HLV ngoại cho ĐTVN: Thêm một loạt ứng cử viên sáng giá

Nguyễn Hoàng Vũ
(Hoàng Vũ)

Điều hành viên
Đến thời điểm này, VFF đã có trong tay không dưới 10 hồ sơ của các ứng cử viên vào vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, HLV Licka Vemer đến từ Cộng hòa Czech là gương mặt đáng chú ý nhất với một bản thành tích khá ấn tượng.


Vị HLV 40 tuổi này đã có bằng HLV chuyên nghiệp, thông thạo bốn thứ tiếng Czech, Anh, Pháp, Ba Lan. Khi còn là cầu thủ, Licka Vemer chơi ở vị trí tiền đạo tại CLB Banik Ostrava suốt từ năm 1976 - 1986 và đã cùng CLB này ba lần giành chức vô địch CH Czech, ba lần vô địch Cúp CH Czech và Slovakia.

Thi đấu 260 trận tại giải hạng nhất, Licka Vemer đã ghi được 103 bàn thắng, trong đó có hai lần giành danh hiệu vua phá lưới vào các năm 1980 và 1984. Trên đấu trường quốc tế, Licka đã thi đấu 35 trận ở các cúp châu Âu và 28 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, ghi được 9 bàn thắng. Năm 1980 là thời điểm huy hoàng nhất khi ông cùng CLB giành hạng 3 Cúp châu Âu và vô địch Olympic Moscow.

Giã từ sự nghiệp cầu thủ năm 1991, Licka Vemer trở thành HLV tại các CLB Banik Ostrava, FC Zlin từ 1992 - 2000. Từ mùa bóng 2000 - 2002, Licka Vemer dẫn dắt CLB Poloniu Warsaw (Ba Lan) và đã đưa đội bóng này giành quyền tham dự Cúp UEFA. Trong hai năm 2002 và 2003, Licka Vemer là HLV của đội tuyển U-21 CH Czech.

Một ứng cử viên đáng chú ý khác cũng đã lọt vào “tầm ngắm” của VFF là HLV người Bỉ Walter Meeuws, 43 tuổi. Khi còn là cầu thủ, vị HLV này từng thi đấu ở nhiều CLB, trong đó nổi tiếng nhất là CLB Ajax Amsterdam mùa bóng 1984-1985. Walter Meeuws cũng đã thi đấu hơn 60 trận ở các cúp châu Âu và 46 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Bỉ. Thành tích huấn luyện nổi bật nhất của ông là dẫn dắt đội tuyển quốc gia Bỉ tham dự vòng loại World Cup 1990, dẫn dắt CLB Antwerp vào tới trận chung kết Cúp C2 châu Âu năm 1993 (gặp Parma trên sân Wembley).
 
Việt Nam phải ký hợp đồng dài hạn chứ cứ thay HLV như... thay người yêu thế này thì chỉ được thành tích nhất thời thôi.
 
LĐBĐ Indonesia đã tuyên bố sẽ mời được HLV Peter Withe về dẫn dắt đội bóng nước này sau khi HLV Ivan Kolev hết hạn hợp đồng, nhưng vị HLV người Anh này vẫn khất câu trả lời. Và chính vì ông Withe chưa đặt bút ký, nên LĐBĐ Việt Nam rất tự tin trong cuộc săn chữ ký của nhà cầm quân này với Indonesia.

Ngay sau khi ông Peter Withe thôi giữ cương vị HLV trưởng đội tuyển Thái Lan, LĐBĐ Việt Nam đã lập tức liên lạc với cựu ngôi sao của Aston Villa. Trước đó, tiền vệ Chaiman của NH Đông Á Thép Pomina đã gợi ý cho LĐBĐ Việt Nam về vị HLV này. Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn đã liên tục gọi điện thoại, nhưng không thể gặp được ông Peter Withe. Sau đó, Liên đoàn còn nhờ Kiatisuk nhân dịp về Thái Lan ăn Tết liên lạc giúp. Nhưng hiện giờ, ông Withe không còn ở Thái Lan nữa nên tạm thời Liên đoàn không thể liên lạc được.

Nhưng ngay sau khi được tin Indonesia cũng đánh tiếng mời ông Peter Withe về thay chỗ cho HLV Ivan Kolev sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 8, Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn tức tốc liên lạc qua e-mail với ông Withe. Theo một quan chức của LĐBĐ VN, Liên đoàn đã nắm được những yêu cầu của ông Peter Withe và một khi nhà cầm quân người Anh này chưa đặt bút ký, chúng ta vẫn còn hy vọng. Hai bên cũng mong sớm được gặp mặt để thương thảo thêm. Theo một số nguồn tin, tuần tới, ông Peter Withe sẽ sang Việt Nam để thương thảo thêm về việc nhận dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, theo thông tin trên website của AFC, đó cũng là khoảng thời gian mà HLV này hứa gặp gỡ với phía Indonesia.

