Hỏi về giải pháp kinh doanh. Mong mọi người giúp.

Nguyễn Hồng Hạnh
(Nguyen Hong Hanh)

Thành viên (sai email)
Chào anh chị và mọi người!
Em có phải làm một bài tiểu luận đưa ra giải pháp cho một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. Do chính sách nhà nước có nhiều thay đổi cùng với những hậu quả do lượng lưu thông quá lớn xe máy , đặc biệt ở các thành phố lớn nên thị trường xe máy có nhiều biến động gây hậu quả không tích cực tới các doanh nghiệp phân phối các sản phẩm này. Vậy giả sủ anh, chị hay bạn là giám đốc doanh nghiệp tư nhân đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? Làm sao vừa đảm bảo thu hồi vốn lượng xe còn tồn đọng đồng thời đưa ra giải pháp kinh doanh trong những năm tới. Thêm một thông tin nho nhỏ: hiện công ty đăng kí dưới danh nghĩa là công ty thương mại và dịch vụ và có trụ sở tại Hà Nội.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị cũng như bài thảo luận về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn mọi người.


honghanh
 
Bài này do anh hcg trả lời bên box Kinh tế o trang www.ttvnol.com:

hỏi nhầm box rồi hh nên sang box Marketing hỏi thì hợp hơn. Đây là câu hỏi về kinh doanh và marketing chứ không phải câu hỏi về Kinh tế.
Tự nhiên đặt mình vào vị trí giám đốc bất đắc dĩ này thì phải làm thể nào, khó qúa nhỉ.
Xét trên khía cạnh Marketing thì sẽ phải làm sao bán được hàng nhanh, và thu hồi vốn sớm để quay vòng. Nếu muốn bán được hàng nhanh, thì phải tìm ra thị trường để bán. CP cấm đăng ký mới xe máy ở các Tp lớn như HN, thì nghĩ ngay cách marketing nó về các tỉnh thôi. Xét thấy cty này cũng là cty kinh doanh TM dịch vụ có trụ sở ở HN, ta nghĩ đến việc đẩy tạm nó qua Lào hay Cambốt, đổi lấy hàng gì đó của nước bạn mang về bán lại trong thị trường nội địa nước ta. Để bán được nhanh mấy cái xe máy Tầu ở huyện xã ngoại thành vùng sâu vùng xa thì có thể đa dạng hoá phương pháp thanh toán cho bà con. Thứ nhất có thể liên kết với NH nông nghiệp chi nhánh các địa phương, để họ đứng gia bảo lãnh hoặc thu tiền trả chậm (nếu bán xe máy dưới hình thức thanh toán trả chậm). Thứ hai có thể bán xe dưới hình thức thu mua nông/hải sản phẩm trả lại bằng xe (với điều kiện nông/hải sản này Cty của tôi có thể bán lại có lãi trên thị trường nội địa hoặc có thể chế biến qua để đẩy sang thị trương Lào, Cambôt, Tầu hay nước thứ tư). Đặc trưng của Cty là cty thương mại dịch vụ là có thể kinh doanh trên nhiều mạng khác nhau, kể cả chế biến và XNK nên điều này là khả thi, và làm được. Các thứ ba, là quảng cáo bán xe đại hạ giá, với discount lớn, để các cty khác luộc lại lô hàng này. Cách thức cuối cùng có vẻ hơi khó thực hiện ở VN, là tổ chức bán đấu giá, mời mọi đối tượng có nhu cầu tham gia--->mất thời gian và không sure là bán được hết, bù lại, có cơ hội quảng cáo cho Công ty.

Xét về mặt định hướng chiến lược kinh doanh, thì phải nhìn xem thị trường kinh doanh năm tới có thể có biến động gì không, bác Lê Đức Thuý có bình luận gì về quan điểm NHNN đối với tỷ giá VND/USD không, xem chú Tầu có định kìm giữ tỷ giá thấp như hiện nay hoặc thấp nữa hay không. Ngoài ra cũng phải xem xu hướng dân ta thích sài tiền như thế nào. Xe máy tầu khó bán thì nay ta tính xem chuyển sang kinh doanh xe đạp điên. Dân ta ngày càng có nhiều tiền để đi chơi golf và xe hơi loại xịn, thì công ty chuyển sang kinh doanh sản phẩm phục vụ cho giới chơi quý tộc ở nhà, như các golf sets loại xịn nhất, phụ kiện đi kèm, đồ thời trang phục vụ cho việc đi chơi luyện tập thể thao này. Xem vốn ta trường đến đâu, nhập về mấy cái xe xịn để bán đấu giá cho các thanh niên ưu tú sử dụng.... nói chung là rất nhiều kế hoạch khác nhau, phải có tiền trong tài khoản, hỏi mấy chiến hữu cũng đang trong hội làm ăn, và các bằng hữu đang làm ở các nới khác,.... thì mới có thể có được các dự báo hợp lý về kinh doanh cái gì, làm ra sao.


honghanh
 
Thực ra để trả lời cho nó "sát thực" thì rất khó, chứ nếu xét trên mặt lý thuyết thì không nói làm gì.

Mua bán với nông dân - hãy cẩn thận! Đây là nhóm khách hàng không ổn định. Ờ thì cho họ vay trả chậm, nhưng lỡ năm tới mất mùa, thiên tai hay giá nông sản mất giá thì làm sao mà thu hồi được vốn?

Nói chung cứ ăn chắc mặc bền thì hơn. Nếu có làm mấy cái trò khuyến mãi hay trả chậm thì nên "liên kết" với một ai đấy để lỡ có việc gì còn biết tìm ai mà gõ đầu. Ví dụ: có thể liên kết với một chi nhánh Ngân hàng nào đấy thực hiện chương trình khuyến mãi, bán hàng trả góp. Thì mọi trách nhiệm đổ hết lên đầu thằng ngân hàng, tuy mình có thiệt đi một chút.

Giải quyết tình thế:

Tất cả đều quy về tiền: bán ra với giá rẻ bất ngờ luôn luôn là giải pháp đúng đắn. Lúc đấy người mua sẽ mò đến mua, cũng có thể là sẽ xuất hiện nhiều "con buôn" thấy hời bỏ tiền lao vào "ôm hàng" để kiếm lời. Chiêu bài dùng tiền làm giải pháp gần như đảm bảo cho em 100% thành công (chỉ có điều em nên biết xác định đúng giá bán cần thiết). Nhiều người bảo "bán rẻ chúng nó cũng không mua" - thực ra là chưa rẻ đến mức người ta mua. Thị trường nước ngoài thì có lẽ còn khó tính chứ thị trường VN khá nhạy cảm với hàng rẻ tiền.

Cũng chả phải lo nghĩ trao đổi hàng nông sản làm quái gì, cái đấy để thằng khác lo - không phải việc của mình. Vì quy cho cùng... tất cả đều là tiền cả mà. Nếu mà em đã học Economics thì sẽ có khái niệm alternative cost. Vậy giả sử em có thực hiện việc đổi hàng với nông dân thì... đó là 1 business hoàn toàn khác, và cái chênh lệch giữa giá bán trực tiếp cho người nông dân với cái giá siêu rẻ là lợi nhuận thu được từ một khoản kinh doanh hoàn toàn khác. :) Nếu mà em làm được cái này thì em mở quách thêm một chi nhánh chuyên kinh doanh hàng nông sản. Chính vì thế, nếu xét trên một tầm cao thì người đưa ra giải pháp này không sáng suốt cho lắm, vì để giải quyết một bài toán khó anh ta lại đưa ra một bài toán khó khác - tiêu thụ hàng nông sản.

Tất cả mọi việc nên quy về tiền! Đừng ôm đồm (ôm nhiều việc vào thân)!

Giải quyết lâu dài:

- Phát triển mạng lưới tiêu thụ rộng lớn - bằng cách mở các đại lý tại các tỉnh;
- Để cạnh tranh được với các đối thủ khác thì mình cần "thu phục" được các đại lý giỏi, tiềm năng, giữ được quan hệ tốt với các đại lý này, bởi vì không phải đại lý nào cũng có thể bán hàng tốt. Có thể tuyển riêng các nhân viên nữ có giọng nói thuyết phục làm việc với các đại lý.
- Việc vận chuyển nhiều nơi với số lượng ít sẽ đội giá thành lên nên rất quan trọng trong việc xây dựng phương thức cung ứng hàng - effective communications. Vận dụng bài học ở trên: đồng tiền có thể giải quyết được tất cả mọi thứ! Không nên tính sát sao quá - thực hiện có thể là sát sao, nhưng lên kế hoạch phải thóang, để luôn luôn có thể vượt kế hoạch!
- Ngoài việc quản lý việc cung ứng hàng hóa cho hợp lý, cũng cần vận dụng kiến thức linh hoạt trong việc quản lý việc lưu chuyển vốn. Việc có trong tay hàng chục, có khi hàng trăm đại lý thì việc quản lý đồng vốn là vô cùng quan trọng. Việc quản lý đồng vốn cần đảm bảo 3 yêu cầu: an toàn, minh bạch và tiên định. Đây là yếu tố khá quan trọng để cạnh tranh với những công ty khác cũng thực hiện phân phối cùng một mặt hàng. Nhiều công ty có thể thực hiện việc phân phối rất tốt, tiêu thụ ầm ầm, nhưng quản lý tài chính không chặt dẫn đến đổ vỡ.

Chi tiết thì em nên tự viết lấy.
 
Cảm ơn anh Thành nhé.. Chắc em phải chuyển sang nghiên cứu một công ty khác rồi vì ông thầy yêu cầu DN tìm hiểu là DN sản xuất. Anyway, cám ơn anh rất nhiều...Chúc anh vui vẻ..
 
Back
Bên trên