Bộ Tư pháp dừng cấp đăng ký kết hôn là sai
Chiều 28/4, Ủy ban Thường vụ đã biểu quyết bác đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội xem xét gia hạn đăng ký kết hôn cho các cặp vợ chồng không hôn thú. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng việc Bộ Tư pháp tự ý ngừng cấp đăng ký kết hôn cho các trường hợp trên từ 1/1 là sai.
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 không thừa nhận hôn nhân thực tế (hôn nhân không đăng ký). Để giải quyết những trường hợp chung sống không đăng ký kết hôn trước khi luật được ban hành, Quốc hội ra Nghị quyết 35 công nhận các trường hợp chưa đăng ký kết hôn trước 3/1/1997 (ngày Luật Hôn nhân & gia đình năm 1986 có hiệu lực) là hôn nhân hợp pháp. Còn các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ đó đến 1/1/2001 (ngày Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 có hiệu lực) thì "có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm" (1/1/2001-1/1/2003), sau thời hạn đó mà không đăng ký thì "không được công nhận là vợ chồng".
Sau khi Luật Hôn nhân & gia đình mới ra đời, 56/61 tỉnh thành phố đã rà soát, lập danh sách hơn 925.000 trường hợp nam nữ chung sống không đăng ký từ sau 3/1/1987 đến trước 1/1/2001 và đã cấp hôn thú được 2/3 số này. Còn lại hơn 300.000 cặp vợ chồng chưa đăng ký, theo Luật Hôn nhân & gia đình mới là bất hợp pháp. Nam, nữ và con cái của họ trong trường hợp này sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nếu cuộc sống gia đình tan vỡ, quyền lợi tài sản và nhân thân của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ như các quan hệ hôn nhân hợp pháp khác. Trong khi đó lấy lý do "thời hạn 1/1/2003 của Nghị quyết 35 đã hết”, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các phòng tư pháp địa phương dừng việc đăng ký kết hôn.
Để tìm hướng giải quyết quyền lợi cho các bên trong quan hệ hôn nhân không hôn thú, Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết "gia hạn đăng ký kết hôn" tới 31/12/2004. Đề xuất này được sự ủng hộ của Văn phòng Quốc hội, TAND Tối cao, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan thẩm tra là Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Tuy nhiên Ủy ban Pháp luật phản đối việc gia hạn này, và cho rằng việc Bộ Tư pháp chỉ đạo dừng cấp hôn thú từ 1/1/2003 là trái với Nghị quyết 35. Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nói: “Bộ Tư pháp đã không hiểu đúng Nghị quyết, bởi văn bản này không hạn chế việc đăng ký kết hôn. Có nghĩa là bất cứ lúc nào người nam - nữ đăng ký thì phải cấp cho họ. Còn hậu quả của việc đăng ký muộn thì xử lý theo luật”. Phó chủ nhiệm Trần Thế Vượng cho rằng hậu quả của hủy hôn nhân do chung sống không đăng ký chỉ rơi vào những trường hợp hôn nhân tan vỡ, chỉ chiếm một phần nhỏ trong số hơn 300.000 gia đình đang tồn tại không hôn thú. “Đây là cái giá mà những cặp vợ chồng vi phạm phải chịu do coi thường pháp luật” - ông nói.
Ủy ban Các vấn đề xã hội ủng hộ việc gia hạn nhưng cũng phê bình cơ quan hành pháp trong việc chậm triển khai Luật Hôn nhân & gia đình. Bởi luật ban hành tháng 6/2000, 6 tháng sau mới có hiệu lực, nhưng phải đến tháng 10/2001 Chính phủ mới có Nghị định số 77 hướng dẫn thi hành, và 2 tháng nữa Bộ Tư pháp mới ban hành Thông tư số 07 hướng dẫn việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp hôn nhân không hôn thú. Có nghĩa là trong thời hạn 2 năm mà Nghị quyết 35 đặt ra thì khâu hướng dẫn đã tốn mất gần 1 năm. Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Nguyễn Thị Hoài Thu, số liệu mà Chính phủ tổng hợp chưa đầy đủ, mâu thuẫn, không làm rõ được những vướng mắc trong triển khai luật.
Cuối buổi tranh luận, Ủy ban Thường vụ đã biểu quyết không đưa vấn đề gia hạn ra Quốc hội. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Thường vụ sẽ tháo gỡ vướng mắc, giải thích Nghị quyết 35 và Luật Hôn nhân & gia đình để áp dụng thống nhất trên cả nước.
Nghĩa Nhân (VNexpress 30/4/2003)
----------------------------------------
Không thể hiểu được cách giải thích của Chủ tịch quốc hội!!! Mà cứ cho là giải thích như thế là đúng đi, thì văn bản luật để Bộ Tư pháp còn hiểu sai, thì người dân thường làm sao hiểu đúng được?????
Chiều 28/4, Ủy ban Thường vụ đã biểu quyết bác đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội xem xét gia hạn đăng ký kết hôn cho các cặp vợ chồng không hôn thú. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng việc Bộ Tư pháp tự ý ngừng cấp đăng ký kết hôn cho các trường hợp trên từ 1/1 là sai.
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 không thừa nhận hôn nhân thực tế (hôn nhân không đăng ký). Để giải quyết những trường hợp chung sống không đăng ký kết hôn trước khi luật được ban hành, Quốc hội ra Nghị quyết 35 công nhận các trường hợp chưa đăng ký kết hôn trước 3/1/1997 (ngày Luật Hôn nhân & gia đình năm 1986 có hiệu lực) là hôn nhân hợp pháp. Còn các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ đó đến 1/1/2001 (ngày Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 có hiệu lực) thì "có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm" (1/1/2001-1/1/2003), sau thời hạn đó mà không đăng ký thì "không được công nhận là vợ chồng".
Sau khi Luật Hôn nhân & gia đình mới ra đời, 56/61 tỉnh thành phố đã rà soát, lập danh sách hơn 925.000 trường hợp nam nữ chung sống không đăng ký từ sau 3/1/1987 đến trước 1/1/2001 và đã cấp hôn thú được 2/3 số này. Còn lại hơn 300.000 cặp vợ chồng chưa đăng ký, theo Luật Hôn nhân & gia đình mới là bất hợp pháp. Nam, nữ và con cái của họ trong trường hợp này sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nếu cuộc sống gia đình tan vỡ, quyền lợi tài sản và nhân thân của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ như các quan hệ hôn nhân hợp pháp khác. Trong khi đó lấy lý do "thời hạn 1/1/2003 của Nghị quyết 35 đã hết”, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các phòng tư pháp địa phương dừng việc đăng ký kết hôn.
Để tìm hướng giải quyết quyền lợi cho các bên trong quan hệ hôn nhân không hôn thú, Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết "gia hạn đăng ký kết hôn" tới 31/12/2004. Đề xuất này được sự ủng hộ của Văn phòng Quốc hội, TAND Tối cao, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan thẩm tra là Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Tuy nhiên Ủy ban Pháp luật phản đối việc gia hạn này, và cho rằng việc Bộ Tư pháp chỉ đạo dừng cấp hôn thú từ 1/1/2003 là trái với Nghị quyết 35. Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nói: “Bộ Tư pháp đã không hiểu đúng Nghị quyết, bởi văn bản này không hạn chế việc đăng ký kết hôn. Có nghĩa là bất cứ lúc nào người nam - nữ đăng ký thì phải cấp cho họ. Còn hậu quả của việc đăng ký muộn thì xử lý theo luật”. Phó chủ nhiệm Trần Thế Vượng cho rằng hậu quả của hủy hôn nhân do chung sống không đăng ký chỉ rơi vào những trường hợp hôn nhân tan vỡ, chỉ chiếm một phần nhỏ trong số hơn 300.000 gia đình đang tồn tại không hôn thú. “Đây là cái giá mà những cặp vợ chồng vi phạm phải chịu do coi thường pháp luật” - ông nói.
Ủy ban Các vấn đề xã hội ủng hộ việc gia hạn nhưng cũng phê bình cơ quan hành pháp trong việc chậm triển khai Luật Hôn nhân & gia đình. Bởi luật ban hành tháng 6/2000, 6 tháng sau mới có hiệu lực, nhưng phải đến tháng 10/2001 Chính phủ mới có Nghị định số 77 hướng dẫn thi hành, và 2 tháng nữa Bộ Tư pháp mới ban hành Thông tư số 07 hướng dẫn việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp hôn nhân không hôn thú. Có nghĩa là trong thời hạn 2 năm mà Nghị quyết 35 đặt ra thì khâu hướng dẫn đã tốn mất gần 1 năm. Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Nguyễn Thị Hoài Thu, số liệu mà Chính phủ tổng hợp chưa đầy đủ, mâu thuẫn, không làm rõ được những vướng mắc trong triển khai luật.
Cuối buổi tranh luận, Ủy ban Thường vụ đã biểu quyết không đưa vấn đề gia hạn ra Quốc hội. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Thường vụ sẽ tháo gỡ vướng mắc, giải thích Nghị quyết 35 và Luật Hôn nhân & gia đình để áp dụng thống nhất trên cả nước.
Nghĩa Nhân (VNexpress 30/4/2003)
----------------------------------------
Không thể hiểu được cách giải thích của Chủ tịch quốc hội!!! Mà cứ cho là giải thích như thế là đúng đi, thì văn bản luật để Bộ Tư pháp còn hiểu sai, thì người dân thường làm sao hiểu đúng được?????