Nguyễn Thủy Minh
(nguyenthuyminh)
Điều hành viên
Trung tuần tháng 8 vừa rồi tôi và mama làm 1 chuyến du lịch xuống Đảo Nam của NZ. Xin chia sẻ với các bạn nhật ký chuyến đi
********
Địa điểm đầu tiên: Christchurch
Chiếc máy bay rú lên thê thảm lần cuối rồi hạ cánh đánh uỵch xuống đường bay sau một hơn một giờ vật vã trên không. "Ladies and Gentlemen, we've just arrived at Christchurch Airport. It's 7:40 am local time. The temperature outside is 6 centigrade degree. And it's a lovely sunny day. We hope you enjoyed the filght and look forward to seeing you again in the future". Hey, dream on, một lần với Freedom Air đã là quá đủ rồi nhé. Bên cạnh, mama tôi thở phào một cái: "Sợ quá con ạ. Máy bay gì mà còn tồi hơn cả máy bay nước mình". Chuyện, budget travelling mà bu, nhưng mà thôi, con thề từ giờ sẽ loại hẳn hãng hàng không này ra khỏi bộ nhớ. Shuttle bus kia rồi. Off we go, tiến thẳng về trung tâm thành phố .
Người ta bảo Christchurch là thành phố mang dáng dấp châu Âu nhất của New Zealand, gần như là một phần của Anh Quốc vĩ đại. Có lẽ đó là điều đã kéo tôi đến với nó. Tôi vốn nhiều duyên nợ (đến phát chán) với Chấu Úc nhưng lại chưa một lần đặt chân lên Âu Châu nên cũng tò mò. Quả thật, thành phố nhỏ nhắn hơn ba trăm nghìn dân nằm ở Đảo Nam này gợi tôi nhớ đến Melbourne của Úc. Cái tiết trời lành lạnh, vẻ cổ kính của những toà nhà theo kiến trúc Gô-tích, chiếc tàu điện leng keng từ thế kỷ 19, những đường phố lát gạch dài hun hút, box điện thoại công cộng bằng gỗ sơn đỏ, những chùm đèn đường kiểu cách. Tất cả, có vẻ quá khác xa một Auckland hiện đại của tôi, nơi mà cái gì cũng vuông chằn chặn và to một cách vô lý. Christchurch đẹp thật, đẹp từ thiên nhiên đến những gì có bàn tay con người can thiệp. Những ngôi nhà lát gạch đỏ xinh xắn nằm ẩn sau những rặng bích đào hồng rực hay những rặng mận nở hoa trắng muốt làm hai mẹ con cứ trầm trồ nức nở. Chụp lấy chụp để mấy nhà thờ ở khu trung tâm, trường học, rồi bảo tàng ở khu Art Centre, nơi trước đây từng là 1 trong những campus của Đại học Canterbury. Chưa hết, dòng Avon trong vắt đến tận đáy lững lờ uốn quanh thành phố và những chiếc cầu be bé vắt qua nó làm tâm hồn thi sĩ nghiệp dư của tôi rung lên bần bật, suýt nữa thì bắt chước Lý Bạch nhảy xuống ôm sỏi đáy sông (ban ngày làm gì có trăng) . Anh hướng dẫn viên du lịch kiêm xế của tôi rất khoái khi nhận thấy vẻ xúc động của cô khách người Á, kể lấy kể để về lịch sử của những ngôi nhà, những khu vườn Christchurch. Tôi thấy hiện lên cả một quá khứ vàng son, thế kỷ 19 và gia đình qúy tộc Úc giàu có đến từ Tasmania, chủ nhân của Mona Vale - khu vườn đẹp như trong cổ tích. Xe đưa chúng tôi đến Port Hill, bãi biển Sumner, qua dãy núi lửa (giờ không còn hoạt động nữa), rồi chạy về thành phố qua đường hầm dài 2 km xuyên qua lòng núi lửa. Mama rên lên khi biết tôi phải trả bao nhiêu cho chuyến city tour này. Nhưng mà you get what you pay for đấy chứ bu. Một ngày tuyệt vời.
Địa điểm thứ hai: Dãy Alpơ Nam (Southern Alps)
Ngày thứ hai của hành trình du lịch xuyên Đảo Nam, tôi và mama quyết định sẽ đi du lịch dãy Alpơ bằng tàu hoả TranzAlpine - một loại tàu du lịch dành riêng cho tuyến đường từ Christchurch đến Arthur Pass qua dãy Alpơ nổi tiếng. Không biết mama có cảm giác thế nào chứ tôi thì rất excited. Xưa học địa lý có bao giờ mơ một ngày sẽ được đặt chân lên dãy Alpơ. Cùng đi với hai mẹ con tôi trong chuyến này còn có hai vị khách người Nhật rất dễ mến và anh phiên dịch của họ. Chúng tôi, sáu người (kể cả anh lái xe kiêm hướng dẫn viên của công ty du lịch) đi xe coach đến Springfield cách Christchurch khoảng mấy chục phút đi xe để đón tàu. Sau đó, anh lái xe và anh phiên dịch đi theo đường bộ đến Arthur Pass chờ bốn chúng tôi xuyên núi bằng tàu xong để đón về. Cảnh tượng thật ngoạn mục, những dãy núi tuyết nhấp nhô hai bên đường ray, lấp loá trong mưa bụi. Chốc chốc lại một vị khách trầm trồ thán phục "Oh look rainbow". Cầu vồng ẩn hiện khắp nơi, đẹp thiên thần. Xung quanh tôi, người ta thi nhau quay camera và chụp ảnh. Tôi cũng chụp lấy chụp để nhưng thật tiếc là vì không chịu được rét nên không ra khoang nối để chụp ảnh như người ta, những bức ảnh chụp qua cửa kính tàu hoả của tôi cuối cùng chả ra cái hình thù gì . Tàu đi xuyên qua vô số những đường hầm trong lòng núi, ngang qua những cây cầu bắc qua các vực thẳm, và những con sống chảy ra từ lòng núi, rồi đến rừng nhiệt đới của khu Công viên Quốc gia Arthur Pass. Chuyến xuyên núi lý thú kéo dài khoảng 3 tiếng. Anh lái xe và anh phiên dịch người Nhật đã chờ sẵn ở đấy, đưa chúng tôi đi thăm Công viên Quốc gia Arthur Pass và trở về. Đường về xuyên qua những thảo nguyên bát ngát của Canterbury. Lạ thật, trước đây tôi cứ hình dung Canterbury phải xanh hơn Auckland vì ở miền Nam lạnh hơn. Tôi cố lục lọi trong đống kinh nghiệm đi Taupo trên Đảo Bắc năm ngoái của mình ra để ba hoa với mama như thế. Nhưng trái với trí tưởng tượng ngây ngô và lời ba hoa của tôi, thảo nguyên nơi đây hiện ra toàn một màu vàng của cỏ khô. Nổi lên trên nền thảo nguyên vàng tựa mùa gặt ở nước mình là những cây tùng xanh ngắt và những dãy núi phủ tuyết trắng lấp loá. Lô nhô những cừu là cừu. Cả hươu nữa chứ. Phong cảnh hùng vĩ mà thanh bình khiến mama tôi nổi hứng hát lên một điệu trong bài "Tình ca du mục". Ô, mà tôi vừa phát hiện ra 1 điều cực hay nhé: thảo nguyên ở Đảo Bắc rất xanh và cừu thì rất trắng. Còn cừu ở những thảo nguyên vàng như dưới Đảo Nam thì lại rất xám. Hay chưa. Xe dừng lại ở sông Waimakariri cho khách du lịch đi jet boat - một kiểu mạo hiểm nhẹ nhàng bằng canô siêu tốc. Nhưng mama đã hạ lệnh từ sáng rồi: no jet boating, no bungy jumping (một kiểu mạo hiểm ác chiến hơn 1 tý bằng cách buộc chân tay vào xích rồi nhảy từ độ cao từ mấy chục đến mấy trăm mét xuống vực) today, có mè nheo ỉ eo cũng bằng âm thôi. Đành phụng phịu ngồi nhìn 2 ông bà người Nhật vui vẻ bước xuống canô vẫy tay "Bye -bye". Trên đường về chúng tôi còn ghé vào một trang trại bên đường thăm cừu và xem xén lông cừu với lại huấn luyện chó chăn cừu. Trang trại của ông bà "quên béng mất tên" có trên chục nghìn chú cừu và 2 chú chó chăn cừu nom rất thông minh (chỉ tội hơi bẩn, giống hệt chủ nhân của chúng . Thấy có khách đến xem, chúng thi nhau làm trò ra điều thạo việc lắm. Này nhé, anh chó vừa ngồi xuống, các em cừu lập tức xếp hàng răm rắp trước mặt. Đứa nào không nghe lời anh sủa cho vào mặt thì chết bố chúng mày nhé. Tôi khoái quá, chụp lấy chụp để (phải thú thật là từ ngày sang NZ tôi có 2 obsessions vĩ đại, một là giày made in NZ, và một nữa là cừu). Lũ cừu đáng yêu thế, ngoan ngoãn và ngây thơ kinh khủng, thảo nào người ta có cụm từ "con chiên của Chúa". Trang trại này rộng trên hai nghìn hecta, có hàng rào bằng thông cao tầm 4m bao quanh. Thoạt đầu tôi rất ngạc nhiên về những hàng rào cây ở các trang trại của Canterbury, về sau mới hiểu vì ở đây thường xuyên có bão tuyết nên họ phải trồng thông thật cao xung quanh để chắn gió và tuyết cho lũ cừu. Tiết mục cuối cùng - biểu diễn xén lông cừu là tiết mục làm tôi hồi hộp nhất. Đây rồi, hình ảnh của các anh Luke O'Neil trong "Tiếng chim hót trong bụi mận gai". Chú cừu bị lôi ra khỏi chuồng, treo ngược trên cái dây xích và xoẹt xoẹt xoẹt, loáng một cái chú đã bị lột trần không thương tiếc. "Ở đây vào mùa đông cũng xén lông cho cừu sao?" tôi hỏi ông chủ trang trại. "Tất nhiên không, vì có khách nên chúng tôi biểu diễn cho khách xem thôi. Còn chúng tôi chỉ xén lông cừu mỗi năm một lần, và vào mùa hè." "Thường thì phải mất bao lâu để 1 con cừu có thể mọc được bộ lông dày ngần này?" (Mẹ ui, dịch nguyên si từ câu hỏi how long does it take a sheep to grow such thick hair?, my VNese is intolerantly poor). "Khoảng 7 tháng". NZ là 1 trong những nước đứng đầu về sản xuất các sản phẩm từ cừu. (Tôi cũng vừa tậu được cho cả nhà và bản thân mỗi người 1 bộ áo len lông cừu, mặc ấm kinh khủng). Một đất nước ko có công nghiệp nặng, thuần túy nông nghiệp và công nghiệp có chăng chỉ là chế biến thực phẩm, đan dệt linh tinh. Vậy mà welfare system của họ thì lại vào loại tốt nhất trên thế giới. Trộm nghĩ có lẽ họ phải dựng tượng con cừu ở ngay trong toà Govn't House để cúi chào long trọng trước mỗi cuộc họp chính phủ ý chứ (mà ko biết có ko nhỉ, vì tôi chưa đến Wellington bao giờ).
