Hạnh phúc

Phạm Thị Hồng Nhung
(nhungph)

Điều hành viên
Hạnh phúc

Ta cùng hái những đứa trẻ
Giống anh như đúc, em thầm ghen
Anh đỡ hai giọt từ tay em đang khóc
Tay thứ ba, anh cuốn xoăn mái tóc.
Em thổi nhẹ.
Hạnh phúc là anh, em.
 
Bé này học Sinh học mà k0 biết á? hí hí Hạnh phúc mọc lung tung như quả nho, phải giơ tay ra mới hái để ăn hay làm rượu nho này. K0 có trái (của) tình yêu thì lấy đâu ra hơn 6 tỉ người hả bé? Các từ khác các bé chưa đủ nhớn để được giảng đâu :D
 
Hạnh phúc mọc linh tinh như quả nho?
Em vẫn chẳng hiểu gì cả
Ý của anh (chị) VĐL là thơ của chị Hồng Nhung thuộc trường phái siêu thực hả???
Nhưng mà ý của anh (chị) VĐL em lờ mờ đoán ra rồi đó :D
 
Bạn Linh phủ nhận toàn bộ bề dày tầng nghĩa trong sáng của bài thơ thế sao [-(

Giúp em Chi chút này..

Hái thì sao?
Chưa nói gì đến động tác hái, hay hái cái gì, mà xem hái từ đâu nhớ.

Cây á?
Cây thì bóng râm (*) toả rộng, tán lá xanh mướt rậm rạp, nồng độ oxi cao…

Rồi, còn thổi?
CO2 nuôi dưỡng cây… Biết thế, còn liên tưởng táo bạo hơn tí :p ?
Ừa, gió.. gió.. gió…

Rồi, thời tiết nóng bức thế này đứng dưới bóng cây tươi mát, lại hiu hiu gió thổi;
thế thì ko hạnh phúc sao được :D

---
Chú thích:
(*) theo Linh là dâm :D


Hí, nói đùa thế. Bài thơ giống như một bộ ghép mô-bi-lê. Các bộ phận của nó làm nên thế cân bằng của tổng thể, nhưng nếu như chỉ nhìn vào từng mảnh ghép rời rạc thì khó có thể tìm ra được trọng tâm của nó.

Tớ phân thân cái nhớ..
 
Tự trò chuyện với tác giả:

Tôi 1: Bài thơ có phần thô sơ với hình ảnh thơ chồng chéo tạo nên cảm giác về một hạnh phúc ghép cạnh hơn là tròn trịa, mượt mà. Hạnh phúc ấy có phải là hạnh phúc theo đúng định nghĩa của nó?
Tôi 2: Tôi ko tin vào việc định nghĩa hạnh phúc một cách khoa học. Thay vào đó, chúng ta có thể biểu hiện hạnh phúc qua hội hoạ, âm nhạc, thơ, etc. Như vậy hạnh phúc có thể đội nhiều cái lốt, và chúng ko nhất thiết phải tương đồng, thậm chí có thể hoàn toàn trái ngược nhau… Ngoài ra, ta ít khi cảm nhận hạnh phúc như một quá trình, mà thường dưới dạng những mảnh kí ức rời rạc. Vì vậy hạnh phúc trong bài thơ của tôi lộn xộn, ko tạo thành một bức tranh mosaic khớp kín.

Tôi 1: Hạnh phúc trong bài thơ dường như ko phải là hạnh phúc trọn vẹn vì nó có pha lẫn chút ghen?
Tôi 2: Theo tôi, cái ghen đó ko gieo mầm sự phá hoại mà là gia vị nồng cho hạnh phúc. Nếu ko có nó, hạnh phúc sẽ bớt đi tính đa chiều, sinh động và trở thành thứ hạnh phúc lí tưởng hoá.

Tôi 1: Tôi thấy có phảng phất ảnh hưởng từ Phật giáo và Thiên chúa giáo trong bài thơ, phải chăng tác giả có dụng ý đặc biệt khi sáng tác?
Tôi 2: Bạn tinh í quá, tôi nghĩ những gì hình thành và lưu truyền qua hàng nghìn năm thì thời buổi nào cũng có tính áp dụng cao :) Khi nghĩ đến những vấn đề cơ bản của cuộc sống như cái gốc của hạnh phúc, ko thể ko tham khảo những luồng tri thức thiên kỉ ấy được. Tuy nhiên, bài thơ của tôi tìm hiểu những quan niệm này trong thời hiện đại, nên cũng ko thể tách rời khỏi những quan niệm thay đổi về nữ quyền, cái tôi (cái đôi)..

