Học đại học tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước

Đỗ Huyền My
(Sagittarius)

Điều hành viên
Thông báo về việc cấp học bổng ngân sách nhà nước năm 2003 cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tại nước ngoài

Thực hiện Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc xét cấp học bổng nhà nước năm 2003 cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tại nước ngoài như sau:

1. Mục tiêu đào tạo

Nhằm góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi từ các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) xuất sắc ở nước ngoài nhằm đào tạo tài năng trẻ phục vụ các chương trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật quan trọng của Nhà nước.

2. Đối tượng được đăng ký dự tuyển

Học sinh mang quốc tịch Việt Nam, từ Việt Nam đi học trung học phổ thông hoặc dự bị đại học ở nước ngoài, gia đình (cha, mẹ hoặc người bảo hộ) đang sinh sống tại Việt Nam.
Được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức quốc tế, trường đại học nước ngoài tuyển chọn đi học THPT tại nước ngoài và tốt nghiệp THPT của nước sở tại.

3. Số lượng học bổng, nước và ngành đào tạo

Năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo dành 5 học bổng cho các học sinh thuộc đối tượng nêu trên. Học bổng năm 2003 tập trung đào tạo về kỹ thuật - công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh tế và ngành đặc biệt mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm đào tạo, cử đi đào tạo ở một số nước phát triển sử dụng tiếng Anh.

4. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn

4.1. Điều kiện chung

Học sinh tốt nghiệp THPT có tư cách đạo đức tốt, có ý thức học tập để phục vụ đất nước, có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc và phấn đấu toàn diện, được trường đại học danh tiếng của nước phát triển nhận đào tạo.

Học sinh cam kết trở về làm việc theo sự phân công của Nhà nước sau khi tốt nghiệp. Phụ huynh của học sinh cam kết có trách nhiệm với con trở về nước công tác sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo, nếu không gia đình phải bồi hoàn mọi chi phí đào tạo.

4.2 Tiêu chuẩn:

a) Thành tích học tập:

Thành tích học tập chủ yếu được xét trên kết quả học tập A level (hệ thống giáo dục Anh), hoặc SAT (hệ thống giáo dục Mỹ):

Đối với học sinh học tập theo hệ thống giáo dục Anh:

Trong số từ 4 đến 6 môn học sinh phải học theo quy định của A level, tối thiểu phải đạt 3 môn xếp loại A, không có môn xếp loại thấp hơn C.

Đối với học sinh học tập theo hệ thống giáo dục Mỹ:

Học sinh phải đạt điểm SAT phần toán tối thiểu 680/800 và phần ngôn ngữ tối thiểu là 600/800.

b) Các thành tích khác:

Tham gia các cuộc thi ở các nước được xem xét cùng thành tích học tập.
Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm/người phụ trách của trường hoặc lớp được Hội đồng xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo.

c) Khả năng tiếng Anh:

Phải đạt ít nhất 6.0 IELTS hoặc 575 TOEFL.

d) Được một / một số trường đại học danh tiếng hoặc trường đại học có chuyên ngành được xếp hạng cao trên thế giới nhận đào tạo.

5. Nguyên tắc dự tuyển và xét tuyển

Chủ trương cấp học bổng này được thông báo rộng rãi đến học sinh và phụ huynh học sinh.

Hội đồng xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét so sánh năng lực và thành tích toàn diện của các thí sinh gửi hồ sơ đăng ký, xét duyệt thí sinh đặc biệt xuất sắc để cấp học bổng của nhà nước.

