House of the rising sun

Bùi Đình Nghĩa
(Deep Throat)

Thành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/forum
House of the Rising Sun - Ngôi nhà mặt trời mọc.

house.gif


I. Vài nét về ca khúc

Lời bài hát:

There is a house in New Orleans they call the Rising Sun.
It’s been the ruin of many a poor girl and me, O God, for one.
If I had listened what Mama said, I’d be at home today.
Being so young and foolish, poor boy, let a rambler lead me astray.
Go tell my baby sister never do like I have done
To shun that house in New Orleans they call the Rising Sun.
My mother she’s a tailor, she sewed these new blue jeans.
My sweetheart, he’s a drunkard, Lord, Lord, drinks down in New Orleans.
The only thing a drunkard needs is a suitcase and a trunk.
The only time he’s satisfied is when he’s on a drunk.
Fills his glasses to the brim, passes them around.
Only pleasure he gets out of life is hoboin’ from town to town.
One foot is on the platform and the other one on the train.
I’m going back to New Orleans to wear that ball and chain.
Going back to New Orleans, my race is almost run.
Going back to spend the rest of my days beneath that Rising Sun.”


Hẳn các bạn đều đã từng quen thuộc với những giai điệu trong bài hit nổi tiếng của nhóm “The Animals” năm 1964 “House of the Rising Sun”, nhưng nếu để ý thì bạn sẽ thấy phần Lyric vừa được nêu ra ở trên có vài chỗ khác biệt với cái mà nhóm nhạc Anh The Animals từng hát. Lời bài hát này được sưu tầm bởi Alan Lomax, một nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng vào một trong những chuyến đi quan trọng nhất của ông tới Miền Nam nước Mĩ. Bản lời độc đáo này, được biết dưới cái tên “ The Rising Sun Blues” được ông thu âm vào ngày 15 tháng 9 năm 1937 và để lại cho Georgia Turner ở trường ĐH Middlesboro, Kentucky và một bản khác dưới dạng thơ cho Bert Martin của trường ĐH Manchester, Kentucky. Đoạn lời này cũng xuất hiện trong cuốn sách in năm 1941 của Lomax “Our Singing Country”.

Có lẽ rằng bài hát này chính là một bài dân ca Anh, Scốtlen, hoặc Ailen cổ, hoặc giai điệu mà người ta nghe thấy những người lái buôn Anh đầu tiên hát trên đất Mĩ đã có từ trước đó một trăm năm hoặc hơn nữa. Lời bài hát nói tới New Orleans như một chốn đầy rẫy tệ nạn ở Miền Nam nước Mĩ. Cecil Sharp, một nhà nghiên cứu âm nhạc người Anh đã thu thập rất nhiều những ca khúc dân ca cổ của Anh, Mĩ theo kiểu này trong những năm đầu của thế kỉ 20. Olive Campbell, vợ của một vị bộ trưởng cũng đã thu thập rất nhiều khúc Ballad từ những người da đỏ Apachi và chuyển nó cho Cecil Sharp. Nếu bạn cảm thấy hơi mơ hồ về hình thức âm nhạc dân ca loại trên, hãy tìm xem đĩa phim “O Brother, Where Art Thou” hoặc sound track của phim này tại HN để có một cái nhìn tương đối về âm nhạc dân ca Mĩ thời đầu thế kỉ 20.
Tuy nhiên, George Turner không phải là người đầu tiên ghi âm bài hát này. Bản ghi âm sớm nhất mà người ta biết là của Clarence “Tom” Ashley năm 1932 dưới tựa đề “Rising Sun Blues” và trong năm 1934 với cái tên”Rounder’s Luck” của Callahan Brothers. Roscoe Holcomb cũng hát bài này nhưng lại tên là “House in New Orleans” còn Dillard Chandler thì đặt cho nó cái tên “Sport in New Orleans” !

