như vậy mình nên thanh toán trực tiếp sau.:)
 
Em dong y la he thong ngan hang moi nuoc rat khac nhau. Bai em post o tren la theo Anglo-saxon model.
Theo em nghe noi thi sap toi mot so ngan hang nuoc ngoai se offer kind of investment bank services in Vietnam. Vi du nhu tu nam 2004, nha nuoc se ko tro gia cho PetroVietnam. Ma moi nguoi biet day, gia dau tren thi ttruong the gioi rat la fluctuate. As an investment bank, Citigroup for instance could come in (and they want to come in) to offer PetroVietnam a future contract. It means that say Citi and PetroVietnam will agree on a fixed rate 200$ for a barrel of oil for 2004. Then if price falls below 200$, Citi has to pay Petrovietnam for the difference. On the other hand, if price rises above 200$, then Citigroup gets the gain. Day la mot vi du cua hoat dong cua mot ngan hang dau tu.
Chi Ha co biet bai viet nao kind of summary development cua financial system o VN ko ah? Em dang tim mot bai just give a brief overview of cac hoat dong cua banks in Vietnam.
Em ko biet cac ngan hang nha nuoc the nao nhung hien gio do regulation cac hoat dong cua ngan hang nuoc ngoai o VN con rat han hep. Em to mo muon biet cac ngan hang nuoc ngoai o VN da reach scope cua ho den dau roi?
Neu chi biet hoac biet mot bai viet nao ve chu de do chi post len nhe
Cam on chi ha
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hức, mấy anh chị chẳng chịu gõ dấu đọc phờ hết cả râu
Cho em hỏi với: thế nào là lạm phát ạ?
em cũng chẳng biết hỏi ở đây có đúng chỗ không, nhưng mấy anh chị cứ giúp em nhé, đều liên quan đên tài chính và kinh tế mà
 
Tran Hoang Van đã viết:
Chi Ha co biet bai viet nao kind of summary development cua financial system o VN ko ah? Em dang tim mot bai just give a brief overview of cac hoat dong cua banks in Vietnam.
Em ko biet cac ngan hang nha nuoc the nao nhung hien gio do regulation cac hoat dong cua ngan hang nuoc ngoai o VN con rat han hep. Em to mo muon biet cac ngan hang nuoc ngoai o VN da reach scope cua ho den dau roi?
Neu chi biet hoac biet mot bai viet nao ve chu de do chi post len nhe
Cam on chi ha

Có vài thông tin chị tìm được, Vân tham khảo xem có dùng được không nhé:

Hệ thống tài chính Việt Nam
Một năm nhìn lại

Một sự kiện nổi bật năm 2000 của hệ thống tài chính Việt Nam là sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK).

Năm qua, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn là lực lượng cấu thành chủ yếu và gánh vác hầu như toàn bộ nhiệm vụ của hệ thống tài chính Việt Nam. Hiện nay, lĩnh vực ngân hàng vẫn đang tiếp tục phát triển và được lành mạnh hóa để tăng cường sức mạnh nhằm đối mặt với những thách thức trong tương lai, khi mà nền kinh tế bước vào một giai đoạn hội nhập thực sự với nền kinh tế thế giới.

Tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhờ chương trình kích cầu của Chính phủ và việc tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Các NHTM quốc doanh vẫn chiếm ưu thế về thị phần cho vay. Gần 75% tăng trưởng tín dụng thuộc về 4 NHTM quốc doanh là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; Ngân hàng Ngoại thương. Phần còn lại là thuộc về các ngân hàng ngoài quốc doanh.

Điểm đáng chú ý là tín dụng được mở rộng ra nhiều ra khu vực ngoài quốc doanh và khu vực nông thôn, cho thấy phạm vi phục vụ của hệ thống các NHTM đang mở rộng dần ra toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục được cải tổ, cụ thể như một số NHTM cổ phần yếu kém được sáp nhập hoặc được đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước... Xu hướng sáp nhập và giảm dần số lượng các NHTM cổ phần nhỏ vẫn tiếp tục được tiến hành để tăng sức mạnh và hiệu quả hoạt động, giúp ổn định hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Một sự thay đổi lớn trong năm 2000 là chính sách lãi suất cố định được gỡ bỏ, thay vào đó là áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hơn. Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản và khống chế trần để các NHTM áp dụng..., điều này đã cho phép các NHTM tự chủ hơn trong việc định giá các khoản cho vay một cách linh động tùy theo đặc điểm, mức tín nhiệm của từng khách hàng cụ thể và tình hình thị trường...

Việc thành lập công ty bảo hiểm tiền gửi, chuẩn bị thành lập công ty quản lý tài sản thế chấp vay ngân hàng và ban hành chế độ báo cáo tình hình khách hàng vay của Ngân hàng Nhà nước cũng là những thay đổi mới nhằm tăng cường tính an toàn và hiệu quả cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Việc tạo ra một "sân chơi" công bằng cho các ngân hàng cũng là điểm đáng chú ý. Điển hình là việc xem xét để mở rộng các quy định về huy động tiền đồng Việt Nam đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trong lĩnh vực phi ngân hàng, điểm nổi bật nhất là sự tăng trưởng "chóng mặt" của thị trường bảo hiểm, nhất là các loại hình bảo hiểm liên quan đến đời sống con người. Chính sự phát triển này đã tạo ra các chủ thể đầu tư tiềm năng rất lớn để tham gia vào hệ thống tài chính trong tương lai.

