Không gian metric cho học sinh, sinh viên đang học Toán

Nguyễn Quang Hưng
(sonnet)

New Member
Có 1 bài toán nhỏ thế này cho các bạn học sinh yêu Toán

a) cho học sinh chuyên Toán Ams:
Nếu A: R^n --> R^n là một isometry (bảo toàn khoảng cách), tức là với mọi x,y thuộc R^n: d(A(x),A(y))=d(x,y) và A(0)=0 (không di chuyển điểm 0). Chứng minh A là ánh xạ tuyến tính. Nên hình dung ánh xạ tuyến tính trong R^n mà nó bảo toàn khoảng cách ra sao?

b) cho những năng khiếu Toán đặc biệt của ams muốn đi thi QG và QT:
Thay R^n bằng không gian Hilbert H, A: H-->H vẫn như trên, isometry và không dịch điểm 0. Chứng minh A là tuyến tính.

c) cho sinh viên giỏi khoa Toán năm 2-4 của Đại học:
Nếu thay H bằng không gian véc tơ metric X, hỏi tính chất trên (isometry và không dịch gốc ===> tuyến tính) còn đúng nữa hay không?

d) cho sinh viên xuất sắc (*): :)
Nếu X là không gian véc tơ topo, hỏi tính chất trên còn đúng không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc từ câu 1 đã chết hẳn =D Cái này thuộc phần nào hả anh Hưng?
 
Nguyễn Ngọc Vũ đã viết:
Đọc từ câu 1 đã chết hẳn =D Cái này thuộc phần nào hả anh Hưng?

Well, nếu mà phân chia rất hình thức thì a) and b) trong phần linear algebra and geometry cho sinh viên khá năm 1; c) trong phần giải tích hàm (functional analysis) cho sinh viên khá năm 3; d) trong lý thuyết không gian topo hoặc phần topo của giải tích hàm dành cho sinh viên năm 3-4 hoặc ở bậc grad. Học sinh chuyên toán loại giỏi đủ khả năng làm được a) và b), còn học sinh AMS nào giải được cả 4 câu thì ... quá xuất sắc.
 
Anh Hưng ra đề toán hay quá, nhưng mỗi tội em chẳng hiểu gì về các khái niệm cần để hiểu bài toán. Hình dung theo kiểu hình học trong các không gian 3 chiều trở xuống thì em làm được rồi, nhưng chắc là sai, vì nếu thế thì bài này dễ quá, nó giống như bọn em vẫn chứng minh một hàm là tuyến tính khi giải phương trình hàm thôi. Hay là anh Hưng làm một khóa tutoring trên mạng về không gian metric cho bọn em với. Em đang đọc quyển Bài giảng giải tích của thầy Nguyễn Duy Tiến, trong đó có nhắc đến cái này (thật ra là xây dựng giải tích trong không gian metric), nhưng mà sơ lược quá, nghĩ nát cả óc, mệt lắm mà vẫn không nắm vững được. Anh chỉ cho em với, chứ mới đến chương thứ hai đã tắc thì bao giờ mới đọc được hết sách.
 
Huỳnh Trung Anh đã viết:
Anh Hưng ra đề toán hay quá, nhưng mỗi tội em chẳng hiểu gì về các khái niệm cần để hiểu bài toán. Hình dung theo kiểu hình học trong các không gian 3 chiều trở xuống thì em làm được rồi, nhưng chắc là sai, vì nếu thế thì bài này dễ quá, nó giống như bọn em vẫn chứng minh một hàm là tuyến tính khi giải phương trình hàm thôi. Hay là anh Hưng làm một khóa tutoring trên mạng về không gian metric cho bọn em với. Em đang đọc quyển Bài giảng giải tích của thầy Nguyễn Duy Tiến, trong đó có nhắc đến cái này (thật ra là xây dựng giải tích trong không gian metric), nhưng mà sơ lược quá, nghĩ nát cả óc, mệt lắm mà vẫn không nắm vững được. Anh chỉ cho em với, chứ mới đến chương thứ hai đã tắc thì bao giờ mới đọc được hết sách.

Chú cứ trình bảy lời giải trong trường hợp R^3 đi xem đúng hay sai. Khoảng cách trong R^3 cho chú chọn là khoảng cách bình thưởng (euclidean), mặc dù 0 nhất thiết phải thế. Chú phải chứng minh là hàm số bất kỳ f: R^3--->R^3 bảo toàn khoảng cách [tức là khoảng cách giữa ảnh của 2 diểm bất kỳ qua ánh xạ f bằng khảng cách giữa 2 điểm đó], và f(0,0,0)=(0,0,0) thì f là tuyến tính. Nếu chứng minh đúng thì chuyển sang R^n và thậm chí cả Hilbert không còn xa.

Không gian metric được định nghĩa rất đơn giản, nó là 1 cặp (X,d) trong đó X là tập hợp không rỗng, d là hàm "khoảng cách" d: X x X ---> R+; R+=[0,vô cùng) thỏa mãn những đ/k sau:
A) d(x,y)=d(y,x) với mọi x,y trong X; điều kiện này hàm ý là khoảng cách từ điểm x tới điểm y không phụ thuộc vào hướng, đo từ x hay đo từ y; in other words: d is a symmetric bifunctional.
B) d(x,y)+d(y,z) >= d(x,z) với mọi x,y,z trong X; đây chính là bất đẳng thức tam giác. Điều kiện này hạn chế tính tùy tiện của hàm khoảng cách, cực đơn giản mà cực đẹp.
C) d(x,y)=0 khi và chỉ khi y = x. Điều kiện này hạn chế những dị biến của hàm khoảng cách, khoảng cách giữa 2 điểm khác nhau phải là 1 số dương, known as identity of indiscernibles.


Không gian metric là (X,d) là không gian véc tơ metric nếu như tập hợp X là không gian véc tơ, phép cộng véc tơ +: X x X ---> X và nhân với vô hướng *:K x X ---> X là các hàm liên tục trong topo được xác định bằng metric d(i.e. cấu trúc đại số và topo tương thích). Nói 1 cách chính xác hơn thì d xác định topo trên X, và tiếp theo topo tự nhiên (known as Tichonov topology) định nghĩa trên product, để có sense khi nói đến hàm liên tục của phép cộng véc tơ. Chỗ này đòi hỏi các bạn mới nhập môn phải suy nghĩ về tính liên tục, để hiểu được tầm quan trọng của sự tương thích giữa cấu trúc đại số và cấu trúc tôpô, vd. tại sao lại cần đến nó?

Ví dụ của metric như

a) in R^n: d(x,y) = Sqrt [ sum (y_i - x_i)^2 ], đây là euclidean metric quen thuộc của chúng ta đó. Dễ dàng chỉ ra (R^n, euclidean metric) là không gian véc tơ metric. Bất đẳng thức tam giác ở đây chính là bất đẳng thức Schwarz, hay Cauchy-Buniakovski như bọn Nga ngố vẫn gọi !
b) in R^n: d(x,y) = { sum | y_i - x_i |^n }^{1/n}, n >1, đây là metric Minkovski, hơn nữa bất đẳng thức tam giác ở đây chính là bất đẳng thức Minkovski quen thuộc với các bạn chuyên toán. R^n với cái khoảng cách này là không gian véc tơ metric.
c) in R^n: d(x,y) = max { |y_i - x_i| } .

d) in L^p không gian hàm số = { f: R^n --->R sao cho |f|^p integrable} dùng metric giống b), giả thiết p>1. Đây là ví dụ không gian véc tơ metric vô hạn continum chiều.
e) in non-empty set X: d(x,y)=0 nếu x=y, d(x,y)=1 nếu x khác y. Đây là discrete metric (discrete topology).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Í chà, thế thì chắc là em giải sai rồi. Hình như kí hiệu của anh không phải là dấu giá trị tuyệt đối thì phải.
Cảm ơn anh Hưng nhiều lắm về phần giải thích nhé. Đúng là em hiểu ra nhiều hơn về không gian metric đấy.
Còn các câu hỏi của anh thì... hình như với em cũng khó như nhau bởi vì em chẳng phân biệt nổi các loại không gian với nhau. Anh chỉ dần cho em với.
 
Huỳnh Trung Anh đã viết:
Í chà, thế thì chắc là em giải sai rồi. Hình như kí hiệu của anh không phải là dấu giá trị tuyệt đối thì phải.
Cảm ơn anh Hưng nhiều lắm về phần giải thích nhé. Đúng là em hiểu ra nhiều hơn về không gian metric đấy.
Còn các câu hỏi của anh thì... hình như với em cũng khó như nhau bởi vì em chẳng phân biệt nổi các loại không gian với nhau. Anh chỉ dần cho em với.

Cái ký hiệu || . || không phải là giá trị tuyệt đối, nó ký hiệu cho norm. Trong không gian véc tơ metric có thể định nghĩa || x || := d(x,0).
Người ta cũng dùng ký hiệu | . | để đơn giản hóa ký hiệu trong không gian véc tơ metric, cụ thể là |x-y|:=d(x,y), để đỡ phải viết nhiều. Cái mà bạn liên tưởng đến giá trị tuyệt đối, chẳng qua đó là khoảng cách euclidean trên đường thẳng, trục số thực, không gian 1 chiều. Dù sao tôi cũng đã sửa lại ký hiệu bài đầu để các bạn chưa quen khỏi hiểu nhầm.

Có vô hạn các metric khác nhau trên cùng 1 không gian nhưng đó 0 phải là mối quan tâm của Toán học. Lý thuyết Toán trong không gian Metric quan tâm đến các bất biến, đến phân loại thành các lớp tương đương các không gian và các ánh xạ giữa các không gian chứ không quan tâm 1 không gian với 1 metric cụ thể. Phần hình học của các không gian metric cũng rất lý thú, và ở đây có thể nghiên cứu chi tiết 1 không gian với 1 metric cụ thể. Chẳng hạn trên mặt phẳng (R^2) /chính xác đĩa/ có thể nghiên cứu chi tiết metric Lobachevski như ng ta đã làm cuối TK18, TK 19. Đó là kinh điển toán học sơ cấp, khi nào có đ/k tôi sẽ nói chuyện. Giải tích hàm ra đời vào đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20, đứng đầu phải nhắc đến S. Banach, với những định lý tuyệt đẹp xuất hiện trong giai đoạn 1930-1944. Sau WW2 các bất biến cũng như cấu trúc hình học trong các không gian hàm số (vô hạn continum chiều), như không gian các hàm liên tục, các hàm có đạo hàm vô hạn hay hữu hạn lần, các hàm có t/c Lipschitz hay p-Lipschitz (spell?), Sobolev, etc. được nghiên cứu kỹ hơn và đã có những kết quả rất mạnh. Những kết quả của giải tích hàm này liên quan chặt chẽ đến nhu cầu của lý thuyết phương trình đạo hàm riêng (partial diff. equations), điểm bất định, các lý thuyết độ đo (eg. Hausdorff trong tôpô hay lý thuyết xác suất) nhu cầu phát triển giải tích toán trên các không gian tổng quát, liên quan cả đến topo đại số, tôpô vi phân, hình học vi phân trên các không gian hàm, K-theory, vv. Khi nào có nhiều đ/k hơn sẽ giới thiệu những kết quả đẹp "intuitively comprehensible" cho các bạn trẻ.

Tiết lộ thêm là kiến thức của 1 cử nhân Toán ở trường top của nước ta (ĐHKHTN ĐHQG HN) trong ngành giải tích hàm là những kiến thức trước 1940 và không đầy đủ, của cử nhân Toán ở những trường top 30 của Mỹ là những kết quả từ trước 1960, và của các trường top của Âu châu cũng tương tự như vậy, có nghĩa là đều khá cũ kỹ. Dĩ nhiên đó là ở bậc cử nhân thôi, còn ở bậc thạc sĩ thì kiến thức của bọn top Âu-Mỹ trong chuyên ngành là những kết quả của thập kỷ 80's, và đôi khi 90's (hiếm có). Của nước ta thì tôi chưa có cơ hội sát hạch :)

Cũng không dễ gì mà bạn hiểu hết được sự khác nhau (hình học, tôpô) giữa các metrics, nó đòi hỏi bạn phải tự luyện tập - khổ luyện thành tài mà :) Chẳng hạn để phát triển tư duy hình học, tôi gợi ý cho bạn, hãy tập hình dung các vật thể quen thuộc với các bạn trong R^3 với euclidean metric, trong cũng không gian R^3 với các metric khác (eg. Minkovski, max, discrete). Có thể bắt đầu bằng các vật thể đơn giản:
1) hình hộp, hình lập phương
2) hình cầu, elipsoids (quả trứng gà)
3) tori (cái phao bơi)
4) hình nón (kim tự tháp)
5) cái phích nước hay cái siêu đun nước
6) các hình thể phức tạp hơn, như cô bạn gái của bạn ngồi trên cái xe đạp :)>-

Tiếp đến là luyện tư duy giải tích: thử chỉ ra 1 số ví dụ ánh xạ bảo toàn khoảng cách giữa các không gian có các metric khác nhau cho trước. Thử tìm hiểu xem metric trên mặt cầu, elipsoids, paraboloids, hyperboloids, trên tori, trên mặt trụ, trên yên ngựa ra sao, viết ra các công thức. Chẳng hạn vấn đề có ứng dụng thực tế ngay là vấn đề bản đồ, có ánh xạ nào từ mặt cầu (mặt quả đất hoặc 1 phần của nó) với metric mặt cầu sang mặt phẳng với metric (euclidean) hay không? Có ánh xạ nào bảo toàn góc (tức là góc giữa các đường cong trước và sau ánh xạ không đổi) hay không?

Anyway, đấy là những bài tập nhỏ trên con đường mà các bạn yêu toán cần rèn tư duy toán học của mình. Còn để giải những bài toán tôi đưa ra thì không cần luyện tập công phu như thế :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
NG Quang Hưng đã viết:
Ví dụ của metric như

a) in R^n: d(x,y) = Sqrt [ sum (y_i - x_i)^2 ], đây là euclidean metric quen thuộc của chúng ta đó. Dễ dàng chỉ ra (R^n, euclidean metric) là không gian véc tơ metric. Bất đẳng thức tam giác ở đây chính là bất đẳng thức Schwarz, hay Cauchy-Buniakovski như bọn Nga ngố vẫn gọi !
b) in R^n: d(x,y) = { sum | y_i - x_i |^n }^{1/n}, n >1, đây là metric Minkovski, hơn nữa bất đẳng thức tam giác ở đây chính là bất đẳng thức Minkovski quen thuộc với các bạn chuyên toán. R^n với cái khoảng cách này là không gian véc tơ metric.
c) in R^n: d(x,y) = max { |y_i - x_i| } .

d) in L^p không gian hàm số = { f: R^n --->R sao cho |f|^p integrable} dùng metric giống b), giả thiết p>1. Đây là ví dụ không gian véc tơ metric vô hạn continum chiều.
e) in non-empty set X: d(x,y)=0 nếu x=y, d(x,y)=1 nếu x khác y. Đây là discrete metric (discrete topology).

Bực quá, mai đi công tác sớm mà đếch ngủ được gì cả. Vào đây xem bác Hưng phổ biến kiến thức cho các em lại càng tỉnh thêm, thế mới chán :p.

Bác giảng thể này nhiều em nó choáng chạy hết thì cái box này làm sao mà còn vẹo nao nữa, nhất là gái thì càng cbn hiếm :).

Để anh diễn nôm mấy cái bác Hưng nói.
Khoảng cách L_1 thì các chú mường tượng ra là đường đi trong thành phố, phải đi dọc các phố (như kiểu ô bàn cờ) đến điểm cần đến. Chính thế nên L_1 còn được gọi là city block distance hay Manhattan distance.

Còn L_2 là khoảng cách hình học, mường tượng trong không gian như độ dài đoạn thẳng nối hai điểm lại.

Túm lại, L_2 (Euclidean distance) là dường chim bay, còn L_1 là đường chim đi bộ :p :D. Còn L_p với p thuộc R+* (p>1) thì hihih, anh cũng không "mường tượng được" :p, cứ "téng" thôi.


OFF TOPIC: Trao đổi với bác Hưng và các bạn quan tâm chút nhé: tôi đang fond of bài toán network clustering, nhất là network có vertices degree distribution tuân theo power law distribution (chứ không exponential như Erdos- Renyi model). Ví dụ paper citation network (phân nhóm các paper thành các nhóm riêng biệt về một ngành nào đó chẳng hạn). Mỗi paper là một vertex. Môi paper a được biểu diễn bằng một vector n chiều (n là tổng số paper trong collection). Cụ thể: Nếu paper a cites paper i thi a_i=1, còn không thì a_i=0. (ta có thể normalize các kiểu khác nhau). khoảng cách giữa hai paper-vertex (data point) được tính bằng khoảng cách giữa hai vector đại diện. Dùng L_p hay cosine theta thì rất instable. Có nghĩa là nếu randomly remove một số điểm (papers) trong network đi thì clusterings changes drammatically. Nếu dùng Pearson Coefficient Correlation hay Mahalanobis distance thì khá ổn định, tức là membership các clusters không thay đổi nhiều khi một số papers bị remove. Tôi cũng đã chứng minh được một số kq ban đầu về lý thuyết của hiện tượng trên nhưng còn chưa thỏa mãn lắm. Có cao thủ nào muốn hợp tác không. :)

Thanks
 
Nguyễn Việt Hùng đã viết:
....Nếu dùng Pearson Coefficient Correlation hay Mahalanobis distance thì khá ổn định, tức là membership các clusters không thay đổi nhiều khi một số papers bị remove. Tôi cũng đã chứng minh được một số kq ban đầu về lý thuyết của hiện tượng trên nhưng còn chưa thỏa mãn lắm....

Anh nghĩ 1 cách nông dân thế này: statistics-based distances đương nhiên là insensitive với thay đổi của 1 vài sample(s) trong distribution. Cho nên nó ổn định hơn cái L_p vậy thôi :)

/Thanh
PS: Thử nghiên cứu thêm Riemannian geometry 1 chút xem.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề mà chú muốn giải quyết hay đấy, cũng khá hot nữa, còn phần Toán của nó có hay không thì chưa kết luận được. Chuyện chọn degree theo power law distr. là mốt từ 6-7 năm rồi sau khi nó được công bố như 1 phát minh ở tạp chí nặng ký nhất Nature. Các chú Physicists (conden. mat., statistical), các chú Statisticians, theoretical CS-ists, cả Bioinformaticians đua nhau in ra hàng tấn kết quả trong những năm qua trong hàng chục tạp chí. Đa phần là tổng kết các kết quả "thực nghiệm" hoặc đưa ra các giả thuyết (heuristical results), kết quả toán học ít đến mức hầu như không có.
Năm tới theo dự định tôi sẽ dành nhiều thời gian cho mảng complex network và propagate nó cho sinh viên ở VN, năm nay thì chịu rồi. Thực ra cuối 99, có thời tôi đã định bỏ dở thesis, chuyển sang làm neural network, nhưng sau lại thôi :)
Nguyễn Việt Hùng đã viết:
OFF TOPIC: Trao đổi với bác Hưng và các bạn quan tâm chút nhé: tôi đang fond of bài toán network clustering, nhất là network có vertices degree distribution tuân theo power law distribution (chứ không exponential như Erdos- Renyi model). Ví dụ paper citation network (phân nhóm các paper thành các nhóm riêng biệt về một ngành nào đó chẳng hạn). Mỗi paper là một vertex. Môi paper a được biểu diễn bằng một vector n chiều (n là tổng số paper trong collection). Cụ thể: Nếu paper a cites paper i thi a_i=1, còn không thì a_i=0. (ta có thể normalize các kiểu khác nhau). khoảng cách giữa hai paper-vertex (data point) được tính bằng khoảng cách giữa hai vector đại diện. Dùng L_p hay cosine theta thì rất instable. Có nghĩa là nếu randomly remove một số điểm (papers) trong network đi thì clusterings changes drammatically. Nếu dùng Pearson Coefficient Correlation hay Mahalanobis distance thì khá ổn định, tức là membership các clusters không thay đổi nhiều khi một số papers bị remove. Tôi cũng đã chứng minh được một số kq ban đầu về lý thuyết của hiện tượng trên nhưng còn chưa thỏa mãn lắm. Có cao thủ nào muốn hợp tác không. :)
 
NG Quang Hưng đã viết:
Vấn đề mà chú muốn giải quyết hay đấy, cũng khá hot nữa, còn phần Toán của nó có hay không thì chưa kết luận được. Chuyện chọn degree theo power law distr. là mốt từ 6-7 năm rồi sau khi nó được công bố như 1 phát minh ở tạp chí nặng ký nhất Nature. Các chú Physicists (conden. mat., statistical), các chú Statisticians, theoretical CS-ists, cả Bioinformaticians đua nhau in ra hàng tấn kết quả trong những năm qua trong hàng chục tạp chí. Đa phần là tổng kết các kết quả "thực nghiệm" hoặc đưa ra các giả thuyết (heuristical results), kết quả toán học ít đến mức hầu như không có.
Bác Hưng,

Cái Small world/scale free networks models có rất nhiều ứng dụng có ý nghĩa :). Nhóm của Barabasi hay nhóm của Newman (tập trung vào ứng dụng cho Epidemiology) có một số kết quả khá hay. Nếu bác và anh em khác có thời gian và interest, ta lập một group discuss riêng về topic này. Hy vọng có một vài papers co-authored by HAOers. Nếu có kq, co-authors với ta sẽ gồm thêm một số Alan Turing award winners và một số 1-Erdos number holders :p. Tôi và mấy ông đó cũng đang làm cùng vài bài toán xung quanh cái này.


Cheers,
 
Sau đoạn đối thoại ngoài lề, chúng ta lại nói chuyện tiếp về không gian metric :) Không có p/p nào giúp các bạn hiểu kỹ vấn đề hơn là nghiền kỹ các ví dụ và phản ví dụ. Vậy chúng ta lại tiếp tục nghiền một số ví dụ không gian metric.

Có một lớp các không gian metric, được trang bị metric với nội dung hình học gần với cảm nhận khoảng cách của chúng ta. Cụ thể là, bất cứ 1 đa tạp Riemann nào cũng là 1 không gian metric với định nghĩa khoảng cách giữa hai điểm của nó là độ dài đoạn cong (khả vi) ngắn nhất nối 2 điểm đó (geodesics). Mặt khác nghe đa tạp Riemann có vẻ to táp, như nghe chú Hải Thanh chú ấy dọa [-x, nhưng thực ra bất kỳ đa tạp Riemann nào cũng có thể nhúng đẳng cách vào không gian euclidean R^n với số chiều đủ lớn, nên thực ra đa tạp Riemann chỉ là 1 đa tạp con trong không gian R^n không hơn không kém. Tiện lợi và giá trị của đa tạp Riemann ở chỗ khác kia, hy vọng sẽ có dịp nói đến.

Lấy ví dụ, khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt cầu có bán kính R, là độ dài đoạn của đường tròn lớn (xích đạo) trên mặt cầu nối 2 điểm đó, cụ thể là nếu tọa độ cầu của 2 điểm đó là p_i=(theta_i,phi_i), i=1,2, thì khoảng cách d(p_1,p_2) := R^2 [sin (theta_1) sin(theta_2) cos(phi_1-phi_2)-cos(theta_1) cos(theta_2) ]. Bài tập nhỏ trong dịp hè, các bạn thử biểu diễn khoảng cách trên các mặt ellipsoid, paraboloid và hiperboloid trong R^3 trong các tọa độ thích hợp.

Tiếp đến là vấn đề hình dung hay tưởng tượng (luyện tập tư duy hình học, quan trọng không chỉ cho những người làm Toán) những metrics mà tôi có dịp đưa ra làm ví dụ trong những lần trước.

Nguyễn Việt Hùng đã viết:
Túm lại, L_2 (Euclidean distance) là dường chim bay, còn L_1 là đường chim đi bộ . Còn L_p với p thuộc R+* (p>1) thì hihih, anh cũng không "mường tượng được" , cứ "téng" thôi.
Tuyệt vời, chú Việt Hùng (sắp thành tiến sĩ hói đầu :)>- ) mạnh bạo nói đến 1 vấn đề hình học tế nhị, mà người ta dù không biết ít khi nói đến, ít khi thừa nhận! Chú Hùng cũng có những vướng mắc như rất nhiều các chuyên gia tên tuổi của nhiều lĩnh vực, dùng nhiều Toán, nhưng không hình dung được rõ nét khoảng cách L_p ra sao. Thực ra nó hết sức đơn giản, cho dù không có sách nào giải thích cho sinh viên, ng đọc hiểu thắc mắc này. Đầu tiên các bạn hãy hình dung trong không gian 2 chiều thôi, cho dễ miêu tả, chuyển từ 2 lên n rất dễ trong trường hợp này.

p=1 cái này đã được giải thích, như là đi theo cạnh các ô lưới.
Trong L_1, "đường tròn đơn vị" (định nghĩa là tập hợp những điểm cách đều 1 điểm cho trước 1 khoảng 1 đơn vị) là bốn cạnh 1 hình vuông có cạnh sprt(2), xoay đi giống quân rô trong chơi bài (tú lơ khơ, tá lả).

p=2 cái này là khoảng cách euclidean thông thường, đo theo "đường chim bay".
Trong L_2, "đường tròn đơn vị" chính là đường tròn đơn vị theo mọi nghĩa thông thường.

p=bất kỳ, hữu hạn.
Trong L_p, "đường tròn đơn vị" là đường cong bậc p, có nghĩa là tập hợp
{(x,y) trong R^2: x^p + y^p =1 }.
Các đường cong này lưu ý là ngày càng "lồi hơn ra", với p tăng các hình sau giới hạn bằng đường cong bậc cao hơn, chứa hình trước giới hạn bởi đường cong bậc thấp hơn.

p= vô cùng, infinity.
Khoảng cách d là max hay sup đã nói đến.
Trong L_{infinity}, "đường tròn đơn vị" là 4 cạnh một hình vuông "lớn" có cạnh là 2. Hình vuông này như là giới hạn (p tiến tới vô cùng) của những hình lồi được giới hạn bởi đường cong bậc p, xác định bởi metric L_p. Liệu có vẫn đề gì tương tự, có nghĩa không, khi nói đến "giới hạn" một dãy các metrics?

Trong không gian vô hạn chiều, như không gian hàm số, khoảng cách giữa 2 hàm số (có tích phân bậc p) xác định trên tập hợp A trong L_p là d(f,g)= {\integral |f-g|^p }^{1/p} và trong L_{vô cùng} là d(f,g)=sup |f-g| trên A, các bạn cũng có thể tưởng tượng hình học trong đầu giống như R^n với n đủ lớn :)

Bên cạnh các metric L_p các bạn có thể đưa ra các metric "lai ghép" của các L_p. Ví dụ các bạn có thể lai ghép L_p với L_q như sau:
d(x,y) = { sum_{i=1,...,k} |x_i -y_i|^p + [ sum_{j=k+1,...,n} |x_j-y_j|^q ]^{p/q} }^{1/p}. Check it! Ví dụ với p=2, q=1, k=1, có thể thấy như đường chim bay trong thành phố đầy nhà trọc trời chẳng hạn.

Trong lý thuyết chơi cờ, trên bàn cờ vua cũng có thể định nghĩa metric, metric bàn cờ, khoảng cách giữa hai ô như là số nước (nhỏ nhất) mà vua cần để nhảy từ ô này tới ô kia. Tức là ngang dọc chéo bình đẳng như nhau.

Trong lý thuyết thông tin, có thể dùng 1 loại metric rất hay gọi là khoảng cách Levenshtein (ông này là do thái Nga, đưa ra khoảng 1965), để đo khoảng cách giữa 2 chuỗi ký tự. Khoảng cách giữa 2 chuỗi ký tự được định nghĩa là số nhỏ nhất các bước để biến đổi chuỗi này thành chuỗi kia, trong đó 1 bước hiểu là điền thêm vào 1 ký tự, xóa đi 1 ký tự, hoặc thay thế 1 ký tự này bằng 1 ký tự khác. Ví dụ nhiều software tìm lỗi chính tả (spell checkers) chính là đã dùng cái khoảng cách Levenshtein để prompt ra từ khác thay thế khi ng ta gõ sai lỗi chính tả.

Cuối cùng là 1 bài tập nhỏ làm trong 10 min, trong tập hợp số thực, khoảng cách giữa 2 số thực x,y được định nghĩa bằng |x-y| nếu cả hai số đó là số hữu tỉ, và d(x,y)=1 nếu có ít nhất một trong hai số là số vô tỉ. Thử xem đây có là metric không? Thử xem R^2 (mặt phẳng) với "metric" này và với metric "lai" với L_2 sẽ ra sao?

[Còn tiếp tục ...] :)
 
Có 1 bài toán nhỏ thế này cho các bạn học sinh yêu Toán

a) cho học sinh chuyên Toán Ams:
Nếu A: R^n --> R^n là một isometry (bảo toàn khoảng cách), tức là với mọi x,y thuộc R^n: d(A(x),A(y))=d(x,y) và A(0)=0 (không di chuyển điểm 0). Chứng minh A là ánh xạ tuyến tính. Nên hình dung ánh xạ tuyến tính trong R^n mà nó bảo toàn khoảng cách ra sao?

Vẫn chưa có bạn học sinh AMS, đặc biệt các bạn lớp Toán, thử giải quyết bài này à ? Nó không phải là loại bài trâu bò, cũng không phải là khó, chỉ cần vài dòng là xong thôi.
 
cái chuẩn trong bài mà anh sử dụng là chuẩn gì? hay là mọi chuẩn?Thêm nữa, 2 chuẩn ở 2 đẳng thức có giống nhau không? Anh cho học sinh chuyên toán Ams thì cũng phải giải thích cho chúng nó biết là ánh xạ tuyến tính là gì chứ? Em hỏi với tư cách là học sinh chuyên toán Ams , không phải với tư cách là sinh viên đại học. Học sinh chuyên toán Ams biết về giải tích cũng chỉ trên tập R, tập C thì coi như là mù tịt .Cũng chỉ học hết hàm liên tục, hàm khả vi, dãy số và các khái niệm hội tụ, tích phân thì cũng không biết rồi, vì cái đó không nằm trong nội dung thì học sinh giỏi. Thế thì làm sao mà hiểu được mấy cái metric mà anh nêu. Anh đố ai bài nào, muốn có sự hưởng ứng,thì phải nói đúng ngôn ngữ của họ chứ, thì người đọc mới hiểu chứ ?
chào anh nhé :D
 
Em Đức Anh biết mà không chịu viết ra cho các bạn khác lại kèo để anh phải viết từ A đến Z à ? =;

Ánh xạ tuyến tính, có ngay đây: Gọi V và W là hai không gian véc tơ trên trường số K (còn gọi là không gian tuyến tính) ánh xạ f: V ---> W gọi là ánh xạ tuyến tính nếu như với mọi a,b từ trường số K (cứ nghĩ là số thực hay phức R, C cho đơn giản) và u,v bất kỳ thuộc V chúng ta có : f(a*u+b*v) = a*f(u)+b*f(v) ;

Metric thì đã được định nghĩa và có nhiều ví dụ ở trên. Ai không thích trừu tượng thì cứ lấy khoảng cách Euclides trong R^n cũng được. R^n là không gian véc tơ (tuyến tính) trên R rõ quá.

Còn không gian véc tơ là gì thì viết ra hơi dài một chút, ai chưa biết thì hỏi sinh viên freshman Đức Anh vậy =D>

Trên cùng 1 không gian nếu không dùng 2 ký hiệu khác nhau để ký hiệu 2 metric khác nhau, thì có nghĩa là ta nói đến một cái metric chung.

Ai có théc méc gì nữa xin cứ tự nhiên hỏi :)>- Bài này đành nâng lên cho lớp 12 và SV năm 1 ở ĐH vậy b-)

Trần Đức Anh đã viết:
cái chuẩn trong bài mà anh sử dụng là chuẩn gì? hay là mọi chuẩn?Thêm nữa, 2 chuẩn ở 2 đẳng thức có giống nhau không? Anh cho học sinh chuyên toán Ams thì cũng phải giải thích cho chúng nó biết là ánh xạ tuyến tính là gì chứ? Em hỏi với tư cách là học sinh chuyên toán Ams , không phải với tư cách là sinh viên đại học. Học sinh chuyên toán Ams biết về giải tích cũng chỉ trên tập R, tập C thì coi như là mù tịt .Cũng chỉ học hết hàm liên tục, hàm khả vi, dãy số và các khái niệm hội tụ, tích phân thì cũng không biết rồi, vì cái đó không nằm trong nội dung thì học sinh giỏi. Thế thì làm sao mà hiểu được mấy cái metric mà anh nêu. Anh đố ai bài nào, muốn có sự hưởng ứng,thì phải nói đúng ngôn ngữ của họ chứ, thì người đọc mới hiểu chứ ?
chào anh nhé :D
 
Híc...em cũng đang ĐH năm thứ nhất đây...nhưng đọc chẳng hiểu gì :D...ánh xạ tuyến tính thì sắp tới mới học...nhưng hình như nó cũng có liên quan đến một số khái niệm như trường(nhóm,vành) hay không gian vector cơ mà( :( tại vì phần ánh xạ tuyến tính chưa học..lại lười đọc sách nên :D )...Các em nó còn chưa biết những khái niệm ấy ,chắc đành bó tay thôi anh ạ :D
 
KHÔNG GIAN TUYẾN TÍNH hay KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Đây vậy thì tôi hỗ trợ các bạn trẻ những khái niệm cơ sở của toán học.

Không gian vector hay không gian tuyến tính trên trường số K (trường số thực hoặc số phức) là tập hợp V với hai phép toán:

1) Cộng véc tơ: được định nghĩa trên tích Decard (Catesian product) V × V với giá trị trong V và nó được ký hiệu v + w, where v, w trong V, and
2) Nhân với vô hướng (scalar multiplication): được định nghĩa trên tích Decard (Catesian product) F × V với giá trị trong V và được ký hiệu a v, where a trong K và v trong V.

Những phép toán này thỏa mãn những điều kiện (tiên đề sau),
với mọi a, b trong K; u, v và w trong V:

i1) Cộng véc tơ là kết hợp (associative): u + (v + w) = (u + v) + w.
i2) Cộng véc tơ là giao hoán (commutative): v + w = w + v.
i3) Có véc tơ ZERO: tồn tại 0 trong V, sao cho với mọi v trong V, v + 0 = v.
i4) Có véc tơ ngược: với mỗi véc tơ v trong V tồn tại phần tử w trong V sao cho v + w = 0.
i5) Nhân với vô hướng là kết hợp (associative): a(bv) = (ab)v.
i6) Nhân với 1 không thay đổi kết quả: 1 v = v, ở đó 1 là phần tử đơn vị của phép nhân trong trường K.
i7) Phép nhân với vô hướng và cộng véc tơ thỏa mãn đ/k liên kết: a(v + w) = a v + a w.
i8) Phép nhân với vô hướng và cộng vô hướng trong K thỏa mãn: (a + b)v = a v + b v.

Các phần tử trong V được gọi là véc tơ, còn các phần tử trong trường K gọi là vô hướng. Trong các ứng dụng thực tế thì trường vô hướng K là trường số thực hoặc trường số phức. Trong Toán thì K có thể là trường abstract bất kỳ, có character bằng 0 hoặc khác 0 (tức là có a trong K sao cho a+a+a+...+a=0 hay không có), trong Vật lý (lý thuyết) đôi khi cũng cần phải dùng trường số khác R hoặc C.

Lưu ý thêm một điểm nữa là nếu nếu duy trì tất cả các tính chất (tiên đề ở trên) chỉ thay trường số K bằng vành (giao hoán) thì lúc đó ta có cấu trúc MODUL V. Một số người chấp nhận vành không giao hoán trong định nghĩa MODUL.

Nói chung, trong Toán tên gọi thông dụng nhất là không gian tuyến tính, còn trong các ngành khác (kỹ thuật, kinh tế, y khoa) tên gọi thông dụng là không gian véc tơ.

Không gian véc tơ trên trường số thực (phức) được gọi không gian véc tơ thực (phức) tương ứng.

Các ví dụ cơ bản nhất của không gian véc tơ (tuyến tính):
1) Không gian chỉ có 1 phần tử là véc tơ ZERO { 0 }

2) Không gian n chiều K^n định nghĩa trên tích Decard của trường số K, ở đó phép cộng véc tơ và nhân với vô hướng được định nghĩa như sau:
(x_1,x_2,...,x_n)+(y_1,y_2,...,y_n):=(x_1+y_1,x_2+y_2,....,x_n+y_n);
a (x_1,x_2,....,x_n):=(a x_1,a x_2,.....,a x_n).

3) Không gian vô hạn chiều K^{vô cùng}. Định nghĩa tương tự như trên.

4) Không gian các ma trận K^{m x n} trong đó m,n là các số tự nhiên, số hàng và số cột của ma trận. Ở đây, cộng ma trận được định nghĩa bằng cộng theo các phần tử tương ứng của ma trận, nhân với vô hướng là nhân tất cả các phần tử của ma trận với vô hướng.

5) Không gian các đa thức một biến K[x] hay không gian các đa thức n biến
K[x_1,x_2,.....,x_n]. Định nghĩa cộng đa thức và nhân với vô hướng các bạn đều đã biết, nếu chưa biết xem định nghĩa tổng quát trong ví dụ 6.

6) Không gian các hàm số được xác định trên tập hợp bất kỳ X có giá trị trong không gian véc tơ cho trước W; tức là V = { f : X ----> W } trong đó cộng véc tơ và nhân với vô hướng được định nghĩa như sau:
(f+g)(x):= f(x)+g(x); (a f)(x):= a f(x).
Tuyệt đại đa số các không gian véc tơ là không gian hàm số được định nghĩa theo cách như trên.
 
NG Quang Hưng đã viết:
Có 1 bài toán nhỏ thế này cho các bạn học sinh yêu Toán

a) cho học sinh chuyên Toán Ams:
Nếu A: R^n --> R^n là một isometry (bảo toàn khoảng cách), tức là với mọi x,y thuộc R^n: d(A(x),A(y))=d(x,y) và A(0)=0 (không di chuyển điểm 0). Chứng minh A là ánh xạ tuyến tính. Nên hình dung ánh xạ tuyến tính trong R^n mà nó bảo toàn khoảng cách ra sao?

b) cho những năng khiếu Toán đặc biệt của ams muốn đi thi QG và QT:
Thay R^n bằng không gian Hilbert H, A: H-->H vẫn như trên, isometry và không dịch điểm 0. Chứng minh A là tuyến tính.

c) cho sinh viên giỏi khoa Toán năm 2-4 của Đại học:
Nếu thay H bằng không gian véc tơ metric X, hỏi tính chất trên (isometry và không dịch gốc ===> tuyến tính) còn đúng nữa hay không?

d) cho sinh viên xuất sắc (*): :)
Nếu X là không gian véc tơ topo, hỏi tính chất trên còn đúng không?

Câu d) em chưa rõ lắm. Trong không gian topo tổng quát thì nói chung kô có metric, thì khi đó isometry nên hiểu như thế nào ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Câu d) em chưa rõ lắm. Trong không gian topo tổng quát thì nói chung kô có metric, thì khi đó isometry nên hiểu như thế nào ạ?

Dũng nói đúng. Chỗ này câu hỏi giới hạn về không gian topo (locally) metrizable hoặc pseudo-metrizable; hoặc đơn giản hơn locally lồi (convex), tức là topo được định nghĩa thông qua một họ các seminorms.
 
Back
Bên trên