Hết giao thông đến lượt Bộ giáo dục và đào tạo!!!

Đàm Quang Trung
(nhócty2806)

Thành viên (sai email)
Các bác thông cảm ngồi ở nhà đang rảnh nên thấy cái j ngứa mắt nói luôn:nạn nhân tiếp theo của em là Bộ giáo dục và đào tạo
Thấy đâu bảo mấy năm nữa sẽ thi tốt nghiệp phổ thông để lấy điểm vào các trường đại học.Chẳng hiểu các bố nghĩ gì thi tốt nghiệp có 6 môn nhưng tính các môn thi đại học(trừ hẳn cho các ông ý cái vụ mấy môn năng khiếu)là 8 môn toán,lý,hóa,văn,sinh,sử,địa,ngoại ngữ.Trong mấy cái môn đó môn nào cũng khó nhăn,cần thời gian nhiều để ôn mà các ông chỉ cho 1 tháng.Trong khi như hồi trước khoảng thời gian đó chỉ phải ôn 3 môn.Mà còn cái vụ zan lận thi cử nữa,trường nào chẳng muốn học sinh trường mình đỗ cao vào đại học=>chắc chắn zan lận,xem tình hình bọn được cộng điểm năm nay thì bít.hơn nữa làm như vậy càng làm các trường đại học ức chế vì họ ko được chủ động trong việc tuyển sinh(ít ra hồi trước còn được chủ động việc trông thi và chấm thi).Không hiểu cải tiến hay cải lùi nhưng khổ nhất là mấy đứa học sinh tụi mình.
Đại học khổ vì mấy năm cải cách 1 lần đã đành,tụi THCS cũng ko kém.Mấy năm trước xét điểm tốt nghiệp vào các trường,năm vừa rồi thì lại trường nào tuyển trường nấy ra đề,năm sau thì lại xét điểm tốt nghiệp.Pó tay!Sách phân ban thì năm ngoái xuất bản được cho bọn lớp 10.Năm nay chỉ xuất bản cho lớp 11,lớp 10 bỏ=>các e lớp 10 lại học sách cũ.Ngu hết bít.Ko có xiền thì bảo bọn nó đóng góp hay phân phối cho các hàng sách ai lại làm cái chuyện đó.Nhiều vấn đề nữa,mọi người thảo luận tiếp...
 
Thêm thông tin này: Dự án cải cách sách giáo khoa có kinh phí ban đầu (chưa có phát sinh) là 1.000.000.000 USD
Cuối cùng cũng chỉ đảo chữ a xuống dưới, chữ e lên trên mà thôi! Cải lùi chứ cải tiến nỗi gì!
 
Em Linh chịu khó tìm dẫn chứng về con số em đưa ra
 
Nguyễn Việt Linh đã viết:
Thêm thông tin này: Dự án cải cách sách giáo khoa có kinh phí ban đầu (chưa có phát sinh) là 1.000.000.000 USD
Cuối cùng cũng chỉ đảo chữ a xuống dưới, chữ e lên trên mà thôi! Cải lùi chứ cải tiến nỗi gì!

Éo ơi [-x

Thế này cho bộ KH và CN xin 1/4 hoàn tất cái dự án vệ tinh việt nam cái nhờ!

Bác Nguyễn Minh Hiển với Bác Hoàng Văn Phong đều ra đi từ ĐHBKHN mà không chia sẻ được cho nhau tí nào à!!! b-)
 
Chắc là 1 tỷ đồng thoai chứ 1 tỷ $ thì bói đâu ra
 
Đàm Quang Trung đã viết:
Chắc là 1 tỷ đồng thoai chứ 1 tỷ $ thì bói đâu ra
1 tỷ chỉ đủ cho viết 3-4 quyển sách thôi anh ạ. Làm gì ít thế được. Cải cách cũng phải trăm tỉ :D
 
Kính gửi các bác!
Các khoản đầu tư đổi mới ở bậc phổ thông từ năm 2000 là gần 1 tỷ USD. Riêng năm 2003 kinh phí đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa lên đến 970 tỷ đồng (xin chú thích ~600 triệu USD).
Xin xem thêm chi tiết tại:
http://www.vtv.vn/vi-vn/VTV1/tieudiem/2004/11/31952.vtv
Năm 2004 có một đợt đổi mới to hơn của năm 2003 nhiều, tuy nhiên em chưa tìm ra số liệu cụ thể. Sẽ update ngay khi tìm được!

Có ai tiêu tiền giỏi như bộ GD-ĐT không? Tiêu tiền như thế, nhưng khi bị các ĐB Quốc hội chất vấn về chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã trả lời chung chung, sau đó nổi cáu (không nhớ rõ kỳ họp QH nào nữa, cũng gần đây thôi).