6. Hồ sơ và thời hạn

Đơn đăng ký dự tuyển học bổng nhà nước (không cần theo mẫu, nhưng cung cấp đầy đủ các thông tin về gia đình và bản thân, địa chỉ, điện thoại, e-mail để liên hệ, quá trình tuyển chọn, quá trình và thành tích học tập).
2 ảnh 4x6
Bản sao chụp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,
Bản sao chụp học bạ trung học phổ thông hoặc bảng điểm.
Bản sao giấy báo chấp nhận đào tạo của một/một số trường đại học (nên kèm theo tài liệu giới thiệu về trường đại học nhận đào tạo)
Bản sao giải thưởng quốc tế, quốc gia và các hoạt động khác (nếu có)
Một số hồ sơ khác sẽ báo sau cho thí sinh hoặc phụ huynh.
Các bản sao cần dịch và công chứng, đựng trong một túi hồ sơ, mặt ngoài của túi ghi “Hồ sơ xin cấp học bổng học đại học ở nước ngoài” và ghi danh mục các loại giấy tờ trong túi. (Hồ sơ không trả lại)
Hồ sơ gửi theo địa chỉ:
Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Văn phòng Đề án 322
Thời hạn nhận hồ sơ: đến hết ngày 12/8/2003 (nếu hồ sơ gửi qua bưu điện thì theo dấu của bưu điện)
Kết quả xét tuyển sẽ thông báo cho các thí sinh vào cuối tháng 8/2003.


KT Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng Trần Văn Nhung
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trong thông báo này không hề đề cập đến vấn đề tiền nong. Không biết ở Anh, Úc thế nào, chứ ở Mỹ, học 4 năm đại học ở các "trường đại học danh tiếng", mối năm học phí xấp xỉ US$35,000. Như vậy 4 năm, Nhà nước phải chi cho mỗi sinh viên khoảng US$140,000 => 5 em: US$700,000 (hơn 10 tỷ đồng VN). Đấy là chưa kể hàng năm Bộ lại phải "gánh" thêm 5 em nữa (nếu chính sách này vẫn được duy trì).

Bác nào học kinh tế hoặc am hiểu về vấn đề này, cho em hỏi vài câu:

1) Nhà nước lấy tiền này từ nguồn nào?

2) Đầu tư thế này có thích đáng không?

3) Lấy gì để đảm bảo sinh viên học xong sẽ về nước công tác? Liệu nhà nước có chính sách ưu đãi tuyển dụng đối với đối tượng này không?

Mong cả nhà chỉ giáo.

HM
 
Đỗ Huyền My đã viết:
mối năm học phí xấp xỉ US$35,000. ...

1) Nhà nước lấy tiền này từ nguồn nào?

2) Đầu tư thế này có thích đáng không?

3) Lấy gì để đảm bảo sinh viên học xong sẽ về nước công tác? Liệu nhà nước có chính sách ưu đãi tuyển dụng đối với đối tượng này không?
HM

Không phải dân KT, nên mạn phép nói càn

Không phải ai cũng vào/vào được các trường "danh tiếng". nhưng tính bình quân, mỗi năm chắc cũng phải khoảng $20,000

Các khoản tiền đó, là "kinh phí của nhà nước" dành cho đẩy mạnh đào tạo. Còn lấy ở đâu ra, từ các nguồn thu ở các công ty, đầu từ từ nước ngoài, hay các nguồn nào đó khác, nhưng thu thập từ đâu, nó cũng vào trong ngân sách nhà nước, rồi mới chuyển sang quỹ của MOET rồi chuyển ra nước ngoài.

- Đầu từ thế có thích đáng không? Nếu đầu tư đúng người, đúng chỗ thì thích đáng chứ. Nhìn ở quy mô nhỏ trong một gia đình, em ở nhà, có điều kiện cho con cái của em đi học ở những nơi có điều kiện tốt, với mục đích về sau này "xây dựng gia đình tốt hơn", đáng lắm chứ. Tất nhiên là học tập ở trong nước cũng có nhiều cái tốt, nhưng học tập được cả ở trong nước và nước ngoài, học tập được những cái tốt khác để đem về phát triển, cũng là điều đáng làm. Nếu sợ tốn tiền, không dám làm, thì sẽ không bao giờ có được.

- Làm thế nào để đảm bảo sinh viên học xong sẽ về nước? cái đó còn nhiều điều tranh cãi lắm, thử đọc bài Đi hu học không về nước là có tội trong board thảo luận nghiêm túc xem, nó không trực tiếp đi vào vấn đề này, nhưng cũng có liên quan.
Nói chung, ai đi học, theo diện học bổng của nhà nước, đều có cam kết là sẽ về làm việc cho một công ty nhà nước, sau khi học xong.
Còn việc phá vỡ cam kết, thì được liệt kê vào những nhóm khác rồi.