6 giờ tối chúng tôi mới bò được về đến khách sạn ở Christchurch. Một ngày mệt nhoài nhưng thật thú vị, bu nhỉ, con nói có phải ko ạ?
Địa điểm thứ ba: Trung tâm nghiên cứu Nam Cực quốc tế và Bách thú Willowbank.
Đi thăm Trung tâm Nghiên cứu Nam Cực Quốc tế - một dự án chung của NZ, Mỹ, Nga, và Đức ở gần sân bay Christchurch thì được 2 voucher giảm giá 10% cho vé vào cửa Willowbank reserve, thế là kéo nhau đi tiếp. Trung tâm vớ vẩn, chẳng có gì xem, vườn thú cũng rứa. Đúng là lừa đảo thật. Chỉ buồn cười 2 mẹ con dắt díu nhau vào 1 cái hang tối mò mò có biển đề "Kiwi House. Please keep quite. Kiwis are sleeping" để xem Kiwi mà chả có ma gì. (Mở ngoặc Kiwi là 1 loài chim không có lông mao, không biết bay, và chỉ hoạt động về đêm, seriously, native to NZ). Thế mà lại còn phải mất công đi nhẹ nói khẽ mới bực chứ. Nhưng tôi đã nhất quyêt phải xem bằng được Kiwi rồi (không thấy không về Auckland) nên đã ra khỏi hang mà vẫn giương đôi kính 2 đi ốp lên nhìn khắp bốn góc vườn để tìm. Kia rồi bu ơi, nó kia kìa. Đang nằm thu lu trong hốc cây kia kìa. Bọn Kiwi này nhát lắm, bu cẩn thận nhé, đừng làm nó sợ nó chạy mất. Để con chụp nó 1 cái. Có đúng kiwi ko con? Mẹ thấy nó y con gà rừng ấy. Ồ bu lẩm cẩm thật, Kiwi House mà có gà rừng à? Chụp lia chụp lịa. Khoái lắm, khoái lắm. Có thế chứ. Mất công đánh cả 1 đoạn đường tới đây cơ mà. Trên đường về mới ngẩn tò te: ơ sao Kiwi mà mỏ nó cóc dài tý nào nhỉ. Sao lại có cả mào nữa. Ôi trời ơi, đúng là gà rừng rồi bu ạ. Hai mẹ con lăn ra cười. Hôm nay có 1 con gà công nghiệp vác máy ảnh đi chụp 1 con gà rừng, kekeke.
Còn 1 trò nữa cũng khá buồn cười là trò đi xe tăng terrain rider ở Trung tâm NCNCQT, vượt qua mấy cái dốc ở độ nghiêng 45độ và lội sâu dưới nước 3 mét nhưng nhớ đến bộ mặt của con mụ Kiwi cùng đi tự nhiên lại mất hứng kể.
Địa điểm thứ tư: Queenstown via Mt Cook
Queenstown via Mt Cook? Nhất quả đất. Nghe cô bạn Hương Giang quảng cáo rồi nên nhất quyết phải đi, không thể bỏ lỡ dịp này được. 8 giờ đồng hồ đánh vật trên đường, mệt bở hơi tai nhưng mà bổ mắt lắm lắm. Đẹp kinh khủng khiếp thật. Đường từ Christchurch đến Queenstown phải đi men theo dãy Alpơ Nam. Xe dừng lại ở những thị trấn nhỏ nằm sâu trong thung lũng cho khách ăn uống nghỉ ngơi. Ba địa điểm dừng lại cho khách chụp ảnh là Lake Tekapo, Lake Pukaki và Mt Cook - ngọn núi cao nhất NZ với độ cao trên 3,400m. Hai hồ nước Tekapo và Pukaki đúng là quà tặng vô giá của thiên nhiên ban cho Đảo Nam. Các bạn tưởng tượng được không, hồ tựa vào chân núi tuyết, hồ thì xanh thăm thẳm phía dưới, tuyết thì trắng tinh khôi bên trên, thông xanh ven hồ chen vai thích cánh bên những hàng cây trụi lá khô cằn nhưng đủ sắc màu, từ xám ngắt đến vàng úa, đến đỏ rực. Tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Tôi chỉ tiếc mình không có năng khiếu hội hoạ để vẽ lại những bức tranh còn in đậm trong trí nhớ ấy. Bây giờ mới hiểu vì sao khách du lịch khắp nơi kể cả Bắc Âu nơi có rất nhiều núi như Thụy Sĩ, Na Uy cũng kéo nhau đến NZ du lịch. Quả là thần tiên, không đi xem thì phí đời thật Hương Giang bạn mến ạ.