Một sự kiện nổi bật khác nữa của hệ thống tài chính Việt Nam là sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK ra đời mang một ý nghĩa quan trọng, cho thấy quyết tâm tiếp tục cải tổ kinh tế của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn chỉnh và hình thành rõ nét mô hình của hệ khống tài chính Việt Nam.

Bên cạnh hệ thống các ngân hàng thương mại chủ yếu cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế, sự ra đời của TTCK mở thêm một kênh huy động và cung cấp vốn dài hạn. Qua 5 tháng hoạt động, TTCK đã thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng và có thể coi đây thành công bước đầu của TTCK Việt Nam.

Một điều đáng trân trọng là thời gian vận hành thị trường vừa qua đã đem lại dân chúng những bài học kinh nghiệm ban đầu và niềm tin vào sự phát triển của TTCK trong tương lai. Việc chuẩn bị ra đời của thị trường phi tập trung (OTC) cũng là điểm tích cực cho sự phát triển của thị trường vốn trong tương lai.

Như vậy, bên cạnh những thành quả đạt được từ hệ thống ngân hàng sẵn có, có thể nói rằng năm 2000 là năm bắt đầu cho sự hình thành, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài chính Việt Nam, trong đó những thành quả đã đạt được mang đậm tính đặt nền móng.

Thị trường tài chính Việt Nam hiện vẫn còn đang ở dạng tiềm năng, cần phải có nhiều nỗ lực và những bước đột phá hơn nữa để có thể phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
 
Ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng đến Thị trường Chứng khoán ở Việt Nam và một số gợi ý về chính sách

1. Mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động chứng khoán

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch về giấy tờ có giá và các hoạt động đầu tư. Nói chung, thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ (dành cho giấy tờ có giá ngắn hạn) và thị trường vốn (đối với giấy tờ có giá dài hạn). Sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của khu vực tài chính nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật đã làm cho thị trường tiền tệ và thị trường vốn ngày càng gắn chặt với nhau hơn, làm cho gianh giới giữa các hoạt động ngân hàng và hoạt động chứng khoán ngày càng trở lên mờ nhạt. Các ngân hàng không còn chỉ hoạt động trên thị trường tiền tệ mà còn vươn sang cả thị trường vốn nhằm tranh thủ cơ hội kinh doanh và giảm thiểu rủi ro thông qua chiến lược đa dạng hoá hoạt động và đầu tư.

Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều cần phải có vốn (ngắn hạn và dài hạn) để đầu tư cho các mục đích kinh doanh khác nhau. Thông thường nhu cầu vốn ngắn hạn được đáp ứng trên thị trường tiền tệ (chủ yếu bởi các định chế tài chính là các ngân hàng) và nhu cầu vốn dài hạn thị trường đáp ứng thông qua thị trường vốn. Việc lựa chọn kênh huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp được cân nhắc chủ yếu trên một số các tiêu chí sau: (i) Giá vốn/lãi suất (ii) Mức độ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn (iii) Mức độ rủi ro liên quan.

Thành viên tham gia thị trường tiền tệ chủ yếu là các ngân hàng và người vay (tổ chức, cá nhân và chính phủ). Thành viên tham gia TTCK chủ yếu là người trực tiếp sử dụng vốn (tổ chức và chính phủ), nhà đầu tư (tổ chức và cá nhân), ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức môi giới, cung cấp dịch vụ thị trường. Thông thường các ngân hàng, kể cả NHTW không tham gia trực tiếp thị trường cổ phiếu nhưng các động thái và chính sách của nhóm đối tượng này có ảnh hưởng hết sức to lớn đến trạng thái của TTCK. Bởi vì trong một hệ thống tài chính hoạt động thống nhất dựa trên cơ sở thị trường, các luồng vốn chu chuyển và vận động theo những tín hiệu thị trường và trạng thái tâm lý của các thành viên thị trường. Tác động của khu vực ngân hàng đến thị trường vốn trên một số khía cạnh sau:

- Lãi suất/ giá chứng khoán: Giá và lãi suất vận động ngược chỉều nhau;

- Tâm lý dự đoán của thị trường này sinh từ sự thay đổi động thái CSTT của NHTW;

- Mức độ rủi ro (rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý);

- Vốn khả dụng trong hệ thống tài chính (loanable funds);

- Mức độ sôi động trong các phiên giao dịch của thị trường vốn.

2. Thực trạng hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam

Cũng như bối cảnh của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên hướng tới một hệ thống tài chính tự do, an toàn và hiệu quả. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những cải cách và phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Trong vài năm gần đây, nhất là kể từ có Luật các TCTD (năm 1997) và Luật Doanh nghiệp (năm 1999), doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã tiếp cận dễ dàng hơn đối với nguồn tín dụng ngân hàng (55% tín dụng ngân hàng dành cho khu vực tư nhân). Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, hệ thống ngân hàng tỏ ra không đủ năng lực để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn của nền kinh tế, nhất là vốn trung và dài hạn, cho các khu vực khác nhau của nền kinh tế, trong đó khu vực tư nhân đang phát triển rất nhanh và lại luôn "đói vốn". Tuy nhiên, trong mực chừng mực nào đó những cố gắng "buộc" các ngân hàng phải đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế lại đẩy các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.