Mà nghĩ lại, đây không chỉ là chuyện tiền: Trẻ em, thế hệ tương lai của chúng ta sẽ ra sao với một nền giáo dục như thế? Cười ra nước mắt!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây lại là 1 cách bắt chước Giáo dục Tây! Các ông nhà mình cứ thấy cái gì hay là tường vào, thí nghiệm trên HS, hỏng thì kệ, được thì tuyên dương khen thưởng lẫn nhau, đêk thàm biết HS chết hay sống! [-x[-x[-x
 
Đọc báo Việt nam phải cẩn thận vì mấy ông bà viết báo cẩu thả về số liệu lắm. Kinh nghiệm của tôi là: ngay cả khi đọc 1 bài báo ngắn đăng trong các tờ báo VN, cũng có thể tìm được nhiều số liệu tự mâu thuẫn lẫn nhau! Để viết báo tốt cũng cần biết suy nghĩ logic và biết accounting, các bác viết báo ở nhà kém cả 2 mặt này.
Con số 970 tỷ VNĐ tương đương với 60 triệu USD thôi. Với mức chi hàng năm như thế thì 5 năm, tính từ năm 2000, chi phí sẽ ở mức 300 triệu USD.

Nguyễn Việt Linh đã viết:
Kính gửi các bác!
Các khoản đầu tư đổi mới ở bậc phổ thông từ năm 2000 là gần 1 tỷ USD. Riêng năm 2003 kinh phí đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa lên đến 970 tỷ đồng (xin chú thích ~600 triệu USD).
Xin xem thêm chi tiết tại:
http://www.vtv.vn/vi-vn/VTV1/tieudiem/2004/11/31952.vtv
Năm 2004 có một đợt đổi mới to hơn của năm 2003 nhiều, tuy nhiên em chưa tìm ra số liệu cụ thể. Sẽ update ngay khi tìm được!

Có ai tiêu tiền giỏi như bộ GD-ĐT không? Tiêu tiền như thế, nhưng khi bị các ĐB Quốc hội chất vấn về chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã trả lời chung chung, sau đó nổi cáu (không nhớ rõ kỳ họp QH nào nữa, cũng gần đây thôi).

Mà nghĩ lại, đây không chỉ là chuyện tiền: Trẻ em, thế hệ tương lai của chúng ta sẽ ra sao với một nền giáo dục như thế? Cười ra nước mắt!
 
NG Quang Hưng đã viết:
Đọc báo Việt nam phải cẩn thận vì mấy ông bà viết báo cẩu thả về số liệu lắm. Kinh nghiệm của tôi là: ngay cả khi đọc 1 bài báo ngắn đăng trong các tờ báo VN, cũng có thể tìm được nhiều số liệu tự mâu thuẫn lẫn nhau! Để viết báo tốt cũng cần biết suy nghĩ logic và biết accounting, các bác viết báo ở nhà kém cả 2 mặt này.
Con số 970 tỷ VNĐ tương đương với 60 triệu USD thôi. Với mức chi hàng năm như thế thì 5 năm, tính từ năm 2000, chi phí sẽ ở mức 300 triệu USD.
Ừ nhỉ! Xin lỗi! Nhưng con số 1 tỷ usd là do một quan chức bộ GD đưa ra, không phải là chuyện đùa đâu!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chính sách giáo dục Việt Nam không ổn định, chưa nhất quán và có nhiều điểm bất hợp lý. Đem lại tâm lý lo lắng không chỉ cho học sinh nói riêng và cả các bậc phụ huynh nói chung, nhất là trước các kỳ thi. Rồi bao tệ nạn này nọ: chạy điểm, học thêm, đủ các lò ra đời ..v..v.. Nếu tốn tiền mà giải quyết được thì tốt quá, nhưng đằng này [-(... Chỉ khổ dân đóng thuế :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy giáo dục nhà mình nó cứ bùng nhà bùng nhùng thế nào ý, cải cách nọ cải cách kia rồi lại thấy dư luận lên án, ...

Nói chung là linh tinh cả mãi chẳng đi đến đâu. Rõ khổ, chả biết bao giờ bằng cấp VN mới được công nhận tại các nước phát triển :D
 
Mô hình giáo dục và chương trình giáo dục/đào tạo là những vấn đề rất phức tạp. Ít khi có sự nhất trí về những vấn đề này trong toàn XH, ở đâu cũng vậy thôi.

Vấn đề cải cách giáo dục VN nằm ở chỗ khác kia: quy trình và cơ chế cải cách tù mù. Nếu người Việt có tầm nhìn rộng hiểu đúng vấn đề thì những sáng kiến của các nhóm nghiên cứu của BGD-ĐT sau được chuyển thành projects của BGD-ĐT phải được đem ra công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, phải có tranh luận XH về những projects đó (public debate) rồi từ đó rút ra những ý kiến sửa đổi bổ xung hoặc loại bỏ, phải có các cuộc hội thảo, thương lượng, tranh luận mổ xẻ chi tiết từng điểm trong những dự án đó với các đại diện của các nhóm sau đây: 1) giáo viên phổ thông, 2) giảng viên cán bộ nghiên cứu ở các trường ĐH, 3) phụ huynh học sinh, 4) sinh viên và học sinh; những người mà cải cách GD-ĐT ảnh hưởng trực tiếp tới. Ở VN có sự bất mãn cao, sự lãng phí rất lớn (tiền và thời gian) là do BGD-ĐT tự ý độc đoán đưa ra những thay đổi chẳng thèm quan tâm đến ý kiến của ai cả. Biến học sinh, giáo viên thành những con chuột thí nghiệm cho những sáng kiến vớ vẩn, sau khi áp dụng 1 thời gian thấy không thành công lại quay về mô hình cũ, sau khi đã đốt nhiều triệu đô và nhiều năm "giả nghiên cứu" (!). Vấn đề cải cách chương trình giảng dạy là 1 vấn đề khổng lồ, không thể làm được theo mô hình tập trung như hiện nay (giống như ngày xưa điều hành kinh tế bằng mô hình tập trung; dẫn đến 90% dân số suy dinh dưỡng vì đói kinh niên!), nên nghĩ đến mô hình cải cách như như chương trình mở mã nguồn, với sự tham gia đóng góp của một bộ phận lớn trong toàn XH chứ không phải là việc có thể làm được bởi mấy chục ông quân sư ngồi ở các trung tâm của Bộ.

Lỗi lớn cũng nằm chính trong sự thiếu hụt trong kiến thức, ý thức và sự kém tích cực của người dân. Người dân có 1 số công cụ để thay đổi tình hình nhưng ít làm gì có tính XD cả. Thứ nhất, ng dân có thể áp lực lên các đại biểu quốc hội người đại diện của mình để họ áp lực lên chính phủ. Thứ hai, có thể viết thư gửi lên BGD-DT, gửi lên đăng ở báo chí, internet, gửi lên QH, gửi lên ban cố vấn của chính phủ, vv. Thứ ba, có thể liên kết nhau lại thành các nhóm áp lực lên BGD-ĐT. Chẳng hạn, thành lập hội sinh viên học sinh độc lập (phi chính phủ, không liên quan đến Đoàn, Đảng, MTTQ, UBND, vv), thành lập hội phụ huynh học sinh (phi chính phủ), vv thông qua đó đưa ra những ý kiến tranh luận về những dự án cải cách của Bộ, hoặc chuẩn bị những dự án cải cách riêng của mình rồi gửi thẳng lên quốc hội, chính phủ, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, vv.

Việt nam cần một xã hội dân sự, cần hàng nghìn hàng chục nghìn tổ chức phi chính phủ, người dân thông qua các tổ chức này mới có ảnh hưởng và hạn chế sự lộng quyền của bộ máy hành chính. Hiện nay VN có mấy tổ chức như thế nhỉ ?
 
NG Quang Hưng đã viết:
Lỗi lớn cũng nằm chính trong sự thiếu hụt trong kiến thức, ý thức và sự kém tích cực của người dân. Người dân có 1 số công cụ để thay đổi tình hình nhưng ít làm gì có tính XD cả. Thứ nhất, ng dân có thể áp lực lên các đại biểu quốc hội người đại diện của mình để họ áp lực lên chính phủ. Thứ hai, có thể viết thư gửi lên BGD-DT, gửi lên đăng ở báo chí, internet, gửi lên QH, gửi lên ban cố vấn của chính phủ, vv. Thứ ba, có thể liên kết nhau lại thành các nhóm áp lực lên BGD-ĐT. Chẳng hạn, thành lập hội sinh viên học sinh độc lập (phi chính phủ, không liên quan đến Đoàn, Đảng, MTTQ, UBND, vv), thành lập hội phụ huynh học sinh (phi chính phủ), vv thông qua đó đưa ra những ý kiến tranh luận về những dự án cải cách của Bộ, hoặc chuẩn bị những dự án cải cách riêng của mình rồi gửi thẳng lên quốc hội, chính phủ, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, vv.
Việt nam cần một xã hội dân sự, cần hàng nghìn hàng chục nghìn tổ chức phi chính phủ, người dân thông qua các tổ chức này mới có ảnh hưởng và hạn chế sự lộng quyền của bộ máy hành chính. Hiện nay VN có mấy tổ chức như thế nhỉ ?

Bác Hưng ơi, mấy ông dân đen (cử tri) góp ý, đại biểu quốc hội góp ý, chất vấn ... --> cho vui, cho hào hứng và nhất là để quay ti vi thế thôi, chứ cũng chả làm gì được mấy ông bộ trưởng đâu. Rồi đâu lại vào đó, có "cơ chế" cả rồi, chuyện nào chuyện nấy đều có người quyết rồi!

Hội SV không thể tách rời được những tổ chức mà bác nói đâu, mà kể cả có tách thì cũng chỉ tách được về hình thức thôi. Nói thế này thì hơi bi quan, nhưng em nghĩ all là một mớ bùng nhùng, hỗn loạn nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau như 1 cái lưới (do có cùng quyền lợi), anh muốn cải cách dù chỉ một mắt lưới thôi sẽ động đến cả cái lưới.
Em nghĩ là phải làm rất từ từ, cắt dần các mắt lưới theo sự thay đổi tất yếu của kinh tế, xã hội (tát nước theo mưa!). Tỉ mẩn, nhẹ nhàng bóc tách từng mắt lưới một, nhiều người cùng bóc tách, cảm thấy tay hơi căng căng là phải dừng lại, nghỉ một lúc hoặc dùng phương thức gì đó nhẹ nhàng hơn, hoặc dừng hẳn lại chuyển sang bóc mắt lưới khác. Sẽ rất lâu, rất mệt, nhưng không thể xé được cái lưới cá thối um đấy ngay đâu!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chậc, đến chán, bởi nền giáo dục và y tế ko đựơc cải thiện, cái nước này còn chưa phát triển. Đọc bài mọi ng` thì biết, ai cũng bức xúc, nhg chừng nào còn chưa có thế hệ tụi mình lên thay thế, thì nó vẫn thế... đến chịu, mà chả biết làm thế nào :|
 
Nguyễn Trang Thư đã viết:
chậc, đến chán, bởi nền giáo dục và y tế ko đựơc cải thiện, cái nước này còn chưa phát triển. Đọc bài mọi ng` thì biết, ai cũng bức xúc, nhg chừng nào còn chưa có thế hệ tụi mình lên thay thế, thì nó vẫn thế... đến chịu, mà chả biết làm thế nào :|

Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa thì vẫn quét lá đa.

Thế hệ tụi mình không biết có cải thiện được nhiều không chứ chỉ sợ gánh nợ cho thế hệ trước tụi mình thôi :D

Mà hình như hiện nay, nợ của VN đạt khoảng 30% - 35% GDP của cả nước roài. Hình như chính phủ tiếp tục phấn đấu đạt chỉ tiêu của quốc hội khoảng 50% - 70% gì đó để vỡ nợ rồi xù nợ cho xong (như chú Bắc Triều Tiên ý :D)
 
Mà hình như hiện nay, nợ của VN đạt khoảng 30% - 35% GDP của cả nước roài. Hình như chính phủ tiếp tục phấn đấu đạt chỉ tiêu của quốc hội khoảng 50% - 70% gì đó để vỡ nợ rồi xù nợ cho xong (như chú Bắc Triều Tiên ý )

Anh Bình ơi, anh tìm những thông tin này ở đâu vậy, chỉ em với...em cũng muốn biết thêm 1 chút xíu về tình hình tài chánh của VN, tiếc là chưa tìm được 1 website nào mà tốt cả. Cám ơn anh trước nha.
 
Trần Thiên Phước đã viết:
Anh Bình ơi, anh tìm những thông tin này ở đâu vậy, chỉ em với...em cũng muốn biết thêm 1 chút xíu về tình hình tài chánh của VN, tiếc là chưa tìm được 1 website nào mà tốt cả. Cám ơn anh trước nha.

Cái này anh cũng không nhớ và anh cũng không dám chắc là chính xác. Anh lấy thông tin này hình như từ báo tuổi trẻ (Nhà báo nói là 34% thì phải), nhà báo bảo là vẫn nằm trong giới hạn cho phép (??? - Về lĩnh vực kinh tế anh không biết như thế có đúng không? Nếu sai thì chắc con số sẽ khác vì anh đọc cũng chỉ để biết thôi). Báo còn nói là chính phủ tiếp tục duy trì con số này trong khoảng "an toàn" mà anh cũng chả biết thế nào là an toàn.

Anh thấy nếu lương mình là được 20.000.000 một năm mà phải nợ khoảng 7-8 Triệu thì anh thấy cũng kinh :D

Thông tin này anh không đảm bảo là chính xác đâu đấy nhé :D tham khảo thôi!
 
Back
Bên trên