Hướng nghiệp

Trần Lương Thành
(tranluongthanh)

Member
Hướng nghiệp là vấn đề cần thiết và cần phải được quan tâm đúng mức.

Hiện nay,có nhiều học sinh không quan tâm tới hướng nghiệp,chọn trường ĐH theo ý bố mẹ,ý thích nhất thời,trào lưu,điểm chuẩn..mà không quan tâm tới ngành mình học ở trường ĐH như thế nào? Nhiều sinh viên ĐH,CĐ học chỉ lấy tấm bằng chứ không quan tâm tới những yếu tố để thành đạt với ngành đã chọn.Nhiều người sau khi ra trường phải làm trái nghề với ngành học..

Vì vậy,việc hướng nghiệp cho những bạn trẻ hiện nay rất quan trọng.
Tuy nhiên,như đã nói ở trên,vẫn còn nhiều bạn trẻ thờ ơ với vấn đề hướng nghiệp,liên quan lớn tới tương lai sau này của mình.

Làm cách nào để học sinh có thể định hướng được khả năng/đam mê/điều kiện để có thể chọn lựa ngành nghề phù hợp trong tương lai?
Hiện nay học sinh (biết tự lo cho mình) thường định hướng nghề nghiệp qua sách vở,tức là học giỏi toán thì thi khối A,làm về kĩ thuật..học giỏi Anh thì thi khối D.. Liệu cách định hướng đó có thực sự tối ưu?
Ví dụ cụ thể như là..em đây,mặc dù tìm hiểu khá nhiều về hướng nghiệp,nhưng vẫn cảm thấy như chưa tìm ra được nghề nghiệp mà mình sẽ an tâm gắn bó suốt đời.

Làm thế nào để phổ biến và phát huy thực tiễn của các sách/lớp/khóa học hướng nghiệp?
Các bạn trẻ nào có thắc mắc về vấn đề này hay nghề nghiệp dự định trong tương lai xin cứ hỏi.Các anh/chị có kinh nghiệm gì cũng xin được phổ biến cho các em tại đây.
Mọi người nghĩ sao về vấn đề này?

P/S:Topic này chỉ xoay quanh chủ đề hướng nghiệp và làm cách nào để hướng nghiệp hiệu quả,đề nghị mọi người viết bài không quá khuôn khổ nội dung của chủ đề này.
 
Thế này nhé, lí tưởng là cao đẹp, thực tại là đau buồn, em cứ tưởng tượng, lí tưởng nghề nghiệp của em rất cao, nhưng sau một thời gian học đại học, em sẽ thấy nó chán dần đi, đến khi em ra trường, cả một thế giới gai góc và kém hoàn thiện bày ra trước mắt, em sẽ thấy thật sự không đơn giản. Anh lấy ví dụ: em thích học ngành quảng cáo, nhưng thực chất ở việt nam ngành quảng cáo chỉ tồn tại ở đại học mĩ thuật, em có thừa ý tưởng nhưng kém hoa tay, nếu đó là lựa chọn cuối cùng, em sẽ đi học vẽ. Còn nếu các môn còn lại của khối a em đều ổn, liệu em có đeo đuổi ước mơ không, chưa kể với điều kiện thiếu thốn, cái ước mơ của em sẽ dần tan đi. Hay em chọn ngành học là y, vì lí tưởng nghề nghiệp chữa bệnh cứu người của em rất cao, nhưng do em thi khối a, em nghĩ dược cũng thế, em thi, em đỗ, khi học, em phát buồn nôn, em sẽ làm gì. Chính ra đeo đuổi ước mơ cho đến cùng cũng khó lắm em ạ
 
Thế này nhé, lí tưởng là cao đẹp, thực tại là đau buồn, em cứ tưởng tượng, lí tưởng nghề nghiệp của em rất cao, nhưng sau một thời gian học đại học, em sẽ thấy nó chán dần đi, đến khi em ra trường, cả một thế giới gai góc và kém hoàn thiện bày ra trước mắt, em sẽ thấy thật sự không đơn giản. Anh lấy ví dụ: em thích học ngành quảng cáo, nhưng thực chất ở việt nam ngành quảng cáo chỉ tồn tại ở đại học mĩ thuật, em có thừa ý tưởng nhưng kém hoa tay, nếu đó là lựa chọn cuối cùng, em sẽ đi học vẽ. Còn nếu các môn còn lại của khối a em đều ổn, liệu em có đeo đuổi ước mơ không, chưa kể với điều kiện thiếu thốn, cái ước mơ của em sẽ dần tan đi. Hay em chọn ngành học là y, vì lí tưởng nghề nghiệp chữa bệnh cứu người của em rất cao, nhưng do em thi khối a, em nghĩ dược cũng thế, em thi, em đỗ, khi học, em phát buồn nôn, em sẽ làm gì. Chính ra đeo đuổi ước mơ cho đến cùng cũng khó lắm em ạ