Tôi 1: Nhiều hình ảnh trong bài thơ khá khó hiểu. Xin tác giả nói thêm về những lựa chọn về từ ngữ và hình ảnh thơ của mình.
Tôi 2: Tôi xin để dành sự giải nghĩa từng hình ảnh cho bạn đọc. Cảm nhận về hạnh phúc trong bài thơ mang tính cá nhân cao. Tôi nghĩ khó có thể áp đặt quan niệm về hạnh phúc của bản thân tôi cho bất kì ai. Tuy nhiên các bạn thấy, hạnh phúc của tôi rất cụ thể, nhưng cũng rất vu vơ. Có lẽ đây là điểm chung của tất cả các hạnh phúc.

Tôi 1: Xin cảm ơn những gợi í của tác giả.
Tôi 2: Bắt tay cái nào :p :p :p
 
Chỉ còn anh và em
Cùng chùm nho ở lại... :>
Dù hai người đợi mãi
Chùm nho vẫn còn xanh

(Thơ tình cuối mùa...nho! - MiL)

Hạnh phúc là đa chiều, nhưng cũng dễ hiểu như... chùm nho :>.
Và bởi vì ko phải ai muốn là được, nên dẫu có bao kẻ đi tìm muh... nho kia vẫn hãy còn xanh!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phân tích "anh Thơ" hay chàng Thơ của tác giả:
- Anh là người đàn ông "mang ti'nh hiện đại" cùng vợ hái...nho <=== pha^n co^ng đều. Công việc hái lượm này còn chứng tỏ 2 vợ chồng thơ sống ở thời công xã nguyên thủy, trong đó việc hái lượm là nghề kiếm tiền nuôi con chính.
- Giống anh như đúc --> chàngThơ có tính trạng trội hơn, ví dụ tóc xoăn (xem câu 4), da đen (chẳng hạn thế), răng khấp khểnh :D và mắt 1 mí (cũng chỉ ví dụ thôi).
- Anh đỡ từ tay em --> càng minh chứng rõ tác giả đặt bối cảnh thơ ở thời tiền sử, chưa có bệnh viện như bây giờ.
- Em khóc --> anh phải dỗ, anh đỡ 2 giọt --> ngôn ngữ thời cổ đại khó hiểu, thực ra cả câu có thể hiểu là em khóc còn anh Thơ lau nước mắt.
- Tay thứ 3??? :-? vô cùng khó hiểu nhưng thực ra có thể hiểu là chi (= chân + tay), vì hoàn cảnh trong bài thơ đã nói ẩn ý là lúc đó con người chân tay chưa phân biệt rõ :p
- Anh Thơ cuốn tóc? --> thực ra điều này phản ánh quan niệm thẩm mĩ Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo đúng như tác giả tự sự: Phật thường có tóc xoăn, Chúa Jesus tóc cũng dài và xoăn. Quan niệm này cũng hợp với tác giả :D
- Em thổi nhẹ, em thổi cái gì nhẹ???? có lẽ anh hái nho xong đưa cho em, em thổi cho sạch rồi ăn vụng chăng ?:D--> k0 thấy anh nói gì --> anh hiền
____
trong sáng chưa? :D

Kết luận: hạnh phúc của chị Nhung là một anh chồng biết yêu thương vợ con, đẹp zai và có từ 3 tay trở lên.

Quí độc giả sẽ hỏi tại sao tồi cứ bắt vợ chồng thơ nhà chị Nhung ăn nho. Tôi xin trả lời, vì táo lúc đó chỉ có trên thiên đường thôi0:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phải nói là em vẫn chưa hiểu thuốc phun ca ca diệt trừ zun như thế nào, siêu thực, siêu thực...

Cứ phải như thế này có phải là dễ hiểu không?


Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu tràn hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
 
Back
Bên trên