Việc nhà nước có nên có chính sách ưu đãi không? Cái này thực sự là còn tùy thuộc nhiều vấn đề. Nên thì có nên thu xếp công ăn việc làm, còn ưu đãi thế nào, phải phụ thuộc vào trình độ của người đó thế nào.

Nói là được lựa chọn, nói là đi học nước ngoài, nếu là người giỏi, thì sẽ không sợ không về kiếm được những việc tốt. Nhưng nếu là không giỏi, thì cũng tương đương với các người khác thôi.

Việc này nên xem xét đến các chính xác ưu đãi với người giỏi nói chung (kể cả học trong nước và nước ngoài) chứ không phải chỉ vì đi học nước ngoài mà đã là giỏi hơn hắn người khác.

:) chúc mọi người đều thành công, và tự tin vào bản thân mình, không cần lúc nào cũng phải trông chờ vào "chính sách ưu đãi" mới về để hưởng.

Nên nhớ, nhà nước cho bạn đi học nước ngoài, cấp rất nhiều tiền để học, ĐÃ là một chính sách ưu đãi lớn rồi, phải biết mình được ưu đãi, phải làm thế nào để xứng đáng với chính sách ưu đãi đó.
 
Em thay cai tieu chuan de duoc di cung noi len phan nao nguoi duoc di co xung dang hay ko roi (tat nhien la neu chinh sach ko co ke ho). Chuyen chinh phu ho tro kieu nay da duoc thuc hien o Thai Lan, ko chi cho dien sau pho thong, ma ngay ca o bac pho thong vao cac truong tu tai Mi (Thai scholars). Em nghi chinh sach cua ho co rat nhieu diem ho tro va khuyen khich hoc sinh tro ve nuoc sau khi tot nghiep da'ng duoc VN hoc hoi.
 
Mọi người đều tán thành chính sách này cả à?

Mình thì thấy Nhà nước ủng hộ việc sinh viên đi du học là quá tốt, chỉ không biết chính sách này có thực sự hiệu quả không thôi.

Không có điều kiện tìm hiểu ngọn ngành vụ học bổng này, nhưng đọc qua cái thông báo, thấy có nhiều điểm chưa chặt chẽ lắm, nên băn khoăn không biết những người đưa ra chủ trương này đã suy nghĩ thật thấu đáo chưa. Chỉ đơn cử một ví dụ nhỏ: riêng việc quyết định chỉ trao học bổng cho những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông ở nước ngoài mà không phải là học sinh học phổ thông trong nước đã đáng khiến người ta phải suy nghĩ rồi. Những chuyện lớn hơn, e rằng còn nhiều bất cập hơn.

Chả biết rồi có em nào trên HAO này giành giật được một suất học bổng thế này không. Mình mà là bác Nhung kia, có lẽ sẽ đem khoảng vài chục nghìn đô mở một trung tâm chuyên đào tạo con em tự đi xin tiền bọn tư bản. Cứ thuê mấy bác như bác Gấu đến luyện TOEFL, SAT, viết essays, hướng dẫn làm thủ tục... cho các em, biết đâu mỗi năm chẳng xuất khẩu được hàng chục em ra nước ngoài, mà không cần phải rút vài chục tỉ từ túi Nhà nước ra nộp cho bọn đế quốc. Mà kể cả không xuất khẩu hết, còn em nào ngoại ngữ giỏi, viết lách hay ho "tồn kho", để ở nhà nuôi vẫn tốt chán :mrgreen:

Nhà mình nghèo, học tập bọn Thái bọn Tàu chắc gì đã là thượng sách. Có bác nào đồng ý với mình không nhể? :lol:
 
So voi Vietnam, neu la dau tu nhu da noi o tren thi ko noi den giau ngheo, muc do dau tu cho mot suat hoc bong la nhu nhau. Em ko thay co gi la ko nen ko hoc tap ca.

Neu mo trung tam nhu chi My noi, thi e rang so luong xuat khau thi nhieu, ma so tro ve thi it. Neu di kieu tai tro hoan toan thi chuyen quay ve la cam ket roi.
 