Các nghệ sĩ Mĩ trong những năm 40 và 50 của thế kỉ trước như Josh White, Huddie “Leadbelly” Ledbetter, Pete Seeger và Woodie Guthrie đều cũng đã từng hát nó . Những nghệ sĩ của trào lưu làn sóng dân ca mới trong những năm đầu thập kỉ 60 như Bob Dylan và Joan Baez cũng không chịu thua kém bận đàn anh. Sau đó, vào năm 1964 thì tất cả mọi người trở nên quen thuộc với version của nhóm nhạc R&B tới từ vùng Newcastle nước Anh, nhóm The Animals. So với các bản được được ghi âm bắt đầu từ năm 1958 bởi Alan Price Combo thì đây là bản thu có thời lượng dài hơi nhất được thu dưới dạng đĩa than 45 vòng/phút. Lúc này ai cũng nghĩ một bản cover như thế sẽ chết yểu, đơn giản vì đã có hàng đống nghệ sĩ trước đó xào đi xáo lại, một ca khúc được nền công nghiệp thu âm Mĩ thời bấy giờ “Khai tử” nhưng thật ngạc nhiên nhóm The Animals đã cùng với nó leo lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng của Anh và Mĩ, và cho đến ngày nay đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Sau này có một lô một lốc các nghệ sĩ “ăn theo” ca khúc “House of the Rising Sun” như bản thu năm 1970 của Frijid Pink, năm 1978 của Santa Esmeralda và năm 1981 với Dolly Parton. Nó còn được biết đến dưới sự nhào nặn của những cái tên khác: Andy Griffith, Doc Watson, Jerry Garcia and David Grisman, Mike Auldridge, the Chambers Brothers, Ca sĩ người Pháp Johnny Hallyday (với tựa đề “Le Penetencier”), Dave Von Ronk, B.B. King, Marianne Faithful, Sinead O’Connor, Mary Travers, Joe and Eddie, The Weavers, Toots Thieleman, ca sĩ Châu Phi Myriam Makeba, Snakefarm... mà tôi cũng không tài nào nhớ hết được !

Do sự Cover của quá nhiều nghệ sĩ nên dĩ nhiên là nó cũng được “môđiphê” đi qua tất cả các thể loại: từ dân ca kiểu cũ thuần chất tới Folk, Blues, R&B, Cajun, Disco, Punk, House/Trance, Jazz, Rock, Latin, Reggae và Country, đấy là còn chưa kể tới Karaoki, Elevator Music và German tango cùng các bản chơi với kèn Harmonica. Nó cũng có mặt trong những bài học guitar vỡ lòng của Eric Clapton hay Jimi Hendrix. Có lẽ bạn cũng đồng ý với tôi là đây là bài hát được thu âm vào loại nhiều nhất quả đất (chắc chỉ sau Happy Birthday và những bài hát trong dịp Giáng Sinh mà thôi).

Lời bài “House of the Rising Sun” mà nhóm The Animals đã thể hiện:

pSun.jpg



There is a house in New Orleans they call the Rising Sun
And it’s been the ruin of many a poor boy and God, I know I’m one.
My mother was a tailor, sewed my new blue jeans,
My father was a gambling man down in New Orleans.
Now the only thing a gambler needs is a suitcase and a trunk
And the only time he’s satisfied is when he’s on a drunk.
Oh mothers tell your children not to do what I have done,
Spend your life in sin and misery in the House of the Rising Sun.
Well, I’ve got one foot on the platform, the other foot on the train
And I’m going back to New Orleans to wear that ball and chain.
Well, there is a house in New Orleans they call the Rising Sun
And it’s been the ruin of many a poor boy and God, I know I’m one.


 
Chỉnh sửa lần cuối:
II.Huyền thoại về ngôi nhà mặt trời mọc


“...There is a House in New Orleans, they call the Rising Sun...”



Liệu “House of the Rising Sun” có thật hay không ? Sự thật thì Tại phố St. Louise (số nhà 826-830) ở French Quater có một căn nhà nơi những người sở hữu nó cho là The House of the Rising Sun. Thoạt đầu nó được sử dụng như một...cái nhà thổ (&#33 được điều hành bởi một người đàn Pháp tên là Marriane LeSoleil Levant trong khoảng từ năm1862 đến 1874. “Liên quân đánh thuê” của người phụ nữ Pháp đã dọn đến New Orleans vào năm1862 và các nhà chức trách đã cho quý bà này ở lại thành phố. New Orleans luôn luôn được dân Mĩ coi là một “Red Light District’ trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của thành phố này, và nơi tiếng tăm lừng lẫy nhất mà người ta biết đến là quận Storyville. Cũng có một bằng chứng khác rằng có một gia đình hàng xóm “đứng đắn” sống cạnh căn nhà đã phàn nàn với chính quyền thành phố rằng Madam Levant cùng các “con gái” đã “thoả thuận buôn bán" ở ngay bên cạnh mình. Nhưng New Orleans lúc này đã mục nát bởi tệ tham nhũng thế nên cũng các ông nghị cũng kiếm được một khoản hoa hồng nho nhỏ từ bà bạn Pháp khả ái nên họ nhắm mắt làm ngơ.

