Trịnh Đức Minh
(minhdaubua)
Điều hành viên
Chắc mọi người cũng biết chuyện gần đây có em học sinh lớp 7 ở An Giang đánh thầy giáo bất tỉnh vì phản đối thầy xử phạt "không công bằng" (Xem thêm ở đây)
Ngày xưa học tại Ams cũng không ít lần một số trong chúng ta "bật" lại giáo viên để phản đối quyết định của gv, một số còn có thể tự hào về việc "bật" lại này, nhưng may là chưa ai đi xa đến mức "đấu tranh bằng hành động" như chú bé lớp 7 kia.
Tranh luận xem lỗi của trò hay của thầy cũng tốn lắm giấy lắm mực rồi, tự nhiên em chỉ muốn đặt ra một thắc mắc: đối mặt với những tình huống như thế này, giáo viên có thể làm gì?
Xin trích dẫn bài viết trên Vietnamnet:
Với trường hợp học sinh cá biệt, liệu có nên cho phép giáo viên bỏ qua mục tiêu "trường học thân thiện" để bảo đảm chất lượng bài giảng và công bằng cho những học sinh còn lại??
Ngày xưa học tại Ams cũng không ít lần một số trong chúng ta "bật" lại giáo viên để phản đối quyết định của gv, một số còn có thể tự hào về việc "bật" lại này, nhưng may là chưa ai đi xa đến mức "đấu tranh bằng hành động" như chú bé lớp 7 kia.
Tranh luận xem lỗi của trò hay của thầy cũng tốn lắm giấy lắm mực rồi, tự nhiên em chỉ muốn đặt ra một thắc mắc: đối mặt với những tình huống như thế này, giáo viên có thể làm gì?
Xin trích dẫn bài viết trên Vietnamnet:
Giáo viên 'tám không'
- Những học sinh cá biệt so với toàn trường có tỉ lệ rất nhỏ, nhưng các em nhiều khi, nhẹ thì làm rối loạn, nặng thì làm khuynh đảo cả nền nếp dạy và học của toàn trường. Ngặt nỗi, học sinh bây giờ có nhiều quyền, còn giáo viên thì lại trơ trọi một mình. Bên cạnh đó, còn gặp nhiều rào cản hữu hình hay vô hình.
Đó là những suy nghĩ của các giáo viên THCS trong hơn 100 phản hồi xung quanh sự việc "học sinh lớp 7 đánh thầy giáo ngất" ở An Giang.
Giáo viên "tám không"
Đúng là giáo viên hiện nay cũng có vài hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng của cơ chế thị trường như dạy thêm, nhận quà biếu của cha mẹ HS vào những ngày lễ tết... Rồi thiên vị người này, trù úm người khác. Nhưng phần lớn GV đều giữ tư cách, công bằng trước HS. Thường thì đã trách phạt HS là HS đó phải có lỗi.
Ở trên, nếu thực sự thầy Phục không giải thích lí do thì có thể vì lí do đã quá rõ ràng, cả lớp đều biết. Còn nếu có một số em cùng chơi nhưng thầy giáo chỉ phạt 1 em thì có thể ngoài việc chơi cờ, HS đó còn mắc thêm lỗi khác tiếp sau việc chơi cờ đó. (Em đó lỗi nặng hơn các em khác). Hơn nũa, đây mới chỉ là ý kiến từ một phía.
Có làm GV, mọi người mới hiểu được GV bây giờ nhiều khi khổ lắm:
- Không được đánh HS.
- Không được đuổi HS ra ngoài.
- Không được phạt HS đứng xó
- Không được quát mắng xúc phạm nhân cách HS
- Không được dùng điểm để phạt HS
- Không được phạt HS không cho học môn của mình
- Không đươc bắt HS viết 100 lần lời xin lỗi
- Không được bỏ bài không dạy khi giận dỗi ....
Chỉ khổ những GV phải đứng những lớp có quá nửa HS không muốn học. Ngồi trong lớp không ghi bài, không nghe giảng, không phát biểu xây dựng bài thì phải quậy thôi.
[lược bớt]
Hoàng Thanh Ninh (Hà Nội)
"Chúng tôi chẳng còn chút quyền nào..."
Tôi cũng là một giáo viên nghiêm khắc trước những sai phạm của học trò, sự nghiêm khắc này chỉ nhằm mục đích giáo dục các em, giúp các em nhìn ra những lỗi lầm của mình để sữa chữa. Nhưng quả thật đến lúc này thì tôi rất hoang mang, chúng tôi, những người thầy giáo không được tôn trọng và bảo vệ. Nhớ ại chuyện thầy Bình trước đây, vì không kềm chế được nên đã nhận hậu quả quá nặng nề, học sinh bây giờ có quá nhiều quyền, có quá nhiều chiếc ô che chở, còn chúng tôi thì lại trơ trọi một mình, chẳng còn một chút quyền nào với học sinh, không có gì che chở.
Đỗ Hồng Ân - Cần Giuộc - Long An
Với trường hợp học sinh cá biệt, liệu có nên cho phép giáo viên bỏ qua mục tiêu "trường học thân thiện" để bảo đảm chất lượng bài giảng và công bằng cho những học sinh còn lại??