Lương Quốc Tâm
(Luong Tam)
New Member
Kem đánh răng ở VN có chất triclosan nguy hại
Một số sản phẩm kem đánh răng, xà phòng diệt khuẩn đang lưu hành ở Việt Nam có chứa triclosan - chất mà theo một nghiên cứu mới đây, là có thể tạo thành khí độc chloroform khi kết hợp với clo trong nước máy, gây bệnh gan, ung thư.
Theo Nhật báo Thẩm Quyến, tờ Evening Standard đã phát hiện kem đánh răng Colgate đang bán trong các siêu thị Anh có triclosan. Tuy nhiên, công ty Colgate-Palmolive Việt Nam lại khẳng định kem đánh răng Colgate sản xuất tại Việt Nam không hề sử dụng chất này.
Một số công ty hóa mỹ phẩm của Việt Nam như Daso, Mỹ Hảo cho biết, họ không sử dụng triclosan trong sản phẩm của mình. Theo đại diện Mỹ Hảo, sở dĩ họ không dùng chất diệt khuẩn này vì nó khá đắt, có thể đẩy giá thành sản phẩm lên và giảm sức cạnh tranh.
Triclosan có mặt trong kem đánh răng Close-up và xà phòng diệt khuẩn Lifebouy của Unilever Việt Nam và trên nhãn của hai sản phẩm này cũng ghi rõ điều đó. Tuy nhiên, theo Unilever Việt Nam, việc sử dụng triclosan trong các sản phẩm trên được sự ủng hộ của Hội đồng Khoa học châu Âu về sản phẩm tiêu dùng và Hội đồng Đánh giá các thành phần mỹ phẩm của Mỹ. Chất này cũng không nằm trong danh mục các chất bị cấm hay bị giới hạn sử dụng của Bộ Y tế Việt Nam. Unilever Việt Nam cũng cho rằng phản ứng tạo chloroform chỉ xảy ra khi có dư clo trong nước máy. Mặt khác, thời gian đánh răng hoặc rửa tay lại rất ngắn nên không đủ thời gian gây phản ứng.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng, quyết định 3486 ngày 13/8/2001 của Bộ Y tế cho phép sử dụng triclosan trong các sản phẩm rửa tay chân với mục đích diệt khuẩn, nhưng không thấy nói đến kem đánh răng. Ông Cao Minh Quang, Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế, cho biết, cơ quan này không quản lý kem đánh răng và xà phòng diệt khuẩn. Nhà sản xuất các mặt hàng trên chỉ phải làm việc với Tổng cục Đo lường - Chất lượng. Ngay cả với các loại mỹ phẩm, Bộ Y tế cũng không quản lý sản xuất mà chỉ nhận đăng ký chất lượng.
Bà Tạ Thanh Bình thuộc Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng (Tổng cục Đo lường - Chất lượng) cho biết, đối với các mặt hàng kem đánh răng và xà phòng diệt khuẩn, Tổng cục không quản lý nguyên liệu khi đưa vào sản xuất mà chỉ nhận đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Về các hóa chất sử dụng trong các mặt hàng này, Tổng cục chỉ kiểm soát những chất nằm trong danh mục cấm dùng do Bộ Y tế ban hành, mà triclosan không nằm trong danh mục này. Với những chất không bị cấm, theo bà Bình, Tổng cục cũng không kiểm soát hàm lượng.
Về khả năng gây hại cho sức khỏe của triclosan trong xà phòng tắm và kem đánh răng, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai cho biết, hiện chưa thể đưa ra khuyến cáo nào. Chất diệt khuẩn này được thế giới sử dụng từ lâu và vẫn được xem là an toàn với hàm lượng nhỏ. Thông tin nó có thể gây ung thư là kết quả của một nghiên cứu mới mà để khẳng định nó, các nhà khoa học cần có thêm thời gian để tìm hiểu thêm. Và nếu nghiên cứu trên là đáng tin cậy thì người tiêu dùng nên tránh để triclosan kết hợp với clo trong nước máy. Khi vùng miệng, họng không hoàn toàn khỏe mạnh thì đừng dùng kem đánh răng chứa triclosan nếu nước máy được xử lý bằng clo, vì khí chloroform có thể xâm nhập cơ thể qua những vết sây sát, hoặc được nuốt vào bụng, nhất là với trẻ em.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Mai, việc triclosan có gây hại hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu người tiêu dùng sử dụng nước mưa, nước giếng khoan hay nước sông suối thì chắc chắn là khí chloroform không thể được sinh ra. Với nước máy, nếu có phản ứng này thì lượng khí độc được tạo ra cũng rất nhỏ vì dư lượng clo trong nước máy không cao.
Một số sản phẩm kem đánh răng, xà phòng diệt khuẩn đang lưu hành ở Việt Nam có chứa triclosan - chất mà theo một nghiên cứu mới đây, là có thể tạo thành khí độc chloroform khi kết hợp với clo trong nước máy, gây bệnh gan, ung thư.
Chất triclosan có in trên nhãn sản phẩm.
Theo Nhật báo Thẩm Quyến, tờ Evening Standard đã phát hiện kem đánh răng Colgate đang bán trong các siêu thị Anh có triclosan. Tuy nhiên, công ty Colgate-Palmolive Việt Nam lại khẳng định kem đánh răng Colgate sản xuất tại Việt Nam không hề sử dụng chất này.
Một số công ty hóa mỹ phẩm của Việt Nam như Daso, Mỹ Hảo cho biết, họ không sử dụng triclosan trong sản phẩm của mình. Theo đại diện Mỹ Hảo, sở dĩ họ không dùng chất diệt khuẩn này vì nó khá đắt, có thể đẩy giá thành sản phẩm lên và giảm sức cạnh tranh.
Triclosan có mặt trong kem đánh răng Close-up và xà phòng diệt khuẩn Lifebouy của Unilever Việt Nam và trên nhãn của hai sản phẩm này cũng ghi rõ điều đó. Tuy nhiên, theo Unilever Việt Nam, việc sử dụng triclosan trong các sản phẩm trên được sự ủng hộ của Hội đồng Khoa học châu Âu về sản phẩm tiêu dùng và Hội đồng Đánh giá các thành phần mỹ phẩm của Mỹ. Chất này cũng không nằm trong danh mục các chất bị cấm hay bị giới hạn sử dụng của Bộ Y tế Việt Nam. Unilever Việt Nam cũng cho rằng phản ứng tạo chloroform chỉ xảy ra khi có dư clo trong nước máy. Mặt khác, thời gian đánh răng hoặc rửa tay lại rất ngắn nên không đủ thời gian gây phản ứng.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng, quyết định 3486 ngày 13/8/2001 của Bộ Y tế cho phép sử dụng triclosan trong các sản phẩm rửa tay chân với mục đích diệt khuẩn, nhưng không thấy nói đến kem đánh răng. Ông Cao Minh Quang, Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế, cho biết, cơ quan này không quản lý kem đánh răng và xà phòng diệt khuẩn. Nhà sản xuất các mặt hàng trên chỉ phải làm việc với Tổng cục Đo lường - Chất lượng. Ngay cả với các loại mỹ phẩm, Bộ Y tế cũng không quản lý sản xuất mà chỉ nhận đăng ký chất lượng.
Bà Tạ Thanh Bình thuộc Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng (Tổng cục Đo lường - Chất lượng) cho biết, đối với các mặt hàng kem đánh răng và xà phòng diệt khuẩn, Tổng cục không quản lý nguyên liệu khi đưa vào sản xuất mà chỉ nhận đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Về các hóa chất sử dụng trong các mặt hàng này, Tổng cục chỉ kiểm soát những chất nằm trong danh mục cấm dùng do Bộ Y tế ban hành, mà triclosan không nằm trong danh mục này. Với những chất không bị cấm, theo bà Bình, Tổng cục cũng không kiểm soát hàm lượng.
Về khả năng gây hại cho sức khỏe của triclosan trong xà phòng tắm và kem đánh răng, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai cho biết, hiện chưa thể đưa ra khuyến cáo nào. Chất diệt khuẩn này được thế giới sử dụng từ lâu và vẫn được xem là an toàn với hàm lượng nhỏ. Thông tin nó có thể gây ung thư là kết quả của một nghiên cứu mới mà để khẳng định nó, các nhà khoa học cần có thêm thời gian để tìm hiểu thêm. Và nếu nghiên cứu trên là đáng tin cậy thì người tiêu dùng nên tránh để triclosan kết hợp với clo trong nước máy. Khi vùng miệng, họng không hoàn toàn khỏe mạnh thì đừng dùng kem đánh răng chứa triclosan nếu nước máy được xử lý bằng clo, vì khí chloroform có thể xâm nhập cơ thể qua những vết sây sát, hoặc được nuốt vào bụng, nhất là với trẻ em.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Mai, việc triclosan có gây hại hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu người tiêu dùng sử dụng nước mưa, nước giếng khoan hay nước sông suối thì chắc chắn là khí chloroform không thể được sinh ra. Với nước máy, nếu có phản ứng này thì lượng khí độc được tạo ra cũng rất nhỏ vì dư lượng clo trong nước máy không cao.