Sự đề cập đầu tiên tới cái gọi là “The Rising Sun” ở New Orleans xuất hiện lần thứ nhất trong tờ “Louisiana Gazette” vào ngày thứ hai, 29 tháng 1 năm 1821. Người ta đã đăng một dòng quảng cáo cho “The Rising Sun Hotel” ở phố Conti (ngày nay là số nhà 535 đến 537 Conti). Cũng tờ báo này ra ngày thứ năm, 28 tháng 2 năm 1822 đã viết: “Vào khoảng 2h sáng hôm qua, tại phố Conti đã xảy ra một vụ hoả hoạn tại khách sạn Rising Sun. Cả toà nhà đã bị thiêu rụi...” Không có bằng chứng nào về việc khách sạn này được xây và mở của trở lại sau đám cháy.

Trong danh mục của thành phố Gibson năm 1838 cũng có đoạn ghi “Murray Frs. (Murray Brothers), Rising Sun tiệm cà phê số 9 phố Old Levee.” (nơi bây giờ là 115 phố Decatur).

Lục lọi trong các thư viện ở New Orleans, người ta còn tìm thấy thêm một vài chi tiết thú vị khác:

1881 - Rising Sun, Baronet, 183 Phố Bourbon
1882 – Risingsun, Baronnet, phía sau số 185 Phố Bourbon
1883 – Risingsun, Baronnet, 6 Phố St. Peter
1884 – Risingsun, Baronnet, tiệm bán mũ, 145 Phố Dumaine


Năm1888, thư viện thành phố ghi lại việc có một toà nhà tên là Rising Sons of Liberty nằm ở phía đông phố Valence, giữa phố Camp và Chesnut. Nó không được nhắc tới tại danh mục vào năm 1889 nhưng được đề cập lại từ năm 1890 tới 1897 dưới cái tên hiệp hội từ thiện Rising Sons of Liberty (in màu). Nó cũng được ghi chép từ năm 1901 đến 1903 với tên là toà nhà Rising Sun, số 1019 phố Valence và sau này không còn được nhắc tới nữa.
Từ năm 1890 tới năm1897 người ta cũng thấy có tên một toà nhà, the Rising Sun Hall tại phố Clinton, giữa phố Macarty và DeArmas tại quận 7. Nó cũng không phải là sự lẫn lộn của những toà nhà được nói tới trong phần trên. Đối diện bên kia đường là toà nhà chung cư The Morning Star Society Hall từ năm1885 đến1894. Tên phố này thay đổi vào năm 1895 và 1897. Địa chỉ mới là số 258 Cherokee, ngay giữa phố Mississipi và Macarty.

Những toà nhà này đều thuộc sở hữu của các hội từ thiện, những tổ chức theo loại này nở rộ vào cuối thế khỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Chúng cũng chính là nơi sản sinh ra thể loại âm nhạc mới của thời bấy giờ mà sau này người ta biết đến bằng cái tên “Jazz”. Tuy những nơi đó không phải là một “nhà chứa” nhưng những cô gái điếm, giai cấp thường xuyên kiếm không đủ ăn lại là những vị khách thường xuyên lui tới đây để kiếm khách hoặc “nghỉ ngơi” giữa giờ làm việc. Rất nhiều những toà nhà kiểu này xây theo kiểu nhà hai tầng và các phòng ốc nhỏ ở trong thường dùng như nơi để các con bạc sát phạt nhau. Câu hỏi đặt ra là: Liệu “The Houise of the Rising Sun” là một nhà thổ, nơi đánh bạc hay thậm chí cả hai trong số chúng ??? Hẳn là từ một bài dân ca thời Elizabeth, người ta đã cải biên nó đi cho phù hợp với hoàn cảnh đầy rẫy tệ nạn tại New Orleans lúc bấy giờ.

Ý kiến cuối cùng được đưa ra bởi Pamela D. Arceneaux, một nhà cứu đáng kính trọng làm việc tại Williams Research Center & Historic New Orleans Collection trong câu trả lời cho một bài báo viết trong tạp chí Times-Picayune đăng ngày thứ hai, mùng 3 tháng 2 năm 2003 thực hiện bởi phóng viên Chris Rose:

“Trên cuơng vị là người chuyên nghiên cứu về lịch sử địa phương đã làm việc nhiều năm trong thư viện cũng như một fan lâu năm của nhóm The Animals, Tôi đã rất quan tâm tới bài báo của Chris Rose ngày 12 tháng 1 -“ The Rising Son” Bản thân tôi đã tiến hành một cuộc khảo cứu về lịch sử vùng New Orleans để trả lời cho câu hỏi muôn thuở: “The House of the Rising Sun nằm ở đâu ?”.mà chưa thể tìm ra câu trả lời thoả đáng. Mặc dù người ta thường nói rằng ca từ trong bài ám chỉ tới một nhà chứa ở vùng New Orleans nhưng thực tế là ở bài hát này không hề có một từ ngữ nào nhắc đến việc “căn nhà” ở đây là một nhà chứa. Rất nhiều người hiểu biết đã phỏng đoán rằng có lẽ khả năng dễ được chấp nhận hơn: “căn nhà” chính là một sòng bạc hoặc 1 nhà tù thì đúng hơn. Tuy thế, nói như Freud thì: “đôi khi các lời ca chỉ là lời ca mà thôi”.

Sau khi đã tranh luận về vấn đề “mặt trời mọc” từ ngữ mà người ta dùng để miêu tả ngôi nhà, một bạn đồng nghiệp, người vừa mới làm luận án tiến sĩ về vấn đề “Lịch sử tệ nạn mại dâm tại New Orleans” và một nhà sử học, người đã từng làm công trình nghiên cứu về “các quận đèn đỏ” ở Shreveport cũng như đã có rất nhiều tác phẩm khác về “nghề nghiệp cổ xưa nhất” này thì “không có bằng cớ gì hay một nơi nào đề cập đến việc sử dụng hình ảnh mặt trời mọc như một biểu tượng nhận biết của nghề mại dâm”.

Trong các cuộc kiểm tra tại số nhà 826-832 đương St Louis và nhiều tài liệu về những nhà chứa, các tú bà và tệ mại dâm ở thành phố Cresent, tôi tìm thấy một điều cũng rất thú vị là bất cứ một tài liệu nào liên quan tới căn nhà “House of the Rising Sun” khét tiếng này cũng đều không thể được tìm thấy. Những ghi chép của nhà nước cũng không hề khẳng định nó”.


Pamela D. Arceneaux.

Cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này, cho đến tận bây giờ vẫn chưa ngã ngũ. Và bí mật mãi mãi sẽ là bí mật ????

“I will make my Easter Sunday in the name of the Rising Sun….”

- Jimi Hendrix -
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đôi nét về nhóm The Animals

Animals.jpg


Một trong những nhóm nhạc quan trọng bậc nhất nổi lên từ môi trường R&B Anh Quốc đầu những năm 60. Sau Rolling Stones, Animals là ban nhạc có ảnh hưởng cực lớn tới những ban nhóm rock Anh trên nền tng R&B trong làn sóng đầu tiên của trào lưu British Invasion.

Cách đây hơn 40 năm, từ thành phố Newscastle, xuất hiện ban Kansas City Five, với các thành viên bao gồm nghệ sỹ piano Alain Price, tay trống John Steel, ca sỹ Eric Burden. Sau đó vào năm 1962, Price rời bỏ nhóm để ra nhập một ban khác tên là Kontours lúc đó do tay bass Bryan "Chas"Chandler dẫn đầu, còn ca sỹ Burden thì chuyển đến thủ đô London. Chandler nhanh chóng đổi tên nhóm thành Alain Price Rthym-and-blues Combo. Khi Alain Price Rthym-and-blues Combo tiếp nhận tay trống John Steel, (theo lời đề nghị của Price) Burden quay lại thành Newscastle vào đầu năm 63 để tìm thêm thành viên để hoàn thiện đội ngũ. Cuối cùng thành viên cần tìm chính là cây guitar High Valentine, người ra nhập đúng thời điểm ban nhạc mới này đang tiến hành thu album đầu tiên mang ngay cái tên mới của nhóm, ANIMALS. Nhờ đĩa thu này, nhóm gây sự chú ý tới nghệ sỹ blues rock tiên phong Anh Quốc, Graham Bond, ông này giới thiệu nhà tổ chức Giorgio Gomelsky cho nhóm.

Giorgio Gomelsky bố trí cho ban nhạc chơi tại CLB Clawdaddy Club của ông. Tại tụ điểm âm nhạc nổi tiếng này, Animals được Mickie Most - một nhà sản xuất độc lập - đảm bo hợp đồng với hãng EMI. Thành quả đầu tiên trong bản hợp đồng này là SP Baby Let Me Take You Home (phóng tác hoàn toàn mới từ nhạc phẩm dân gian nổi tiếng “Baby let me follow you down”) - sản phẩm đầu tiên của ban nhạc trong tháng 2 năm 1964 - leo lên top 21 trên bng xếp hạng Anh Quốc. Sau đó, giới nghe nhạc đồn rằng, để ra single tiếp sau, Animals sẽ copy nguyên bn bài "House of the Rising Sun" trong album đầu tay của vua nhạc dân ca phản kháng Bob Dylan. Nhưng với sự trợ giúp của Josh White, bài hát cổ truyền này đã biến đổi hoàn toàn. Ca khúc được nhóm chế biến lại này - với những câu đàn guitar mới lạ do Valentine thể hiện trên nền organ sâu thẳm tài tình của Price - vút thẳng lên top 1 của cả hai bảng xếp hạng Anh và Mỹ đúng mùa hè năm đó. Thành công này mở đường cho mùa thu hoạch cho ban nhạc với album đầu tay, The Animals. Single thứ ba của họ - I'm Crying - cũng leo lên hạng 8 ở Anh. Theo đà thắng lợi, nhóm biên soạn một album, Animals Track toàn các đĩa đơn lọt vào top 10 bao gồm những bài R&B kinh điển như Don't Let Me be Misunderstood, We've Gotta Get out of This Place.

Tháng năm 1965, sau khi thu We've gotta get out of this Place. Price đột ngột rời nhóm với lý do sợ đi máy bay. Nhưng trong nhiều tư liệu sau này, vấn đề không phải như vậy. Khi thu House of the Rising Sun, về cơ bản, cả nhóm được coi là cùng hợp lực phối lại, có nghĩa theo hợp đồng cho phép tất cả các thành viên đều có tên dưới mỗi tác phẩm với tư cách chính thức. Price nêu ra vấn đề, cho là lợi nhuận sẽ được chia đều. Nhưng chuyện đó không diễn ra và trục trặc bắt đầu: Price đột nhiên cảm thấy "sợ đi máy bay" và muốn rời khỏi ban. Theo tư liệu khác, thì do xung đột giữa Burden và Price để giành nhau địa vị thủ lĩnh toàn nhóm mới là lý do chính. Tuy nhiên, Animals cũng thay thế vị trí này bằng người khác - Dave Rowberry.
Lúc này, vận đen lại đến, Animals cảm thấy bức bối, chán nản với chất liệu bị ép thu theo quan điểm của nhà sản xuất Mickie Most. Không chỉ hầu hết các ca khúc quá thương mại với sở thích của họ, mà còn bởi vì họ bị giới thiệu với hình ảnh sai lệch. Mặc dù vẫn tạo thành công điển hình là bản It's My Life vẫn leo lên top 7 ở Anh và đứng vị trí tương tự ở Mỹ, nhóm vẫn chấm dứt hợp tác với Most và hãng EMI. Cả ban chuyển sang hãng Decca/London và tiến triển đầy quyền năng mạnh mẽ hơn trước qua album Animalism. Đội ngũ nhóm tiếp tục thay đổi, cây trống Steel ra đi sau khi LP Animalism được thu (1966), thế chỗ vị trí này là Barry Jenkins, cựu thành viên của Nashville Teens. Đến giữa năm 1966, tay bass guitar Chandler cũng bỏ nhóm sau khi thu single Didn't bring me down và guitarist Valentine cũng cố gắng ở lại đến cuối năm. Single có cái tên trớ trêu ấy là đĩa cuối cùng của nhóm Animals nguyên thuỷ.