Hê hê, hôm nay tranh thủ được nghỉ học, được nói tiếng Việt thả phanh, nên buôn chuyện với em My bé một tẹo cho đỡ phí :p

So voi Vietnam, neu la dau tu nhu da noi o tren thi ko noi den giau ngheo, muc do dau tu cho mot suat hoc bong la nhu nhau. Em ko thay co gi la ko nen ko hoc tap ca.

Chị cũng không phản đối chuyện đầu tư. Tuy nhiên, nếu đã học một tí tẹo về kinh tế, biết rằng resource là có hạn, thì nên đầu tư theo hướng nào đem lại hiệu quả cao nhất.

Còn nếu như quả thực nguồn vốn cho chính sách học bổng này là từ nước ngoài như kiểu VEF thì chả có gì phải bàn cãi cả.

Neu mo trung tam nhu chi My noi, thi e rang so luong xuat khau thi nhieu, ma so tro ve thi it. Neu di kieu tai tro hoan toan thi chuyen quay ve la cam ket roi.

Số lượng trở về nhiều hay ít thực ra chưa chắc đã phụ thuộc vào vấn đề cam kết hay không cam kết.

Chẳng hạn, có em nào tốt nghiệp ĐH xong lại được kiếm được một chân ở Microsoft hay Wall Street, thu nhập cao cao, thì chuyện hoàn trả lại tiền cho nhà nước chẳng phải là quá khó khăn. Tất nhiên, trong trường hợp này, nhà nước chẳng thiệt thòi lắm về khoản tiền nong, nhưng người thì e rằng không giữ được. Như thế thì khác nào nhà nước mình chọn người giỏi người tài để đầu tư, rồi cho bọn đế quốc hưởng lợi?

Nếu đã nói là muốn học bọn Tàu, thì theo chị có lẽ có nhiều cái đáng học hơn. Tuy chưa được tận mắt trứng kiến, nhưng qua nhiều nguồn tin, chị được biết ở các thành phố lớn bên Trung Quốc bây giờ có vô số các trung tâm luyện TOEFL, GRE... để chuẩn bị cho sinh viên xin học bổng ở nước ngoài. Nổi tiếng nhất có lẽ là trung tâm Tân Đông Phương ở Bắc Kinh. Trong số các giáo viên dạy chị tiếng Tàu bây giờ, đa số đều qua đào tạo ở trung tâm này cả, rồi đều được "nuôi" ở các trường "xịn" như Princeton, Columbia... Đấy là chưa nói đến chuyện Nhà nước TQ không hề phải bỏ tiền đầu tư vào các trung tâm này, mà chỉ hỗ trợ bằng các chính sách như thuế má, đất đai... Như thế chẳng phải là vốn ít mà lãi nhiều hay sao?

Hơn thế nữa, bây giờ, nếu hỏi các sinh viên này học xong muốn ở lại Mỹ hay quay về Trung Quốc, đa số họ sẽ trả lời rằng họ muốn về Trung Quốc. Lý do không phải là do họ có cam kết với chính phủ Trung Quốc, mà chủ yếu là do về nước, họ không những được "cống hiến" cho nước nhà, mà còn vì cơ hội được đãi ngộ về việc làm thậm chí cao hơn nhiều so với ở Mỹ.

Như thế, theo Quỳnh My thì mình nên học tập bọn Tàu ở điểm nào hơn?
 
Đỗ Huyền My đã viết:
Chị cũng không phản đối chuyện đầu tư. Tuy nhiên, nếu đã học một tí tẹo về kinh tế, biết rằng resource là có hạn, thì nên đầu tư theo hướng nào đem lại hiệu quả cao nhất.

Số lượng trở về nhiều hay ít thực ra chưa chắc đã phụ thuộc vào vấn đề cam kết hay không cam kết.

Em dang noi la hoc tap chuyen chinh sach, chu ko noi la chuyen dau tu nen hay ko nen, vi du sao cung ra thanh chinh sach roi, noi them cung ko thay doi duoc gi.
Vietnam theo em nen hoc tap Thai Lan vi chuong trinh Thai scholars cung no thuc su co hieu qua va nhung dien tien moi day o nuoc minh cung co diem giong hon la so voi kieu Trung Quoc. Trung Quoc qua lon, co hoi cung nhieu, chinh sach cung khac, VN co le chua phu hop doi voi duong loi cua trung quoc de ra (doi voi van de sau doi nghiep).