Để giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp, tháng 7/2000 TTCK tập trung, có tổ chức đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động - Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. Tại Trung tâm cả cổ phiếu và trái phiếu đều được phép giao dịch. Tính đến cuối năm 2002 chỉ có 19 công ty phi ngân hàng (18/19 công ty là các DNNN được cổ phần hoá) niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm với tổng mức vốn hoá (tổng giá trị cổ phiếu) khoảng 165 triệu USD và 39 loại trái phiếu khác nhau. So với các TTCK trong khu vực, TTCK của Việt Nam còn rất non trẻ, có quy mô quá nhỏ bé (Tổng giá trị cổ phiêú của TTCK Hồng Kông 363 tỷ USD, Seoul là 232 tỷ USD, Bangkok là 39 tỷ USD Manila là 14 tỷ USD) và hình thức giao dịch đơn giản. Tổng giá trị cổ phiếu của Trung tâm hiện nay tương đương khoản 0,4% GDP, còn xa so với kế hoạch đề ra là đạt 6,4% vào cuối năm 2005 và 20-25% vào cuối năm 2010

· Hiện tại TTCK mở cửa 5 ngày/tuần và trung bình giá trị mỗi phiên giao dịch đạt khoảng từ 2-4 tỷ đồng. Tham gia hoạt động trên TTCK có 9 công ty chứng khoán và 3 ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo lãnh và có trên 10000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán; 98% các nhà đầu tư trên TTCK là cá nhân, gần 1% là các tổ chức nhưng nắm giữ đến 20-25% cổ phiếu.

· Kể từ năm 2003, giá cổ phiếu niêm yết có thể được phép biến động trong biên độ ­+ 5% so với giá mở cửa tại mỗi phiên giao dịch. Thời gian thanh toán là 3 ngày sau ngày giao dịch. Kể từ khi thành lập, diễn biến TTCK có thể được chia ra làm 2 giai đoạn phát triển:

- Từ 7/2000-6/2001, giá cổ phiếu tăng tịnh tiến, phổ biến ở mức sát trần trong các phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán VNI có lúc đạt tới 456,18 (6/2001)

- Từ 6/2001 - nay, giá cổ phiếu ổn định tạm thời và sau đó là xu hướng giảm liên tục, chỉ số VNI giảm xuống tới 139,64 điểm vào ngày 31/3 & 1/4/03. Đây là giai đoạn không khí hoạt động trên thị trường rất ảm đạm, phần lớn các nhà đầu tư thua lỗ, lo lắng về triển vọng thị trường và giảm niềm tin vào các chứng khoán niêm yết.

Tóm lại, hoạt động huy động vốn qua cổ phần hay TTCK nói chung ở Việt Nam (kể cả phát hành lần đầu ra công chúng IPO; qua Trung tâm giao dịch; qua thị trường phi chính thức OCT, qua hoạt động đầu tư mạo hiểm VC) vẫn còn nhỏ bé so với quy mô của nền kinh tế đang trên đà phát triển. Lượng vốn tín dụng ngân hàng và các hình thức cho vay phi chính thức tiếp tục làm hạn chế phạm vi các hoạt động tài trợ vốn qua TTCK. Sự bất cân đối trong khu vực tài chính có khả năng tạo ra các vấn đề trong tương lai đối với cả khu vực tài chính và doanh nghiệp, nhất là khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng thu hẹp trong tương lai.

Với thực trạng hiện nay, TTCK chưa có tác dụng là kênh huy động và đầu tư vốn có hiệu quả đối với các ngân hàng để giúp các ngân hàng vừa tối ưu hoá lợi nhuận nhờ những cơ hội đầu tư mới trên TTCK và giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá cơ cấu đầu tư.

3. ảnh hưởng của khu vực ngân hàng đến hoạt động thị trường chứng khoán

3.1. Chính sách tiền tệ:

· Tác động đến tính lỏng của thị trường trái phiếu: Hiện nay NHNN đang từng bước thực hiện cơ chế điều hành tiền tệ dựa trên cơ sở thị trường tiền tệ - Nghiệp vụ thị trường mở và chiết khấu. Việc thực hiện nghiệp vụ này có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra một kênh phát hành và giao dịch các giấy tờ có giá của Chính phủ mà có thể được giao dịch trên TTCK. Những thay đổi động thái của CSTT có tác động trực tiếp đến hoạt động của TTCK. Tuy nhiên, CSTT hiện nay còn chứa dựng nhiều hạn chế đang trở thành một trong những nguyên nhân góp phần làm cho TTCK kém sôi động. Điều 21 Luật NHNN quy định "NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường ở thông qua mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia". Nói một cách khác, công cụ sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường của NHNN là các giấy tờ có giá ngắn hạn chứ không phải là giấy tờ dài hạn, chẳng hạn trái phiếu, vì vậy CSTT đã hạn chế phần nào đến tính lỏng/thanh khoản của thị trường trái phiếu. Thực tế các công cụ điều hành CSTT dựa trên cơ sở thị trường hiện nay có hiệu quả chưa cao trong việc điều hành tiền tệ và kiểm soát lãi suất do thiếu công cụ giao dịch (chỉ có tín phiếu kho bạc thời hạn < 1 năm được giao dịch) và những khiếm khuyết về thể chế (institutional imperfections) dẫn đến những những biến động về lãi suất và lượng vốn khả dụng mà gây tác động tiêu cực đến trạng thái tâm lý đầu tư và giá cả các chứng khoán.

· Hạn chế nhu cầu huy động vốn dài hạn của các doanh nghiệp qua TTCK: CSTT còn đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các NHTMNN có đủ vốn để tài trợ các dự án đầu tư và chương trình kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.

· Xu hướng tự do hoá lãi suất và tỷ giá trong khi các điều kiện cơ bản đảm bảo cho các cơ chế lãi suất và tỷ giá tự do chưa được đảm bảo

· Các hạn chế, rào cản về kiểm soát các giao dịch tài khoản vốn và cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành phần nào làm giảm sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2. Thể chế ngân hàng và an toàn tài chính

Nói chung, hệ thống pháp luật về ngân hàng hiện nay còn có những bất cập, chưa có hiệu lực cao; hệ thống các TCTD còn nhiều yếu kém về tài chính, hoạt động và quản trị; trình độ kỹ thuật và công nghệ ngân hàng còn thấp và chưa đáp ứng yêu cầu của một hệ thống tài chính hiện đại, an toàn và hiệu quả. Cụ thể:

( *Pháp luật về ngân hàng

- Hạn chế về mức góp vốn, mua cổ phần: Ngân hàng là định chế tài chính có tiềm lực kinh tế lớn nhất trong hệ thống tài chính Việt Nam nhờ có lợi thế về khả năng huy động và đầu tư vốn với quy mô lớn. Tuy nhiên do yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng bị hạn chế về mức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp (điều 80 Luật các TCTD).

- Quy định về chấp thuận: Các TCTD còn chịu các quy định tại Luật các TCTD về mức vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ (điều 83) và mọi sự thay đổi về mức vốn điều lê của TCTD phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của NHNN (điều 31). Ngoài ra, TCTD chỉ được phát hành giấy tờ có giá để huy động khi được Thống đốc NHNN cho phép (điều 46). Tất cả những quy định này trực tiếp và gián tiếp dựng lên các rào cản đối với sự tham gia của các ngân hàng trên TTCK, kể cả thị trường trái phiếu.

*An toàn tài chính và hoạt động ngân hàng

- Năng lực tài chính (quy mô vốn nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp), quy mô hoạt động nhỏ và trình độ quản trị kinh doanh yếu, nhất là trong vấn đề quản lý và kiểm soát rủi ro của các ngân hàng của Việt Nam hiện nay rất yếu. Cụ thể:

Vốn điều lệ bình quân: 100 tỷ/NHTMCP;

Nợ quá hạn toàn hệ thống NH: 7% tổng dư nợ (tại 31/12/02);

Chưa có hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống quản trị TS Nợ/ TS Có;

Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ yếu kém, không có tính độc lập và tính chuyên nghiệp;

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ rủi ro CAR) thấp - khoảng 5% (thông lệ quốc tế là 8%);

Hệ thống thông tin quản lý nội bộ (MIS), báo cáo tài chính, kế toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngân hàng trong điều kiện mới.

- Thiếu điều kiện tiếp cận đầy đủ TTCK: Hiện nay chưa có NHTMCP nào được phép niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Cơ cấu kinh doanh, sản phẩm đơn điệu: Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM Việt Nam. Kinh doanh giao dịch và các dịch vụ tài chính (bảo lãnh, lưu ký, cho vay đầu tư chứng khoán...) do các NHTM cung cấp nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán còn rất nghèo nàn do trình độ kinh doanh và năng lực tài chính hạn chế. Hệ thống thanh toán mặc dù đã được cải thiện đáng kể, song vẫn còn ở trình độ thấp.

- Thị trường tiền tệ kém phát triển: Như phần trên đã trình bày, trong một hệ thống tài chính thống nhất, thị trường tiền tệ là một bộ phận không thể thiếu và hoạt động trong sự ảnh hưởng qua lại với TTCK. Sự tồn tại của TTCK mở thêm kênh giúp các NHTM quản lý vốn khả dụng và đầu tư có hiệu quả hơn. Ngược lại thị trường tiền tệ hoạt động có hiệu quả tạo điều kiện cho việc hình thành giá cả của các chứng khoán chính xác hơn. Tại Việt Nam, Thị trường tiền tệ tập trung và có tổ chức được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 90 (thị trường nội tệ LNH năm 1993, thị trường ngoại tệ LNH năm 1994 và thị trường mở năm 2000), tuy nhiên các thị trường này cũng trong tình trạng hoạt động tương tự như TTCK - kém sôi động, tính thanh khoản thấp, quy mô nhỏ (nhưng cũng lớn gấp hàng chục, hàng trăm lần so với TTCK) do những nguyên nhân về cấu trúc thể chế, năng lực điều hành, trình độ kinh doanh của các TCTD, công nghệ kỹ thuật và trình độ phát triển của hệ thống tài chính. Thị trường tiền tệ hiện nay hoạt động trong trạng thái ách tắc, mất cân đối về cung cầu, giá cả/lãi suất không phản ánh thực giá vốn, vì vậy hoạt động của thị trường tiền tệ có ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK trên các khía cạnh sau:

(i) Hạn chế tính lỏng của các chứng khoán;

(ii) Rủi ro tiềm ẩn lớn;

(iii) Giá cả chứng khoán bị méo mó

- Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập chưa đồng bộ, chủ yếu là thanh tra tại chỗ, chưa có khả năng giám sát rủi ro, giám sát toàn bộ thị trường tài chính một cách có hiệu quả. Nói một cách khác, hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng chưa có được một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như yêu cầu của BASEL (tính độc lập, quyền hạn, pháp luật, vsự phối giữa cơ quan giám sát ngân hàng và cơ quan giám sát tài chính - chứng khoán, nhân sự và kỹ thuật).

Có thể nói rằng hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay là dựa trên cơ sở hệ thống ngân hàng. Trong tương lai việc lựa chọn tiếp tục mô hình hệ thống tài chính như hiện nay hay hệ thống tài chính dựa trên cơ sở TTCK, kể cả đối với mô hình cấu trúc cân bằng thì cũng cần xem xét đến một số nhân tố sau:

(i) An ninh tài chính: Mức độ rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính

(ii) Hiệu quả của chức năng trung gian tài chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính

(iii)Cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế

(iv)Khả năng kiểm soát và quản lý của Chính phủ

4. Một số đề xuất chính sách

(i) Xác định và bãi bỏ, chí ít cũng là giảm bớt những rào cản về niêm yết chứng khoán của các công ty trên thị trường chính thức, đặc biệt là các NHTMCP nhằm tăng thêm số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường;

(ii) Nới lỏng và tiến tới loại bỏ các quy định về việc chấp thuận của NHNN về tăng/giảm vốn điều lệ và phát hành giấy tờ có giá của các NHTMCP. Tuy nhiên, các quy định và thủ tục bảo đảm an toàn tài chính và hoạt động của các NHTMCP vẫn phải được bảo đảm;

(iii) Phát triển thị trường tiền tệ, nhất là thị trường liên ngân hàng, thị trường mở và thị trường các công cụ phái sinh (derivative markets);

(iv) Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành CSTT của NHNN; sử dụng các giấy tờ có giá dài hạn trong các nghiệp vụ thị trường của NHNN để tăng tính lỏng của thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu;

(v) Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá; tự do hoá có chọn lọc các giao dịch vốn để kích thích ham muốn đầu tư vào TTCK của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với lộ trình tự do hoá tài chính và hội nhập tài chính quốc tế;

(vi) Cơ cấu lại triệt để (về tổ chức, tài chính và hoạt động-giám sát) các NHTM để bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh và hiệu quả của các NHTM;

(vii) Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát tài chính (thanh tra ngân hàng và thanh tra chứng khoán), bao gồm:

- Hệ thống các quy định chuẩn mực về an toàn tài chính và hoạt động. Thực hành nguyên tắc quản lý và giám sát ngân hàng theo chuẩn mực thống nhất trên nguyên tắc tôn trọng kỷ luật thị trường;

- Kỹ năng và trình độ thanh tra, giám sát, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác giám sát rủi ro và thị trường với nguyên tắc "phát hiện sớm và phòng ngừa từ xa".

- Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra ngân hàng và thanh tra chứng khoán.

(viii) Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến cho cả thị trường tiền tệ và TTCK

(ix) Hoàn thiện hệ thống hệ thống phát luật về ngân hàng theo hướng giảm thiểu những hạn chế/giới hạn mang tính hành chính đối với tham gia thị trường tài chính và xúc tiến các hoạt động tài chính ở Việt Nam.
 
em cung muon hoc ve ngan hang....nhung lai chang biet gom nghanh nao de hoc(nuoc ngoai)
 
Chào em Cường và Thanh Hà,

Chà cái site này là do một số thành viên trong trường Ams thực hiện thưa bạn và không phải là lừa đảo bạn không nên chụp mũ như vậy nhé

Acc là của nhóm mình đấy, hì bạn học ngân hàng mà không biết một điều cực kì đơn giản là thanh toán qua mạng nhưng ở đây là C to C vì hiện tại nhiều website ở VN chưa có thanh toán bằng các và đây là phương thức thanh toán nhanh bảo đảm cho những ai có tài khoản. Nếu bạn thanh toán cho sf của site tôi tài khoản của tôi thì sẽ có thể thanh toán qua internet đồng thời nếu không bạn có thể ra ngân hàng gửi tiền. Với số liệu acc đầy đủ bạn chịu phí thấp hơn rất nhiều.

Nếu cần hỏi thêm gì về dịch vụ của vneshop và đặt hàng bạn có thể mail trực tiếp hỏi trong site có phần hỏi thăm, chúng tôi sẽ trả lời đầy đủ.

Thân ái,


Thanh Hà đã viết:
Chị đã xem qua trang web mà Cường đưa lên. Đó là website quảng cáo về đặt hàng qua mạng và điện thoại đúng không. Nếu thanh toán trực tiếp hoặc bằng chuyển tiền thì không nói làm gì rồi. Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế như Master card hay Visa card thì hoặc là thanh toán trực tiếp tại nơi mua hàng và em sẽ sử dụng thẻ như bình thường vẫn làm. Hoặc là sử dụng thẻ để rút tiền qua ATM thôi, không có hình thức chuyển khoản. Nếu thanh toán cho việc mua hàng qua điện thoại hoặc internet thì cũng không cần biết các thông tin về acc của người nhận mà người nhận sẽ phải biết các thông tin về thẻ của em. Đồng thời để thanh toán được, em sẽ phải thông báo cho ngân hàng về việc thanh toán đó để ngân hàng thực hiện giao dịch giúp em khi bên nhận yêu cầu. Chị nghĩ chắc là website này hướng dẫn không chính xác, mà thường thanh toán với giá trị nhỏ như trong trường hợp này (vài chục USD) bằng Master hay Visa card là điều người ta ít làm. Bây giờ cũng có nhiều trang web đưa ra các dịch vụ đặt hàng nhưng để lừa tiền của người mua, không đáng tin cậy đâu em ạ. Tốt nhất những trường hợp như vậy mình nên thanh toán trực tiếp sau.:)
 
Nguyen Hue Ngan đã viết:
Chào em Cường và Thanh Hà,

Chà cái site này là do một số thành viên trong trường Ams thực hiện thưa bạn và không phải là lừa đảo bạn không nên chụp mũ như vậy nhé

Mình không biết rõ điều này nhưng mình cũng không nói là website của các bạn là lừa đảo, để mình trích dẫn lại nhé: "Bây giờ cũng có nhiều trang web đưa ra các dịch vụ đặt hàng nhưng để lừa tiền của người mua, không đáng tin cậy đâu em ạ". Và thực tế là cũng có những trang web như vậy rồi. Là bạn suy diễn hay là mình chụp mũ thế. ;)

Acc là của nhóm mình đấy, hì bạn học ngân hàng mà không biết một điều cực kì đơn giản là thanh toán qua mạng nhưng ở đây là C to C vì hiện tại nhiều website ở VN chưa có thanh toán bằng các và đây là phương thức thanh toán nhanh bảo đảm cho những ai có tài khoản. Nếu bạn thanh toán cho sf của site tôi tài khoản của tôi thì sẽ có thể thanh toán qua internet đồng thời nếu không bạn có thể ra ngân hàng gửi tiền. Với số liệu acc đầy đủ bạn chịu phí thấp hơn rất nhiều

Thật ra mình không học về chuyên ngành ngân hàng, Ngân ạ, nhưng mình có tìm hiểu qua về hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mình không dám nói về các nước nhưng rõ ràng là như bạn nói, website ở Việt Nam chưa có thanh toán bằng card, còn thanh toán chuyển khoản thì cũng có thể thực hiện qua internet và không nói làm gì. Trên website của các bạn ghi là áp dụng cho thanh toán bằng thẻ Visa hoặc Master với những thông tin về Acc của người nhận. Mình có tìm hiểu qua và biết cách thức thanh toán là như mình đã nói. Nếu ở các nước như Pháp chẳng hạn khác với Việt Nam thì Ngân có thể nói để mình biết thêm luôn nhé. Nhân tiện, mình cũng muốn tìm hiểu kỹ hơn về hình thức thanh toán C to C mà Ngân nói. Thanx nhiều. :)

Nếu cần hỏi thêm gì về dịch vụ của vneshop và đặt hàng bạn có thể mail trực tiếp hỏi trong site có phần hỏi thăm, chúng tôi sẽ trả lời đầy đủ.

Đồng ý, nếu mình cần hỏi gì hoặc muốn đặt hàng, mình sẽ trực tiếp hỏi các bạn. Thế nhưng có được giảm giá đặc biệt hơn chút nào vì là thành viên của HAO không thế? :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bạn nên thử đi làm trong một ngân hàng đầu tư thì sẽ biết mình thích gì, ngoài nhịp độ công việc, các bạn cũng phải đánh giá khả năng cá nhân nữa. Kiếm nhiều tiền nhất thì có lẽ là trader :) Chỉ có điều cả ngày lảm nhảm out-of-money, rồi bid-spread với cả điện thoại inh ỏi... Làm quant có phần sáng tạo và đi lại nhiều nơi hơn, đặc biệt có điều kiện nói chuyện với investor:). Trâu bò tính toán stoch và coding C++ là các chuyên gia viết pricing program cho trader:) Tóm lại là nó cũng chả hấp dẫn lắm ngoại trừ tiền nhiều :)
Chuyện IB ở VN, mình nghĩ là còn quá sớm, họa chăng một vài hoạt động liên quan đến đầu tư vốn mà thôi. Trung tâm tài chính ở châu Á đã hình thành phát triển, nên thị trường tài chính ở VN sẽ chỉ phục vụ nhu cầu nội địa, do đó phải có kinh tê phát triển và luật lệ quản lý rõ ràng. Hiện tại spread khi cho VN vay sẽ vẫn cao khi mà chuyện tham nhũng và quản lý vẫn yếu kém, các công ty lớn VN vay nước ngoài thực ra là dựa vào ưu thế độc quyền và bảo hộ nhà nước mà thôi.
XS
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sorry Thanh Hà vì trả lời chậm trễ vì đợt rồi bận quá, ko vào forum được, về thanh toán online hiện tại chủ yếu các web của việt nam thì vẫn là internet bank giữa cá nhân chuyển cho cá nhân, ngoài ra dùng nhiều nữa là các account thanh toán email (cái này trong nước không phổ biến mà chỉ có chủ yếu là việt kiều ở nước ngoài quen dùng). Ngoài ra thì còn tận dụng C to C nữa.

Thực ra nếu là DN bên này để có được payment online không khó lắm nó có các công ty cung cấp dịch vụ này và các certificated chứng chỉ về bảo mật cũng quan trọng không kém.

Còn về www.VNESHOP.com, là member của HAO và quen nhau trên này thì sẽ được giảm giá triệt để đấy. Đợt này chương trình đặc biệt của tụi mình là VNESHOP&BẠN BÈ - HƯỚNG TỚI TÌNH CẢM BỀN LÂU.

Ưu đãi dành cho khách hàng đã mua hàng và người quen: cộng với 5% giảm giá cho thành viên mới bạn được cộng thêm 5% giảm giá cho bất kì 2 đơn hàng nào trong giai đoạn từ bấy giờ cho đến 02/06/2004. Sau đó thì tất nhiên sẽ có chương trình đặc biệt khác. Giảm giá này dành cho members của HAO nhé!

Contact của mình có trên site có gì mọi người cứ nhắn lại!

Thân,
Thanh Hà đã viết:
Mình không biết rõ điều này nhưng mình cũng không nói là website của các bạn là lừa đảo, để mình trích dẫn lại nhé: "Bây giờ cũng có nhiều trang web đưa ra các dịch vụ đặt hàng nhưng để lừa tiền của người mua, không đáng tin cậy đâu em ạ". Và thực tế là cũng có những trang web như vậy rồi. Là bạn suy diễn hay là mình chụp mũ thế. ;)

Thật ra mình không học về chuyên ngành ngân hàng, Ngân ạ, nhưng mình có tìm hiểu qua về hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mình không dám nói về các nước nhưng rõ ràng là như bạn nói, website ở Việt Nam chưa có thanh toán bằng card, còn thanh toán chuyển khoản thì cũng có thể thực hiện qua internet và không nói làm gì. Trên website của các bạn ghi là áp dụng cho thanh toán bằng thẻ Visa hoặc Master với những thông tin về Acc của người nhận. Mình có tìm hiểu qua và biết cách thức thanh toán là như mình đã nói. Nếu ở các nước như Pháp chẳng hạn khác với Việt Nam thì Ngân có thể nói để mình biết thêm luôn nhé. Nhân tiện, mình cũng muốn tìm hiểu kỹ hơn về hình thức thanh toán C to C mà Ngân nói. Thanx nhiều. :)

Đồng ý, nếu mình cần hỏi gì hoặc muốn đặt hàng, mình sẽ trực tiếp hỏi các bạn. Thế nhưng có được giảm giá đặc biệt hơn chút nào vì là thành viên của HAO không thế? :D
 
Topic này hay quá, em đang làm một cái research về 1 vấn đề liên quan, bác nào có hứng thú thì tiếp tục thảo luận cái nhỉ?

+ Sau khi tìm hiểu sơ qua thì theo như nhận đinh của em, ở VN hiện nay các ngân hàng lớn tương đối inactive trong vai trò của một IB mà thay vào đó hoạt động tích cực nhất lại không phải là các IB mà là các công ty quỹ hoạt động dưới hình thức IB mà gần đây nổi lên là dragon capital group, tiền thân từ peregrine capital group với một loại quỹ mà nó đã thành lập ở VN để đầu tư vào nhiều lĩnh vực còn rất mới như mutual fund, venture capital, security leasing... Nhìn vào các dự án của group này thì có thể nói là choáng váng nếu không nói là có phần hơi viển vông ví dụ như nó là công ty đầu tiên và cũng có lẽ là duy nhất ở VN hiện nay có được giấy phép thành lập các quỹ venture capital ở VN mà nổi bật nhất là VEIL. Nó cũng là công ty tiên phong thành lập được các quỹ đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời tỏ rõ quyết tâm và tham vọng trở thành "bầu sô" của TTCK VN. Trong khi đó các đại gia IB tên tuổi khác thì hầu như chỉ ngồi ngoài cuộc. Thực sự đây là một hiện tượng khá đặc biệt mà em rất muốn tìm hiểu thêm về background + thông tin các hoạt động của công ty này và các nguồn fund chủ yếu của nó mặc dầu vậy thông tin public về nó có vẻ rất hạn chế và sơ lược vậy nếu bác nào có thông tin gì hay thì rất mong được chia sẻ.