Ca sỹ Burden cải tổ lại nhóm dưới cái tên Eric Burden & The Animals bao gồm Jenkins (trống), John Welder (guitar/violon), Danny Mc Culloch (bass) và Vic Briggs (guitar). Vừa kiêm nhiệm cùng ban nhạc, Burden lại vừa hoạt động solo và ra một tuyển tập mang tựa đề Eric is Here (1967). Khi hợp đồng với Decca kết thúc, Burden đứng ra ký thẳng với hãng MGM, và đội ngũ mới này tiến hành ra album đầu tiên giữa năm 1967. Kết quả là Eric Burden & The new Animals nắm bắt hết mình thời huy hoàng nhất của nhạc ảo giác thế hệ Mùa Hè Tình Yêu 67 - 69. Cuối năm 68, Briggs và Mc Culloch ra đi, họ được thay thế bởi hai nhân vật mới: nghệ sỹ keyboard kiêm ca sỹ Zoot Money - bạn cũ của Burden - và guitarist Andy Summers, còn Welder chuyển sang chơi bass. Cuối cùng, vào năm 1969, Burden đành bỏ cuộc, ra nhập một nhóm nhạc ở Los Angeles tên là War, tiếp tục nghiệp cầm ca cho tới nay.
Đội ngũ Animals nguyên thuỷ tái hợp vào năm 1976 để cho ra một album thật kỳ diệu hợp với tên gọi của nó - Before We were so Rudely Interrupted - là phần tiếp nối những thành công của đĩa Animalism thập kỷ trước. Đĩa nhận được sự tán thưởng của giới phê bình nhưng lại không ăn khách. Năm 1983, công cuộc tái hợp được kéo dài thêm khi keyboard cũ Zoot Money xuất hiện trở lại. Album tiếp theo, Ark, là một sản phẩm có chất liệu hoàn toàn mới, và thành công cả về chuyên môn lẫn thương mại, tạo đà cho chuyến du diễn thế giới. Tới cuối năm này, do lịch diễn quá dày dặc, nhóm thấy rõ hoạt động theo kiểu tái hợp này không thể kéo dài. 5 người tại chia tay nhau lần nữa, đi tiếp vết xe đổ của sự nghiệp cầm ca, cũng như lịch sử phát triển đầy thăng trầm của Animals - một nhóm nhạc được tưởng thưởng với những thành công vô bờ bến, được tôn sùng bởi hai thế hệ khán giả.
 
Thằng cha GL hồi trước học Lý 1 thật à :D thế mà mình cứ tưởng điêu :x
 
Bài này viết tâm huyết đấy, ko hiểu đi cóp nhặt hay tự viết. Có nghe qua, thấy cũng khá hay, đặc biệt chất giọng rất cổ, giọng của hồi 70-80.
Bài này ko phải Hải Duy viết
 
thế house of the rising sun là nhà thổ à, em lại tưởng nó là nhà tù chứ nhỉ, hình như là nhà tù dành cho những người da đen trong nạn phân biệtt chủng tộc. thế mới có cái đoạn: "well, i've got one foot on the platform, the other on the train and i'm going back to new orleans to wear that ball and chain"
ờ nhưng mà cũng có thể là nhà thổ vì "it's been the ruin of many poor boys and god i know i'm one" mà, khó hiểu nhỉ
 
Lời đầu được viết dưới giọng cô gái trẻ nói về nhà thổ, Bob Dylan cũng hát bản này. Sau Animal đổi sang viết về "tệ nạn cờ bạc" chắc để phù hợp hơn với khán thính giả hay đài phát thanh gì đấy, thế mới nổi tiếng được ^_^ .

Ball and Chain chưa chắc đã là nhà tù, có khi tác giả dùng để tượng hình sự ràng buộc, kiểu như nghiện ma túy áh.

One foot on train, one on platform chắc ý bảo đã nhúng chàm rồi, lỡ đặt chân lên tàu rồi không đi không được.
 
à không, tôi ko định nói là vì lời bài hát nó như thế nên nó là nhà tù, tôi đọc được nó từ đâu thì ko nhớ nữa. ball and chain chỉ là minh họa thôi. thế nó là nhà thổ thật ah, cứ tưởng là nhà tù dành cho dân da đen chứ nhỉ
 
Trời ơi! Bài này hay rã man ha. Rock fan thì phải vậy chớ. (thế này không biết mình còn xứng đáng làm rock fan nữa không đây)
 
Back
Bên trên