Mức lương của ông Peter Withe khi còn dẫn dắt đội tuyển Thái Lan là 15.000 USD. Indonesia hứa sẽ trả mức tương đương. Còn với Liên đoàn bóng đá Việt Nam, vấn đề tài chính giờ đã không còn phải là vấn đề khó khăn khi bởi đã kiếm được nhà tài trợ cho đội tuyển nam.

HLV ngoại của đội tuyển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện
- Có trình độ chuyên môn
- Có hiểu biết về bóng đá Đông Nam Á và Việt Nam (ưu tiên có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam)
- Cảm thấy vinh dự khi nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển U-23 Việt Nam.

Theo Vnexpress
http://vnexpress.net/Vietnam/The-thao/2004/02/3B9CF2DB/
 
TAo thấy ông Peter Withe làm HLV thì hay,vì ông ấy hiểu về bóng đá của ĐNA và hơn nữa nhìn đọi tuyển THAILAND đá dưới thồi ông ý cũng rất ấn tượng
 
ông ý có phải cái ông dẫn sing nó chơi bửn nó thắng mình chung kết Tiger Cup 98 kô? Nếu đúng là nó thì nó sang đây em đấm chết
 
Sau trận đấu giữa Thể Công và Hoàng Anh Gia Lai diễn ra chiều nay, cựu HLV đội tuyển Thái Lan Peter Withe đã nhận xét chất lượng bóng đá cấp CLB của Việt Nam đang được cải thiện đáng kể. Ứng cử viên số một cho vị trí dẫn dắt tuyển bóng đá Việt Nam còn tiết lộ vợ ông rất yêu Hà Nội.

- Chào ông Peter Withe, xin ông cho biết đánh giá của mình về trận Thể Công - HAGL?

- Trận đấu này diễn ra rất sôi động, với chất lượng chuyên môn cao. Tuy nhiên, tôi cho rằng HAGL chơi bóng kinh nghiệm hơn và làm chủ được tốc độ trận đấu. Còn Thể Công thì bị chững lại ở những thời điểm quyết định và một số vị trí của họ tỏ ra mất bình tĩnh. Các cầu thủ Thái Lan chơi khá nổi bật. Họ cũng đóng góp nhiều vào thành công của đội nhà.

- Theo ông, chất lượng bóng đá Việt Nam so với Thái Lan ở mức nào?

- Rất khó có thể đánh giá chính xác về sự khác biệt giữa nền bóng đá của hai nước. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng bóng đá Việt Nam đang được cải thiện không ngừng. Cổ động viên của các bạn rất hâm mộ bóng đá. Hy vọng tôi sẽ có cơ hội chứng kiến những trận đấu hay hơn nữa của bóng đá Việt Nam.

- Cuộc thương thảo giữa ông và Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã có đạt được kết quả gì?

- Mọi việc vẫn còn chưa rõ ràng (cười).

- Ông và phu nhân có cảm nhận thế nào về thủ đô Hà Nội?

- Hà Nội là một thành phố đẹp với nhiều điều mới mẻ mà vợ tôi rất thích. Con người nơi đây cũng thật nồng nhiệt, thân thiện và hiếu khách. Vợ tôi thấy có một điểm chung giữa Hà Nội và Bangkok là giao thông rất đông đúc với số lượng ôtô, xe máy lớn
theo Vnexpress
 
Xung quanh buổi làm việc đầu tiên giữa LĐBĐVN và HLV Peter Withe: " Hai phía đã tìm được tiếng nói chung cần thiết..."

10h00 ngày 12/2/2004 tại khách sạn Daewoo (HN), Tổng thư ký LĐBĐVN Phạm Ngọc Viễn, Trưởng ban các ĐTQG Nguyễn Sỹ Hiển và HLV Peter Withe cùng bước ra khỏi phòng họp sau 1 giờ thương thảo, với nụ cười tươi rói trên môi. Buổi tiếp xúc đầu tiên giữa các quan chức của LĐBĐVN và vị HLV người Anh đã kết thúc với những tín hiệu tích cực đầu tiên...


Với sự hài lòng mà cả hai bên đều thể hiện sau cuộc nói chuyện này, chặng thứ nhất của hành trình dẫn đến chiếc ghế HLV trưởng ĐTVN coi như đã được bước qua. Và những công đoạn cuối cùng của con đường đến với bóng đá VN của Peter Withe đang rộng mở, dù vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra ở phía trước. Mời bạn đọc cùng đón nhận những tín hiệu tích cực ban đầu sau cuộc tiếp xúc ngắn này.

Sau hơn một tiếng thảo luận với các quan chức LĐBĐVN, HLV người Anh đã dành cho PV báo Bóng đá cuộc phỏng vấn xung quanh buổi làm việc đầu tiên của ông trong chuyến thăm Việt Nam lần này…

PV: Ông có thể cho biết kết quả buổi làm việc đầu tiên giữa ông với các quan chức của LĐBĐVN?

HLV Peter Withe: Tôi cho rằng đây là một buổi gặp mặt rất có ý nghĩa. Mục đích chủ yếu của chúng tôi là tạo điều kiện để cả hai phía tìm hiểu rõ hơn về quan điểm của nhau. Chúng tôi đặt ra những câu hỏi mà hai bên còn cảm thấy thắc mắc và đã nhận được những câu trả lời rất chân thành, thẳng thắn. Tôi đánh giá buổi làm việc ngày hôm nay đạt kết quả rất tốt đẹp và hoàn toàn có thể có cái nhìn tích cực, lạc quan.

- Ông có thể cho biết một vài nội dung cơ bản đã được đưa ra thảo luận trong buổi làm việc vừa qua?

- Chúng tôi đã nói về khá nhiều vấn đề. Chúng tôi cũng đề cập đến triển vọng của bóng đá Việt Nam, về đội tuyển Việt Nam tại Tiger Cup hay những chương trình phát triển trong tương lai, tất nhiên nếu như tôi trở thành HLV trưởng ĐTQG Việt Nam. Tôi cho rằng hai phía đã tìm được tiếng nói chung cần thiết, mọi chuyện có lẽ đang diễn ra theo chiều hướng tích cực.

- Các ông đã đề cập đến những điều khoản của hợp đồng hay chưa?

- Hoàn toàn chưa. Hiện tại, tôi chưa muốn đề cập đến hợp đồng. Buổi làm việc vừa qua giữa chúng tôi chủ yếu để thảo luận, tìm hiểu rõ hơn về nhau. LĐBĐVN đã biết tôi là một người có tham vọng, luôn mong muốn thành công dù ở bất cứ nơi đâu. Ngược lại, tôi cũng hiểu rõ hơn về LĐBĐVN và những dự định, ý tưởng của họ khi hợp tác cùng tôi. Nói chung, chúng tôi mới chỉ đưa ra những câu hỏi đơn giản nhất, cơ bản nhất. Còn vấn đề hợp đồng? Mọi chuyện vẫn ở phía trước.

- Tại sao vậy, thưa ông?

- Đơn giản thôi. Tôi chưa bao giờ đến Việt Nam, nên chưa thể biết cuộc sống ở đây như thế nào. Trước tiên, tôi phải biết thế nào là Việt Nam đã? Tôi sẽ đi thăm một số nơi, để biết về con người và cảnh vật ở Việt Nam. Tôi cần phải biết liệu gia đình có thể sống hạnh phúc ở Việt Nam hay không? LĐBĐVN hiểu điều đó. Họ biết rằng, với tôi, gia đình và đặc biệt là vợ tôi rất quan trọng. Tôi không thể làm tốt công việc nếu biết rằng mọi người trong gia đình không cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở Việt Nam.

- Vậy theo ông, triển vọng về sự hợp tác với BĐVN như thế nào?

- Hiện tại, mọi chuyện đang diễn tiến khá tốt. Nhưng, như tôi đã nói ở trên, hãy khoan đề cập đến một hợp đồng. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu hai hay ba ngày nữa, tôi nhận thấy rằng, cuộc sống ở Việt Nam không phù hợp với gia đình và cá nhân tôi. Nếu điều đó xảy ra, tất nhiên, sẽ không có một hợp đồng nào được ký kết.

- Ông có cho rằng LĐBĐVN đã rất nhiệt tình trong việc mời ông nhận chức vụ HLV trưởng?