+ Một nhận xét khác về thị trường vốn + tài chính tiền tệ VN hiện nay là các ngân hàng của chúng ta quá yếu về mặt nghiệp vụ tài chính quốc tế do bị overloaded bởi các thủ tục công đoạn và kiến thức tài chính nghiệp vụ trong nước vốn vô cùng luộm thuộm, rườm rà, phản khoa học và thiếu nhất quán. Chính vì vậy mà nó tạo ra một rào cản rất lớn cho các hệ thống ngân hàng VN để có thể trở thành cầu nối giữa các nguồn vốn quốc tế và các dự án trong nước. Nói một cách cụ thể, ngân hàng lớn nhất VN hiện này là ngân hàng NN&PTTNT thì gần như mù tịt về giao dịch quốc tế chủ yếu chỉ hoạt động trong nước trong khi đó ngân hàng khá nhất về mặt nghiệp vụ là VCB thì cũng chỉ rank ở mức U 1000 trong hệ thống ngân hàng thế giới. Uy tín/credit của VCB gần như là zero trong các giao dịch ngân hàng quốc tế, security của VCB gần như vô giá trị và thường chỉ được sử dụng làm security đệm với giá trị có khi chỉ bằng 1/10 các security cùng loại của các ngân hàng không thuộc top 500 của đài loan, TQ. Điều này dẫn đến một thực trạng là ngân hàng VN hiện nay gần như bị bỏ ngoài cuộc trong các hoạt động kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết các dự án tầm cỡ vài triệu đều phải có bảo lãnh của chính phủ + bảo lãnh của các tổ chức tài chính uy tín như WB thì mới có thể huy động được. Chính vì thế mà các ngân hàng đã đói nghiệp vụ càng ngày lại càng đói thêm và dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng của chúng ta ngay càng tụt hậu và gặp khó khăn hơn trong những nỗ lực hòa nhập. Nói chung đây là một thực tế rất đáng buồn mà vẫn chưa có lối ra đặc biệt là trong hoàn cảnh các tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động ngày càng sâu và rộng tại VN.

+ Nhìn chung thì viễn cảnh thị trường tài chính tiền tệ và các IB của VN hãy còn hết sức mờ nhạt mà nguyên do cơ bản là thị trường tài chính tiền tệ của chúng ta vẫn gần như cô lập so với thế giới vì chính phủ chưa dám take risk và chúng ta chưa có đủ một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt. Bản thân đồng tiền của chúng ta còn chưa phải là một đồng tiền chuyển đổi tự do, định chế tài chánh của chúng ta còn chưa thể tương tích được với các định chế tài chánh quốc tế thì rất khó có thể bàn đến các hình thức, hoạt động tài chính phức tạp. Hơn thế nếu để ý thì sẽ có cảm giác rằng chính phủ VN đôi khi quá ỷ lại và dựa dẫm vào các tổ chức tín dụng quốc tế như WB, IMF để huy động vốn ngắn/dài hạn như môti giải pháp an toàn nhằm đảm bảo chỉ tiêu, báo cáo thanh tích hơn là thật sự có một tầm nhìn bao quát, dám mạnh dạn áp dụng, thí điểm nhưng mô hình quản lý mở cửa và thông thoáng hơn giúp cho các tổ chức tín dụng trong nước hòa nhập với thế giới.
 
Nguyễn Kiên Cường đã viết:
The Ms. Ha cho em hoi luon voi...
http://www.vneshop.com/qa.php#75

co doan nhu sau:

Binh thuong thi o moi noi em thay tra tien bang Master card dau co them muc phai viet cai thong tin ve Acc nguoi nhan nhi? Chi khai so so voi may cai so cua CC la duoc roi ma.. :-/


Ơ mà bác ngân cho em thắc mắc một tẹo cái: Em nghĩ cái payment instruction này có nhiều điểm hơi vô lý. Thứ nhất là nta không bao giờ có khả năng chuyển tiền từ credit card thẳng vào bank acc cả nhất là với các ngân hàng tại VN thì lại càng không. Để có thể thanh toán bằng thẻ và từ đó chuyển tiền vào tài khoản thì nta bắt buộc phải thông qua các payment gateway hoặc merchant agent mà thường thì để làm được điều này thì phải có merchant acc hoặc phải đăng ký acc với merchant agent. Hơn thế trong cai instruction vừa rồi cho dù customer có wire transfer đi chăng nữa thì cũng không thể nào làm được vì nó thiếu một thông tin cơ bản là swift code hay routing code. Như vậy với một instruction như thế thì quả là đánh đố khách hàng, em cũng có ghé qua một vài website bán hàng online ở VN thì cũng thấy họ yêu cầu khách hàng sử dụng hình thức thanh toán chuyển khoản mà em cũng không hiểu là họ có quan tâm đên tâm lý khách hàng và các chi phí phát sinh hay không nữa vì trên thế giới trừ các website whole sale hay bán những mặt hàng có giá trị lớn (vài trăm USD trở lên) thì nta mới áp dụng hình thức này còn nếu chỉ bán những mặt hàng vài ba đồng thì chả ai dùng phương thức chuyển khoản cả.
 
Back
Bên trên