hỏi về Lý thuyết trò chơi

Đậu Hoàng Quân
(silverwiza)

New Member
Các anh các chị có thể giải thích cho em rõ hơn 1 chút về cái Lý thuyết này được ko ạ ? Em mới đọc qua mấy bài báo nói về cái này nhưng trong đó ko có giải thích rõ ràng . Nếu em ko nhầm thì đây là giải nobel kinh tế 2005 . Nếu có thể , giải thích cho em mô hình kinh tế và ứng dụng của nó được ko ạ .

Thx
 
Hình như chúng nó bảo rằng không được tin tưởng bất kỳ thằng nào.
Một ví dụ điển hình là có hai thằng kẻ cướp bị bắt.
Nếu cả hai thằng không nhận tôi, không co chứng cứ, cả hai được xử trắng án.
Nếu cả hai thật thà khai báo thỉ mỗi thằng nhận 3 năm.
Nếu một thằng nhận tội, thằng kia ngoan cố thì án tù sẽ tương ứng là 1 năm và 8 năm.
Người ta chứng minh la đa số trường hợp chúng no không tin tưởng lẫn nhau va đều khai để nhận 3 năm.
Đại loại như vậy, không phải dân trong nghề, nếu sai sót không chiu trách nhiêm!!! :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chậc , cám ơn anh Đức ... nhưng mà anh ko giải thích rõ hơn chút được ạ ? T_T . Có ai giải thích thêm cho em được ko ... hay là gợi ý xem nên đọc cuốn sách nào có liên quan được ko ạ ? . Em mới là beginner về Kinh tế , đang muốn tìm cảm hứng cho môn này .
 
Bạn có thể mua cuốn" lý thuyết trò chơi trong kinh doanh" có bán ở hiệu sách. Cuốn đó đọc khá hay và dễ hiểu:)
 
Trinh minh Duc đã viết:
Hình như chúng nó bảo rằng không được tin tưởng bất kỳ thằng nào.
Một ví dụ điển hình là có hai thằng kẻ cướp bị bắt.
Nếu cả hai thằng không nhận tôi, không co chứng cứ, cả hai được xử trắng án.
Nếu cả hai thật thà khai báo thỉ mỗi thằng nhận 3 năm.
Nếu một thằng nhận tội, thằng kia ngoan cố thì án tù sẽ tương ứng là 1 năm và 8 năm.
Người ta chứng minh la đa số trường hợp chúng no không tin tưởng lẫn nhau va đều khai để nhận 3 năm.
Đại loại như vậy, không phải dân trong nghề, nếu sai sót không chiu trách nhiêm!!! :D

Cái này là tình thế lưỡng nan của người tù, như này cho dễ hiểu :
Chẳng hạn hai kẻ cướp bị bắt và bị đưa vào hai phòng khác nhau để tra hỏi, xảy ra các trường hợp :
-Nếu cả hai cùng không khai thì chỉ bị tù 1 năm do khó định tội.
-Nếu cả hai cùng khai thì sẽ cùng chịu tù 5 năm.
-Nếu một người khai, một người không khai thì người khai sẽ được hưởng khoan hồng là tù 3 năm, còn người kia bị tù 10 năm vì ngoan cố.

Nếu bạn là một trong hai kẻ cướp bạn sẽ chọn cách nào?
Bạn sẽ chọn cách tốt nhất và ít rủi ro nhất. Nếu bạn định không khai thì lại sợ người kia khai ra và mình sẽ chịu tù những 10 năm. Nếu bạn khai thì bạn nghĩ rằng biết đầu người kia sẽ ngoan cố không khai và hắn sẽ chịu 10 năm và bạn chỉ 3 năm, còn nếu người kia cũng khai thì bạn cùng lắm chỉ bị 5 năm mà thôi.
Đây chính là tình thế lưỡng nan của người tù và kết quả là cả hai tên cướp đều khai.

Giá như cả hai tên đó đã cấu kết trước với nhau rằng cùng không khai thì sẽ chỉ phải chịu tù một năm.

Nguyên lý này cũng được các nhà kinh tế lý luận trong "độc quyền tập đoàn". Các công ty đang có mức giá và sản lượng cân bằng. Nếu 1 công ty tăng giá =>các công ty khác không tăng, kết quả là cty đó không những kô thu được lợi nhuận mà có khi còn thua lỗ. Nếu công ty đó giảm giá bán thì các doanh nghiệp khác cũng giảm giá theo, kết quả là lợi nhuận tăng thêm không đáng kể. Đây là nguyên nhân mà mức giá trong độc quyền tập đoàn kém linh hoạt.
Nguyên lý này giống tình thế lưỡng nan của người tù, nếu như các doanh nghiệp cấu kết với nhau cùng thông nhất mức giá cao thì sẽ thu được lợi nhuận cao.

Nguyên lý này còn được ứng dụng ra rất nhiều trường hợp khác trong cuộc sống như tranh chấp giữa các quốc gia, mâu thuẫn chính trị, xung đột vũ trang giữa các nước, chi phí cho chiến tranh....

Lý thuyết này được John von Neumann và Oskar Morgenstern nêu ra năm 1944 và được Robert J. Aumann và C.Shelling hoàn thiện năm nay (đoạt Nobel kinh tế).

Nếu bạn theo các ngành kinh tế, bạn sẽ có dịp được tiếp xúc với nguyên lý này!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thx :D em đã ngộ ra được 1 chút , để về em đọc thêm sách , có zi` khó sẽ hỏi thêm :)
 
Back
Bên trên