- Có thể như vậy. LĐBĐVN đã biết những gì tôi có thể làm được khi còn ở Thái Lan, có lẽ đó là lý do khiến họ có ý định đặt lòng tin vào tôi. Họ đã biết rõ khả năng và kinh nghiệm của tôi, nên chủ động mời tôi sang Việt Nam lần này. Tôi rất vui trước sự tin tưởng của LĐBĐVN nhưng… vào lúc này, tôi vẫn chưa có quyết định cụ thể nào.

- Nếu trở thành HLV trưởng ĐTVN, ông có yêu cầu cụ thể gì hay một nguyên tắc nào đối với LĐBĐVN?

- Với tôi, yêu cầu quan trọng nhất đó là: BĐVN phải có tham vọng, phải mong muốn thành công. Tôi luôn có một nguyên tắc làm việc bất di bất dịch. Đó là, tôi phải là người có toàn quyền quyết định về chuyên môn. Quyết định của tôi phải là quyết định cuối cùng, không thể thay đổi. Tôi không phải là người cứng nhắc, mà trái lại khá linh hoạt. Khi nhìn nhận một vấn đề, tôi luôn xem xét từ chi tiết nhỏ nhất cho đến tổng thể. Tôi cần phải biết mọi chuyện liên quan đến bóng đá và công việc của mình. Sau khi xem xét, tôi sẽ là người đưa ra quyết định.

- Kế hoạch của ông trong những ngày tiếp theo ở VN?

- Tôi sẽ ở lại VN đến ngày 17/02/2004. Trong một tuần ở đây, vợ chồng tôi sẽ đi thăm cơ sở vật chất của bóng đá cũng như khám phá cuộc sống ở VN, một phần mà chúng tôi rất coi trọng khi quyết định. Chúng tôi sẽ đi thăm quan một số khu biệt thự ở Hà Nội. Đừng hỏi tôi là mục đích để làm gì nhé.

- Thế còn các cuộc thương thảo với Indonesia trước đó?

- Ở Indonesia, chúng tôi hơi lo ngại về sự bất ổn. Vợ tôi cũng có vẻ không thoải mái lắm với cuộc sống ở đó. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên nói về những ngày tôi ở VN.

9732548336701447PeterWithe.JPG


T.Dương - H.Thanh (thực hiện)
 
hehe lần sau em có thể ghi rõ là trích từ đâu ra o? Kiêu nhử theo VN express chẳng hạn :D. ANh làm mẫu rồi đó :D
 
Chẹp, các anh chăm thiệt đó. Em chẳng bao giờ quan tâm đến bóng đá Việt Nam mình cả:(. Nhưng phải công nhận một điều rằng bóng đá việt nam vẫn còn kém so với những nền bóng đá khác.
Em thì em chẳng thích bóng đá, nhưng mỗi lần bật "phải" kênh nào chiếu bóng đá Việt là ngán ngẩm ngay lập tức. Chịu. Chẳng hiểu tại sao cả
 
Trận Việt Nam - Maldives, sau khi dẫn trước 2-0, đội VN đá rất chủ quan, Văn Quyến, Hữu Thắng bắt đầu... diễn. Maldives đã từng thua Iran 17 trái.
 
Khi những tuyển thủ khác vào đội tuyển quốc gia mới thấy những Văn Quyến, Huy Hoàng hay Hữu Thắng cũng rất bình thường bên cạnh những tân binh cực xuât sắc như Mạnh Dũng. Tôi thấy hậu vệ trái, cầu thủ của HAGL ( quên tên rồi) đá hay hơn hẳn Văn Trường
 
Văn Trương chứ nhỉ? Hay là Văn Trường????
 
Đinh Trọng Tiến Dũng đã viết:
Văn Trương chứ nhỉ? Hay là Văn Trường????
Gõ nhầm một tý mà cũng ý kiến. Văn Trương - được chưa
 
hơ hơ ku cậu này hay nhỉ? Sai 1 li đi 1 dặm nguời ta góp ý lại càu nhàu làm chi?. MÀ em thông cảm,kiến thức bóng đá của anh hạn hẹp,nghe tên Văn Trương hay VĂn Truờng nó cũng o phân biệt rõ nên hỏi lại em-nguời am tường bóng đá cho nó chính xác thôi.
 
Thông tin này do tờ New Strait Times đưa ra sau thất bại 1-3 của Malaysia trước Hong Kong ở vòng loại World Cup 2006. Không khẳng định họ đang nhắm tới Peter Withe, nhưng Phó chủ tịch LĐBĐ Malaysia tiết lộ họ muốn tìm một HLV xịn cho ĐTQG và sẽ không phóng tay trả lương cao.

