Import export

Trần Mai Sao
(skyyblue)

New Member
Có bác nào có kinh nghiệm với thị trường Mỹ, đã gửi sàn phẩm ở VN cho em học hỏi kinh nghiệm với. Đang máu làm quá mà phụ huynh bảo không đơn giản nên muốn thuyết phục các cụ quá!

Cụ thể là em đang tính đến export fashion products cao cấp, vốn thì chỉ cần có dự án thuyết phục là OK thôi. Bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo em kiếm đầu ra thế nào? Ví dụ em thấy American Eagle, cung cấp quần áo bình dân ở Mỹ, có khỏang 15% sản phẩm là made in Vietnam, Victoria's Secret cũng vậy. Nếu dominate được khỏang 40 đến 55% nguồn của các sản phẩm này thì tách ra thành lập thương hiệu riêng với giá thành rẻ là chuyện không khó. Các bác nghĩ sao?
 
do u wanna do it legally? thats kinda impossible -- do u know why those 'high quality" products are being bought in the US? Credits DO count... If you replace those tags with something like Triumph, either they will have to be CHEAP, or will not be able to even compete with VS sale stuff (or Newport's)

no use trying to do some arbitrage -- sorry if its too pessimistic -- but that's wat i think
 
cái vụ kiểu đó hồi lớp 11 công ty Hamexim tụi em cũng làm rồi. Nhưng nó là legal vì nằm trong 1 chương trình giáo dục. Có sự liên kết giữa Ams và 1 trường trung học bên Mỹ, nhưng bọn em làm theo phương thức hàng đổi hàng thôi vì việc chuyển tiền qua lại rất lằng nhằng.
Nói thật là chuyện đưa hàng VN qua thì cả ngàn học sinh du học nghĩ đến rồi chị ạ. Em đã thử đem bán 1 số đồ mỹ nghệ lúc mang sang đây, thật ra là vì phải clean up hồi cuối năm. Chả được bao nhiêu đâu. Có 1 số nơi như The thousand villages chuyên đi mua đồ thủ công của hàng trăm nước. Hôm em tạt vào chơi thấy có đồ gốm Bát Tràng. thử hỏi chơi xem họ có cần mua thêm hàng ko thì câu trả lời là họ làm ăn với 1 cty của VN rồi, nhập số lượng lớn cơ.
Cách duy nhất: nếu có tài khoản trong ngân hàng, đầu tư thời gian thì lên Ebay mà bán đồ. Gud luck, ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi hoạt động trong ngành may mặc XK đã gần 10 năm. Mặc dù không trực tiếp xuất khẩu sản phẩm may mặc nhưng công ty của tôi cung cấp nguyên phụ liệu may cho các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, bao gồm cả những khách hàng (brands) mà bạn để cập Victoria Secret.

Thực chất hệ thống cung cấp hàng vào thị trường Mỹ nói riêng và vào thị trường thế giới nói chung hết sức phức tạp. Các brand lớn ở Mỹ đều có những buying office riêng của họ, các BO này phải đủ độ "tin cậy" (với tất cả ý nghĩa của từ này) để đảm nhận việc sourcing.

Các công ty may Việt Nam nhận được các đơn hàng may này sau khi đã đi qua rất nhiều trung gian. Ví dụ:

Victoria Buying US - MAST Industry US - MAST Industry (HK, Korea ...) - MAST Vietnam - Các công ty may Việt Nam.

Khi nhìn giá bán lẻ tại Mỹ (thực chất giá bán lẻ được in ngay trên nhãn sản phẩm mà các công ty may Việt Nam đều biết), tưởng rằng profit margin lớn lắm, nhưng thực chất không phải vậy. Thí dụ một chiếc áo Sơ mi bán lẻ tại Mỹ khoảng $25-$30 thì ở Việt Nam các công ty may Việt nam được trả khoảng $4.35, và đơn giá này được các BO mặc cả tới từng xen !!!

Một chú ý nữa là brand càng nổi tiếng thì giá bán lẻ càng cao, nhưng giá mua tại Việt Nam thì vẫn vậy, thậm chí thấp hơn vì buying power của họ lớn hơn.

Tất cả những điều tôi đề cập trên không phải muốn dập tắt những dự định của bạn nhưng để nhảy vào lĩnh vực này (và theo tôi nghĩ tất cả nhưng lĩnh vực khác) cần phải hiểu thật sâu sắc.
 
cám ơn mọi người cùng bác Huy Minh, thực ra thì thế này, việc buôn bán lẻ ở Ebay hay kiểu gửi hàng em cũng làm qua rồi. Em cũng có hai năm kinh nghiệm với thị trường tranh chép và đồ cổ ở Mỹ, nhất là Chicago và New York. Nhưng nghe các bác nói thì đúng là em chưa hiểu gì đến công nghiệp may mặc XK cả. Bác Huy Minh có thể cho em biết thêm về giá cả nguyên liệu và nhân công ở VN được không ạ? Cho em hỏi thêm là qua trung gian thì những BO đấy mới tìm được source; vậy nếu gửi hàng mẫu theo design thẳng đến BO thì có cách nào không ạ? Em cám ơn bác nhiều!