Trên đường về Queenstown xe còn đi qua những cánh đồng trồng nho bạt ngàn. Nơi đây sản xuất rượu nổi tiếng ở NZ. Về gần đến Queenstown trời vừa xẩm tối. Tôi sốt ruột quá, chốc chốc lại ngó ra cửa xe. Khi ông lái xe kiêm hướng dẫn viên của Công ty du lịch cất giọng ề à "Chúng ta vừa vào đến khu vực Queenstown" thì tôi thất vọng quá. Chả nhẽ nơi tôi mong ngóng được đến xem lại là mấy cái nhà lẻ tẻ bên triền núi, quanh cái vịnh con con, buồn hơn cả "Vĩnh Phú quê em" thế này à? Hang on, you got a mistake. Đó chỉ là vùng ven thị trấn thôi. Khi vào đến town centre 2 mẹ con ồ lên, có thế chứ, thị trấn của nữ hoàng kia mà. Thị trấn du lịch hoạt động suốt đêm. Các quán cafe, bar, casino, nhà hàng, cửa hiệu đèn đuốc sáng loá. KS 2 mẹ con ở nằm ngay bên 1 cái hồ rất đẹp. Đi vòng vòng quanh đấy có biết bao nhiêu nhà cổ từ 2 thế kỷ trước. Phía bên kia hồ là công viên. Sau công viên là Lake Wakatipu rộng mênh mông dưới chân núi tuyết. Vài chiếc du thuyền chạy thong thả trên hồ. Đẹp quá, chỉ tội lạnh. Còn lạnh hơn cả trên Christchurch cơ. Chứ sao, thị trấn nằm trong thung lũng, xung quanh bao phủ bởi núi tuyết. Ra đường cứ co ro cúm rúm như con mèo hen vậy. Nhưng no worries, đi chơi là trên hết. Lạnh thế chứ lạnh nữa cũng nghĩa lý gì.
Địa điểm thứ năm: Coronet Peak
Trước khi leo lên xe đi Coronet Peak, cách Queenstown chừng 15 phút đi xe coach, tôi đã nghĩ ôi giời, còn lạ gì tuyết nữa, chả khoái. Chủ yếu là đưa mẹ đi xem tuyết thôi. Nhưng đến bãi trượt tuyết thì tự dưng lòng dạ lại sôi sục lên. Phải trượt thôi, không trượt thì phí lắm. Tuyết dày thế kia mà trời thì nắng quá đẹp. Thế là lục cục mượn đồ nghề. Cũng trượt như ai, chỉ tội hay ngã . Mẹ đứng nghe lỏm thầy Tây dạy trò Tây rồi quay ra dạy lại con gái. Kết luận 1 câu: đấy thấy chưa, mẹ có cần biết tiếng Anh đâu, chỉ cần quan sát người ta dạy nhau mà làm huấn luyện viên cho con hơi bị chuẩn đấy nhé. Vui thế chứ. Trượt chán rồi lại bò ra tuyết xây nhà, nặn Snowman, nặn vịt trời ngan ngỗng, quả tim bị xuyên thủng với dòng chữ A broken Heart bên dưới. Rồi lại trượt. Lại ngã. Có lúc mải chơi quá quên béng cả mẹ, trượt mãi tít tận đâu mới sực nhớ ra lại lếch thếch quay về chỗ mẹ đang nặn tuyết. Tự nhiên lúc về lại lẩm cẩm nhớ cũng giờ này năm ngoái cả lũ AKL kéo nhau đi Whakapapa trượt tuyết vui ơi là vui, giờ kẻ đi người ở, tan tác như bày chim lìa tổ ... Nhưng rồi phẩy tay rất nhanh, "don't look back. Chỉ cần nhìn về phía trước cũng là đủ phải vậy không?".
Đêm ngủ còn đau êm ẩm người ngợm vì trượt tuyết nhưng cảm giác mạo hiểm khi bay qua mây mù trên đỉnh Coronet bằng xe cáp thật tuyệt vời. Sẵn sàng quên béng ông thầy và đống bài vở, sẵn sàng feel guilty thêm 1 lần nữa khi bỏ học đi chơi, để được bay trên đỉnh Coronet thêm 1 lần, cười lạnh buốt răng và hét lên: "Hey, look I'm flying so high".
Sáng 16/8: Tạm biệt nhé, Christchurch và Queenstown, ta ước sẽ lại có một lần được chào Kia Ora với người. Một lần qua nhưng không thể không nhớ, không thể không yêu. Tạm biệt những người bạn Úc rất vui vẻ đáng mến trong KS ở Queenstown, tạm biệt anh bạn người Bắc Ailen nhắng nhít, mà không, rồi chúng ta sẽ gặp lại chứ, anh đã cho tôi email của anh ở Auckland, chúng ta ở cùng một thành phố kia mà. Hẳn các bạn sẽ nhớ đến kinh nghiệm một lần ăn ô mai Việt Nam chứ. Cũng như tôi, sẽ không bao giờ quên có một lần tôi đã đến đây, đã gặp những con người này, đã cười đến vỡ cả bụng khi nhìn họ khổ sở gặm mấy viên ô mai mà mẹ tôi mang ra mời.
Christchurch and Queenstown, don't say Good-bye, say See you again.
Tôi ra sân bay, lòng nhẹ nhõm vô cùng sau một chuyến du lịch tuyệt vời. Về nhà thôi, về với Auckland và công việc hàng ngày. Anh bạn từ Úc sang công tác vừa mail cách đây mấy tiếng: "Tôi thật ngạc nhiên về mật độ mưa ở Auckland." Này, anh bạn, dù sao Auckland cũng là nơi tôi thật sự coi như ngôi nhà của mình đấy nhé.
(A broken heart
********
Địa điểm đầu tiên: Christchurch
Chiếc máy bay rú lên thê thảm lần cuối rồi hạ cánh đánh uỵch xuống đường bay sau một hơn một giờ vật vã trên không. "Ladies and Gentlemen, we've just arrived at Christchurch Airport. It's 7:40 am local time. The temperature outside is 6 centigrade degree. And it's a lovely sunny day. We hope you enjoyed the filght and look forward to seeing you again in the future". Hey, dream on, một lần với Freedom Air đã là quá đủ rồi nhé. Bên cạnh, mama tôi thở phào một cái: "Sợ quá con ạ. Máy bay gì mà còn tồi hơn cả máy bay nước mình". Chuyện, budget travelling mà bu, nhưng mà thôi, con thề từ giờ sẽ loại hẳn hãng hàng không này ra khỏi bộ nhớ. Shuttle bus kia rồi. Off we go, tiến thẳng về trung tâm thành phố .
Người ta bảo Christchurch là thành phố mang dáng dấp châu Âu nhất của New Zealand, gần như là một phần của Anh Quốc vĩ đại. Có lẽ đó là điều đã kéo tôi đến với nó. Tôi vốn nhiều duyên nợ (đến phát chán) với Chấu Úc nhưng lại chưa một lần đặt chân lên Âu Châu nên cũng tò mò. Quả thật, thành phố nhỏ nhắn hơn ba trăm nghìn dân nằm ở Đảo Nam này gợi tôi nhớ đến Melbourne của Úc. Cái tiết trời lành lạnh, vẻ cổ kính của những toà nhà theo kiến trúc Gô-tích, chiếc tàu điện leng keng từ thế kỷ 19, những đường phố lát gạch dài hun hút, box điện thoại công cộng bằng gỗ sơn đỏ, những chùm đèn đường kiểu cách. Tất cả, có vẻ quá khác xa một Auckland hiện đại của tôi, nơi mà cái gì cũng vuông chằn chặn và to một cách vô lý. Christchurch đẹp thật, đẹp từ thiên nhiên đến những gì có bàn tay con người can thiệp. Những ngôi nhà lát gạch đỏ xinh xắn nằm ẩn sau những rặng bích đào hồng rực hay những rặng mận nở hoa trắng muốt làm hai mẹ con cứ trầm trồ nức nở. Chụp lấy chụp để mấy nhà thờ ở khu trung tâm, trường học, rồi bảo tàng ở khu Art Centre, nơi trước đây từng là 1 trong những campus của Đại học Canterbury. Chưa hết, dòng Avon trong vắt đến tận đáy lững lờ uốn quanh thành phố và những chiếc cầu be bé vắt qua nó làm tâm hồn thi sĩ nghiệp dư của tôi rung lên bần bật, suýt nữa thì bắt chước Lý Bạch nhảy xuống ôm sỏi đáy sông (ban ngày làm gì có trăng) . Anh hướng dẫn viên du lịch kiêm xế của tôi rất khoái khi nhận thấy vẻ xúc động của cô khách người Á, kể lấy kể để về lịch sử của những ngôi nhà, những khu vườn Christchurch. Tôi thấy hiện lên cả một quá khứ vàng son, thế kỷ 19 và gia đình qúy tộc Úc giàu có đến từ Tasmania, chủ nhân của Mona Vale - khu vườn đẹp như trong cổ tích. Xe đưa chúng tôi đến Port Hill, bãi biển Sumner, qua dãy núi lửa (giờ không còn hoạt động nữa), rồi chạy về thành phố qua đường hầm dài 2 km xuyên qua lòng núi lửa. Mama rên lên khi biết tôi phải trả bao nhiêu cho chuyến city tour này. Nhưng mà you get what you pay for đấy chứ bu. Một ngày tuyệt vời.
