Không biết thi tốt nghiệp kiểu mới có gì khác ngày xưa không, nhưng những điểm cốt lõi chắc vẫn giống. Đây là một vài điều anh đúc kết được:
+ Cố gắng học tác giả tác phẩm, chí ít cũng nên nắm được năm sinh năm mất với những sự kiện chính trong cuộc đời của một nhà văn nhà thơ. Anh luôn quan niệm hiểu tác giả là đã hiểu được một phần tác phẩm rồi. Hơn nữa, cuộc đời của phần lớn mọi văn hào lỗi lạc cũng đều là những kiệt tác (hiển nhiên ngồi một chỗ uống cafe thì lấy đâu ra ông già với biển cả

); cho em ví dụ luôn:
http://artofmanliness.com/2009/08/11/the-hemingway-you-didnt-know-papas-adventures/
(Ernest Hemingway)
+ Với tác phẩm văn xuôi em cần nhớ chủ đề, đại ý, cốt truyện (nếu có), bố cục, các ý chính và dẫn chứng. Cá nhân anh thích thơ hơn nên lần nào đi thi được chọn anh đều chọn thơ. Phân tích thơ em cần suy nghĩ theo hai hướng: chiều dọc và chiều ngang. Bổ theo chiều dọc sẽ cho em chủ đề và tâm trạng xuyên suốt bài thơ, bổ theo chiều ngang giúp em hiểu được những nét cụ thể của tâm trạng đó. Khi phân tích theo hai chiều như vậy em cần bám sát vào nghệ thuật bao gồm cách chọn từ ngữ, gieo vần, âm điệu, thậm chí kể cả độ dài của câu thơ. (Lần anh thi rơi đúng đoạn Bên kia sông Đuống có câu dài câu ngắn). Đặc biệt, với thơ, yếu tố ý tại ngôn ngoại luôn luôn tồn tại. Có thêm điểm phần này rất dễ nếu em có thể liên tưởng tác phẩm với cuộc đời nhà thơ để hiểu thêm ông ấy đang ẩn ý điều gì, và xa hơn nữa là liên tưởng tới các tác phẩm khác. Ví dụ em phân tích thơ của Bác, có 4 câu 16 từ viết gì cho hết giấy bây giờ

Không đá qua các bài khác một ít có phải là có lỗi với môi trường không?
+ Cuối cùng, viết gì thì viết nhưng phải rõ ý và có bố cục. Nếu em biết mình đang viết cái gì câu với chữ sẽ ra rất tự nhiên. Cố tránh việc học thuộc văn mẫu xong viết ra (có liệt kê đến mai chắc cũng không hết tác hại)
Môn lịch sử luôn được phát đề cương, cố mà cầy thôi em

nhớ ý, nhớ từ khóa theo kiểu xương cá (chính trước phụ sau) rồi đến lúc đi thi em ... văn một chút là được

) Tuy nhiên, nếu em nói về chuyện hứng thú tìm hiểu lịch sử (đây là một chủ đề rất tế nhị và đòi hỏi sự chính xác cao độ cũng như khả năng biết cái gì nên nghe và cái gì không nên), anh xin được trích luôn câu mà cô giáo dạy Văn của anh từng nói: "Khi một người quay lưng lại với quá khứ, anh ta đã bắn đại bác vào chính tương lai của mình." Không phải đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra đã là tướng đâu em; trước khi đi theo Cách Mạng ông là giáo viên dạy sử đấy
