Nguyễn Lý Hiền Nga
(emNga)
Điều hành viên
TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP
- Toàn cầu hóa, thương mại tự do và thị trường tự do -
- Toàn cầu hóa, thương mại tự do và thị trường tự do -
Vài năm trước, một nhà kinh tế da đen tên là Thomas Sowell đã chủ trì một đề tài nghiên cứu lý do vì sao người Châu Phi và thổ dân Châu Mỹ lại bị tụt hậu so với Châu Âu và Châu Á. Kết quả của công trình đã chỉ ra rằng trong suốt 10.000 năm, nông nghiệp là ngành chủ yếu nuôi sống con người. Châu Âu và Châu Á có địa thế trải rộng ra hai phía Đông-Tây, trong khi Châu Phi và Châu Mỹ trải dọc theo hướng Bắc-Nam. Thời tiết ổn định nếu xét trên một địa thế trải rộng ra hai phía Đông-Tây, nhưng lại thay đổi nếu trải dọc theo hướng Bắc-Nam. Hiểu theo cách đó, moi phát minh có liên quan đến nông nghiệp ở Tây Ban Nha đều có thể áp dụng được ở Pháp, Đức, Ba Lan, Nga… ở những vị trí cùng nằm trên một vĩ độ. Vì thế, người Châu Âu và Châu Á có thể trao đổi những tiến bộ trong nông nghiệp, trong khi người Châu Phi và Mỹ Latin lại không thể, bởi kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp thay đổi khi thời tiết các vùng khác nhau, mà fthowif tiết lại thay đổi rõ rệt khi tiến lên phương Bắc hay xuống phương Nam. Nhìn lại vào lịch sử, chúng ta nhận ra rằng các đế chế hùng mạnh chỉ xuất hiện ở cái nơi được gọi là “trung tâm thế giới” – vùng Trung Đông và bờ Đông Địa Trung Hải, là chỗ giao nhau của Châu Âu, Châu Phi và Châu Á. Ai Cập, Syria cổ, Babylon, Hy Lạp, Roma, Ba Tư và đế chế Ottoman đều đã xuất hiện ở khu vực đó. Trong khi đó, một vài tôn giáo chủ chốt đã đến từ Israel. Tại sao lại có sự tập trung như thế? Bởi vì con người ở khu vực đó có thể tiếp thu tri thức của hầu như toàn bộ Đông bán cầu, trong khi các quốc gia khác thì bị biệt lập. Không những thế, khi ngành hàng hải phát triển mạnh, những nước có tiếp giáp với đại dương bắt đầu chi phối cả thế giới – Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha và thậm chí là cả Hà Lan bé nhỏ. Những nước này sau đó bị thế chỗ bởi Hoa Kỳ, một quốc gia mà những dòng người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới không ngớt đổ về. Lịch sử đã chỉ ra rằng chỉ những nước ở những khu vực thuận lợi cho phép họ vay mượn tri thức của thế giới mới có thể thành công. Nhưng sự thật là không phải cứ nước nào có vị trí địa lý tốt cũng có được sức mạnh khổng lồ đến thế, bởi thế chỉ có thể tồn tại một vài cường quốc. Hãy nhìn vào trường hợp của nước Đức. Nước này nằm ở trung tâm Châu Âu, điều này cho phép họ tiếp nhận kiến thức từ cả Tây, Đông, Bắc và Nam Âu. Dù vậy, họ lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các quốc gia ngoài Châu Âu. Như vậy, Đức đã luôn là một quốc gia thành công, nhưng chưa từng được nhắc đến như một cường quốc trong khoảng thời gian đáng kể (một vài năm trong thập kỷ 40 không phải là một quãng thời gian dài).
Trong con mắt của những người chống toàn cầu hóa, mỗi quốc gia nên tự cô lập chính mình và tìm kiếm một giải pháp cho riêng mình. Họ cho rằng mọi kiến thức đến từ phương Tây đều mang tính phân biệt chủng tộc và ác độc. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Toàn nhân loại đều có thể cùng chung tay xây dựng thế giới và những người tự cô lập mình khỏi người khác sẽ bị bỏ lại đằng sau. Ở một vài hòn đảo biệt lập trên Thái Bình Dương, người dân thậm chí còn không biết cách tạo lửa vào thời điểm họ bị xâm lược chỉ một vài thế kỷ trước. Đó là hậu quả của sự biệt lập. Tôi cùng không đồng tình rằng chỉ có rất ít quốc gia trên thế giới có thể trở nên giàu có và nếu một nước phát triển, một nước khác sẽ bị suy thoái. Phúc trời không cần phải chia năm xẻ bảy. Những người thiếu hiểu biết về kinh tế cho rằng tài nguyên thiên nhiên chính là nguồn của cải dồi dào. Cho đến giờ, không có nhà kinh tế học khả kính nào lại có một lời phát biểu kỳ cục đến thế. Kinh tế hiện đại phát triển bởi họ đầu tư, phát triển và cải thiện sản phẩm cũng như dịch vụ. Chỉ những nước nhỏ có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ như Kuwait hay Brunei mới có thể sống phụ thuộc vào quà tặng của tạo hóa.
Từ khi gia nhập nền thương mại thế giới và phát triển thị trường tự do, Trung Quốc đã trở thành một nơi cung cấp hàng hóa chính yếu trên thế giới. Thế giới không bị suy yếu đi khi Trung Quốc phát triển hơn so với 25 năm trước. Chúng ta thu lợi từ việc đó, bởi chúng ta có thể mua hàng hóa giá rẻ hơn, tốt hơn hay đơn giản là ưa thích hơn. Tương tự như vậy, nếu các quốc gia Châu Phi, Bắc Triều Tiên và tất cả những nước khác đi theo chính sách kinh tế đúng đắn, bao gồm tự do thương mại và toàn cầu hóa, chúng ta sẽ có thể được hưởng lợi từ những sản phẩm được tạo ra bằng khối óc và lao động chân chính. Thêm vào đó. phải nói rằng mục đích của lao động không chỉ là lao động. Nếu chúng ta lao động chỉ vì bản chất của sự việc, vậy tại sao không để tất cả mọi người cùng đào những cái hố vô dụng rồi lại lấp chúng đi? Mục đích của lao động phải là tạo ra sản phẩm và dịch vụ xã hội đòi hỏi. Nếu Trung Quốc có thể tạo ra những sản phẩm tốt và rẻ hơn hay chỉ đơn giản là được ưa thích hơn, các doanh nghiệp trong nước cần tự phát triển cho tốt hơn, hay làm ra những sản phẩm khác mà thị trưởng thực sự muốn. Ép người tiêu dùng phải mua những sản phẩm họ không muốn làm cho kinh tế thế giới suy thoái. Bằng cách để cho từng công ty hay đất nước tạo ra những sản phầm “tốt nhất” – sản phẩm “tốt nhất” là sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và chọn mua – chúng ta khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển chỉ bằng một lý do đơn giản: mọi người đều đang tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Hiểu và làm theo đó, sản phẩm của toàn thế giới sẽ cùng trở nền tốt hơn.
Phát triển sẽ thực sự là cuộc cạnh tranh công bằng mà tất cả cùng chiến thắng. Những người sáng chế, phát triển hay cải tạo sản phẩm có thể thu lời, trong khi tất cả những người khác thì được hưởng lợi từ những sản phẩm tốt hay rẻ hơn. Hiểu theo cách đó, phương Tây sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực khi Thế giới thứ ba phát triển kinh tế, thực tế là họ có thể được hưởng lợi rất nhiều từ sự phát triển này. Ý kiến cho rằng phương Tây có âm mưu kiềm chế sự phát triển của Thế giới thứ ba của một số cá nhân là hoàn toàn phi lý, bởi lý do đơn giản là phương Tây có thể hưởng lợi từ sự phát triển của các nước thuộc Thế giới thứ ba, giống như những gì họ đã được hưởng từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ và cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Hy Lạp trong nhiều thập kỷ vừa qua.
Bên cạnh đó, chỉ toàn cầu hóa thôi là chưa đủ. Các quốc gia phải cùng tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện. Bằng thay đổi chính sách. Bằng kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Bằng giảm thuế. Những người chống lại tự do thương mại không hơn gì những kẻ bài ngoại và phân biệt chủng tộc. Những người chống toàn cầu hóa cánh tả căm ghét phương Tây. Những người chống toàn cầu hóa cánh hữu căm ghét Thế giới thứ ba. Cả hai cùng đang cố cô lập chính mình với thế giới. Cả hai đều thiếu dân chủ, tham vọng quyền lực hơn là khuyến khích người dân mua những món hàng họ muốn, làm việc với những người họ thích hay đầu tư tự do. Cả hai cùng bóp chết sự phát triển của không chỉ nền kinh tế thê giới mà cả nền văn minh nhân loại.
Chính chúng ta phải thay đổi. Phải có cái nhìn rộng hơn với thời cuộc. Phải có đầu óc rộng mở hơn. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ xây dựng một Việt Nam phát triển. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ không quên những mong muốn giản dị của Bác, rằng một ngày không xa nước Việt ta sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu. Hãy bắt đầu từ chính những con người.
Gia nhập WTO sẽ là bước đầu trên con đường dẫn đến nơi cần phải đến. Chúng ta sẽ thành công ngay hôm nay hay phải một ngày mai nào đó, điều này không ai có thể nói trước. Nhưng dù điều gì có xảy ra, điều quan trọng nhất chúng ta cần phải làm là bằng mọi động thái tích cực, hãy cùng phát triển nền kinh tế nước nhà./
Theo “Global Politician”