[Hỏi] Ý nghĩa của tranh Đông Hồ ?

Nguyễn Minh Trung
(Nguyen Minh Trung)

New Member
Mọi người :), chuyện là em mua một bộ tranh Đông Hồ để tặng cô giáo người Pháp chuẩn bị về nước và nghĩ là cần phải diễn giải chú thích ý nghĩa của một vài bức tranh trong đó cho cô giáo hiểu. Nhưng thú thực là mảng này thì em không biết :)( tội lỗi với dân tộc) nên phải lên đây cầu cứu mọi người. Ai biết thì giải thích hộ, nếu bằng ... tiếng Pháp thì càng tốt :D. Xin chân thành cảm ơn :). (Thực ra em cũng biết lờ mờ, nhưng với văn hóa của dân tộc mà nói lơ lớ thì có tội 2 lần, em không dám :()

Một số bức tranh Đông Hồ sưu tầm được trên mạng

Lợn độc

P0004809.jpg



Thợ bừa với con trâu

P0004810.jpg



Đám cưới chuột

damcuoichuot.jpg



Trê và cóc

P0004811.jpg



Gà mái và đàn con

P0004813.jpg


Đàn lợn

P0004812.jpg



Trống mái và đàn con

P0004814%281%29.jpg



Lợn ăn lá khoai

P0004815.jpg



Thày đô cóc

P0004808%281%29.jpg


Em bé cưới trâu thả diều

P0004804%281%29.jpg



Múa rồng

P0004834.jpg



Múa lân

P0004833.jpg


Hứng dừa

P0004830.jpg


Đánh ghen

P0004820.jpg



Cưỡi voi

P0004805.jpg


Thầy đồ cóc

P0004808%281%29.jpg



Vinh hoa (Em bé ôm con gà trống)

P0004829.jpg



Phú quý (Em bé ôm con vịt)

Tại sao ôm gà là vinh hoa, ôm vịt lại là phú quý nhỉ ?

P0004822.jpg


Cá chép

P0004825.jpg

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, không dám nhận là biết nhiều nhưng mà chị cũng gọi là có ý kiến để em Trung tham khảo thôi. Chị nghĩ là em ko nên chỉ giài thích ý nghĩa rời rạc từng bức tranh mà nên nói lên những nét chung thôi, như bối cảnh này, rồi thì tư tưởng chung xuyên suốt các bức tranh Đông Hồ. Theo chị thì khi nói về tranh Đông Hồ với Tây em nên nói về 2 khía cạnh: thứ nhất là chất liệu của tranh ( đó là cái tương đối đặc biệt so với các loại tranh dân gian khác). Chắc em google cũng biết rồi, tranh Đông Hồ chất liệu tự nhiên như màu đen từ than lá tre, màu xanh từ lá, v.v., được vẽ trên giấy điệp.
Thứ hai là tranh Đông Hồ mang đậm văn hóa dân gian, thể hiện qua nội dung tranh là các sinh hoạt đời thường và cuộc sống dân gian. Sở dĩ nó rất Việt Nam vì nó lột tả được cái văn hóa ruộng vườn làng xóm và cái sự thích quây quần của người Việt, các hoạt động dều là hoạt động tập thể. (đấu vật, chọi gà, chọi trâu, đám rước, múa lân...). Bên cạnh đó thì tranh Đông Hồ còn mang quan niệm về cuộc sống, mơ ước và các triết lí của người dân Việt Nam ví dụ như khao khát con đàn cháu đống ( mẹ con đàn lợn Âm Dương), rồi hòa hợp Âm Dương ( xoáy âm dương trên mình lợn thể hiện sự no ấm tròn đầy, rồi Vinh Hoa Phú Quý ( tại sao gà tại sao vịt thì chị ko biết hihi).
Ngoài ra, vì là văn hóa dân gian nên tranh Đông Hồ cón có tính hóm hỉnh, đôi khi là đả kích, ví dụ như " đám cưới chuột" ( Đả kích tệ nạn tham nhũng, chuột muốn làm đám cưới phải hối lộ cho mèo), " Thày đồ cóc" (sự dốt nát của nền giáo dục)," đánh ghen" ( bên cạnh nét hài hước có lẽ còn có sự đả kích chế độ đa thê :p), v.v.

Có lẽ thế thôi nhỉ, hihi, tiếng Pháp của chị bi bét lắm nên ko giúp em được. Mà tranh em tìm được đẹp nhỉ, nhìn rõ ràng là giấy điệp. Giấy bây giờ làm gì còn giấy điệp nữa đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em cảm ơn chị nhiều. Em sẽ tìm hiểu thêm theo hướng mà chị gợi ý, cũng là một dịp để hiểu thêm một nét văn hóa Kinh Bắc đặc sắc này. Còn giấy điệp, em thấy người ta vẫn bán từng bộ tranh Đông Hồ trên loại giấy mà nhà sản xuất ghi là giấy điệp, cũng thô ráp, màu hồng nhờ và được quét lên một lớp "điệp" lóng lánh, còn chính xác hay không thì em không rõ. :) Một lần nữa cảm ơn chị :).
 
"Thày đồ cóc" (sự dốt nát của nền giáo dục)
Chết mất, hic. Mời Thủy Anh đọc cuốn "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam" của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Hà Hùng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên