J-horror style vs. US-scary trend

Nguyễn Bảo Anh Thư
(annie_honey)

Điều hành viên
Những năm gần đây, các khán giả trung thành của màn bạc chứng kiến một sự đổi thay rõ nét trong những bộ phim kinh dị của Hollywood. Từ trường phái vốn ngự trị bao lâu nay - trường phái "đầu rơi máu cháy" truyền thống của phim ki dị Mĩ, các hits đỉnh cao dạo gần đây (The Ring, The Grudge,...), những remakes của các bộ phim kinh dị Nhật Bản, đã chuyển sang một phong cách hoàn toàn mới, ít "ồn ào" hơn nhưng hiệu quả hơn.

Trường phái phim kinh dị Nhật Bản đã tồn tại từ rất lâu, kết tinh từ nền văn hóa giàu có, đa dạng, và lâu đời đến vài nghìn năm tuổi của đất nước Mặt trời mọc. Trong đó, những truyền thuyết dân gian bí ẩn, những phong tục tập quán từ xa xưa, tín ngưỡng của người dân Nhật... là những chất liệu chủ chốt.

Những bộ phim kinh dị Nhật Bản có thể được miêu tả bằng 2 từ: ám ảnh, trong khi với phim kinh dị Mĩ thì nó là giật mình. Các nhà làm phim Mĩ thường làm người xem hét lên kinh hãi vì những con quái vật hình dạng cổ quái đột nhiên chui ra từ sau cánh cửa, bức rèm hay bụi cây. Trong tiếng thét của khán giả, phần sợ cũng có nhưng phần giật mình thông thường khi bất ngờ đụng độ cái gì đó quá đột ngột cũng là ko ít.

+ Lấy ví dụ một phim như "Thứ Sáu ngày Mười Ba": tên sát thủ Jason với cây rìu sắt trong phim chủ yếu gây sợ hãi bởi những lần đột nhiên xuất hiện khi có ai đó nhìn vào gương, hay từ trong đống rơm chui lên... Hay như phim Xác ướp Ai Cập, những lần chúng ta phải trố mắt khiếp hãi hay bám chặt vào người ngồi cạnh trong rạp cho giảm bớt nỗi kinh sợ là khi một thứ vũ khí cổ quái nào đó trong hầm mộ các Hoàng đế đột nhiên văng ra, hay khi bất ngờ một người đồng hành nào đó của Brendan Fraser bỗng sụt chân xuống hố. Gần đây hơn nữa là phim Van Helsing (Khắc tinh của Dracula):

2299-DCT025publicity.jpg
index_02.jpg
2299_BTS057A_14007_F18_23.jpg

Những lúc sợ hãi nhất là lúc người anh đã bị biến thành người sói (werewolf) của Anna Valerious đột nhiên nhảy ra từ trên trần nhà...

Những bộ phim kinh dị Nhật Bản ko chuộng cái yếu tố giật mình ấy. Điều các nhà làm phim cổ điển Nhật Bản hướng đến là nỗi ám ảnh thật sự của người xem về những bí ẩn ko có lời giải đáp, và số phận bi thảm của những ai vô tình hay cố tình khuấy động thế giới bí mật của những điều bí ẩn đó. Khác với phim kinh dị kiểu Mĩ thường chuộng những tiếng động ầm ĩ phát ra đột ngột và có xu hướng biến thành phim hành động, phim kinh dị Nhật Bản sử dụng sức mạnh của sự im lặng, của những khoảng lặng, u tịch đến ghê hồn và có xu hướng chuyển thành phim tâm lí.

+ Trong bộ phim The Ring, remake của siêu hit 7 năm trước: Ringu, người xem hiếm bắt gặp những âm thanh chát chúa, lại càng ko có những con quái vật đột ngột nhẩy ra khiến bạn phải bật ngửa người ra sau.

bg.jpg

Hình ảnh cô bé Samara với mái tóc rõa rượi và đôi mắt vô hồn, khuôn mặt ma quái ám ảnh người xem từ scene này sang scene khác, và ở những climax (cao trào) của phim: lúc nhân vật chính Rachel Keller bị ngã xuống giếng, hay lúc Noah Clay (người yêu Rachel) bị cô bé Samara trèo từ trong TV ra sát hại, mọi chuyện đều diễn ra từ từ, từng tí một, trong yên lặng, nhưng chính cái yên lặng ấy mới lại làm cho người xem cảm nhận sự bất ổn, nỗi lo sợ dâng lên từng chút một mà dường như ko có cách nào thoát ra.

CN-91-23.jpg
Nỗi sợ hãi giống như một con rết vô hình, từ từ hút từng giọt máu của những cảm giác bình yên còn sót lại và nạn nhân cố gắng tuyệt vọng để thoát ra nhưng càng lúc càng mất nhiều máu hơn...

Một điểm khác biệt nữa giữa phim kinh dị trường phái Mĩ và trường phái Nhật Bản nằm ở vấn đề lời giải cho những điều bí ẩn. Với phim Mĩ, dù trong quá trình con quái vật, ma quỷ hay kẻ thủ ác... reo rắc kinh hoàng mọi thứ có thể khó hiểu đến đâu, đến cuối truyện bao giờ tất cả cũng được giải đáp, và luôn có một lí do gì đó cho mọi chuyện. Nhưng với phim kinh dị theo trường phái Nhật Bản, điều đó ko cần thiết. Các nhà làm phim Nhật cho phép những cốt truyện ko thể giải thích nổi lên hình. Ko nhất hiết là cứ đền cuối phim các bí mật đều phải được hạ màn, hơn thế, những bộ phim kinh dị Nhật Bản còn chủ ý tạo ra một màn sương mù dày đặc khiến người xem như ở trong một mê cung mà ngay cả khi ánh đèn sân khấu đã tắt họ vẫn chưa thể tìm được đường ra. Những bí ẩn đáng sợ, những lời nguyền cổ xưa ko có lời giải đáp.... tất cả góp phần làm nên sức mạnh cho những bộ phim kinh dị Nhật Bản, bởi điều đó xét cho cùng cũng phù hợp với bản chất của các bộ phim kinh dị: mọi trật tự bình thường ko còn tồn tại!