Em co nghe noi rang so di hoc sinh Vietnam minh duoc hoc bong la do so luong hoc sinh minh o Mi la chua nhieu. Neu mo lop day Toefl, SAT, cach dang ki, lam thu tuc giay to chuyen nghiep kieu Trung Quoc co the se co nhieu hoc sinh duoc nhan hon, nhung con cho hoc bong truc tiep tu cac truong chac se giam di, vi ca^`u giam. Dieu nay da xay ra doi voi hoc sinh tu mot nuoc Nam Mi.

Chi co khang dinh duoc la nhung nguoi di du hoc o Mi tu Trung Quoc la duoc ho tro tai chinh hoan toan ko, hay la tu tuc. Co le doi voi TQ van de nay ko phai la quan tam so mot nhu o VN.
 
Sorry. Browser bug. Nho bac admin xoa ho bai nay di voi .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chuyện với em My vui phết, nên chị nói tiếp nhá ;)

nguyen quynh my đã viết:
Vietnam theo em nen hoc tap Thai Lan vi chuong trinh Thai scholars cung no thuc su co hieu qua va nhung dien tien moi day o nuoc minh cung co diem giong hon la so voi kieu Trung Quoc. Trung Quoc qua lon, co hoi cung nhieu, chinh sach cung khac, VN co le chua phu hop doi voi duong loi cua trung quoc de ra (doi voi van de sau doi nghiep).

Trước hết, chị không nói là Việt Nam chỉ nên học Trung Quốc. Chị cũng công nhận là Việt Nam và Thái Lan có nhiều điểm tương đồng. Chị chưa có điều kiện tìm hiểu về chương trình Thai scholars mà em nói. Nếu có cái link nào giới thiệu về chương trình này, cho chị tham khảo được không? Chị search google rồi mà không thấy.

Tuy nhiên, có một điểm chị dám chắc là điều kiện kinh tế xã hội và vai trò của chính sách khuyến khích sinh viên du học đối với nền kinh tế của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam hơn là Thái Lan. Bởi thế, cái gì Trung Quốc đã và đang làm, Việt Nam không thể không lưu tâm nghiên cứu. Tất nhiên, như chị nói ở trên, nghiên cứu là một chuyện, học tập hay không lại là chuyện khác.

Chi co khang dinh duoc la nhung nguoi di du hoc o Mi tu Trung Quoc la duoc ho tro tai chinh hoan toan ko, hay la tu tuc. Co le doi voi TQ van de nay ko phai la quan tam so mot nhu o VN.

Chị đã thảo luận đề tài này với không ít sinh viên Trung Quốc, nên dám chắc là vấn đề du học và tìm kiếm học bổng đối với sinh viên Trung Quốc từ lâu vẫn là mỗi quan tâm số một, thậm chí còn "nóng bỏng" hơn cả ở Việt Nam.

Chị không khẳng định 100% sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ là được hỗ trợ tài chính hoàn toàn. Tuy nhiên, số lượng sinh viên được học bổng là không nhỏ, và tỉ lệ sinh viên này so với tổng số sinh viên Trung Quốc có lẽ cao hơn tỉ lệ này đối với sinh viên Việt Nam.

Hơn thế nữa, số lượng sinh viên Trung Quốc ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ lớn hơn rất nhiều so với số lượng sinh viên Việt Nam và nhiều nước khác chứng tỏ tính cạnh tranh (competitiveness) của sinh viên Trung Quốc cao hơn so với sinh viên các nước khác. Liệu điều này có thể phần nào được lý giải bởi việc họ được chuẩn bị một cách đầy đủ và chuyên nghiệp hơn về các yêu cầu và thủ tục xin học ở nước ngoài?

Em co nghe noi rang so di hoc sinh Vietnam minh duoc hoc bong la do so luong hoc sinh minh o Mi la chua nhieu. Neu mo lop day Toefl, SAT, cach dang ki, lam thu tuc giay to chuyen nghiep kieu Trung Quoc co the se co nhieu hoc sinh duoc nhan hon, nhung con cho hoc bong truc tiep tu cac truong chac se giam di, vi ca^`u giam. Dieu nay da xay ra doi voi hoc sinh tu mot nuoc Nam Mi.

Cái này thì chị không đồng ý lắm. Mặc dù phải công nhận rằng khi số lượng học sinh apply tăng lên, mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn, số lượng học sinh được nhận vào học và cấp học bổng chưa chắc đã giảm vì một số lý do sau:

Thứ nhất, số lượng sinh viên Việt Nam hiện học tại các trường ĐH nước ngoài tuy không nhỏ, nhưng xem ra vẫn chưa thấm tháp gì so với số lượng sinh viên từ các nước thuộc diện under-represented. Do đó, nguy cơ sinh viên Việt Nam trở nên không hấp dẫn đối với các trường ĐH ở Mỹ có lẽ còn rất xa.

Thứ hai, nếu nói rằng số lượng sinh viên Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu tiếp nhận sinh viên Việt Nam của các trường giảm, thì cần lưu ý rằng điều này cũng đúng đối với sinh viên các nước hiện còn under-represented khác như Thái Lan, Malaysia, Nepal, Ghana...

Thứ ba, ngày càng có nhiều trường đại học áp dụng chính sách need-blind đối với sinh viên quốc tế. Như vậy, nếu như học sinh mình thực sự xuất sắc, không cần tài trợ từ chính phủ VN, cũng vẫn có thể vào được những trường danh giá.

Thứ tư, khi một trường đại học ở Mỹ xét tuyển sinh viên, geographical distribution, thậm chí financial ability, không phải là tiêu chuẩn hàng đầu, mà cái người ta quan tâm nhất vẫn là học lực, biểu hiện qua standardized test scores & essays - cái mà đa phần học sinh Việt Nam mình còn yếu so với học sinh các nước khác.

Bởi những lý do trên, mặc dù việc hỗ trợ tài chính sẽ giúp cho việc sinh viên Việt Nam du học thuận lợi hơn rất nhiều, chính sách này chưa chắc đã đem lại hiệu quả tối đa. Thay vì việc mỗi năm giúp cho dăm bảy sinh viên ra học nước ngoài, nên chăng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sinh viên mình bằng cách cung cấp cho họ kiến thức và thông tin cần thiết cho việc xin học bổng trực tiếp từ các trường ĐH nước ngoài. Như vậy không những sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà nước, mà còn đem lại lợi ích cho đông đảo học sinh sinh viên hơn.

Hic, nói xa quá rồi. Túm lại là chị rất mừng khi nhà nước mình biết tạo điều kiện cho con em ra nước ngoài học tập để quay về "xây dựng Tổ quốc", nhưng có vài băn khoăn nho nhỏ muốn bày tỏ với cả nhà để mọi người cùng thảo luận cho vui thôi.
 
Đỗ Huyền My đã viết:
Trong số các giáo viên dạy chị tiếng Tàu bây giờ, đa số đều qua đào tạo ở trung tâm này cả, rồi đều được "nuôi" ở các trường "xịn" như Princeton, Columbia...

Cho em hoi ti', the tuc la may nguoi day van lam viec tai Mi a :mrgreen:

Em cung ko biet het duoc ve chuyen sinh vien TQ duoc ho tro hoc bong, vi hau nhu di dau ben nay em cung thay, neu o public schools thi khoi finaid cho hoc sinh quoc te, co may cai merit-based thong thuong ko cover het duoc cac chi phi; private thi hau het gap dua hoc sinh quoc te nao cung thay bon no dong tien (ko noi o nhung truong need-blind nhu Williams, va Middlebury). Ngoai ra em chua thay co dau hieu nao kha quan la ngay cang co nhieu truong tro thanh need-blind trong khi hang nam tuition van tang len vu vu.

Em van nhin nhan muc dich cua cac bac chinh sach nuoc minh la dau tu cho cac chau hoc tot de tro ve xay dung dat nuoc (theo dung muc tieu chinh sach). Neu em nao gioi nhu chi My noi lam o Wall Street ma gia dinh bi cac ba'c doi lai tien hoc ngay sau khi tot nghiep thi ko biet cac em co dam o lai xin cai loan tra truoc ko nhi.
 