Địa điểm thứ hai: Dãy Alpơ Nam (Southern Alps)
Ngày thứ hai của hành trình du lịch xuyên Đảo Nam, tôi và mama quyết định sẽ đi du lịch dãy Alpơ bằng tàu hoả TranzAlpine - một loại tàu du lịch dành riêng cho tuyến đường từ Christchurch đến Arthur Pass qua dãy Alpơ nổi tiếng. Không biết mama có cảm giác thế nào chứ tôi thì rất excited. Xưa học địa lý có bao giờ mơ một ngày sẽ được đặt chân lên dãy Alpơ. Cùng đi với hai mẹ con tôi trong chuyến này còn có hai vị khách người Nhật rất dễ mến và anh phiên dịch của họ. Chúng tôi, sáu người (kể cả anh lái xe kiêm hướng dẫn viên của công ty du lịch) đi xe coach đến Springfield cách Christchurch khoảng mấy chục phút đi xe để đón tàu. Sau đó, anh lái xe và anh phiên dịch đi theo đường bộ đến Arthur Pass chờ bốn chúng tôi xuyên núi bằng tàu xong để đón về. Cảnh tượng thật ngoạn mục, những dãy núi tuyết nhấp nhô hai bên đường ray, lấp loá trong mưa bụi. Chốc chốc lại một vị khách trầm trồ thán phục "Oh look rainbow". Cầu vồng ẩn hiện khắp nơi, đẹp thiên thần. Xung quanh tôi, người ta thi nhau quay camera và chụp ảnh. Tôi cũng chụp lấy chụp để nhưng thật tiếc là vì không chịu được rét nên không ra khoang nối để chụp ảnh như người ta, những bức ảnh chụp qua cửa kính tàu hoả của tôi cuối cùng chả ra cái hình thù gì . Tàu đi xuyên qua vô số những đường hầm trong lòng núi, ngang qua những cây cầu bắc qua các vực thẳm, và những con sống chảy ra từ lòng núi, rồi đến rừng nhiệt đới của khu Công viên Quốc gia Arthur Pass. Chuyến xuyên núi lý thú kéo dài khoảng 3 tiếng. Anh lái xe và anh phiên dịch người Nhật đã chờ sẵn ở đấy, đưa chúng tôi đi thăm Công viên Quốc gia Arthur Pass và trở về. Đường về xuyên qua những thảo nguyên bát ngát của Canterbury. Lạ thật, trước đây tôi cứ hình dung Canterbury phải xanh hơn Auckland vì ở miền Nam lạnh hơn. Tôi cố lục lọi trong đống kinh nghiệm đi Taupo trên Đảo Bắc năm ngoái của mình ra để ba hoa với mama như thế. Nhưng trái với trí tưởng tượng ngây ngô và lời ba hoa của tôi, thảo nguyên nơi đây hiện ra toàn một màu vàng của cỏ khô. Nổi lên trên nền thảo nguyên vàng tựa mùa gặt ở nước mình là những cây tùng xanh ngắt và những dãy núi phủ tuyết trắng lấp loá. Lô nhô những cừu là cừu. Cả hươu nữa chứ. Phong cảnh hùng vĩ mà thanh bình khiến mama tôi nổi hứng hát lên một điệu trong bài "Tình ca du mục". Ô, mà tôi vừa phát hiện ra 1 điều cực hay nhé: thảo nguyên ở Đảo Bắc rất xanh và cừu thì rất trắng. Còn cừu ở những thảo nguyên vàng như dưới Đảo Nam thì lại rất xám. Hay chưa. Xe dừng lại ở sông Waimakariri cho khách du lịch đi jet boat - một kiểu mạo hiểm nhẹ nhàng bằng canô siêu tốc. Nhưng mama đã hạ lệnh từ sáng rồi: no jet boating, no bungy jumping (một kiểu mạo hiểm ác chiến hơn 1 tý bằng cách buộc chân tay vào xích rồi nhảy từ độ cao từ mấy chục đến mấy trăm mét xuống vực) today, có mè nheo ỉ eo cũng bằng âm thôi. Đành phụng phịu ngồi nhìn 2 ông bà người Nhật vui vẻ bước xuống canô vẫy tay "Bye -bye". Trên đường về chúng tôi còn ghé vào một trang trại bên đường thăm cừu và xem xén lông cừu với lại huấn luyện chó chăn cừu. Trang trại của ông bà "quên béng mất tên" có trên chục nghìn chú cừu và 2 chú chó chăn cừu nom rất thông minh (chỉ tội hơi bẩn, giống hệt chủ nhân của chúng . Thấy có khách đến xem, chúng thi nhau làm trò ra điều thạo việc lắm. Này nhé, anh chó vừa ngồi xuống, các em cừu lập tức xếp hàng răm rắp trước mặt. Đứa nào không nghe lời anh sủa cho vào mặt thì chết bố chúng mày nhé. Tôi khoái quá, chụp lấy chụp để (phải thú thật là từ ngày sang NZ tôi có 2 obsessions vĩ đại, một là giày made in NZ, và một nữa là cừu). Lũ cừu đáng yêu thế, ngoan ngoãn và ngây thơ kinh khủng, thảo nào người ta có cụm từ "con chiên của Chúa". Trang trại này rộng trên hai nghìn hecta, có hàng rào bằng thông cao tầm 4m bao quanh. Thoạt đầu tôi rất ngạc nhiên về những hàng rào cây ở các trang trại của Canterbury, về sau mới hiểu vì ở đây thường xuyên có bão tuyết nên họ phải trồng thông thật cao xung quanh để chắn gió và tuyết cho lũ cừu. Tiết mục cuối cùng - biểu diễn xén lông cừu là tiết mục làm tôi hồi hộp nhất. Đây rồi, hình ảnh của các anh Luke O'Neil trong "Tiếng chim hót trong bụi mận gai". Chú cừu bị lôi ra khỏi chuồng, treo ngược trên cái dây xích và xoẹt xoẹt xoẹt, loáng một cái chú đã bị lột trần không thương tiếc. "Ở đây vào mùa đông cũng xén lông cho cừu sao?" tôi hỏi ông chủ trang trại. "Tất nhiên không, vì có khách nên chúng tôi biểu diễn cho khách xem thôi. Còn chúng tôi chỉ xén lông cừu mỗi năm một lần, và vào mùa hè." "Thường thì phải mất bao lâu để 1 con cừu có thể mọc được bộ lông dày ngần này?" (Mẹ ui, dịch nguyên si từ câu hỏi how long does it take a sheep to grow such thick hair?, my VNese is intolerantly poor). "Khoảng 7 tháng". NZ là 1 trong những nước đứng đầu về sản xuất các sản phẩm từ cừu. (Tôi cũng vừa tậu được cho cả nhà và bản thân mỗi người 1 bộ áo len lông cừu, mặc ấm kinh khủng). Một đất nước ko có công nghiệp nặng, thuần túy nông nghiệp và công nghiệp có chăng chỉ là chế biến thực phẩm, đan dệt linh tinh. Vậy mà welfare system của họ thì lại vào loại tốt nhất trên thế giới. Trộm nghĩ có lẽ họ phải dựng tượng con cừu ở ngay trong toà Govn't House để cúi chào long trọng trước mỗi cuộc họp chính phủ ý chứ (mà ko biết có ko nhỉ, vì tôi chưa đến Wellington bao giờ).
6 giờ tối chúng tôi mới bò được về đến khách sạn ở Christchurch. Một ngày mệt nhoài nhưng thật thú vị, bu nhỉ, con nói có phải ko ạ?
Địa điểm thứ ba: Trung tâm nghiên cứu Nam Cực quốc tế và Bách thú Willowbank.
Đi thăm Trung tâm Nghiên cứu Nam Cực Quốc tế - một dự án chung của NZ, Mỹ, Nga, và Đức ở gần sân bay Christchurch thì được 2 voucher giảm giá 10% cho vé vào cửa Willowbank reserve, thế là kéo nhau đi tiếp. Trung tâm vớ vẩn, chẳng có gì xem, vườn thú cũng rứa. Đúng là lừa đảo thật. Chỉ buồn cười 2 mẹ con dắt díu nhau vào 1 cái hang tối mò mò có biển đề "Kiwi House. Please keep quite. Kiwis are sleeping" để xem Kiwi mà chả có ma gì. (Mở ngoặc Kiwi là 1 loài chim không có lông mao, không biết bay, và chỉ hoạt động về đêm, seriously, native to NZ). Thế mà lại còn phải mất công đi nhẹ nói khẽ mới bực chứ. Nhưng tôi đã nhất quyêt phải xem bằng được Kiwi rồi (không thấy không về Auckland) nên đã ra khỏi hang mà vẫn giương đôi kính 2 đi ốp lên nhìn khắp bốn góc vườn để tìm. Kia rồi bu ơi, nó kia kìa. Đang nằm thu lu trong hốc cây kia kìa. Bọn Kiwi này nhát lắm, bu cẩn thận nhé, đừng làm nó sợ nó chạy mất. Để con chụp nó 1 cái. Có đúng kiwi ko con? Mẹ thấy nó y con gà rừng ấy. Ồ bu lẩm cẩm thật, Kiwi House mà có gà rừng à? Chụp lia chụp lịa. Khoái lắm, khoái lắm. Có thế chứ. Mất công đánh cả 1 đoạn đường tới đây cơ mà. Trên đường về mới ngẩn tò te: ơ sao Kiwi mà mỏ nó cóc dài tý nào nhỉ. Sao lại có cả mào nữa. Ôi trời ơi, đúng là gà rừng rồi bu ạ. Hai mẹ con lăn ra cười. Hôm nay có 1 con gà công nghiệp vác máy ảnh đi chụp 1 con gà rừng, kekeke.
Còn 1 trò nữa cũng khá buồn cười là trò đi xe tăng terrain rider ở Trung tâm NCNCQT, vượt qua mấy cái dốc ở độ nghiêng 45độ và lội sâu dưới nước 3 mét nhưng nhớ đến bộ mặt của con mụ Kiwi cùng đi tự nhiên lại mất hứng kể.
Địa điểm thứ tư: Queenstown via Mt Cook
Queenstown via Mt Cook? Nhất quả đất. Nghe cô bạn Hương Giang quảng cáo rồi nên nhất quyết phải đi, không thể bỏ lỡ dịp này được. 8 giờ đồng hồ đánh vật trên đường, mệt bở hơi tai nhưng mà bổ mắt lắm lắm. Đẹp kinh khủng khiếp thật. Đường từ Christchurch đến Queenstown phải đi men theo dãy Alpơ Nam. Xe dừng lại ở những thị trấn nhỏ nằm sâu trong thung lũng cho khách ăn uống nghỉ ngơi. Ba địa điểm dừng lại cho khách chụp ảnh là Lake Tekapo, Lake Pukaki và Mt Cook - ngọn núi cao nhất NZ với độ cao trên 3,400m. Hai hồ nước Tekapo và Pukaki đúng là quà tặng vô giá của thiên nhiên ban cho Đảo Nam. Các bạn tưởng tượng được không, hồ tựa vào chân núi tuyết, hồ thì xanh thăm thẳm phía dưới, tuyết thì trắng tinh khôi bên trên, thông xanh ven hồ chen vai thích cánh bên những hàng cây trụi lá khô cằn nhưng đủ sắc màu, từ xám ngắt đến vàng úa, đến đỏ rực. Tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Tôi chỉ tiếc mình không có năng khiếu hội hoạ để vẽ lại những bức tranh còn in đậm trong trí nhớ ấy. Bây giờ mới hiểu vì sao khách du lịch khắp nơi kể cả Bắc Âu nơi có rất nhiều núi như Thụy Sĩ, Na Uy cũng kéo nhau đến NZ du lịch. Quả là thần tiên, không đi xem thì phí đời thật Hương Giang bạn mến ạ.
Trên đường về Queenstown xe còn đi qua những cánh đồng trồng nho bạt ngàn. Nơi đây sản xuất rượu nổi tiếng ở NZ. Về gần đến Queenstown trời vừa xẩm tối. Tôi sốt ruột quá, chốc chốc lại ngó ra cửa xe. Khi ông lái xe kiêm hướng dẫn viên của Công ty du lịch cất giọng ề à "Chúng ta vừa vào đến khu vực Queenstown" thì tôi thất vọng quá. Chả nhẽ nơi tôi mong ngóng được đến xem lại là mấy cái nhà lẻ tẻ bên triền núi, quanh cái vịnh con con, buồn hơn cả "Vĩnh Phú quê em" thế này à? Hang on, you got a mistake. Đó chỉ là vùng ven thị trấn thôi. Khi vào đến town centre 2 mẹ con ồ lên, có thế chứ, thị trấn của nữ hoàng kia mà. Thị trấn du lịch hoạt động suốt đêm. Các quán cafe, bar, casino, nhà hàng, cửa hiệu đèn đuốc sáng loá. KS 2 mẹ con ở nằm ngay bên 1 cái hồ rất đẹp. Đi vòng vòng quanh đấy có biết bao nhiêu nhà cổ từ 2 thế kỷ trước. Phía bên kia hồ là công viên. Sau công viên là Lake Wakatipu rộng mênh mông dưới chân núi tuyết. Vài chiếc du thuyền chạy thong thả trên hồ. Đẹp quá, chỉ tội lạnh. Còn lạnh hơn cả trên Christchurch cơ. Chứ sao, thị trấn nằm trong thung lũng, xung quanh bao phủ bởi núi tuyết. Ra đường cứ co ro cúm rúm như con mèo hen vậy. Nhưng no worries, đi chơi là trên hết. Lạnh thế chứ lạnh nữa cũng nghĩa lý gì.
Địa điểm thứ năm: Coronet Peak
Trước khi leo lên xe đi Coronet Peak, cách Queenstown chừng 15 phút đi xe coach, tôi đã nghĩ ôi giời, còn lạ gì tuyết nữa, chả khoái. Chủ yếu là đưa mẹ đi xem tuyết thôi. Nhưng đến bãi trượt tuyết thì tự dưng lòng dạ lại sôi sục lên. Phải trượt thôi, không trượt thì phí lắm. Tuyết dày thế kia mà trời thì nắng quá đẹp. Thế là lục cục mượn đồ nghề. Cũng trượt như ai, chỉ tội hay ngã . Mẹ đứng nghe lỏm thầy Tây dạy trò Tây rồi quay ra dạy lại con gái. Kết luận 1 câu: đấy thấy chưa, mẹ có cần biết tiếng Anh đâu, chỉ cần quan sát người ta dạy nhau mà làm huấn luyện viên cho con hơi bị chuẩn đấy nhé. Vui thế chứ. Trượt chán rồi lại bò ra tuyết xây nhà, nặn Snowman, nặn vịt trời ngan ngỗng, quả tim bị xuyên thủng với dòng chữ A broken Heart bên dưới. Rồi lại trượt. Lại ngã. Có lúc mải chơi quá quên béng cả mẹ, trượt mãi tít tận đâu mới sực nhớ ra lại lếch thếch quay về chỗ mẹ đang nặn tuyết. Tự nhiên lúc về lại lẩm cẩm nhớ cũng giờ này năm ngoái cả lũ AKL kéo nhau đi Whakapapa trượt tuyết vui ơi là vui, giờ kẻ đi người ở, tan tác như bày chim lìa tổ ... Nhưng rồi phẩy tay rất nhanh, "don't look back. Chỉ cần nhìn về phía trước cũng là đủ phải vậy không?".
Đêm ngủ còn đau êm ẩm người ngợm vì trượt tuyết nhưng cảm giác mạo hiểm khi bay qua mây mù trên đỉnh Coronet bằng xe cáp thật tuyệt vời. Sẵn sàng quên béng ông thầy và đống bài vở, sẵn sàng feel guilty thêm 1 lần nữa khi bỏ học đi chơi, để được bay trên đỉnh Coronet thêm 1 lần, cười lạnh buốt răng và hét lên: "Hey, look I'm flying so high".
Sáng 16/8: Tạm biệt nhé, Christchurch và Queenstown, ta ước sẽ lại có một lần được chào Kia Ora với người. Một lần qua nhưng không thể không nhớ, không thể không yêu. Tạm biệt những người bạn Úc rất vui vẻ đáng mến trong KS ở Queenstown, tạm biệt anh bạn người Bắc Ailen nhắng nhít, mà không, rồi chúng ta sẽ gặp lại chứ, anh đã cho tôi email của anh ở Auckland, chúng ta ở cùng một thành phố kia mà. Hẳn các bạn sẽ nhớ đến kinh nghiệm một lần ăn ô mai Việt Nam chứ. Cũng như tôi, sẽ không bao giờ quên có một lần tôi đã đến đây, đã gặp những con người này, đã cười đến vỡ cả bụng khi nhìn họ khổ sở gặm mấy viên ô mai mà mẹ tôi mang ra mời.
Christchurch and Queenstown, don't say Good-bye, say See you again.
Tôi ra sân bay, lòng nhẹ nhõm vô cùng sau một chuyến du lịch tuyệt vời. Về nhà thôi, về với Auckland và công việc hàng ngày. Anh bạn từ Úc sang công tác vừa mail cách đây mấy tiếng: "Tôi thật ngạc nhiên về mật độ mưa ở Auckland." Này, anh bạn, dù sao Auckland cũng là nơi tôi thật sự coi như ngôi nhà của mình đấy nhé.

(A broken heart
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: