John Lennon - Chân dung một huyền thoại

vu hoang yen
(vu hoang yen_HAO)

New Member
Bài viết được lấy trên TTVNOL.com http://www3.ttvnol.com/forum/beatles/856077.ttvn , cám ơn anh Cooking đã cho phép em post bài này, bài viết tặng mọi người nhân kỉ niệm ngày mất của John Lennon 8/12 sắp tới.
200px-TwoVCover.jpg

Unfinished Music No.1: Two Virgins
Album thử nghiệm của John và Yoko vào năm 1968. Album này được phát hành trong thời kìa nội bộ The Beatles đang lục đục và sự chia rẽ giữa các thành viên đang đi tới đỉnh điểm. John thu album này tại tư dinh của anh tại Kenwood. Về cơ bản, album này được John và Yoko đưa tất cả các thử nghiệm của họ vào, như việc trộn các đoạn băng John chơi các nhạc cụ như là piano, organ, trống và các xảo thuật âm thanh như là phản hồi, méo tiếng và trễ âm. Ngay như trong phần bìa của album này cũng đã thể hiện tính tiên phong nó. Đó là các bức ảnh John và Yoko khỏa thân được chụp tại nhà của Ringo Starr tại Quảng trường Montagu.
Album này gồm:

1. "Two Virgins Side One": – 14:14
* "Two Virgins No. 1"
* "Together"
* "Two Virgins No. 2"
* "Two Virgins No. 3"
* "Two Virgins No. 4"
* "Two Virgins No. 5"
2. "Two Virgins Side Two": – 15:13
* "Two Virgins No. 6"
* "Hushabye Hushabye"
* "Two Virgins No. 7"
* "Two Virgins No. 8"
* "Two Virgins No. 9"
* "Two Virgins No. 10"


Thật sự mà nói thì nếu không kiên nhẫn thì chắc khó mà có thể nghe được album này. Lúc thì là các âm thanh ríu rít, lúc lại nghe như tiếng gào thét, tiếng trống đập thùng thùng, tiếng vọng, tiếng nói, tiếng đập, tiếng rít của mic. Rất khó hiểu và kì quái. Tiếng Yoko lúc như mèo kêo, lúc lại như oan hồn đội mồ sống dậy, John thì huýt sáo, âm thanh dội từ trái sang phải và ngược lại, chồng chéo lên nhau.
 
200px-JohnLennon-albums-unfinishedmusicno2lifewiththelions.jpg

Unfinished Music No.2: Life with the Lions
Được phát hành năm 1969 sau album gây tranh cãi Unfinished Music No.1: Two Virgins, câu Life with the Lions được lấy từ chương trình của BBC là Life with the Lyons. Phần đầu của album được thu trực tiếp từ tại trường Đại học Cambridge trước khán giả, phần còn lại được thu tại bệnh viện Queen Charlotte ở London khi Yoko bị sảy thai lần đầu tiên. Hình bìa của album chụp cảnh Yoko nằm trên giường bệnh còn John thì nằm bên cạnh.

Album này bao gồm

1. "Cambridge 1969" – 26:29
2. "No Bed For Beatle John" – 4:41
3. "Baby''s Heartbeat" – 5:10
4. "Two Minutes Silence" – 2:00
5. "Radio Play" – 12:35

Trên thực tế, album này đã không đạt được một vị trí nào trong bảng xếp hạng ở Anh ngoại trừ việc nó đạt vị trí thứ 174 tại Mỹ. Một điều nữa là tại Anh, người ta dường như thờ ơ với nó và chẳng buồn nhắc tới nó cũng như đăng nó trên các quảng cáo, trong khi đó tại Mỹ thì nó lại được bán ra với số lượng khá cao là 60,000 bản.

Đây cũng là một album khó nghe vì nó cũng mang tính thử nghiệm. Baby''s Heartbeat được thu để tưởng nhớ tới đứa con chưa ra đời của hai người. Bạn có thể nghe tiếng tim đập liên hồi trong vòng hơn 5'' không?

Phần thu tại Cambridge thì thật là kinh khủng với tiếng thét the thé của Yoko cộng với những âm thanh chói tai của nhạc cụ điện tử.

Hầu hết trong album này đều là khó nghe, có lẽ bản nhạc dễ chịu nhất là Song for John, mà thực tế là vậy. Nó khá nhẹ nhàng, Yoko hát theo tiếng đệm của ghita thùng.

Cái đáng để quan tâm nhất là Two minutes silence vì thực sự nó đúng là chả có gì. Im lặng tuyệt đối.

Tống kết lại, hai album này hoàn toàn mang tính thử nghiệm. Một mong muốn phá vỡ quy luật của âm nhạc cũng như nghệ thuật.
 
200px-JLPOBCover.jpg

John Lennon/Plastic Ono Band
Album solo chính thức đầu tiên của John Lennon sau ba album thử nghiệm phát hành trước đó cùng với Yoko. Có thể nói đây là một album được đánh giá cao nhất trong toàn bộ sự nghiệp solo của John cũng như nó là một bước ngoặt trong sự nghiệp của anh.

Cái tên "Plastic Ono Band" trong tựa đề của album dựa trên khái niệm về ban nhạc của Lennon và Ono thành lập năm 1969 đó là "You are the Plastic Ono Band" - có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể tham gia và chơi nhạc như họ mong muốn. Nó cũng thể hiện mong muốn có được nhiều sự hỗ trợ khác nhau từ các nghệ sĩ mà John và Yoko có được để đưa vào các tác phẩm của mình.

Sau khi The Beatles tan rã tháng 4 năm 1970, Lennon và Ono tham gia vào chương trình điều trị tâm lý của Arthur Janov trong vòng 4 tháng tại Los Angeles. Vì bị bắt buộc phải đối mặt với những tổn thương tâm lý từ thủa nhỏ đó là việc bị bỏ rơi, sống trong sự cô đơn và cái chết của người mẹ, thế nên trong các tác phẩm sau này chúng ta có thể thấy toàn bộ những sự giận dữ và tổn thương cũng như cách John đối phó với chúng. Tương tự như vậy, album của Yoko, Yoko Ono/Plastic Ono Band, là một sự thể hiện sự phục hồi tâm lý.

