Bùi Ngọc Dũng
(bndung)
Điều hành viên
Hạ tuần tháng 3/2004, chúng tôi về công tác huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Bữa cơm trưa tại nhà ăn UBND huyện, tôi và một vài anh em trong đoàn được một vị lãnh đạo của huyện trao tặng quyển Điều lệ Hội nhà dê (ĐLHND) dạng bỏ túi được in ấn cẩn thận.
Vị này tự hào khoe rằng, bản thân ông đã dày công nghiên cứu, biên soạn chỉnh sửa nhiều lần để cho ra đời quyển điều lệ lưu hành nội bộ có một không hai này.
ĐLHND gồm nhiều chương mục. Trang đầu tiên, dưới tiêu đề "Hội nhà dê Việt Nam - Chi hội Đầm Dơi" là thứ tự các mục như: Lời nói đầu, Khái niệm, Ý nghĩa và mục đích, Lịch sử hình thành "Hội nhà dê". Tiếp đến là nội dung của 5 chương (chương I: Nguyên tắc chung; chương II: Những điều cấm; chương III: Tổ chức và Tên gọi; chương IV: Kinh phí của hội; chương V: Tổ chức thực hiện) gồm 13 điều của Hội nhà dê. Phần cuối của ĐLHND là tên của những người có liên quan: Dương Hùng Dũng (soạn thảo), Nguyễn Ái (đánh máy và sửa văn bản), Võ Hùng (chịu trách nhiệm xuất bản và trình bày).
3 nhân vật này là những chức sắc của huyện, không hiểu các vị cho lưu hành quyển ĐLHND để làm gì, bởi nội dung của nó quả thực khó chấp nhận. Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn nội dung một số đoạn trong quyển ĐLHND, mà các vị chức sắc này đã "dày công" nghiên cứu:
Việc thành lập tổ chức "Hội nhà dê" là một yêu cầu bức xúc, nhằm để thống nhất ý chí và hành động của các thành viên (Lời nói đầu). "Hội nhà dê" ra đời là nhằm thống nhất hành động trong giới đàn ông con trai để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn (Ý nghĩa và mục đích). Xã hội loài người càng phát triển thì dê còn là một hoạt động có tính văn hóa, tính tổ chức rất cao, và do vậy "Hội nhà dê" ra đời, có mục đích, có điều lệ hẳn hoi, nó phù hợp với yêu cầu bức xúc của xã hội (đặc biệt là các thành viên của hội) và ngày sẽ càng lớn mạnh.
Hội nhà dê là một tổ chức xã hội mang tính nghề nghiệp và mang tính đặc thù riêng (Lịch sử hình thành "Hội nhà dê"). Tất cả thành viên của Hội nhà dê được quyền quản lý: giá, lém, luốc, vện, phèn, sút cán, lỡ thời... Giá là từ khi chồng chết đến khi mãn tang, lém là từ khi mãn tang đến 2 năm, luốc là từ 2 đến 4 năm, vện là từ 4 năm đến 7 năm, phèn là từ 7 năm trở lên, sút cán là có chồng mà bị chồng thôi hoặc thôi chồng nhưng phải có quyết định của tòa án cho ly hôn, lỡ thời là từ tuổi 25 trở lên mà chưa chồng (Điều 3).
Tất cả thành viên của Hội nhà dê được quyền dê các trường hợp sau: Dê đại lộ đi ra đường gặp 7 đối tượng nêu ở điều 3 dê liền; Dê bành trướng là bước ra khỏi cửa gặp 7 đối tượng trên dê liền (Điều 5). "Hội nhà dê" được hình thành 4 cấp: Trung ương hội, Tỉnh hội, Huyện hội, Tổ hội... (Điều 7). Tất cả thành viên của hội bất kỳ lúc nào và ở đâu nếu gặp dê phải chắp tay xá 2 xá và kính cẩn chào: Xin chào sư phụ! (Điều 8).
Hội nhà dê có nhiệm kỳ chung ở mỗi cấp hội là 5 năm đại hội 1 lần, nếu trong nhiệm kỳ có gì bất thường hoặc xuất hiện sự cố đặc biệt thì tổ chức đại hội bất thường... (Điều 9). Con dấu của hội được làm từ thân so đũa, khắc hình bầu dục, xung quanh có hàng chữ "Hội nhà dê" ngay ở giữa có đầu con dê. Dấu của hội chỉ sử dụng khi đóng vào các văn bản hoạt động của hội... Huy hiệu của hội cũng hình bầu dục ở giữa có đầu con dê, vòng ngoài hình tam giác đeo đúng góc nhọn và chỉ đeo khi làm nhiệm vụ của hội (Điều 11).
Nguồn kinh phí của hội do đóng góp tự nguyện của các hội viên và được các hội viên rút từ túi vợ nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật... Tài khoản của hội 00035. Kinh phí của hội được chi cho các hoạt động của hội, cứu trợ các thành viên và đối tượng của hội khi gặp hoàn cảnh đặc biệt, chi cho thi đua khen thưởng của hội (Điều 12). Điều lệ này được phổ biến rộng rãi, ai tán thành điều lệ hội, muốn tham gia vào tổ chức hội phải làm đơn để được tổ chức hội xem xét, thử thách trước khi đưa ra quyết định kết nạp. Lễ kết nạp phải tiến hành đơn giản nhưng nhất thiết phải nghiêm túc (Điều 13)...
Đọc những "điều khoản" trên, chắc chắn chị em phụ nữ sẽ bị sốc khi có thể bị liệt vào một trong các hạng như ở Điều 3 (giá, lém, luốc, vện, phèn...). Ai cũng biết, 5 sắc màu lông này thường dùng để ám chỉ cho loài động vật 4 chân mà cụ thể là loài chó (chó vá hoặc giá, chó lém, chó luốc, chó vện, chó phèn...). Chị em phụ nữ nghĩ sao khi có chồng, cha, anh, em, con, cháu mình tham gia "Hội nhà dê"?
Bài viết này trước hết nêu lên một vấn đề có thực, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn đọc.
http://www4.tintucvietnam.com/Xem-An-Choi/2004/5/47829.ttvn
Vị này tự hào khoe rằng, bản thân ông đã dày công nghiên cứu, biên soạn chỉnh sửa nhiều lần để cho ra đời quyển điều lệ lưu hành nội bộ có một không hai này.
ĐLHND gồm nhiều chương mục. Trang đầu tiên, dưới tiêu đề "Hội nhà dê Việt Nam - Chi hội Đầm Dơi" là thứ tự các mục như: Lời nói đầu, Khái niệm, Ý nghĩa và mục đích, Lịch sử hình thành "Hội nhà dê". Tiếp đến là nội dung của 5 chương (chương I: Nguyên tắc chung; chương II: Những điều cấm; chương III: Tổ chức và Tên gọi; chương IV: Kinh phí của hội; chương V: Tổ chức thực hiện) gồm 13 điều của Hội nhà dê. Phần cuối của ĐLHND là tên của những người có liên quan: Dương Hùng Dũng (soạn thảo), Nguyễn Ái (đánh máy và sửa văn bản), Võ Hùng (chịu trách nhiệm xuất bản và trình bày).
3 nhân vật này là những chức sắc của huyện, không hiểu các vị cho lưu hành quyển ĐLHND để làm gì, bởi nội dung của nó quả thực khó chấp nhận. Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn nội dung một số đoạn trong quyển ĐLHND, mà các vị chức sắc này đã "dày công" nghiên cứu:
Việc thành lập tổ chức "Hội nhà dê" là một yêu cầu bức xúc, nhằm để thống nhất ý chí và hành động của các thành viên (Lời nói đầu). "Hội nhà dê" ra đời là nhằm thống nhất hành động trong giới đàn ông con trai để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn (Ý nghĩa và mục đích). Xã hội loài người càng phát triển thì dê còn là một hoạt động có tính văn hóa, tính tổ chức rất cao, và do vậy "Hội nhà dê" ra đời, có mục đích, có điều lệ hẳn hoi, nó phù hợp với yêu cầu bức xúc của xã hội (đặc biệt là các thành viên của hội) và ngày sẽ càng lớn mạnh.
Hội nhà dê là một tổ chức xã hội mang tính nghề nghiệp và mang tính đặc thù riêng (Lịch sử hình thành "Hội nhà dê"). Tất cả thành viên của Hội nhà dê được quyền quản lý: giá, lém, luốc, vện, phèn, sút cán, lỡ thời... Giá là từ khi chồng chết đến khi mãn tang, lém là từ khi mãn tang đến 2 năm, luốc là từ 2 đến 4 năm, vện là từ 4 năm đến 7 năm, phèn là từ 7 năm trở lên, sút cán là có chồng mà bị chồng thôi hoặc thôi chồng nhưng phải có quyết định của tòa án cho ly hôn, lỡ thời là từ tuổi 25 trở lên mà chưa chồng (Điều 3).
Tất cả thành viên của Hội nhà dê được quyền dê các trường hợp sau: Dê đại lộ đi ra đường gặp 7 đối tượng nêu ở điều 3 dê liền; Dê bành trướng là bước ra khỏi cửa gặp 7 đối tượng trên dê liền (Điều 5). "Hội nhà dê" được hình thành 4 cấp: Trung ương hội, Tỉnh hội, Huyện hội, Tổ hội... (Điều 7). Tất cả thành viên của hội bất kỳ lúc nào và ở đâu nếu gặp dê phải chắp tay xá 2 xá và kính cẩn chào: Xin chào sư phụ! (Điều 8).
Hội nhà dê có nhiệm kỳ chung ở mỗi cấp hội là 5 năm đại hội 1 lần, nếu trong nhiệm kỳ có gì bất thường hoặc xuất hiện sự cố đặc biệt thì tổ chức đại hội bất thường... (Điều 9). Con dấu của hội được làm từ thân so đũa, khắc hình bầu dục, xung quanh có hàng chữ "Hội nhà dê" ngay ở giữa có đầu con dê. Dấu của hội chỉ sử dụng khi đóng vào các văn bản hoạt động của hội... Huy hiệu của hội cũng hình bầu dục ở giữa có đầu con dê, vòng ngoài hình tam giác đeo đúng góc nhọn và chỉ đeo khi làm nhiệm vụ của hội (Điều 11).
Nguồn kinh phí của hội do đóng góp tự nguyện của các hội viên và được các hội viên rút từ túi vợ nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật... Tài khoản của hội 00035. Kinh phí của hội được chi cho các hoạt động của hội, cứu trợ các thành viên và đối tượng của hội khi gặp hoàn cảnh đặc biệt, chi cho thi đua khen thưởng của hội (Điều 12). Điều lệ này được phổ biến rộng rãi, ai tán thành điều lệ hội, muốn tham gia vào tổ chức hội phải làm đơn để được tổ chức hội xem xét, thử thách trước khi đưa ra quyết định kết nạp. Lễ kết nạp phải tiến hành đơn giản nhưng nhất thiết phải nghiêm túc (Điều 13)...
Đọc những "điều khoản" trên, chắc chắn chị em phụ nữ sẽ bị sốc khi có thể bị liệt vào một trong các hạng như ở Điều 3 (giá, lém, luốc, vện, phèn...). Ai cũng biết, 5 sắc màu lông này thường dùng để ám chỉ cho loài động vật 4 chân mà cụ thể là loài chó (chó vá hoặc giá, chó lém, chó luốc, chó vện, chó phèn...). Chị em phụ nữ nghĩ sao khi có chồng, cha, anh, em, con, cháu mình tham gia "Hội nhà dê"?
Bài viết này trước hết nêu lên một vấn đề có thực, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn đọc.
http://www4.tintucvietnam.com/Xem-An-Choi/2004/5/47829.ttvn