Chị My về mở trường Đông Tây đại học đường ((c) Nguyễn Công Hoan), mời bác Cuốc bác Gấu bạn My về dạy. HỌc phí đòi bao nhiêu em cũng cố bán nhà bán cửa cho con theo học.
 
nguyen quynh my đã viết:
Đỗ Huyền My đã viết:
Trong số các giáo viên dạy chị tiếng Tàu bây giờ, đa số đều qua đào tạo ở trung tâm này cả, rồi đều được "nuôi" ở các trường "xịn" như Princeton, Columbia...

Cho em hoi ti', the tuc la may nguoi day van lam viec tai Mi a :mrgreen:

Không em ạ. Trong số mấy người đang dạy chị bây giờ, chỉ có 2 người Đài Loan đang dạy học ở Mỹ thôi. Số còn lại đều đang học sau đai học, tranh thủ hè này không về TQ được vì SARS mà ở lại đây làm việc kiếm tiền. Trong số này, đa phần đều được học bổng toàn phần, chỉ có 2, 3 người tự túc một phần hoặc làm TA. Nhiều người có cả anh, chị, em, chồng, người yêu hoặc bạn bè cũng đang được các trường có tiếng ở Mỹ nuôi cả.

Em cung ko biet het duoc ve chuyen sinh vien TQ duoc ho tro hoc bong, vi hau nhu di dau ben nay em cung thay, neu o public schools thi khoi finaid cho hoc sinh quoc te, co may cai merit-based thong thuong ko cover het duoc cac chi phi; private thi hau het gap dua hoc sinh quoc te nao cung thay bon no dong tien (ko noi o nhung truong need-blind nhu Williams, va Middlebury).
Công nhận là số sinh viên TQ đi theo diện tự túc ở các trường public khá nhiều, nhưng số lượng sinh viên được học bổng ở cả các trường public lẫn private cũng không nhỏ. Các trường need-blind đối với int'l students như Yale, Princeton, Harvard, Columbia, Williams, Middlebury... đều có SV TQ từ lâu, mà sinh viên VN mình ở mấy trường này mới có, và còn rất ít. Thậm chí các trường không phải need-blind như Amherst, Swarthmore, Dartmouth, Wellesley... cũng cho rất nhiều học bổng cho bọn TQ.

Chị hỏi không ít người rằng liệu có đông SV TQ đi học tự túc ở các trường top-notch không, hầu hết mọi người đều trả lời đại loại là: những đứa đủ giỏi để được các trường top universities hoặc top liberal arts colleges nhận đều thuộc diện "học sinh nghèo vượt khó" cả, rất hiếm ai con nhà khá giá, đủ tiền đóng gần bốn chục ngàn một năm. Như thế vấn đề ở đây không phải là cứ có tiền là được nhận, mà là làm thế nào để điểm đủ cao, viết essay đủ hay để xin được vào các trường như thế.

Ngoai ra em chua thay co dau hieu nao kha quan la ngay cang co nhieu truong tro thanh need-blind trong khi hang nam tuition van tang len vu vu.
Em My nghĩ vui quá. Nếu em hiểu được tình hình tài chính ở các trường thì sẽ không kết luận đơn giản là: học phí tăng lên thì aid sẽ giảm đi. Theo chị, học phí tăng không ảnh hưởng nhiều đến số lượng sinh viên được học bổng (do phần tăng lên ấy đã được những đứa phải đóng tiền, hoặc các nguồn khác gánh đỡ rồi). Hơn nữa, đối với một số trường, nhận được thêm càng nhiều SV quốc tế thì họ lại càng nhận được nhiều endowment, nên chính sách need-blind đối với int'l students sẽ ngày càng được nhiều trường áp dụng.

Trường Ams mính có em nào giỏi giỏi, cứ đi tấn công mấy trường giàu giàu, chứ bần cùng lắm mới phải đi xin tiền nhà nước. Gần đây tình hình kinh tế Mỹ xấu đi, nhưng những trường có nguồn tài chính vững chắc vẫn tiêu tiền không hết. Với mấy trường này, kiếm được nhân tài để cho tiền còn có ích hơn nhiều là đem tiền đi mua đất, trồng cỏ như Harvard hoặc quanh năm suốt tháng đập nhà đi xây lại như Princeton :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên