Bài đăng trên vietnamnet.vn
Ngày nay, Nga phải chinh phục thành công các vấn đề quốc nội trước khi nghĩ đến việc theo đuổi những mục tiêu lớn bên ngoài. Lời phát biểu của Trưởng ban đối ngoại Duma Nga Dmitriy O. Rogozin cách đây 5 năm, nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn.
Các vấn đề trong nước
Sau những năm liên tục diễn ra khủng hoảng chính trị và kinh tế dưới thời của Tổng thống B. Yeltsin (1992-1999), nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin (từ năm 2000 cho đến nay) đã đi vào ổn định, phục hồi và phát triển.
Tình hình chung
Ở nhiệm kỳ đầu tiên (2000 - 2004), Tổng thống V. Pu-tin đã thi hành một loạt biện pháp nhằm ổn định tình hình Nga, cải cách hệ thống chính trị ở Nga: củng cố các định chế nhà nước trước hết là hai Viện Quốc hội; cải cách Thượng viện theo hướng hạn chế bớt quyền của các tỉnh trưởng, lập Hội đồng nhà nước - cơ quan tham vấn cho Tổng thống; chia nước Nga thành 7 khu hành chính lớn đặt dưới sự điều hành của các đại diện toàn quyền của Tổng thống nhằm bảo đảm không gian chung về luật pháp của toàn đất nước; chấn chỉnh quan hệ Trung ương - địa phương; xây dựng hệ thống đảng chính trị mới ở Nga; đánh vào giới tài phiệt để hạn chế sự lũng đoạn của giới này trong kinh tế, chính trị Nga.
Về cơ bản, chính quyền của ông Pu-tin đã ngăn được đà suy thoái của Nga, ổn định tình hình chính trị, bước đầu lập lại trật tự, kỷ cương, hạn chế bớt ảnh hưởng của kinh tế ngầm, tội phạm, ly khai, củng cố quyền lực của Tổng thống.
Với một Chính phủ đã được đổi mới về cơ cấu, bộ máy gọn nhẹ hơn, lực lượng thân Tổng thống nắm giữ các vị trí then chốt, bảo đảm việc thực hiện hiệu quả các kế hoạch cải cách, Tổng thống V. Putin sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ mới có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh cải cách, triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra là đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP, chống đói nghèo và hiện đại hoá quân đội, tạo bước nhảy vọt về kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời khôi phục và củng cố vị thế cường quốc của Nga.
Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng, về mặt xã hội đã có những thay đổi tích cực: thu nhập của dân tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá, từ năm 1999 đến nay, cơ bản giải quyết nợ lương, lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực tế tăng gần gấp đôi, bước đầu cải thiện được đời sống nhân dân, thu nhập thực tế của dân tăng gấp 1,5 lần, thất nghiệp giảm gần 1/3, số người sống dưới mức tối thiểu giảm 1/3.
Nền kinh tế Nga cũng còn những khó khăn phải khắc phục như: tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn, thu hút đầu tư chưa nhanh, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, gánh nặng nợ nước ngoài lớn.
Các chính sách đối nội chính
Cải cách kinh tế và hành chính. Đó là chủ trương lớn, đã và đang được thực hiện theo hướng ưu tiên nhiệm vụ giảm tỷ lệ đói nghèo, thiết lập hệ thống điều hành mới, nâng cao tính cạnh tranh của nền sản xuất và hàng hoá Nga, và tạo sự hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và Nhà nước.
Một nhiệm vụ lớn khác của Chính phủ Nga trong thời điểm hiện nay là hình thành nền sản xuất có khả năng cạnh tranh cao, mà hai nhiệm vụ cụ thể là cần xóa bỏ các rào cản hành chính và đảm bảo các công ty được tiếp cận các nguồn dự trữ phát triển. Song song với đó là thành lập cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới doanh nghiệp và Nhà nước, thực hiện các dự án hỗn hợp.
Nếu như những đe doạ đối với an ninh Nga thời Chiến tranh lạnh là vũ khí hạt nhân từ bên kia bờ đại dương thì ngày nay, đó là nguy cơ ly khai của các vùng trong nước cùng với diễn biến hoà bình và sức nóng các cuộc cách mạng xảy ra ngay trên những lãnh thổ từng là "sân nhà".
Do vậy, về đối nội, Chính quyền Putin ưu tiên tăng cường quan hệ hợp tác giữa trung ương với địa phương, thắt chặt kiểm soát đối với các phần tử âm mưu đe doạ chủ trương lớn đó.
Xuất phát từ chủ trương đối nội nêu trên, chính sách đối ngoại của Nga được hiểu là sẽ thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với bất cứ nước nào tôn trọng và ủng hộ việc Nga xử lý các vấn đề trong nước. Ngược lại, bất cứ ai nếu có ý định can thiệp vào nội bộ cũng như diễn biến làm lệch hướng phát triển của Nga sẽ được xếp vào hướng đối địch.