Sorry if my questions are too naive, just wanna have some intro information. Thanks a lot!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nguyen quynh my đã viết:
do u wanna do it legally? thats kinda impossible -- do u know why those 'high quality" products are being bought in the US? Credits DO count... If you replace those tags with something like Triumph, either they will have to be CHEAP, or will not be able to even compete with VS sale stuff (or Newport's)

no use trying to do some arbitrage -- sorry if its too pessimistic -- but that's wat i think

Can you explain more 'bout "credits" right here? As I know, credits only count when you want to get loan to start a busniness? Do they check credit for production also? :-s Thanks!
 
To Mai Sao:

Giá nguyên liệu và nhân công ở Việt Nam ntn ? Một câu hỏi rất chung chung cũng giống như "Học sinh Việt Nam trình độ như thế nào ?", "Con gái Việt Nam có xinh không ? có ngoan không ?". Và bạn đã hiểu câu trả lời như thế nào rồi.

Gửi mẫu cho các BO ? Bạn đừng nghĩ đến chuyện đó bởi vì các Brands lớn đều có design riêng và các BO chỉ thực hiện công việc sourcing trên các design (chính xác là các ý tưởng của design đó vì trong quá trình sourcing còn có giai đoạn product development).

Đúng là BO source qua trung gian nhưng không phải họ không biết các nhà máy may của Việt Nam mà là họ muốn qua những suppliers có khả năng quản lý đơn hàng của họ. Trước khi mỗi công ty may được approve để SX hàng cho một brand nào đấy thì các BO đều làm công việc audit rất tỷ mỷ. Nếu không đạt tiêu chuẩn thì các công ty may có gửi cả triệu mẫu và "free of charge" họ cũng không để ý.

Nếu bạn thực sự muốn kinh doanh mặt hàng này, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu bằng việc apply vào một vị trí bất kỳ của một BO nào đó. Rồi bạn dần sẽ hiểu hệ thống hoạt động như thế nào.
 
Ừ em Mai Sao dám nghĩ dám làm như vậy là tốt, nhưng đúng là cần hiểu rõ về "credit" như QMy nói đấy. Nói credit là nghĩa chung chung về độ tin cậy của mọi thứ chứ không nhất thiết là chỉ liên quan đến banks, loans & the like.

Thực ra nói về credit là ám chỉ về brand name. Em có ý tưởng tách ra làm ăn độc lập là tốt, nhưng mà để xây dựng 1 brand name may take more than your life span, thế nên em nói tách ra để làm thương hiệu riêng không khó khăn thì nói thật là naive. Những thương hiệu lớn như Levi Strauss, DuPont, Nivea...đều phải mất đến mấy thế hệ mới được như ngày nay.
Đấy là chưa kể khi market share của em đến mức nào đấy mà pose threats cho các hãng thì việc chèn ép như kiểu vụ kiện cá ba sa với tôm là tất yếu. Ngay cả Trung Quốc xuất khẩu sang U.S. nhiều thế mà cũng đã có brand name riêng nào được biết đến đâu, chủ yếu vẫn làm outsourcing.

Nói thế để em thực tế hơn, chứ ko phải discourage em đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hic, nghe các bác nói thì cũng xìu luôn cái máu... thôi, em về buôn bán lẻ tẻ đồ cổ với tranh chép lại vậy... bá kon bi giờ cũng hết máu rồi, nên cũng slow quá... hic
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo như tôi nghĩ là chuyện lợi dụng sự chêng lệch giá cả giữa 2 thị trường để tạo lợi nhuận hoàn toàn không phải là một ý dở. Khi có opportunity như thế rồi, chỉ cần good planning và executing thôi là được. Muốn thành công trong business như thế tôi nghĩ là bạn cần những thứ sau (planning):

1- Vốn (theo như tôi biết thì tất cả những người đi buôn 2 thị trường đều có một nguồn vốn khá đáng kể -thounsands of dollar)
2- Nắm bắt được thị trường (thời trang ra sao, xu hướng như thế nào, giá cả ra lam sao. Bình thường thì ai cũng có một người khác làm việc phân tích thị trường hoặc là bản thân họ có trực giác tốt về mặt hàng họ buôn)
3- Khả năng đi lại và liên lạc giữa 2 thị trường (rất quan trọng, ngồi yên một chỗ rất khó kiểm soát được mọi việc có theo kế hoách hay không).
4- Lên kế hoạch được trước các chi phí liên quan (thuế, bảo hiểm, vận chuyển), các thủ tục hành chính cần thiết.
5- Có đầu ra và đầu vào ổn định, đáng tin cậy( thường chỉ có những người có quen biết rộng hoặc là đặt mối sẵn mới làm việc này thôi)

Đây chỉ là những điểm lớn quan trọng, tất nhiên là còn nhiều chi tiết liên quan. 2 điểm quan trọng nhất là mục 1 và 5, các điểm còn lại chỉ cần research là được. Thường thì người đi buôn không giầu vì thiếu 1 trong mấy điểm trên

Hi vọng là bài này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt.
 
Back
Bên trên