Trong khi đó, dù tỏ vẻ hài lòng về nhiều mặt với Việt Nam trong chuyến thăm vừa qua, HLV Peter Withe vẫn chưa đưa ra câu trả lời dứt khoát có dẫn dắt đội tuyển Việt Nam hay không. Trước đó, ông Withe cũng đã 2 lần tới Indonesia để bàn chuyện dẫn dắt đội tuyển nước này.

Ông Tengku Abdullah không hề che giấu sự bực tức của mình trước thất bại của Malaysia trước Hong Kong ở vòng loại World Cup 2006. Bởi trước khi trận đấu diễn ra, Malaysia hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng trước đối thủ dưới cơ này.

HLV người Anh, Allan Harris, được mời về làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia nhưng lại đang dẫn dắt đội U23 thi đấu ở vòng loại Olympic. Hiện nay, HLV Rajagopal đang dẫn dắt ĐTQG Malaysia. Nhưng LĐBĐ Malaysia đã không còn tin tưởng vào vị HLV trưởng này và cả tài năng của ông cố vấn Weigang. Ông Tengku cho rằng đề xuất chỉ nên đưa các cầu thủ trên 23 tuổi vào đội tuyển của Weigang là sai lầm.

theo VNexpress
 
Gần một tuần nay, đại diện của Liên đoàn bóng đá Việt Nam không còn gọi điện hay gửi e-mail giục HLV Peter Withe về việc có nhận lời dẫn dắt đội tuyển quốc gia Việt Nam hay không. Nhà cầm quân người Anh này đã trễ hẹn trả lời tới 11 ngày, và Liên đoàn sẽ tiến hành đàm phán với ứng cử viên mới.

Ông Phạm Ngọc Viễn - Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá VN - đã vài lần liên lạc qua điện thoại và cả bằng e-mail với ông Withe, sau khi cựu HLV trưởng đội tuyển Thái Lan này rời Việt Nam trở về nước hôm 17/2 để tham khảo ý kiến của luật sư về những điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, đến giờ, Peter Withe vẫn chưa trả lời dứt khoát là nhận lời dẫn dắt đội tuyển Việt Nam hay từ chối. Thay vào đó, ông đề nghị Liên đoàn tiếp tục chờ để ông nhờ luật sư bên Việt Nam tư vấn thêm về một số chi tiết của bản hợp đồng.

Liên đoàn quyết định không giục cựu danh thủ của Aston Villa nữa, mà bắt đầu liên lạc với một số ứng viên khác để đàm phán, trong đó đáng chú ý có Auzanro Tavares - cựu HLV trưởng tuyển Việt Nam. Nhưng khả năng Peter Withe trở thành HLV trưởng đội tuyển Việt Nam vẫn còn, nếu ông nhận lời trước khi LĐBĐVN đạt được thoả thuận với một nhà cầm quân khác.

theoVnexpress
 
Quá mỏi mệt vì chờ đợi, LĐBĐ Việt Nam tuyên bố nếu trong tuần này ông Peter Withe không trả lời dứt khoát, Liên đoàn sẽ đặt dấu chấm hết cho việc thương thảo. Và theo nguồn tin riêng của VnExpress, Liên đoàn đã gửi bản dự thảo hợp đồng tới ông Tavares - HLV ngoại đầu tiên của ĐTQG Việt Nam.

Hiện nay, ông Auzanro Tavares đang thất nghiệp sau khi chia tay với CLB Lifan (Trung Quốc). Vị HLV 44 tuổi người Brazil này cũng bày tỏ ý định được quay lại hợp tác với Liên đoàn bóng đá Việt Nam, như HLV Alfred Riedl đã từng 2 lần dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Mức lương của Tavares khi còn ở Lifan là khoảng 15.000 USD/tháng, với bản hợp đồng ngắn hạn nửa năm. Trong khi đó, LĐBĐ Việt Nam có thể đưa ra bản hợp đồng dài hơi hơn với mức lương tương đương nếu Tavares nhận lời dẫn dắt đội tuyển bóng đá nam.

Lần đầu tới Việt Nam hồi tháng 1/1995, vị HLV người Brazil là ông thày ngoại đầu tiên của đội tuyển quốc gia. Nhà cầm quân này cũng là người mở đầu cho xu hướng "nhập khẩu HLV" của bóng đá Việt Nam. Sau Tavares, đến lượt Weigang (1995-1997), Murphy (1997), Riedl (1998-2000, 2003), Dido (2001), Letard (2002), Calisto (2002) cũng được mời về dẫn dắt đội tuyển bóng đá nam của Việt Nam.