Chính sách đối ngoại Nga ngày nay
Nói cách khác, Nga sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác.
Nhìn chung, sau khi Liên Xô tan rã, Nga thực hiện chiến lược đối ngoại nhằm 2 mục tiêu cơ bản: Một là, tạo các điều kiện bên ngoài thuận lợi để có hỗ trợ về mặt chính trị và vật chất cho cuộc cải cách trong nước; Hai là, bảo đảm cho nước Nga giữ được vị trí nhất định trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất.
Đương nhiên, chiến lược đối ngoại của Nga luôn có những điều chỉnh theo hướng vừa có ưu tiên, vừa đa dạng hóa, vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và cục diện quốc tế, mối quan hệ của các nước lớn cũng như vị thế của Nga trên thế giới, nhưng các phương hướng chung của chiến lược này không thay đổi.
Thực hiện chiến lược đối ngoại trên, Nga đã triển khai các hướng ưu tiên sau:
Quan hệ với các nước SNG
Một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong là mở rộng quan hệ hợp tác song phương với các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kirgizia, Tadjikistan và Uzbekistan có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ Nga - SNG.
Trong khuôn khổ của mình, SCO đã làm được không ít việc nhằm chấn chỉnh các mối quan hệ giữa các bên trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển kinh tế, tình trạng khẩn cấp, văn hóa, quốc phòng… Hiện nay tổ chức này đã được cộng đồng thế giới công nhận là một thực thể địa chính trị, một yếu tố mang tính xây dựng quan trọng của đời sống quốc tế.
Quan hệ với Mỹ
Do Nga là nước phản đối Mỹ sử dụng vũ lực chống Iraq nên quan hệ Nga - Mỹ từng bị tổn hại. Sau khi chiến tranh Iraq cơ bản kết thúc, Nga đã có sự thay đổi rõ rệt trong vấn đề Iraq, bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng trong đảm bảo quan hệ hợp tác và đối thoại song phương với Mỹ, cố gắng khôi phục quan hệ đã sứt mẻ.
Tuy cả hai bên đều có nguyện vọng khôi phục quan hệ hai nước, nhưng để biến nguyện vọng đó thành hiện thực lại không phải chuyện dễ dàng. Vẫn còn quá nhiều mâu thuẫn tồn tại.
Một trong những mâu thuẫn chủ yếu hiện nay giữa Nga và Mỹ xuất phát từ việc Nhà Trắng đánh giá rất tiêu cực về quá trình dân chủ hoá ở Nga. Đánh giá các quá trình dân chủ phải dựa trên niềm tin ở trình độ rất cao, mà hiện nay giữa Mỹ với Nga chưa có được.
Có thể nhận thấy điều đó qua tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Ivanov: “Dân chủ không phải là khoai tây, để có thể chuyển từ vùng này sang trồng ở vùng khác. Dân chủ chiếm một vị trí bình thường ở Nga. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn, bởi vì chỉ như vậy chúng tôi mới là chủ nhân ngôi nhà của mình”.
Mâu thuẫn giữa hai nước cũng xuất phát từ cách hiểu khác nhau về sự hợp tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Hai vị tổng thống Nga và Mỹ luôn luôn nhấn mạnh rằng chính cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã thống nhất hai nước. Tổng thống V.Putin coi đó là nền tảng tư tưởng chính sách của Nga tại Chechnya, còn Tổng thống G.Bush lại coi đó là cơ sở để Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tại Iraq.
Hiện quan hệ Nga - Mỹ vẫn chỉ tồn tại trên phương diện gần như ngoại giao đơn thuần, như chính Tổng thống Mỹ G.Bush đã thừa nhận trong Hội nghị thượng đỉnh Bratislava ngày 24/2/2005: "Chúng tôi không thể lúc nào cũng đồng ý với nhau trong 4 năm qua, nhưng nếu nhìn vào những gì chúng tôi đã thể hiện và những gì chúng tôi muốn hướng tới trong 4 năm tới thì có thể nói sự đồng ý nhiều hơn là bất đồng".
Giữa Nga và Mỹ vẫn chưa có một hình thức hợp tác cụ thể nào trong lĩnh vực quân sự - mấu chốt của mối quan hệ đặc thù này. Hai bên cũng mới chỉ dừng lại ở việc cam kết sẽ ra sức góp phần để loại trừ khả năng Iran và CHDCND Triều Tiên trở thành các nước sở hữu vũ khí hạt nhân - vấn đề đáng lẽ phải nhận được sự quan tâm và hợp tác lớn hơn nhiều lần.
Quan hệ với châu Âu
Trong các cuộc hội nghị gần đây giữa hai bên, Nga và EU luôn tiến hành thảo luận về việc xây dựng quan hệ "đối tác chiến lược" Nga- EU nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ trên bốn không gian chung bao gồm: kinh tế; tự do - an ninh - tư pháp; an ninh đối ngoại; nghiên cứu - giáo dục - văn hoá.
Tuy nhiên phần lớn các cuộc thảo luận về những vấn đề trên đã gặp không ít khó khăn. Không có tiến bộ nào đáng kể đạt được trong việc thiết lập "bốn không gian chung" đã nói ở trên ngoài việc thoả thuận về hợp tác giáo dục, văn hoá và kinh tế từ năm trước.
Hai bên vẫn còn bất đồng về các vấn đề an ninh, đặc biệt là quan điểm giải quyết xung đột tại các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây. Nga không muốn EU gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này, xem nó như là khu vực lợi ích thiết thân mà Nga cần bảo vệ. Vấn đề an ninh nội địa và tư pháp cũng không có tiến triển, kể cả vấn đề liên quan tới bãi bỏ hạn chế visa cho công dân hai bên.
Sự khác biệt trong tầm nhìn chiến lược về dải đất phía Đông của lục địa châu Âu, là láng giềng của cả Nga và EU sau khi mở rộng qua cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho thấy, sự mong manh của quan hệ đối tác chiến lược mà Moscow và Brussels đang cố gắng xây dựng.
Mặc dù cả EU và Nga không muốn cho quan hệ hai bên xấu đi vì điều này rất nguy hiểm, nhưng rõ ràng những khác biệt trong nhiều vấn đề khiến cho hai bên chưa thể có được tiếng nói chung. Đặc biệt Nga vẫn coi các nước láng giềng ở biên giới phía Tây là không gian ảnh hưởng của Nga và cảm thấy bị đe dọa bởi chủ trương Đông tiến của cả NATO và EU trong thập kỷ qua.
Điều duy nhất khiến cho quan hệ Nga-EU không đổ vỡ hoàn toàn chính là mối hợp tác kinh tế ngày càng chặt giữa hai bên. Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU, cung cấp tới 1/3 nhu cầu nhập khẩu năng lượng của khối, trong khi EU là một đối tác thương mại chủ chốt của Nga, chiếm trên 50% tổng kim ngạch buôn bán của nước này.
Quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương
Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia trong khu vực kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương.
Nga đặc biệt chú trọng quan hệ với người láng giềng lớn Trung Quốc. Hiện nay có thể coi mối quan hệ này đang phát triển khá mạnh. Sự phối hợp hành động giữa Nga và Trung Quốc đã trở nên sâu rộng và tích cực: hai bên đã bắt đầu có các quan điểm trùng hợp hoặc gần gũi trên tất cả các vấn đề quốc tế nóng bỏng. Các mối quan hệ kinh tế - thương mại đã phát triển đáng kể.
Ở hướng Nam ưu tiên hàng đầu của Nga là quan hệ với Ấn Độ. Có thể nói rằng, hai nước hiện đã bước sang tầm cao mới của sự hợp tác đầy chất lượng. Đã xuất hiện trở lại sự gắn bó ba bên Nga - Ấn - Trung với mong muốn phối hợp hành động bền vững. Moscow, New Delhi vàBắc Kinh đặt trọng tâm vào việc tạo đột phá trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và đầu tư.
Trong thời gian gần đây Nga đã tạo dựng thành công những cơ hội thuận lợi để phát triển các mối quan hệ với Nhật Bản trên cơ sở thỏa thuận ở cấp cao "Kế hoạch hành động Nga-Nhật". Hợp tác kinh tế-thương mại Nga-Nhật quy mô lớn được đặc biệt chú ý, mà thiếu nhân tố này sẽ không thể giải quyết các vấn đề chính trị còn tồn tại giữa Nga với Nhật Bản.
Vấn đề đang được phía Nga chú ý là tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên. Nga cũng như các quốc gia khác quan tâm đến việc đảm bảo quy chế phi hạt nhân và và không phổ biến vũ khí hạt nhân, phát triển đối thoại hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á.
Đương nhiên, tình hình quân sự-chính trị ở Nam Á cũng không nằm ngoài sự quan tâm của Nga. Nga luôn theo dõi sát sao và bày tỏ quan điểm ủng hộ các nỗ lực cải thiện quan hệ Ấn Độ - Pakistan. Trong thời gian gần đây quan hệ Nga với các đối tác quan trọng ở châu Á như Mông cổ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia đã có những bước tiến đáng kể.
Quan trọng là Nga không có mâu thuẫn với bất kỳ nước nào ở châu Á có thể dẫn đến xung đột. Hơn nữa, đa số các nước này với Nga có quan điểm giống nhau về các vấn đề kiến tạo hòa bình và xây dựng hệ thống phối hợp hành động chung châu Á.
Đối với châu Á, Nga còn tính đến một xu thế rất quan trọng nổi lên gần đây, đó là liên kết song phương gia tăng rõ rệt, và xuất hiện những cơ chế tập thể mới.
Quan hệ với ASEAN
Quan hệ đối tác của Nga với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước lên một tầm cao mới có chất lượng. Về hình thức quan hệ này là "hạt nhân" của quá trình Nga hòa nhập với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ Nga - ASEAN là việc ký Tuyên bố chung Nga - ASEAN về phòng chống tội phạm quốc tế tháng 7/2004. Tiếp theo là văn kiện tương tự về phối hợp hành động kinh tế.
Tháng 10 năm ngoái, sau khi tham gia Hiệp ước Bali, Nga đã trở thành thành viên của một trong những định ước pháp lý cơ bản của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận về tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Nga - ASEAN trong năm 2005 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ Nga và ASEAN.
Nguyên tắc của AEAN về sự phối hợp hành động đa phương, sự gắn bó chặt chẽ của Hiệp hội với Hiến chương LHQ, với các giải pháp chính trị nhằm giải quyết tranh chấp… hoàn toàn đáp ứng quyền lợi của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương. Nền tảng quan trọng nhất để đảm bảo nguyên tắc này là Diễn đàn khu vực ASEAN về an ninh (ARF).
Quan hệ với Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách đối ngoại Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn là việc củng cố tình hữu nghị truyền thống và phối hợp hành động toàn diện với Việt Nam. Việt Nam vẫn là đối tác kinh tế - thương mại có tầm quan trọng của Nga ở Đông Nam Á.
Các mối quan hệ Nga - Việt hiện nay đang ở giai đoạn đỉnh cao nhờ phát triển đúng hướng dựa trên truyền thống tốt đẹp của tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau. Nga và Việt Nam, trong giai đoạn lịch sử mới, có thể khai thác triệt để hơn tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Sau thời kỳ ngưng trệ do hậu quả của việc Liên Xô tan rã, quan hệ hai nước dần phục hồi và có những bước phát triển mạnh mẽ từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Những thành tựu mà nhân dân hai nước đạt được trong công cuộc đổi mới và cải cách ở mỗi nước; kinh nghiệm quý báu trong nhiều thập kỷ hợp tác chặt chẽ; chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, cũng như chính sách thực tế, linh hoạt của chính quyền Nga hiện nay là những yếu tố cơ bản thúc đẩy quan hệ Việt - Nga phát triển trong những năm qua và thời gian tới.
Nền móng cho quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn mới được thiết lập bằng việc ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 14/6/1994 nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khuôn khổ quan hệ Việt - Nga trong thế kỷ XXI được xác lập và chính thức hoá bằng việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin (28/02-02/03/2001).
Từ năm 1997, hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao. Các chuyến thăm thể hiện hai bên coi trọng và có lợi ích phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với nhau.
Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy, xuất phát từ quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Liên bang Nga đã và đang phối hợp chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương khác.
Thời gian qua, quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga có những bước phát triển đáng kể. Nga hiện vẫn là một trong những nước có đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Các lĩnh vực Nga đầu tư mạnh nhất là công nghiệp dầu khí, xây dựng và thuỷ sản. Việt Nam cũng có nhiều dự án đầu tư sang Nga nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là hoạt động thương mại, chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng.
Hai nước đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch hai chiều lên 1 tỷ USD trong những năm tới. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác giữa hai nước đã và đang phát triển suốt nhiều năm qua.
Khôi phục vị thế một cường quốc
Bên cạnh quan hệ với các nước và khu vực chiến lược nói trên, Nga vẫn kiên định đường lối tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ truyền thống với các nước Trung - Đông Á và bắt đầu khôi phục quan hệ với các nước châu Mỹ - La Tinh.
Cũng từ động cơ phát triển kinh tế làm tăng sức mạnh tổng hợp của đất nước trên trường quốc tế, thời gian này, Nga đang thúc đẩy tiến trình hội nhập các nước và các tổ chức trong khu vực. Nga tuy còn tương đối trẻ nhưng là thành viên có trọng lượng của APEC. Hiện họ vẫn đang nỗ lực và nhiều khả năng sẽ gia nhập WTO, một động thái được đánh giá là sẽ gia tăng sức mạnh lên một tầm khác hẳn, có lợi cho cả hai và cho cả thế giới.
Sau một thời gian dài tập trung gần như toàn lực cho khôi phục, kiến thiết và phát triển đất nước, giờ đây Nga đã quay lại với "sở trường" số 1 - đối ngoại toàn cầu. Với chính sách ấy, và với đà dần dần ổn định, Nga đang từng bước khôi phục sức mạnh, vị thế cường quốc trong một thế giới đa cực.
Nga từng là một trong hai siêu cường trên thế giới hai cực năm xưa. Người Nga vẫn chưa hề quên điều đó.
Liên bang Nga
Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới (17.075.400 km2), trải dài trên hai lục địa Âu và Á.
Dân số: 145 triệu người, gồm trên 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tarta 3,8%, Ukraine 3%. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới.
Thủ đô: Moscow (gần 9 triệu dân). Đơn vị tiền tệ: đồng rúp.
- Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 89 khu vực lãnh thổ, hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm 21 nước cộng hoà; 49 tỉnh; 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc trung ương là Moscow và St Perterburg.
(NHQ - Tổng hợp)
Ngày nay, Nga phải chinh phục thành công các vấn đề quốc nội trước khi nghĩ đến việc theo đuổi những mục tiêu lớn bên ngoài. Lời phát biểu của Trưởng ban đối ngoại Duma Nga Dmitriy O. Rogozin cách đây 5 năm, nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn.
Các vấn đề trong nước
Sau những năm liên tục diễn ra khủng hoảng chính trị và kinh tế dưới thời của Tổng thống B. Yeltsin (1992-1999), nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin (từ năm 2000 cho đến nay) đã đi vào ổn định, phục hồi và phát triển.
Tình hình chung
Ở nhiệm kỳ đầu tiên (2000 - 2004), Tổng thống V. Pu-tin đã thi hành một loạt biện pháp nhằm ổn định tình hình Nga, cải cách hệ thống chính trị ở Nga: củng cố các định chế nhà nước trước hết là hai Viện Quốc hội; cải cách Thượng viện theo hướng hạn chế bớt quyền của các tỉnh trưởng, lập Hội đồng nhà nước - cơ quan tham vấn cho Tổng thống; chia nước Nga thành 7 khu hành chính lớn đặt dưới sự điều hành của các đại diện toàn quyền của Tổng thống nhằm bảo đảm không gian chung về luật pháp của toàn đất nước; chấn chỉnh quan hệ Trung ương - địa phương; xây dựng hệ thống đảng chính trị mới ở Nga; đánh vào giới tài phiệt để hạn chế sự lũng đoạn của giới này trong kinh tế, chính trị Nga.
Về cơ bản, chính quyền của ông Pu-tin đã ngăn được đà suy thoái của Nga, ổn định tình hình chính trị, bước đầu lập lại trật tự, kỷ cương, hạn chế bớt ảnh hưởng của kinh tế ngầm, tội phạm, ly khai, củng cố quyền lực của Tổng thống.
Với một Chính phủ đã được đổi mới về cơ cấu, bộ máy gọn nhẹ hơn, lực lượng thân Tổng thống nắm giữ các vị trí then chốt, bảo đảm việc thực hiện hiệu quả các kế hoạch cải cách, Tổng thống V. Putin sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ mới có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh cải cách, triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra là đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP, chống đói nghèo và hiện đại hoá quân đội, tạo bước nhảy vọt về kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời khôi phục và củng cố vị thế cường quốc của Nga.
Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng, về mặt xã hội đã có những thay đổi tích cực: thu nhập của dân tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá, từ năm 1999 đến nay, cơ bản giải quyết nợ lương, lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực tế tăng gần gấp đôi, bước đầu cải thiện được đời sống nhân dân, thu nhập thực tế của dân tăng gấp 1,5 lần, thất nghiệp giảm gần 1/3, số người sống dưới mức tối thiểu giảm 1/3.
Nền kinh tế Nga cũng còn những khó khăn phải khắc phục như: tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn, thu hút đầu tư chưa nhanh, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, gánh nặng nợ nước ngoài lớn.
Các chính sách đối nội chính
Cải cách kinh tế và hành chính. Đó là chủ trương lớn, đã và đang được thực hiện theo hướng ưu tiên nhiệm vụ giảm tỷ lệ đói nghèo, thiết lập hệ thống điều hành mới, nâng cao tính cạnh tranh của nền sản xuất và hàng hoá Nga, và tạo sự hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và Nhà nước.
Một nhiệm vụ lớn khác của Chính phủ Nga trong thời điểm hiện nay là hình thành nền sản xuất có khả năng cạnh tranh cao, mà hai nhiệm vụ cụ thể là cần xóa bỏ các rào cản hành chính và đảm bảo các công ty được tiếp cận các nguồn dự trữ phát triển. Song song với đó là thành lập cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới doanh nghiệp và Nhà nước, thực hiện các dự án hỗn hợp.
Nếu như những đe doạ đối với an ninh Nga thời Chiến tranh lạnh là vũ khí hạt nhân từ bên kia bờ đại dương thì ngày nay, đó là nguy cơ ly khai của các vùng trong nước cùng với diễn biến hoà bình và sức nóng các cuộc cách mạng xảy ra ngay trên những lãnh thổ từng là "sân nhà".
Do vậy, về đối nội, Chính quyền Putin ưu tiên tăng cường quan hệ hợp tác giữa trung ương với địa phương, thắt chặt kiểm soát đối với các phần tử âm mưu đe doạ chủ trương lớn đó.
Xuất phát từ chủ trương đối nội nêu trên, chính sách đối ngoại của Nga được hiểu là sẽ thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với bất cứ nước nào tôn trọng và ủng hộ việc Nga xử lý các vấn đề trong nước. Ngược lại, bất cứ ai nếu có ý định can thiệp vào nội bộ cũng như diễn biến làm lệch hướng phát triển của Nga sẽ được xếp vào hướng đối địch.
Chính sách đối ngoại Nga ngày nay
Nói cách khác, Nga sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác.
Nhìn chung, sau khi Liên Xô tan rã, Nga thực hiện chiến lược đối ngoại nhằm 2 mục tiêu cơ bản: Một là, tạo các điều kiện bên ngoài thuận lợi để có hỗ trợ về mặt chính trị và vật chất cho cuộc cải cách trong nước; Hai là, bảo đảm cho nước Nga giữ được vị trí nhất định trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất.
Đương nhiên, chiến lược đối ngoại của Nga luôn có những điều chỉnh theo hướng vừa có ưu tiên, vừa đa dạng hóa, vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và cục diện quốc tế, mối quan hệ của các nước lớn cũng như vị thế của Nga trên thế giới, nhưng các phương hướng chung của chiến lược này không thay đổi.
Thực hiện chiến lược đối ngoại trên, Nga đã triển khai các hướng ưu tiên sau:
Quan hệ với các nước SNG
Một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong là mở rộng quan hệ hợp tác song phương với các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kirgizia, Tadjikistan và Uzbekistan có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ Nga - SNG.
Trong khuôn khổ của mình, SCO đã làm được không ít việc nhằm chấn chỉnh các mối quan hệ giữa các bên trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển kinh tế, tình trạng khẩn cấp, văn hóa, quốc phòng… Hiện nay tổ chức này đã được cộng đồng thế giới công nhận là một thực thể địa chính trị, một yếu tố mang tính xây dựng quan trọng của đời sống quốc tế.
Quan hệ với Mỹ
Do Nga là nước phản đối Mỹ sử dụng vũ lực chống Iraq nên quan hệ Nga - Mỹ từng bị tổn hại. Sau khi chiến tranh Iraq cơ bản kết thúc, Nga đã có sự thay đổi rõ rệt trong vấn đề Iraq, bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng trong đảm bảo quan hệ hợp tác và đối thoại song phương với Mỹ, cố gắng khôi phục quan hệ đã sứt mẻ.
Tuy cả hai bên đều có nguyện vọng khôi phục quan hệ hai nước, nhưng để biến nguyện vọng đó thành hiện thực lại không phải chuyện dễ dàng. Vẫn còn quá nhiều mâu thuẫn tồn tại.
Một trong những mâu thuẫn chủ yếu hiện nay giữa Nga và Mỹ xuất phát từ việc Nhà Trắng đánh giá rất tiêu cực về quá trình dân chủ hoá ở Nga. Đánh giá các quá trình dân chủ phải dựa trên niềm tin ở trình độ rất cao, mà hiện nay giữa Mỹ với Nga chưa có được.
Có thể nhận thấy điều đó qua tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Ivanov: “Dân chủ không phải là khoai tây, để có thể chuyển từ vùng này sang trồng ở vùng khác. Dân chủ chiếm một vị trí bình thường ở Nga. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn, bởi vì chỉ như vậy chúng tôi mới là chủ nhân ngôi nhà của mình”.
Mâu thuẫn giữa hai nước cũng xuất phát từ cách hiểu khác nhau về sự hợp tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Hai vị tổng thống Nga và Mỹ luôn luôn nhấn mạnh rằng chính cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã thống nhất hai nước. Tổng thống V.Putin coi đó là nền tảng tư tưởng chính sách của Nga tại Chechnya, còn Tổng thống G.Bush lại coi đó là cơ sở để Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tại Iraq.
Hiện quan hệ Nga - Mỹ vẫn chỉ tồn tại trên phương diện gần như ngoại giao đơn thuần, như chính Tổng thống Mỹ G.Bush đã thừa nhận trong Hội nghị thượng đỉnh Bratislava ngày 24/2/2005: "Chúng tôi không thể lúc nào cũng đồng ý với nhau trong 4 năm qua, nhưng nếu nhìn vào những gì chúng tôi đã thể hiện và những gì chúng tôi muốn hướng tới trong 4 năm tới thì có thể nói sự đồng ý nhiều hơn là bất đồng".
Giữa Nga và Mỹ vẫn chưa có một hình thức hợp tác cụ thể nào trong lĩnh vực quân sự - mấu chốt của mối quan hệ đặc thù này. Hai bên cũng mới chỉ dừng lại ở việc cam kết sẽ ra sức góp phần để loại trừ khả năng Iran và CHDCND Triều Tiên trở thành các nước sở hữu vũ khí hạt nhân - vấn đề đáng lẽ phải nhận được sự quan tâm và hợp tác lớn hơn nhiều lần.
Quan hệ với châu Âu
Trong các cuộc hội nghị gần đây giữa hai bên, Nga và EU luôn tiến hành thảo luận về việc xây dựng quan hệ "đối tác chiến lược" Nga- EU nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ trên bốn không gian chung bao gồm: kinh tế; tự do - an ninh - tư pháp; an ninh đối ngoại; nghiên cứu - giáo dục - văn hoá.
Tuy nhiên phần lớn các cuộc thảo luận về những vấn đề trên đã gặp không ít khó khăn. Không có tiến bộ nào đáng kể đạt được trong việc thiết lập "bốn không gian chung" đã nói ở trên ngoài việc thoả thuận về hợp tác giáo dục, văn hoá và kinh tế từ năm trước.
Hai bên vẫn còn bất đồng về các vấn đề an ninh, đặc biệt là quan điểm giải quyết xung đột tại các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây. Nga không muốn EU gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này, xem nó như là khu vực lợi ích thiết thân mà Nga cần bảo vệ. Vấn đề an ninh nội địa và tư pháp cũng không có tiến triển, kể cả vấn đề liên quan tới bãi bỏ hạn chế visa cho công dân hai bên.
Sự khác biệt trong tầm nhìn chiến lược về dải đất phía Đông của lục địa châu Âu, là láng giềng của cả Nga và EU sau khi mở rộng qua cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho thấy, sự mong manh của quan hệ đối tác chiến lược mà Moscow và Brussels đang cố gắng xây dựng.
Mặc dù cả EU và Nga không muốn cho quan hệ hai bên xấu đi vì điều này rất nguy hiểm, nhưng rõ ràng những khác biệt trong nhiều vấn đề khiến cho hai bên chưa thể có được tiếng nói chung. Đặc biệt Nga vẫn coi các nước láng giềng ở biên giới phía Tây là không gian ảnh hưởng của Nga và cảm thấy bị đe dọa bởi chủ trương Đông tiến của cả NATO và EU trong thập kỷ qua.
Điều duy nhất khiến cho quan hệ Nga-EU không đổ vỡ hoàn toàn chính là mối hợp tác kinh tế ngày càng chặt giữa hai bên. Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU, cung cấp tới 1/3 nhu cầu nhập khẩu năng lượng của khối, trong khi EU là một đối tác thương mại chủ chốt của Nga, chiếm trên 50% tổng kim ngạch buôn bán của nước này.
Quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương
Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia trong khu vực kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương.
Nga đặc biệt chú trọng quan hệ với người láng giềng lớn Trung Quốc. Hiện nay có thể coi mối quan hệ này đang phát triển khá mạnh. Sự phối hợp hành động giữa Nga và Trung Quốc đã trở nên sâu rộng và tích cực: hai bên đã bắt đầu có các quan điểm trùng hợp hoặc gần gũi trên tất cả các vấn đề quốc tế nóng bỏng. Các mối quan hệ kinh tế - thương mại đã phát triển đáng kể.
Ở hướng Nam ưu tiên hàng đầu của Nga là quan hệ với Ấn Độ. Có thể nói rằng, hai nước hiện đã bước sang tầm cao mới của sự hợp tác đầy chất lượng. Đã xuất hiện trở lại sự gắn bó ba bên Nga - Ấn - Trung với mong muốn phối hợp hành động bền vững. Moscow, New Delhi vàBắc Kinh đặt trọng tâm vào việc tạo đột phá trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và đầu tư.
Trong thời gian gần đây Nga đã tạo dựng thành công những cơ hội thuận lợi để phát triển các mối quan hệ với Nhật Bản trên cơ sở thỏa thuận ở cấp cao "Kế hoạch hành động Nga-Nhật". Hợp tác kinh tế-thương mại Nga-Nhật quy mô lớn được đặc biệt chú ý, mà thiếu nhân tố này sẽ không thể giải quyết các vấn đề chính trị còn tồn tại giữa Nga với Nhật Bản.
Vấn đề đang được phía Nga chú ý là tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên. Nga cũng như các quốc gia khác quan tâm đến việc đảm bảo quy chế phi hạt nhân và và không phổ biến vũ khí hạt nhân, phát triển đối thoại hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á.
Đương nhiên, tình hình quân sự-chính trị ở Nam Á cũng không nằm ngoài sự quan tâm của Nga. Nga luôn theo dõi sát sao và bày tỏ quan điểm ủng hộ các nỗ lực cải thiện quan hệ Ấn Độ - Pakistan. Trong thời gian gần đây quan hệ Nga với các đối tác quan trọng ở châu Á như Mông cổ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia đã có những bước tiến đáng kể.
Quan trọng là Nga không có mâu thuẫn với bất kỳ nước nào ở châu Á có thể dẫn đến xung đột. Hơn nữa, đa số các nước này với Nga có quan điểm giống nhau về các vấn đề kiến tạo hòa bình và xây dựng hệ thống phối hợp hành động chung châu Á.
Đối với châu Á, Nga còn tính đến một xu thế rất quan trọng nổi lên gần đây, đó là liên kết song phương gia tăng rõ rệt, và xuất hiện những cơ chế tập thể mới.
Quan hệ với ASEAN
Quan hệ đối tác của Nga với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước lên một tầm cao mới có chất lượng. Về hình thức quan hệ này là "hạt nhân" của quá trình Nga hòa nhập với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ Nga - ASEAN là việc ký Tuyên bố chung Nga - ASEAN về phòng chống tội phạm quốc tế tháng 7/2004. Tiếp theo là văn kiện tương tự về phối hợp hành động kinh tế.
Tháng 10 năm ngoái, sau khi tham gia Hiệp ước Bali, Nga đã trở thành thành viên của một trong những định ước pháp lý cơ bản của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận về tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Nga - ASEAN trong năm 2005 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ Nga và ASEAN.
Nguyên tắc của AEAN về sự phối hợp hành động đa phương, sự gắn bó chặt chẽ của Hiệp hội với Hiến chương LHQ, với các giải pháp chính trị nhằm giải quyết tranh chấp… hoàn toàn đáp ứng quyền lợi của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương. Nền tảng quan trọng nhất để đảm bảo nguyên tắc này là Diễn đàn khu vực ASEAN về an ninh (ARF).
Quan hệ với Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách đối ngoại Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn là việc củng cố tình hữu nghị truyền thống và phối hợp hành động toàn diện với Việt Nam. Việt Nam vẫn là đối tác kinh tế - thương mại có tầm quan trọng của Nga ở Đông Nam Á.
Các mối quan hệ Nga - Việt hiện nay đang ở giai đoạn đỉnh cao nhờ phát triển đúng hướng dựa trên truyền thống tốt đẹp của tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau. Nga và Việt Nam, trong giai đoạn lịch sử mới, có thể khai thác triệt để hơn tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Sau thời kỳ ngưng trệ do hậu quả của việc Liên Xô tan rã, quan hệ hai nước dần phục hồi và có những bước phát triển mạnh mẽ từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Những thành tựu mà nhân dân hai nước đạt được trong công cuộc đổi mới và cải cách ở mỗi nước; kinh nghiệm quý báu trong nhiều thập kỷ hợp tác chặt chẽ; chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, cũng như chính sách thực tế, linh hoạt của chính quyền Nga hiện nay là những yếu tố cơ bản thúc đẩy quan hệ Việt - Nga phát triển trong những năm qua và thời gian tới.
Nền móng cho quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn mới được thiết lập bằng việc ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 14/6/1994 nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khuôn khổ quan hệ Việt - Nga trong thế kỷ XXI được xác lập và chính thức hoá bằng việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin (28/02-02/03/2001).
Từ năm 1997, hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao. Các chuyến thăm thể hiện hai bên coi trọng và có lợi ích phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với nhau.
Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy, xuất phát từ quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Liên bang Nga đã và đang phối hợp chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương khác.
Thời gian qua, quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga có những bước phát triển đáng kể. Nga hiện vẫn là một trong những nước có đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Các lĩnh vực Nga đầu tư mạnh nhất là công nghiệp dầu khí, xây dựng và thuỷ sản. Việt Nam cũng có nhiều dự án đầu tư sang Nga nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là hoạt động thương mại, chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng.
Hai nước đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch hai chiều lên 1 tỷ USD trong những năm tới. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác giữa hai nước đã và đang phát triển suốt nhiều năm qua.
Khôi phục vị thế một cường quốc
Bên cạnh quan hệ với các nước và khu vực chiến lược nói trên, Nga vẫn kiên định đường lối tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ truyền thống với các nước Trung - Đông Á và bắt đầu khôi phục quan hệ với các nước châu Mỹ - La Tinh.
Cũng từ động cơ phát triển kinh tế làm tăng sức mạnh tổng hợp của đất nước trên trường quốc tế, thời gian này, Nga đang thúc đẩy tiến trình hội nhập các nước và các tổ chức trong khu vực. Nga tuy còn tương đối trẻ nhưng là thành viên có trọng lượng của APEC. Hiện họ vẫn đang nỗ lực và nhiều khả năng sẽ gia nhập WTO, một động thái được đánh giá là sẽ gia tăng sức mạnh lên một tầm khác hẳn, có lợi cho cả hai và cho cả thế giới.
Sau một thời gian dài tập trung gần như toàn lực cho khôi phục, kiến thiết và phát triển đất nước, giờ đây Nga đã quay lại với "sở trường" số 1 - đối ngoại toàn cầu. Với chính sách ấy, và với đà dần dần ổn định, Nga đang từng bước khôi phục sức mạnh, vị thế cường quốc trong một thế giới đa cực.
Nga từng là một trong hai siêu cường trên thế giới hai cực năm xưa. Người Nga vẫn chưa hề quên điều đó.
Liên bang Nga
Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới (17.075.400 km2), trải dài trên hai lục địa Âu và Á.
Dân số: 145 triệu người, gồm trên 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tarta 3,8%, Ukraine 3%. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới.
Thủ đô: Moscow (gần 9 triệu dân). Đơn vị tiền tệ: đồng rúp.
- Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 89 khu vực lãnh thổ, hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm 21 nước cộng hoà; 49 tỉnh; 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc trung ương là Moscow và St Perterburg.
(NHQ - Tổng hợp)