Quay trở lại Anh tháng Chín năm 1970, John và Yoko đã hợp tác với Phil Spector để sản xuất album tại Abbey Road Studios. Trước đó cũng với sự giúp đỡ của Phil, John đã cho ra bản hit "Instant Karma". Trong album này, Ringo chơi trống còn người bạn cũ của The Beatles ở Đức là Klaus Voorman, thành viên của nhóm Manfred Mann, chơi bass. Billy Preston chơi piano cho bản "God". Bản thân John chơi tất cả các vai trò của ghita, đồng thời cũng tham gia chơi cả piano trong một số bài.

Bởi vì album này mang tính cảm xúc nguyên bản tập trung, nên bản thân âm nhạc trong đó được thể hiện đơn giản và trực tiếp trong cách phối khí, mang lại cho toàn bộ album một không khí ảm đạm. Chỉ có một kĩ thuật duy nhất được sử dụng để nâng cao tính thể hiện của tác phẩm đó là tiếng hét hoang dại của John trong "Mother" và "Well Well Well". Về cơ bản nó là sự thử nghiệm hơn là một bài hát kiểu chính thống.

Xuyên suốt album, John đề cập tới nhiều vấn đề: đó là việc bị bố mẹ bỏ rơi trong "Mother", sự trăn trở về vấn đề giai cấp trong "Working Class Hero", đây là một trong những tác phẩm đầu tiên sử dụng từ **** - you''re fucking peasant hay fucking crazy - thể hiện nỗi đau cũng như giận dữ, tuyên ngôn về tình yêu trong "Love". Đặc biệt "God" là một tuyên bố về các hình ảnh biểu tượng văn hóa, trong đó có cả các thành viên The Beatles khác, nó cũng là tuyên bố về việc John hoàn tự do cùng với Yoko cũng như họ hoàn toàn tin tưởng vào nhau.

Ngay sau khi phát hành, album này đã đạt được vị trí rất cao. Đầu năm 1971, nó đạt vị trí thứ 8 ở Anh và thứ 6 tại Mỹ, đạt mức đĩa vàng.

Năm 2000, Yoko đã cho xử lý và tái phát hành album này, đồng thời đưa vào đó hai hit năm 1971 là "Power To The People" và "Do The Oz". Cũng trong năm này, tạp chí Q đã xếp John Lennon/Plastic Ono Band ở vị trí thứ 62 trong 500 album xuất sắc nhất mọi thời đại. Năm 2002, nó được tạp chí Rolling Stone xếp ở vị trí thứ 22 trong 500 album xuất sắc mọi thời đại

Album gồm các tác phẩm sau

1. "Mother" – 5:34
2. "Hold On" – 1:52
3. "I Found Out" – 3:37
4. "Working Class Hero" – 3:48
5. "Isolation" – 2:51
6. "Remember" – 4:33
7. "Love" – 3:21
8. "Well Well Well" – 5:59
9. "Look At Me" – 2:53
10. "God" – 4:09
11. "My Mummy''s Dead" – 0:59
12. "Power to the People" – 3:22 [Bonus Track ]
13. "Do the Oz" – 3:07 [Bonus Track]
 
200px-ImagineCover.jpg

Imagine
Imagine là album solo thứ hai của John. Nó được coi là album nổi tiếng nhất trong thời kì solo của anh. Được thu âm và phát hành vào năm 1971, đạt được nhiều thành công về mặt thương mại nhưng John cũng chỉ ra rằng album này vẫn mang nội dung chỉ trích cũng như thách thức giống như album John Lennon/Plastic Ono Band. Anh nói rằng chỉ khác biệt ở chỗ đó là từ Imagine "được bọc sô cô la cho công chúng tiêu thụ" khi giải thích cho việc từ này xuất hiện rất nhiều trong suốt bài hát.

Các bài hát trong album được thu tại phòng thu của anh tại tư dinh Tittenhurst nước Anh và phần âm thanh của giàn nhạc dây được thu tại New York. Trong album này, Phil Spector tham gia với tư cách là người đồng sản xuất. Trong một số cảnh phim tư liệu, người xem có thể nhận thấy một vài yếu tố mang tính cách mạng trong các bài hát.

Cái tên Imagine sau này trở thành một hình ảnh đậm chất John và mãi mãi được coi là lời khẩn cầu cho nền hòa bình thế giới. "Jealous Guy" là bản "Child of Nature'' thay đổi một số ở phần lời (Child of Nature được sáng tác tại Ấn Độ năm 1968 - năm hai album Trắng nổi tiếng ra đời.) Các bản nhạc khác trong Imagine được coi là dễ nghe là "Oh My Love" sáng tác cùng với Yoko và bản "How" đậm chất suy tư.

Imagine cũng tiếp tục ấp ủ tình yêu của John với dòng nhạc rock ''n'' roll trong bản "Crippled Inside" đầy tính triết học, tính thách thức trong "Gimme Some Truth" (bản sơ khai của bài hát ta có thể nghe thấy trong khi The Beatles thu Let It Be, khác một chút so với bản gốc là có kiểu chuyển mới.), bản "I Dont'' Want To Be A Soldier" kết tội các nhà chính trị kết thúc nửa đầu album với thái độ nổi loạn.

George Harrison cũng được mời đến thu một vài bài trong album này. Bản nhạc chỉ trích nặng nề nhất "How Do You Sleep" coi như là một hành động của John gửi tới album vừa phát hành RAM của Paul. Trong đó trên bìa của album có một bưu thiếp chụp hành John bế một con lợn nhằm nhạo báng hình ảnh Paul bế cừu trên bìa album RAM. Một sắc thái khác của album này là "Oh Yoko!" gửi tới người vợ của anh, nó mang đậm tính tôn thờ cũng như tình yêu sâu sắc của John. Bản nhạc được kết thúc bằng lối mà Bob Dylan vẫn thường dùng đó là một đoạn harmonica vui tươi chơi solo.

Mặc dù John cảm thấy một chút tình cảm ủy mỵ còn rơi rớt lại trong phần nhạc của giàn nhạc dây trong Imagine, nhưng anh vẫn sử dụng nó vì cảm thấy nó sẽ tạo nên một bản hit sau album buồn John Lennon/Plastic Ono Band. Sau này mặc dù John có sử dụng phần nhạc dây trong các tác phẩm nhưng thường đặt chúng ở mức hạn chế nhất.

Ngay khi được phát hành vào mùa thu năm 1971, Imagine được ca ngợi nhiệt liệt bởi các nhà phê bình và ngay lập tức đứng vị trí số 1 trên toàn Thế Giới và trở thành album bán chạy nhất mọi thời đại. Ngay sau cái chết của John, bản nhạc tựa đề cho album này là Imagine đạt tới vị trí số 3 tại Mỹ và vị trí số 1 tại Anh.

Album gồm

1. "Imagine" – 3:01
2. "Crippled Inside" – 3:47
3. "Jealous Guy" – 4:14
4. "It''s So Hard" – 2:25
5. "I Don''t Wanna Be a Soldier Mama, I Don''t Wanna Die" – 6:05
6. "Gimme Some Truth" – 3:16
7. "Oh My Love" (John Lennon/Yoko Ono) – 2:44
8. "How Do You Sleep" – 5:36
9. "How?" – 3:43
10. "Oh Yoko!" – 4:20
 
200px-JohnLennon-albums-sometimeinnewyorkcity.jpg

Some Time in New York City
Tháng Chín năm 1971, John và Yoko chuyển tới sống tại New York. Cũng tại đây hai người đã phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị. Nơi họ sống ban đầu là tại làng Greenwich. Nhanh chóng được tiếp cận bởi hai nhà hoạt động Jerry Rubin và Abbie Hoffman, John và Yoko đã tham gia chương trình đấu tranh cho John Sinclair, cất tiếng nói chống lại việc bắt bớ tù đày vô tội vạ cũng như việc bỏ tù Angela Davis. Tháng Giêng năm 1972, FBI bắt đầu việc mở hồ sơ về John Lennon vì sợ rằng anh có thể có âm mưu ám sát tổng thống Nixon, đồng thời họ cũng cố gắng làm mọi cách để trục xuất John ra khỏi nước Mỹ. Chính vì điều này mà trong vòng vài tháng tháng, hai người bị theo dõi liên tục, cứ mỗi lần di chuyển là một lần bị theo dõi.

Cũng trong khoảng thời gian này, họ thuê ban nhạc Elephant''s Memory để hỗ trợ quá trình thu âm cũng như nhận được sự hỗ trợ từ tay trống của studio là Jim Keltner. Mục tiêu của John và Yoko là chống lại những bất công trong xã hội tại Mỹ. Phil Spector với tư cách là nhà đồng sản xuất đã hợp tác với John từ cuối năm 1971 cho tới tận 20 tháng Ba năm 1972 để hoàn thành album này (trùng với lễ kỉ niệm ba năm ngày cưới của John và Yoko.) Album có vỏ có thể mở ra cho phép đọc được các lời bài hát và thấy được hình chụp, còn danh sách người tham gia được in trên vỏ bìa đĩa thứ nhất.

Để tăng tính hấp dẫn của bộ đĩa, trích dẫn chương trình biểu diễn trực tiếp từ thiện của UNICEF cùng với Eric Clapton, George Harrison và Keith Moon của John và Yoko vào 15 tháng Mười Hai năm 1969 là bài Cold Turkey và Don''t Worry Kyoko (Mummy''s Only Looking for a Hand in the Snow) tại Lyceum Ballroom tại London được đưa vào. Thêm vào đó là trích đoạn mẫu chương trình biểu diễn cùng với Frank Zappa The Mothers of Invention tại Fillmore East. Bên trong bìa đĩa thứ hai là chữ viết nguệch ngoạc của John trên bìa đĩa của Zappa, thêm vào phần biên tập của anh và nhận xét về album này.

Mở đầu cho phần album thu trong studio là bài Woman Is the Nigger of the World (lấy từ một câu nói của Yoko vào cuối những năm 60.) Bài này mang tư tưởng chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ và nó cũng được phát hành dưới dạng đĩa đơn ở Mỹ để như gửi tới một câu trả lời tới những tranh cãi ầm ĩ. Và dĩ nhiên kết quả cho việc này đó là sự cấm đoán.

Sau đó John còn phải trải qua một thời gian dài, trong đó có cả bao gồm một cuộc họp báo có sự tham dự của nhân viên tạp chí Jet và Ebony, để giải thích rằng từ Nigger chỉ là ngụ ý bóng gió chứ không có ý miệt thị người Mỹ gốc Phi. Nhưng trong khi có quá nhiều hiểu lầm về ý định của họ cũng như nhiều người coi đó là hành động quá dũng cảm, thì đương nhiên nó là điều khó có thể được chấp nhận bởi công chúng. Kết quả là việc tẩy chay Woman is the Nigger of the World đã dẫn tới việc kết quả tài chính của album này bị ảnh hưởng.

Các ca khúc khác của John bao gồm New York City mang âm hưởng phong cách của Chuck Berry, cũng như John Sinclair viết về việc Sinclair được thả tự do trong án mười năm vì đã khai báo hai ổ ma túy với một nữ cảnh sát bí mật. Yoko tham gia trong Sister O Sister và Born in a Prison - chống lại sự thiếu thốn của hệ thống Giáo dục - We''re All Water - ca ngợi một nền văn hóa thống nhất. Trên thực tế thì ta có thể thấy vai trò của Yoko trong album này không chỉ dừng lại ở việc tham gia hát, mà còn cả vai trò người sáng tác.

Cùng nhau, John và Yoko cất tiếng hát oán thán sự tàn nhẫn của cảnh sát ở Attica State, về những khó khăn do chiến tranh tàn phá ở Bắc Ailen trong Sunday Bloody Sunday và The Luck of the Irish, tỏ lòng kính trọng tới Angela Davis trong Angela.

Some Time in New York City được thể hiện như một tờ báo với một loạt các sự kiện được in trên trang bìa. Nó còn thậm chí đem lại sự sửng sốt cho công chúng khi có hai hình ảnh biếm họa Richard Nixon và Mao Trạch Đông trần truồng nhảy múa với nhau.

Được phát hành sau Imagine, album chứng tỏ một cái nhìn rõ ràng của John gửi tới người hâm mộ. Nội dung chỉ trích tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính trị chính vị thế mà album này rất khó khăn để đạt được vị trí 48 tại Mỹ. Mặc dù được ủng hộ tại quê hương nước Anh khi nó đạt vị trí thứ 11, nhưng có thể nói đây là thất bại của John và trong suốt cả năm trời anh không thể thu bất kì bản nhạc nào nữa.
Nội dung album gồm:
Disc 1 (Studio)

1. "Woman Is the Nigger of the World" (John Lennon/Yoko Ono) – 5:15
2. "Sisters O Sisters" (Yoko Ono) – 3:46
3. "Attica State" (John Lennon/Yoko Ono) – 2:54
4. "Born in a Prison" (Yoko Ono) – 4:03
5. "New York City" (John Lennon) – 4:30
6. "Sunday Bloody Sunday" (John Lennon/Yoko Ono) – 5:00
7. "The Luck of the Irish" (John Lennon/Yoko Ono) – 2:56
8. "John Sinclair" (John Lennon) – 3:28
9. "Angela" (John Lennon/Yoko Ono) – 4:06
10. "We''re All Water" (Yoko Ono) – 7:11

Disc 2 (Live Jam)

1. "Cold Turkey" (John Lennon) – 8:35
2. "Don''t Worry Kyoko" (Yoko Ono) – 16:01
3. "Well (Baby Please Don''t Go)" (Walter Ward) – 4:41
4. "Jamrag" (John Lennon/Yoko Ono) – 5:36
5. "Scumbag" (John Lennon/Yoko Ono/Frank Zappa) – 6:08
6. "Au" (John Lennon/Yoko Ono) – 6:23
 
200px-JohnLennon-albums-mindgames.jpg

Mind Games
Mind games là album phát hành thứ tư của John ở thời kì hậu Beatles. Nó được thu âm và phát hành vào năm 1973. Thời điểm phát hành của album này cũng chính là thời điểm John và Yoko ly thân trong vòng 4 tháng sau đó. Nó cũng là thời điểm hoạt động chính trị của John ngừng lại khi Richard Nixon tái đắc cử. Chính vì không có sự tham gia của Yoko trong album này, nên có thể nói đây là album hoàn toàn John và nó quay trở lại các quy tắc thông thường sau album nặng tính chính trị Some Times In New York City. Khi phát hành, album này được nhiệt liệt chào đón bởi những người hâm mộ và các nhà phê bình. Tại Anh nó đạt vị trí thứ 6, trong khi tại Mỹ nó đạt vị trí thứ 9 và đạt mức đĩa vàng.

Sau khi chuyển tới Dakota sống, vào giữa năm 1973, Yoko hoàn thành album solo của bà là Feeling the Space. Cũng trong thời gian đó, John và Yoko quyết định ly thân trong vòng một năm để quyết định xem xét lại bản thân cũng như mối quan hệ giữa họ liệu có thể quay lại được với nhau hay không. Trong suốt mấy tháng hè năm đó, John nhanh chóng viết các ca khúc cho Mind games và thu chúng tại Record Plant Studios ở New York cùng với người trợ lý là May Pang có vai trò điều phối sản xuất. Dưới danh nghĩa The Plastic U.F. Ono Band, John tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ tay trống và là người bạn Jim Keltner, tay ghita trẻ David Spinozza và giọng ca bè của Something Different. Dưới sự chấp thuận của Yoko, Pang trở thành người tình của John trong suốt quá trình thu âm này. Mùa thu năm đó cả hai đáp tàu tới Los Angeles và biến mất suốt một tuần, "tuần lễ mất tích" của John, trong thời kì li thân 18 tháng với Yoko.

Giai điệu trong một số ca khúc của album này chứa đựng sự hối hận và lời xin lỗi tới Yoko như là Aisumasen (I''m Sorry), One Day at a Time và You Are Here, trong khi một số ca khúc lại thể hiện sự yêu thích của John với rock ''n'' roll thuần túy như là Tight As và Meat City. Đáng ngạc nhiên hơn là mặc dù không có sự hỗ trợ của Phil Spector, nhưng John vẫn tự mình sản xuất toàn bộ album này.

Bài hát tựa đề của album với điệp khúc love is an answer cũng như lời kêu gọi make love not war là một thành công của John, kêu gọi vì sự tốt đẹp của nhân loại, sau những ca khúc trước đó như Give Peace a Chance và Imagine. Kết quả là Mind Game đã trở thành ca khúc có mặt trong Top 20 US hit. Trong album này chỉ có một vài ca khúc là gợi nhắc tới vấn đề chính trị như Bring on the Licie (Freeda People), Only People và Nutiopian International Anthem kéo dài 3 giây im lặng. Nhắc tới phần im lặng đặc biệt này, nó có liên quan tới việc trước khi tuyên bố ly thân, John và Yoko đã cùng nhau lạc quan tuyên bố về sự ra đời của Nutopia, một quốc gia không biên giới và có nền hòa bình bất diệt, cũng như họ đặt số 1 phố White ở New York làm Đại sứ quán.

Một chút táo tợn ở cuối album, khi John sử dụng câu nguyền rủa yêu thích của anh là **** a pig! trong Meat City, tăng tốc nó và tua ngược lại. Anh cũng sử dụng kĩ thuật trộn này khi xử lý câu check the album ở mặt B của đĩa.

Bìa đĩa được John thiết kế, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cho việc anh rời xa Yoko cũng như những ảnh hưởng lớn lao của Yoko.
Bởi vì có phong cách không nhất quán, sự nhẹ nhàng và không có khiêu khích trong nội dung thế nên Mind Games không được coi là một album đầy sức sống và sáng tạo khi so sánh với các album phát hành trước đó như là John Lennon/Plastic Ono Band và Imagine. Tuy vậy nó vẫn có được sự tin tưởng vững chắc từ những người hâm mộ của John.

Nội dung album gồm:

1. Mind Games" – 4:13
2. "Tight A$" – 3:37
3. "Aisumasen (I''m Sorry)" – 4:44
4. "One Day (at a Time)" – 3:09
5. "Bring on the Lucie (Freeda People)" – 4:12
6. "Nutopian International Anthem" (John Lennon/Yoko Ono) – 0:03
7. "Intuition" – 3:08
8. "Out the Blue" – 3:23
9. "Only People" – 3:23
10. "I Know (I Know)" – 3:49
11. "You Are Here" – 4:08
12. "Meat City" – 2:45
 
200px-JohnLennon-albums-wallsandbridges.jpg

Walls and Bridges
Walls and Bridges được John cho phát hành năm 1974. Album này được thu khi John li thân với Yoko. Ý tưởng làm album này nảy ra với John trong "ngày cuối tuần mất tích" của anh, nó cũng là album cuối cùng mà John cho phát hành mà không có sự cộng tác từ người vợ Yoko. Ban đầu John có ý định thu nó dưới dạng acoustic và có âm hưởng buồn theo phong cách của Bob Dylan, nhưng sau dưới sự tác động của người bạn là Elton John, John đã quyết định đưa vào trong album nhiều giai điệu vui tươi hơn. Tuy vậy trong một số ca khúc vẫn chứa đựng ý tưởng ban đầu của anh.

Mùa thu năm 1973 khi Mind Games được phát hành, John rời người tình Pang để quay lại Los Angeles thu album Rock ''n'' Roll cùng với Phil Spector. Sau một vài lần thu lộn xộn vì rượu chè, Spector biến mất một thời gian và để lại các cuộn băng, vì thế mà John phải tự mình thu phần lớn còn lại vào khoảng thời gian cuối năm 1974. Đến đầu năm 1975 thì album này được phát hành.

John sử dụng hầu hết nửa đầu thời gian của năm để đi lại với Pang và tham gia hợp tác với các người bạn cũ như Ringo Starr, Keith Moon, Harry Nilson. Anh sáng tác và xuất hiện trong I''m The Greatest cho album Goodnight của Ringo, thu âm cùng Elton John và tham gia sản xuất Pussy Cat của Nilsson. Đến giữa năm, John bắt đầu tập trung vào viết cho album. Tháng Sáu cùng năm đó, anh đến New York để tập luyện và biên tập album cùng với các nghệ sĩ đã được anh lựa chọn. Trong album này Jim Keltner chơi trống và Jesse Ed Davis chơi ghita. Một điều đặc biệt nữa là với sự chấp thuận của Cynthia, Julian Lennon đã chơi trống cho bản Ya-Ya khi anh mới có 11 tuổi.

Một lần nữa phải tự mình sản xuất, nên Walls and Bridges đã có được nhiều âm hưởng vui tươi hơn so với Mind Games. Nhưng bất chấp việc mình đang được tự do, một số bài hát của John vẫn cho thấy anh nhớ Yoko. Going Down On Love, What You Got, Bless You và Nobody Loves You (When You''re Down and Out) là tự sự của anh về thời kì ly thân giữa hai người. Steel and Glass và Scared là những lời thú tội cuối cùng của John, đặc biệt là khi anh hát câu Hatred and jealousy gonna be the death of me; I guess I knew it right from the start

Trong album này cũng có sự xuất hiện của hai bản đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn là Whatever You Thru The Night và #9 Dream. Bản thu trước đó có Elton John chơi piano và hát bè đã đạt tới vị trí số một tại Mỹ cùng với tuần mà Walls and Bridges đạt tới vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các LP ở Anh. Do thua cuộc khi cá với Elton John về tiềm năng tài chính của đĩa đơn, John đã xuất hiện trong chương trình biểu diễn Madison Square Garden của anh vào ngày 28 tháng Mười một để trình diễn các bản hit đó. Thêm vào đó, I Saw Her Standing There và Lucy In The Sky With Diamonds cùng bài trong đĩa đơn mới nhất của Elton John, John hát bè, cũng được trình diễn trong trước khán giả và điều thú vị là Yoko đã xuất hiện. Vì thế có thể nói đây được coi là buổi trình diễn trước công chúng lần cuối cùng của John và cũng là thời điểm nhen nhóm sự quay trở lại với nhau giữa John và Yoko.

Trong khoảng thời gian rải rác quay trở về Anh để thăm cha của John, cậu con trai 11 tuổi Julian Lennon đã giúp anh thu bản Ya-Ya. Sau đó anh đã ghi lên phần tựa đề của album như sau Ngôi sao Julia Lennon chơi trống còn Bố thì chơi piano và hát chính (Starring Julian Lennon on drums and Dad on piano and vocals). Khi Julian được thông báo là bản thu sẽ được đưa vào album, anh đã thất vọng mà nói rằng nếu được biết là như thế thì anh có thể chơi hay hơn.

Mặc dù đã đạt vị trí số một tại Mỹ và đạt mức đĩa vàng cũng như đạt vị trí số 6 trong bản xếp hạng tại Anh, nhưng Mind Games, Walls and Bridges không được đánh giá cao so với album trước đó là John Lennon/Plastic Ono Band và Imagine. Tuy vậy nó cũng đáng để ca tụng. Chính Etlon John cũng đã thú nhận rằng Walls and Bridges chính là album solo hay nhất thời kì hậu The Beatles.

Tháng Mười một năm 2005, Walls and Bridges được phối và chỉnh sửa lại rồi đem ra phát hành. Album phát hành này có một số sửa đổi ở phần bìa đó là nó có chữ kí của John cũng như tựa đề album được viết bằng tay, phần tranh vẽ được thay thế bằng tranh của Bob Gruen thay vì những nét vẽ của John. Trong album này cũng đưa thêm vào bản Whatever Gets You Thru The Night trình diễn trực tiếp cùng với Elton John, bản chơi acoustic không được phát hành của Nobody Loves You (When You''re Down And Out) và một đoạn phỏng vấn của John.
200px-435931.jpg

Nội dung album gồm

1. "Going Down on Love" – 3:54
2. "Whatever Gets You Thru The Night" – 3:28
3. "Old Dirt Road" – (John Lennon/Harry Nilsson) – 4:11
4. "What You Got" – 3:09
5. "Bless You" – 4:38
6. "Scared" – 4:36
7. "#9 Dream" – 4:47
8.

"Surprise, Surprise (Sweet Bird of Paradox)" – 2:55
9.

"Steel and Glass" – 4:37
10.

"Beef Jerky" – 3:26
11. "Nobody Loves You (When You''re Down and Out)" – 5:08
12. "Ya Ya" (Dorsey/Lewis/Robinson) – 1:06
 
200px-JohnLennon-albums-rocknroll.jpg

Rock ''''n'''' Roll
Trong khi vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị chính phủ Mỹ trục xuất, thì John lại nhận ra rằng anh đang gặp phải một nguy cơ lớn với luật pháp, nguy cơ này có từ người đứng đầu Roulette Record là Morris Levy. Trong một cuộc phỏng vấn, John có xác nhận là bài hát Come Together của anh có mượn phong cách từ bài You Can''''t Catch Me của Chuck Berry do Levy phát hành, và anh có sử dụng câu Here come old flat-top của bài hát này. Levy cho rằng John đã vi phạm bản quyền nhưng đồng ý sẽ bãi nại nếu anh đồng ý thu âm ít nhất là ba bài hát cho Levy phát hành trong album kế tiếp sau Mind Games. Trong khi xem lại phần danh sách phát hành nhạc của Levy, John đã tìm thấy rất nhiều bài hát mà anh yêu thích từ trước nên đã quyết định sẽ làm một album đầy đủ các bài hát được sáng tác bởi các nghệ sĩ của Levy và từ các nghệ sĩ khác.

Sau khi ly thân Yoko mùa thu năm 1973, trở lại Los Angeles cùng May Pang, John kết hợp với Phil Spector để thu album tại hai hãng thu âm là A&M Records Studios và Gold Star Recording Studios. Bởi vì cá tính mạnh thế nên trong quá trình thu âm, không khí làm việc trở nên lộn xộn mất trật tự vì cả hai đều rượu chè và John trở nên thái quá như thường lệ. Sau khi hãng A&M từ chối làm việc tiếp với hai người, Spector biến mất cùng với toàn bộ các cuộn băng thu được khiến trong vòng vài tháng không ai biết ông ta ở đâu. Sau đó Phil có gọi cho John và nói là ông ta có băng thu vụ John Dean nằm trong scandal Watergate mới xảy ra. John thì lại suy luận rằng ý của Spector là ông ta có các bản thu gốc của album. Các cuộc gọi lại sau đó của John chỉ cho anh biết được thông tin là Spector đã bị tai nạn, đang hôn mê và có thể đã chết. Và trong tình huống này, John chẳng thể làm gì được.

Cũng trong thời gian đó, John gặp Harry Nilsson và Ringo tại Los Angeles. Khi gặp hai người này, John đã dừng công việc của anh lại và tham gia sản xuất album Pussy Cats của Nilsson cũng như đóng góp sáng tác cho album Goodnight Vienna của Ringo. Sau đó anh bắt đầu tập trung viết ca khúc cho Walls and Bridges và chuyển về New York cùng May Pang vào mùa hè năm 1974.

Trước khi bắt đầu thu Walls and Bridges tại New York, John nhận được một gói bưu kiện từ Spector đó là các cuộn băng gốc đã bị thất lạc. Nó sau đó được phục hồi bởi Capitol Records với giá là 90,000 đô la. Vì không muốn dừng lại, John đã cất các cuộn băng đi và hoàn thành Walls and Bridges trước rồi sau đó mới quay trở lại để xem xét. Trong khi xem xét, John nhận thấy giọng của anh bị rượu làm ảnh hưởng, và Spector thu âm chứa đầy lỗi kĩ thuật. Anh đã quyết định mời những người đã tham gia thu âm Walls and Bridges, chỉnh sửa biên tập chín bài hát mới trong vòng vài ngày và thu các đoạn vocal cho một vài băng thu bởi Spector trước đó.
175px-JohnLennon-albums-roots.jpg

Roots
Khi Walls and Bridges ra đời trước, John coi như đã gật đầu với thỏa thuận của Levy khi anh cho vào album bản Ya Ya của Lee Dorsey, thu cùng con trai Julian. Khi album này đạt được vị trí số một tại Mỹ và đĩa đơn Whatever Gets You Thru The Night cũng đạt được vị trí số một, Morris Levy không cảm thấy hài lòng với Ya Ya và đã đe dọa sẽ kiện lại. John đã giải thích cho Levy thấy rằng album cover đã thực sự được thu âm và gửi cho ông ta một bản sao thu thô để kiểm tra. Levy liền yêu cầu được trực tiếp phát hành album, qua thư gửi tới John, thông qua hãng Adam VIII của ông ta, bỏ qua hãng Capitol và EMI, chia sẻ lợi nhuận với John khi phát hành. John đồng ý nhưng anh cũng biết rằng phải anh cần có được sự chấp thuận từ hai hãng trên để thực hiện thỏa thuận.

Vì đã đầu tư quá nhiều tiền của và thời gian vào Rock ''n'' Roll nên cả Capitol và EMI lẫn Apple đầu không muốn từ bỏ. Các hãng này yêu cầu John phải thực hiện hợp đồng thu âm đã kí và vì thế đề nghị của Levy không thể thực hiện được.

Cảm thấy như bị phản bội, Levy đã cho phát hành một album với cái tên là Roots từ các băng thu mà John đã cung cấp trước đó, rồi sử dụng hình của John cho phần bìa và tiến hành các kế hoạch quảng bá như đã định. Đồng thời ông ta kiện John, EMI và Capitol, bắt phải bồi thường 42 triệu đô la vì đã phá vỡ hợp đồng. John nhanh chóng kết thúc các bản thu của mình cho album, để lại một vài bài hát cho lần lựa chọn cuối cùng và chọn một bức hình chụp anh tại Hamburg Đức để làm phần bìa. Đến năm 1975, hãng Capital Records ráo riết chuẩn bị cho việc phát hành một cách nhanh chóng album. Cũng trong thời điểm này, John hòa giải với Yoko.
180px-Lennnonsongbook.jpg

Rock ''n'' Roll
Khi được phát hành, Rock ''n'' Roll lại trở thành một hit nữa của John khi nó đạt vị trí thứ 6 cả ở Anh và Mỹ, đạt mức đĩa vàng. Bản Stand By Me cũng trở thành hit trong US Top 20 mùa xuân năm đó. Một quyển bài hát đi kèm cũng được phát hành, trong đó có chứa các phần nhạc gốc, tiểu sử của các nhà sáng tác cũng như ghi chú của John và về tập hợp các bài hát này. Không may là do sự trì hoãn trong việc hoàn thành album, cũng như việc một số nghệ sĩ đã thu lại các bản hit của họ trong thời gian này nên tiềm năng thương mại của album cũng bị giảm sút.

Không lâu sau khi album ra đời, Yoko phát hiện ra là bà đã có thai. Không muốn phải mất đứa con sau ba lần xảy thai, John quyết định dừng tất cả công việc lại. Sean Lennon sinh ra đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 35 của John, sau khi Shaved Fish được phát hành. Từ đó John không thu thêm một album nào nữa cho tới tận năm 1980.

Lại nói về vụ kiện của Levy, sau khi ra tòa John, EMI và Capitol đã thắng kiện. Với việc thua kiện này, Levy phải chấp nhận việc bồi thường cho việc phá vỡ hợp đồng thu bài You Can''t Catch Me và phải trả hết án phí, trong đó bao gồm 42,000 đô la cho John vì đã xâm hại tới danh tiếng của anh. Cũng vì thế mà Roots đã bị ngừng phân phối, cùng với sự thất vọng của John về sự nghèo nàn kém hiệu quả của việc yêu cầu mua qua thư vì anh đã phải chờ hàng tháng trời để nhận được nó.

Nội dung hai album gồm
Rock ''n'' Roll
1. "Be-Bop-A-Lula" (Davis/Gene Vincent) – 2:39
2. "Stand by Me" (Jerry Leiber/Mike Stoller/Ben E. King) – 3:26
3. "Medley: Rip It Up/Ready Teddy" (Blackwell/Marascalco) – 1:33
4. "You Can''t Catch Me" (Chuck Berry) – 4:51
5. "Ain''t That a Shame" (Fats Domino/Bartholomew) – 2:38
6. "Do You Wanna Dance" (Bobby Freeman) – 3:15
7. "Sweet Little Sixteen" (Chuck Berry) – 3:01
8. "Slippin'' and Slidin''" (Penniman/Bocage/Collins/Smith) – 2:16
9. "Peggy Sue" (Allison/Petty/Buddy Holly) – 2:06
10. "Medley: Bring It On Home to Me/Send Me Some Lovin''" (Sam Cooke)/(Marascalco/Price) – 3:41
11. "Bony Moronie" (Larry Williams) – 3:47
12. "Ya Ya" (Dorsey/Lewis/Robinson) – 2:17
13. "Just Because" (Price) – 4:25
Roots
Side One:

1. Be-Bop-A -Lula (Davis/Gene Vincent) – 2:39
2. Ain''t That A Shame (Fats Domino/Bartholomew) – 2:34
3. Stand By Me (Jerry Leiber/Mike Stoller/Ben E. King) – 3:26
4. Sweet Little Sixteen (Chuck Berry) – 3:01
5. Rip It Up (Blackwell/Marascalco) – 1:33
6. Angel Baby – 3:42
7. Do You Want To Dance (Bobby Freeman) – 3:02
8. You Can''t Catch Me (Chuck Berry) – 4:03

Side Two:

1. Bony Moronie (Larry Williams) – 3:47
2. Peggy Sue (Allison/Petty/Buddy Holly) – 2:06
3. Bring It On Home To Me (Sam Cooke)/(Marascalco/Price) – 3:41
4. Slippin'' & Slidin'' (Penniman/Bocage/Collins/Smith) – 2:20
5. Be My Baby – 4:34
6. Ya Ya (Dorsey/Lewis/Robinson) – 2:17
7. Just Because (Price) – 4:25
 
200px-JohnLennon-albums-shavedfish.jpg

Shaved Fish
Shaved Fish là album hợp tuyển đầu tiên của John được phát hành năm 1975. Album này tập hợp tất cả các bài hát solo nổi tiếng của John và có cả các bài hát chưa được phát hành trong một album nào trước đó. Tên của nó được lấy từ một món ăn của Nhật có tên là Katsuobushi, nghĩa là cá sấy. Khi được phát hành, Shaved Fish đã đạt được những thành công không thể ngờ tới đó là đạt vị trí số 5 trong bảng xếp hạng tại Anh và 12 tại Mỹ. Số lượng đĩa bán ra đạt mức bạch kim. Thực tế album này được phát hành trong khoảng từ một đến hai tuần sau khi vấn đề định cư của John tại Mỹ được giải quyết và khi cậu con trai thứ hai là Sean Lennon ra đời.

Chính vì đây là một hợp tuyển các tác phẩm của John từ năm 1969 tới năm 1975, do vậy nó có một mang một thông điệp đầy đủ về rock, một John Lennon bối rối lạc lối khi rời khỏi The Beatles, sự yêu thích của John đối với dòng nhạc rock ''n'' roll. Nó cũng thể hiện rõ tài năng sáng tác lời bài hát một cách ngẫu nhiên của anh mà trước đó ta không thể tìm thấy được hoặc các tác phẩm không thể thể hiện hết được phẩm chất này. Tuy nhiên nó cũng cho thấy một John không chỉ có tài năng mà còn phải cật lực lao động để tìm ra được con đường đi cho chính bản thân mình.

Nội dung album gồm

1. Give Peace a Chance" – 0:58
2. "Cold Turkey" – 5:01
3. "Instant Karma!" – 3:21
4. "Power to the People" – 3:21
5. "Mother" – 5:03
6. "Woman is the Nigger of the World" (John Lennon/Yoko Ono) – 4:37
7. "Imagine" – 3:02
8. "Whatever Gets You Thru the Night" – 3:03
9. "Mind Games" – 4:12
10. "#9 Dream" – 4:47
11. "Medley: Happy Xmas (War Is Over) /Give Peace a Chance (reprise)" (John Lennon/Yoko Ono) / (John Lennon) – 4:15
 
JohnLennon-albums-doublefantasy.jpg

Double Fantasy
Double Fantasy là album đánh dấu sự trở lại của John sau 5 năm vắng bóng. Nó cũng là album cuối cùng của John được phát hành đúng ba tuần trước khi anh bị ám sát vào ngày 8 tháng Mười hai năm 1980. Được thu tại Geffen Records và phân phối bởi hãng EMI.

Năm 1975 khi Sean Lennon ra đời, John quyết định dừng công việc lại và tập trung vào việc chăm sóc cậu con trai cũng như cố gắng cải thiện mối quan hệ với người con cả là Julian. Đây là khoảng thời gian bình yên nhất trong suốt cuộc đời John kể từ khi anh sinh ra, một khoảng thời gian không phải đấu tranh, không phải đau khổ vật vã, rời xa công việc kinh doanh. Mùa hè năm 1980, John và Yoko cảm thấy họ đã sẵn sàng quay trở lại với âm nhạc vì thế họ đã quyết định sẽ cho ra một album và bắt đầu sáng tác cho nó.

Cùng với nhà sản xuất của Aerosmith là Jack Doughlas, John và Yoko đã thu được khoảng hơn chục bài hát đủ để cho vào Double Fantasy cũng như sau này. Một album tiếp theo đã được định hình với cái tên là Milk and Honey và họ đã bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tập luyện. Nhưng rồi nó phải dừng lại sau cái chết của John.

Sau 5 năm nghỉ ngơi, trừ việc thỉnh thoảng thu vài bài tại căn hộ ở Dakota, tài năng sáng tác của anh lại một lần nữa nở rộ. John cũng thú nhận rằng đây chính là lúc mà anh cảm thấy mình thực sự sáng tác nhất, thậm chí anh còn viết một bài hát có tên là Life Begins at 40 để kỉ niệm cái mốc đáng nhớ này. Double Fantasy thể hiện một sự chắc chắn, tình yêu của anh dành cho gia đình qua (Just Like) Starting Over, Beautiful Boy (Darling Boy) và Woman.

Yoko cũng tham gia đóng góp vào album này với vai trò hoàn toàn mới khác hẳn với công việc mà bà đã làm ở một loạt các cuộc đấu tranh cuối những năm 1970. Tự tin hơn nên Yoko đã sáng tác rất nhiều bài hát, nhưng Jack Douglas yêu cầu phải bớt những tiếng gào thét ở trong các bài hát của bà để có thể tăng tính hiệu quả thương mại của album hơn.

Cũng vì Yoko đã tham gia sáng tác, do vậy John quyết định cả hai sẽ cùng hát và đưa chúng vào một album. Như thế với tựa đề A Heart Play, Double Fantasy sẽ là một tập hợp các bài hát do hai người hòa ca. Có thể nói đây là album thứ hai sau album phát hành năm 1972 Some Times in New York City có tiếng hát của hai người.

Với nhãn hiệu Geffen của David Geffen, sự hỗ trợ của Elton John, Donna Summer và sự thành công của (Just Like) Starting Over, Double Fantasy nhanh chóng đạt vị trí trong US Top 5. Tuy có bị chỉ trích vì sáng tác hay mà nội dung không sâu và các bài hát của Yoko thì bị bỏ qua không được xem xét tới, nhưng chính album này lại thu hút được sự yêu thích từ công chúng, một phần vì John đã quay trở lại, đặc biệt là sau một khoảng thời gian dài đằng đẵng 5 năm.

Đêm ngày 8 tháng Mười hai năm 1980, John bị bắn năm phát đạn vào người khi anh cùng Yoko đang bước vào tòa nhà Dakota và đã từ trần sau đó hai mươi phút. Cả Thế giới bị chấn động và khóc than vì sự kiện đau đớn này. Ngay lập tức Double Fantasy cũng như (Just Like) Starting Over đạt vị trí số 1 tại mọi bảng xếp hạng và bán được hàng triệu bản cùng với một loạt các album solo trước đó của John cũng lọt vào các bảng xếp hạng. Còn hai ca khúc Woman và Watching the Wheels cũng đạt thành công lớn hơn bao giờ hết.

Để làm dịu bớt nỗi đau, Yoko đã thu âm và cho phát hành Season of Glass vào năm 1981. Đĩa đơn của bà Walking on Thin Ice được thu đúng vào ngày John ám sát cũng chứng tỏ nó là một bản hit.

24 tháng Hai năm 1982, Double Fantasy đoạt giải Grammy cho danh hiệu Album của năm. Trong lễ trao giải này chỉ có hai người lên nhận giải đó là Yoko và cậu con trai Sean sáu tuổi.

Năm 1989, EMI mua lại bản quyền Double Fantasy từ hãng Geffen. Năm 2000, Yoko cho hòa âm lại album, cho thêm ba bản bonus track, trong đó có Walking on Thin Ice.
175px-%28Just_Like%29_Starting_Over.jpg
175px-Jlyow.jpg

175px-62298wtw.jpg
175px-Yoko_Ono_Walking-Single-1981.jpg

Nội dung album gồm

1. "(Just Like) Starting Over" (John Lennon) – 3:56
2. "Kiss Kiss Kiss" (Yoko Ono) – 2:41
3. "Cleanup Time" (John Lennon) – 2:58
4. "Give Me Something" (Yoko Ono) – 1:35
5. "I''''m Losing You" (John Lennon) – 3:57
6. "I''''m Moving On" (Yoko Ono) – 2:20
7. "Beautiful Boy (Darling Boy)" (John Lennon) – 4:02
8. "Watching the Wheels" (John Lennon) – 4:00
9. "I''''m Your Angel" (Yoko Ono) – 3:08
10. "Woman" (John Lennon) – 3:32
11. "Beautiful Boys" (Yoko Ono) – 2:55
12. "Dear Yoko" (John Lennon) – 2:34
13. "Every Man Has A Woman Who Loves Him" (Yoko Ono) – 4:02
14. "Hard Times Are Over" (Yoko Ono) – 3:20
15. "Help Me to Help Myself" (John Lennon)
16. "Walking on Thin Ice" (Yoko Ono)
17. Central Park Stroll (Dialogue)
 
Back
Bên trên