Không có một lý lịch ấn tượng, nhưng tài năng của Tavares đã được thẩm định. Chính ông là người đặt nền móng cho những thành công của đội tuyển Việt Nam. Chỉ cầm quân trong hơn 1 tháng, nhưng HLV người Brazil này đã đưa đội tuyển Việt Nam trở thành một đội bóng mạnh mẽ, gây ấn tượng mạnh tại Cup Độc Lập 1995, và lấy lại lòng tin sau nhiều năm tách mình khỏi các các giải quốc tế. Hồng Sơn, Hùynh Đức, Lư Đình Tuấn cũng bắt đầu nổi danh từ triều đại Tavares.

Mục tiêu của Liên đoàn vẫn là có HLV trưởng trước quý hai. Tuy nhiên, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Mai Liêm Trực khẳng định sẽ làm khẩn trương nhưng không vội vàng để tránh vấp váp. Ngoài ông Tavares, Liên đoàn khẳng định những ứng cử viên khác như Bob Houghton, Calisto vẫn nằm trong tầm ngắm của Liên đoàn.

VNexpress
 
Tavares - Người khai hoang

Cách đây 13 năm, tại SEA Games Manila - Philippines 1991, bóng đá Việt Nam trở lại hội nhập với đấu trường khu vực sau một thời gian dài gián đoạn. Hai năm sau, tại SEA Games Singapore năm 1993 và tiếp đến là vòng loại World Cup 1994, Việt Nam bắt đầu được nhắc tên, tính điểm hàng tháng trên bảng tổng sắp của FIFA...


Tuy nhiên, sự trở lại được hàng chục triệu người hâm mộ chào đón ấy lại không phải là hoa hồng mà chỉ toàn nước mắt. Trong 3 năm hội nhập, đem chuông đi đánh xứ người, ĐTVN không mấy khi có nụ cười chiến thắng. Thậm chí, có chuyên gia trong khu vực còn “liệt” Việt Nam vào hàng ngũ của những đội bóng lót đường như Campuchia, Lào, Philippines, Brunei. Câu chuyện buồn về BĐVN có lẽ còn kéo dài nếu như không có cú đột phá ngoạn mục đầu năm 1995…

Afred Riedl có thể là HLV người nước ngoài lập được nhiều thành tích và được yêu mến nhất tại VN. Chuyên gia người Đức K.H Weigang có thể được nhớ đến với tư cách là HLV đầu tiên đưa ĐTVN đoạt huy chương tại một giải đấu chính thức kể từ ngày tái hội nhập, Colin Murphy (người Anh) cũng khiến giới hâm mộ trầm trồ bằng chiếc HCĐ SEA Games 19 và một phong cách thi đấu mới, dồi dào thể lực. Tuy nhiên, để có được những thành quả như ngày hôm nay, trước tiên, BĐVN cần phải nói lời cảm ơn đến HLV người Brazil Edson Tavares chứ không phải những ông thầy ngoại kể trên.

Tavares và “Ngày hôm qua” của BĐVN
Tuy chỉ sống với bóng đá Việt Nam vẻn vẹn 44 ngày ngắn ngủi, nhưng người đàn ông Nam Mỹ giàu cá tính ấy đã biến các chàng trai yếu đuối máu đỏ da vàng trở thành những cầu thủ khoẻ mạnh, giàu ý chí và luôn ra sân với tinh thần khao khát chiến thắng.

Tháng 1/1995, LĐBĐ TPHCM tổ chức Cúp Độc Lập nhằm tạo cơ hội cho các tuyển thủ QG tích luỹ kinh nghiệm và cũng là bước đi chiến lược để chuẩn bị cho SEA Games 18. Sau nhiều lần tham khảo, cân nhắc, LĐBĐVN đã quyết định mời ông Tavares về làm HLV ĐTVN trong thời hạn 1 năm. Tham dự giải đấu gồm 6 đội: Tuyển TPHCM, Tuyển Hà Nội, Housing Bank (Hàn Quốc) và Bát Nhất (Trung Quốc) cùng ĐTVN 1 và ĐTVN 2. Nhiệm vụ của HLV Tavares là giúp cả hai ĐT VN1 và VN2 cố gắng lọt vào BK. Chỉ là cố gắng chứ thực tế, rất ít người hy vọng ông Tavares sẽ hoàn thành nhiệm vụ vì thời gian chuẩn bị rất eo hẹp (3 tuần).

Lúc đó, thi đấu 90 phút luôn là một điều ngoài sức tưởng tượng đối với cầu thủ Việt Nam. Thậm chí, không ít người bi quan đã nói rằng, nếu trận đấu chỉ có 45 phút thì VN mới có hy vọng vì các cầu thủ chỉ chơi được với thể lực sung mãn ngần ấy thời gian mà thôi! Triết lý ấy hầu như không có sự phản đối nào bởi, tất cả mọi người ít nhiều đều đã chứng kiến hình ảnh rệu rã, thiếu sinh khí của ĐTVN tại những giải đấu trước đó khi các cầu thủ đi bộ nhiều hơn chạy.

Ấy vậy mà chỉ trong 21 ngày ngắn ngủi, ông Tavares đã xoá bỏ định kiến đó bằng cách “biến” các cầu thủ Việt Nam vốn yếu đuối và không quen làm việc nặng thành những “đấu sĩ” khoẻ mạnh.

Tại Cúp Độc Lập năm đó, cả hai ĐT VN1 và VN2 đều lọt vào BK một cách thuyết phục. Nhìn các cầu thủ VN thi đấu ngang ngửa, thậm chí, lấn lướt về thể lực trước những đội bóng đàn anh như Housing Bank, Bát Nhất, người hâm mộ không giấu nổi tự hào. Từ chỗ đi bộ cho hết 90 phút đã khó, nay họ sẵn sàng chạy 120 phút không mệt. Điển hình nhất là trận BK giữa Housing Bank và tuyển VN2. Trước đối thủ hơn hẳn về đẳng cấp lẫn thể lực, các học trò của HLV Tavares đã thi đấu kiên cường và chỉ chịu thua ở phút 119 bằng bàn thắng vàng. Điều đáng nói nhất là sự nỗ lực tột độ của các cầu thủ. Họ chơi lăn xả, hết mình nhưng không ai bị “chuột rút” cả. Nếu ai theo dõi ĐTVN sát sao thì mới cảm nhận được đó là một chiến tích phi thường, bởi chỉ trước đó vài tháng, hình ảnh cầu thủ kiệt sức và đi bộ kể từ phút 65-70 vẫn luôn ám ảnh người hâm mộ.

“Không ai hiểu ông Tavares đã làm cái quái gì mà các cầu thủ khoẻ thế?..” Qua giải đấu đó, những hiểu biết về bóng đá của người Việt Nam được nâng lên một bậc, nhất là những khái niệm về thể lực. Và cũng kể từ đó, trong suy nghĩ của mọi người, các cầu thủ Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng vẫn có thể hoạt động với cường độ cao, có thể chơi ngang ngửa, sòng phẳng với các đội bóng khác trong khu vực.

Ông Tavares đã thực hiện cú đột phá mang tính chất khai hoang trong công tác huấn luyện mà trước đó, các đồng nghiệp người Việt Nam chưa dám làm hay nói đúng hơn: Không dám thử. Và thành quả mà ông tạo dựng trong 44 ngày ngắn ngủi đó chính là nền tảng cho thành công của ngày hôm nay.
 
Sau một thời gian dài bặt vô âm tín với Việt Nam, hôm qua, HLV người Anh đã hạ bút ký hợp đồng dẫn dắt đội tuyển bóng đá nam của Indonesia trong thời hạn 4 năm. Khoản tiền lương khoảng 14.000 USD/tháng cho ông Peter Withe do một mạnh thường quân giấu mặt của Indonesia chi.

Ông Withe - cựu HLV trưởng đội tuyển Thái Lan - đã tới Indonesia vào ngày thứ 2 vừa qua. Trong buổi ký kết, đại diện cho Liên đoàn bóng đá Indonesia là ông Muhammad Zein - người phụ trách ban các đội tuyển Indonesia - cho biết: "HLV Peter Withe sẽ là HLV trưởng của tất cả các đội tuyển Indonesia tới năm 2007, kể cả các đội thuộc lứa U".

LĐBĐ Indonesia (PSSI) khẳng định nhiệm vụ chính của Withe sẽ là dẫn dắt đội tuyển U20 quốc gia với hy vọng đội này sẽ được cải thiện rõ sau 4 năm. Mục tiêu trước mắt của ông Withe là phải đưa được đội U20 Indonesia ít nhất vào tới tứ kết giải vô địch U20 châu Á diễn ra vào tháng 10 tới tại Malaysia. Ngoài ra, ông Withe sẽ đảm nhận vai trò như một giám đốc kỹ thuật khi trông nom tất cả các đội tuyển ở mọi lứa tuổi của Indonesia, và trước mắt chỉ để lại riêng đội tuyển quốc gia cho HLV Ivan Kolev. Hợp đồng của HLV người Bulgary với Indonesia sẽ hết hạn vào tháng 8 này.