Và tất nhiên, như một phần thưởng xứng đáng cho những cái đầu lớn nhìn ra trước thời cuộc; The Ring, The Grudge, sequels của những phim này... đang mang lại những con số khổng lồ trong tài khoản của những ông chùm như Steven Spielberg, những nhà kinh doanh năng động như Roy Lee (chuyên mua bản quyền phim kinh dị Nhật bán lại cho các nhà làm phim Mĩ)... Những con số khổng lồ từ đâu ra? Đương nhiên là từ túi chúng ta, những tín đồ trung thành của màn bạc...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung phim Mỹ thiên về khai thác hiệu quả hình ảnh, âm thanh để tạo sự rùng rợn, cái này chỉ có tác dụng khi xem lần thứ nhất, đến lần thứ hai mất đi sự bất ngờ là giảm chất lượng rõ rệt. Còn phim kinh dị kiểu ám ảnh (tạm gọi là kiểu Nhật) thì chuyên sử dụng các hiệu ứng tâm lí, gây ức chế cho người xem, có khi cả phim cũng không có cảnh rùng rợn nào. The Ring kết hợp tương đối hợp lý 2 cách làm phim này, có cảnh rùng rợn, có sự bí ẩn gây ám ảnh, nên thành công đặc biệt. The Eye 2 thì kém hơn, chỉ có mấy cái hồn trông kinh kinh thôi, nội dung thì không ghê.
Phim kinh dị ấn tượng nhất tôi được xem là Blair Witch Project. Đây cũng là một phim được làm tương đối đặc biệt, chi phí thấp vào loại kỉ lục của Holywood (hình như là 200k thì phải) nhưng doanh thu thì đạt vài chục triệu. Chuyện phim rất đơn giản, có một vùng được tương truyền là có phù thủy, một nhóm sinh viên muốn tìm hiểu thực hư ra sao. Họ mang theo một chiếc máy quay phim loại nhỏ (camcorder) đi phỏng vấn những người sống ở quanh vùng, rồi đi vào rừng để tìm phù thủy. Tât cả những gì khán giả nhìn thấy là hình ảnh được quay bằng chiếc máy quay phim đó, chất lượng hình ảnh kém, khuôn hình nhỏ, hình ảnh bị rung theo bước chân đi... Người xem có cảm giác bị bỏ vào trong một cái bao tải, chỉ được nhìn ra ngoài bằng một cái lỗ bé xíu, rất ức chế. Nhóm sinh viên đi vào rừng, rồi bị lạc, rồi cảm thấy như bị ai săn đuổi, rồi hoảng loạn, rồi mất tích từng người một... cho đến người cuối cùng thì cái máy rơi vào một góc nhà và tắt ngấm. Cả bộ phim không hề có tiếng nhạc, chỉ có những âm thanh tự nhiên như tiếng bước chân, tiếng người thở nặng nề, không hề có một cảnh máu me chết chóc nào, cũng không có một bà phù thủy gớm ghiếc nào, nhưng xem phim cảm thấy như bị tra tấn, đầu óc căng ra, quay cuồng, tuyệt vọng... xem xong rồi mà cái cảm giác bất an, mất phương hướng vẫn còn ám ảnh. Ai thích kinh dị kiểu Nhật thì rất nên xem.
Hình như có Blair witch project 2 nhưng thất bại thảm hại, không biết có ai xem chưa?
 
mà xem phim như kiểu của Nhật phải xem băng lậu mới khoái, xem rạp hay xem đĩa xịn ko sợ =
 
Phim Kinh dị bây giờ chú ý nhiều đến việc tạo nên sự ám ảnh. Cả hiệu ứng âm thanh đi kèm các pha giật mình làm cho người xem cảm giác như mình trải qua tình huống của nhân vật. Các hiệu ứng được lặp đi lặp lại làm cho người xem càng bị ám ảnh hơn, nhất là khi cái kết của phim không giải quyết tất cả mâu thuẫn trong phim.
Sau khi xem The Ring, nghe tiếng chuông điện thoại, hay bật ti vi nhiễu thì sợ phải biết.
Muốn thưởng thức được tất cả ý tưởng mà đạo diễn mang đến, chắc chắn phải đi kèm với bộ loa 7.1, với cả màn hình to. Mà tốt nhất là ra rạp. Hic, dùng Laptop xem mới khổ chứ, nhưng con hơn ko có gì để xem. :)
 
mấy cái phim liên quan đến Tv phải xem = TV, nhất là kiểu tv cũ, băng là băng đểu chất lượng kém (chứ ko phải DVD nhé). Cái phim White Noise thì chỉ ám ảnh những người hay bật tv lúc tv chưa đến giờ chiếu hoặc những người có ăng ten nhiễu. Khổ nỗi bây giờ các kênh toàn chiếu khoảng 24/24 (hoặc ít nhất cũng gần như thế), mọi người toàn có ăng ten xịn hoặc cable => chả mấy lúc bị ám ảnh
 
Back
Bên trên