Ông Withe cho biết, lý do ông lựa chọn Indonesia chứ không phải một nước nào khác vì ông thấy có một sự cam kết chắc chắn, một khát vọng cuồng nhiệt của LĐBĐ nước này. Ngoài ra, đó còn là sự ủng hộ của người dân, của những người hâm mộ với đội bóng. Nói về tham vọng đưa Indonesia tới một đỉnh cao mới, ông Withe nói: "Nếu tôi có được những cam kết giống vậy từ những cầu thủ, tôi nghĩ mình đã hoàn thành được nửa chặng đường".

Cả 2 phía đều từ chối tiết lộ chi tiết bản hợp đồng vì cho rằng đó chỉ là vấn đề riêng tư. Nhưng ông Zein trước đó đã bóng gió nói rằng, ông Withe nhận được mức lương tương đương với thời điểm dẫn dắt đội tuyển Thái Lan (14.000 USD). Tiền lương trọn gói của ông Withe cũng không phải do PSSI trả mà do một người hâm mộ bóng đá chi. Tuy nhiên, mạnh thường quân này không muốn tiết lộ danh tính. Ông Zein khẳng định: "Đó không phải là một quan chức của LĐBĐ Indonesia, đó là một fan bóng đá cuồng nhiệt, người đang mòi mỏn chờ đợi sự phát triển của đội tuyển quốc gia".

Vnexpress
 
Nhận lời mời qua e-mail của Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá VN Phạm Ngọc Viễn, tuần tới HLV Edson Auzanro Tavares sẽ có mặt tại Việt Nam để thương thảo lần cuối về hợp đồng huấn luyện đội tuyển bóng đá quốc gia. Nhà cầm quân người Brazil này chính là ông thày ngoại đầu tiên của bóng đá Việt Nam.

Nếu không có gì thay đổi lớn, thì ông Tavares nhiều khả năng sẽ ký hợp đồng với LĐBĐ Việt Nam ngay trong chuyến trở lại Việt Nam tuần tới. Theo nguồn riêng của VnExpress, Liên đoàn đã gửi bản dự thảo hợp đồng tới ông Tavares, và hai bên về cơ bản đã đạt được thoả thuận ở mọi điều khoản chính. Do đó, khi tới Hà Nội, Liên đoàn và ông Tavares sẽ không mất nhiều thời gian để đàm phán, chỉ còn bàn thêm về những chi tiết nhỏ và những điều khoản không rõ nghĩa lắm về ngôn ngữ. Nhiều khả năng, mức lương tháng của ông Tavares khi dẫn dắt đội tuyển bóng đá nam quốc gia sẽ vào khoảng 12.000 đến 14.000 USD, chưa tính các khoản phụ phí (chừng 3.000 USD/tháng).

Hiện nay, Tavares đang ở Brazil sau khi chia tay với CLB Lifan (Trung Quốc). Chính vị HLV 44 tuổi này cũng đã bày tỏ ý định được quay lại hợp tác với Liên đoàn bóng đá Việt Nam, như HLV Alfred Riedl đã từng 2 lần dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Khi còn ở Lifan, ông được trả khoảng 15.000 USD/tháng, với bản hợp đồng ngắn hạn nửa năm. Trong khi đó, LĐBĐ Việt Nam có thể đưa ra bản hợp đồng dài hơi hơn với mức lương tương đương. Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá VN Phạm Ngọc Viễn cũng khẳng định hai bên đã trao đổi về chuyện lương bổng, và không gặp khúc mắc gì.

Về trường hợp HLV Peter Withe chậm trả lời dứt khoát có dẫn dắt đội tuyển Việt Nam hay không, ông Viễn nhấn mạnh: "Kể cả ông Withe có nhận lời ngay trong tuần này thì mọi việc cũng đã muộn. Liên đoàn đã gần như có được Tavares - một người thực sự muốn quay lại giúp đỡ bóng đá Việt Nam phát triển. Ông Tavares đã thể hiện sự quan tâm đối với nền bóng đá của chúng ta thông qua việc giữ liên lạc với Liên đoàn suốt thời gian qua, chính xác là trước cả khi ông Riedl nắm đội U23, chứ không phải gần đây mới đặt vấn đề".

Vnexpress
 
Back
Bên trên