Cái ví dụ quảng cáo của bạn, không cần phải đi học vẽ, bây giờ có photoshop, đủ các loại digital devices để mà tạo các cấu trúc đẹp cho quảng cáo. Mình thiết nghĩ người sáng tạo ra những phương tiện này nghĩ là không nhất thiết phải đi học vẽ ở trường đại học mới làm quảng cáo được, và rất có thể họ cũng không đi học vẽ ở trường DH

Nói đến đây, mình nhớ đến cái mass email mọi người gửi cho nhau về cái speech của Steve Jobs, người sáng lập ra Apple Computer. Nếu mọi người đọc thì thấy ông ta trải qua rất nhiều khó khăn, rời khỏi DH chỉ sau một học kỳ, phá sản vv nhưng cuối cùng ông ta cũng vượt qua tất cả, tận dụng những kiến thức ông ta có và một lòng tin vững mạnh sáng tao ra sự nghiệp của ông ta.

Hay Mark Warner, một tốt nghiệp viên của Yale về luật, nhưng ông ta đầu tư vào một ngành công nghệ điện thoại di động, một cái rất mới thời bấy giờ. Sau 2 lần đầu tư không thành công và phá sản, nhưng vẫn tục duy trì, học tập những thất bài và sáng tạo những cái mới. Và cuối cùng ông ta trở thành 1 businessman thành công, là cựu thống đốc của bang Virginia và đang tranh cử cho tổng thống Mỹ năm 2008 này.

Những ví dụ mình nói ở đây, các bạn có thể nói là ngoại lệ, tuy nhiên nó nói lên một điều đó là sự cố gắng, kiên trì, và quan trọng nhất là tính sáng tạo đã giúp họ vược qua những rào cản mà xã hội hiện tại dựng nên, tạo nên cái gọi là "không thể được", bằng cách sáng tạo cái mới, mở mang những con đường mới.

Đúng, cuộc sống khó khan và gian nan, và đúng cố gắng thì không phải lúc nào cũng thành công nhưng có một câu nói mình ghi nhở đó là: "Làm thì có thể thất bại, nhưng nếu không làm thì chắc chắc sẽ thất bại."

Cho nên, chọn bất cứ ngành nghề gì, hay là nhận thấy mình chọn sai nghề hãy luôn luôn kiên định, và phát triển tính sáng tạo (hết sức quan trọng) để tư tìm ra cho mình con đường mới và thành công. Không nhất thiết đi học ngành kinh tế thì phải là nhà kinh tế, kỹ sư thì làm nghề kỹ sư đâu.


p/s: Mình sẽ nói thêm một số cách định hướng mình biết trong những bài viết tới. Chỉ là, trước khi định hướng cho nghề nghiệp, thì phải định hướng tinh thần chúng ta trước đã.
 
Hồi bé em mơ làm luật sư :))
VÌ xem trên phim thấy làm luật sư rất hay :))
Nhg càng lớn càng thấy là ở VN :)|
Luật sư ko đc như nc ngoài :)|
Nên vứt luân cái ý định ấy đi :))

Giờ em xác định sẽ làm kinh doanh :)
Có thể là mở 1 công ty về môi giớ vận tải chẳng hạn :)
 
Thế này nhé, lí tưởng là cao đẹp, thực tại là đau buồn, em cứ tưởng tượng, lí tưởng nghề nghiệp của em rất cao, nhưng sau một thời gian học đại học, em sẽ thấy nó chán dần đi, đến khi em ra trường, cả một thế giới gai góc và kém hoàn thiện bày ra trước mắt, em sẽ thấy thật sự không đơn giản. Anh lấy ví dụ: em thích học ngành quảng cáo, nhưng thực chất ở việt nam ngành quảng cáo chỉ tồn tại ở đại học mĩ thuật, em có thừa ý tưởng nhưng kém hoa tay, nếu đó là lựa chọn cuối cùng, em sẽ đi học vẽ. Còn nếu các môn còn lại của khối a em đều ổn, liệu em có đeo đuổi ước mơ không, chưa kể với điều kiện thiếu thốn, cái ước mơ của em sẽ dần tan đi. Hay em chọn ngành học là y, vì lí tưởng nghề nghiệp chữa bệnh cứu người của em rất cao, nhưng do em thi khối a, em nghĩ dược cũng thế, em thi, em đỗ, khi học, em phát buồn nôn, em sẽ làm gì. Chính ra đeo đuổi ước mơ cho đến cùng cũng khó lắm em ạ
Em không hiểu mục đích viết bài này của anh là về vấn đề gì,bởi nó không liên quan đến hướng nghiệp.
Phải chăng ý của anh là phủ nhận vai trò của hướng nghiệp bởi dù có hướng nghiệp đúng đắn thì khi "ra ngoài XH" cũng không tìm được nghề mình mong muốn?
Thế theo anh,ngoài hướng nghiệp ra thì biện pháp nào giúp con người định hướng được nghề nghiệp dễ dàng nhất?
P/S:Topic này chỉ xoay quanh chủ đề hướng nghiệp và làm cách nào để hướng nghiệp hiệu quả,đề nghị mọi người viết bài không quá khuôn khổ nội dung của chủ đề này.
Nói thêm là thảo luận thiên về tính khoa học,thực hành,áp dụng..không chê bai,bình phẩm về khái niệm "đời" như anh Nam định nghĩa ở trên.
p/s: Mình sẽ nói thêm một số cách định hướng mình biết trong những bài viết tới. Chỉ là, trước khi định hướng cho nghề nghiệp, thì phải định hướng tinh thần chúng ta trước đã.
Nhất trí trên tinh thần xây dựng.
 
1) Một phương pháp nhà trường có thể giúp học sinh hướng nghiệp tốp hơn đó là tăng số lượng môn học và cho phép học sinh tự lựa chọn môn học.

+ Học sinh có thể thử qua nhiều môn học như Investing (thị trường chứng khoáng?), Kinh tế, tâm lý học, nhiếp ảnh, forensics (đại khái như thu nhập thông tin của các crimes), luật, lịch sử (gồm rất nhiều subdivision như lịch sử Châu Âu, Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, African-American vv), kiến trúc vv để thử xem mình thích học với cái gì.

+Sự lựa chọn này không những giúp học sinh tìm ra cái mình thích, nhưng cũng có thể tìm ra cái mình tưởng mình thích nhưng mình thật sự không thích. Vd: mình từng rất thích sinh học, và nghĩ là sẽ thích hợp cho ngành y như bác sĩ, hay sinh vật học. Tuy nhiên sau khi học Anatomy and physiology...đại khái là học về cơ thể con người...mình mới nhận ra mình thật sự không thích học cho ngành này.

2) Kô chỉ có số lượng, nhưng phải có chất lượng (infrastructure and teachers quality) nữa vd:

+ Làm sao học sinh investing mà học và hiểu được thị trường chứng khoán nếu không có một chương trình chứng khoán ảo để mà thực tập. (Đại khái như là mỗi nhóm được sign up 1 cái account, có $100,000 lúc đầu rồi mua cổ phiếu...giá cả của thị trường sẽ như ngoài đời thật, chỉ khác là ảo)?

+ Làm sao sinh học viên có thể thật sự hiểu được cấu tạo của cơ thể con người và làm sao nó hoạt động nếu không có những cuộc giải phẩu thực tập trên những con vật có cấu trúc giống con người (như heo).

+ Giáo viên có trình độ chuyên môn và tân thời (phải được updated thường xuyên, cập nhập với những kiến thức mới mỗi hè).

2) Tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường với các cơ quan, công ty trong thị trường thật. vd:

+ Chương trình thực tập, cho phép học sinh đi theo một professional như luật sư, cảnh sát hay là y tá để học và biết xem trên thực tế công việc này ra sao.

+ Tạo điều kiện cho học sinh cấp III gia nhập một số chương trình của trường đại học như lấy lớp học, research teams vv để tạo cho học một thành lập một số kiến thức và kỹ năng về một ngành nào đó.


Đó là một số ý kiến hạn hẹp của mình...ai có những ý kiến khác, xin hãy post vào để mà chia sẻ với mọi người.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một phương pháp nhà trường có thể giúp học sinh hướng nghiệp tốp hơn đó là tăng số lượng môn học và cho phép học sinh tự lựa chọn môn học.
Theo em thì đây là phương pháp quan trọng nhất.Phương pháp này hiện nay được áp dụng rất tốt trong nền giáo dục của Anh.Thay vì phải học 11,12 môn như hiện nay,học sinh có thể chọn 3,4 môn trong số khá nhiều môn học cụ thể,liên quan trực tiếp đến ngành nghề cần đào tạo sau này.

Theo thiển ý của em,ngoài những điều anh Phước nói ở trên,em bổ sung 1 số phương pháp như sau (cho cụ thể từng ngành):

_Ngành sư phạm:
Cho học sinh thực hành đứng lớp để thuyết trình về bài giảng.VD như học sinh chuyên toán cấp 3 đứng lớp giảng về toán cho lớp học cấp 2 dưới sự giám sát của giáo viên,thay vì cuối ĐH mới bắt đầu đi thực tập.Hiện nay cách làm này khá phát huy hiệu quả ở khối phổ thông chuyên toán-tin ĐH Tổng hợp.Học sinh có thể tự nắm bắt,phát huy kiến thức của mình,đồng thời các kĩ năng sư phạm và hơn cả là niềm đam mê.

_Ngành nghiên cứu:
Việc thành lập đội tuyển ở các trường PTTH có thể sớm phát hiện và đào tạo nhiều học sinh có khả năng,tư duy để đóng góp cho khoa học sau này.Vậy thì tại sao chỉ dừng ở mức luyện làm bài tập,hay còn gọi là "luyện gà"? Những học sinh có tư chất đó cần được dạy cách học mở,tức là tự nghiên cứu,khám phá,nói nôm na là dạy học sinh cách suy nghĩ chứ không phải đưa bài mẫu cho họ để học thuộc.

_Ngành tài chính,chứng khoán..:
Như anh Phước đã nêu,đối với sv ĐH hay ngay cả học sinh cấp 3,cần tạo cho họ một môi trường ảo để thử sức và đúc rút kinh nghiệm,thay vì ôm đống sách vở lý thuyết.

Còn một số nữa nhưng mà chưa nghĩ ra :p
Thêm nữa,cần chú trọng vào những ngành mới và hiệu quả,thay vì chỉ gò bó trong những ngành nghề truyền thống.Rất nhiều bạn trẻ,thậm chí những người lớn tuổi,không biết chứng khoán,PR,quản trị mạng..là gì thì làm sao có thể định hướng nghề nghiệp cho con cái họ được?

Về chương trình hướng nghiệp hiện nay:
Hiện nay hướng nghiệp ở nước ta chủ yếu thông qua hình thức học nghê,tức là lớp 9 hay lớp 12 sẽ có 1 khóa học nghề để học sinh định hướng vào trường cấp 3 hoặc ĐH.Tuy nhiên,hầu hết học sinh thay vì coi trọng lớp học nghề đó lại chỉ tham gia với mục đích là "được cộng điểm tốt nghiệp".

Vì vậy,trước khi đưa chương trình hướng nghiệp vào áp dụng thì phải tuyên truyền đào tạo nhận thức,tư duy cho giới trẻ,truyền cảm hứng lao động sáng tạo,giúp họ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hướng nghiệp,thay vì chỉ biết cắm đầu vào học một cách vô hướng,hay chơi bời,cậy thế cha mẹ..
 
cái này rất bổ ích đấy chứ,nhưng mà hơi nhiều chữ quá :p ngại đọc

Thành đã viết:
Hiện nay hướng nghiệp ở nước ta chủ yếu thông qua hình thức học nghê,tức là lớp 9 hay lớp 12 sẽ có 1 khóa học nghề để học sinh định hướng vào trường cấp 3 hoặc ĐH.Tuy nhiên,hầu hết học sinh thay vì coi trọng lớp học nghề đó lại chỉ tham gia với mục đích là "được cộng điểm tốt nghiệp".
cái này rất đúng

ý kiến đóng góp:

Hướng nghiệp qua các trò chơi,ngày hội giúp các bạn trẻ thêm hứng thú
Phát sách hướng nghiệp miễn phí
Cho dạy ở trường phổ thông 1 môn gọi là giáo dục ngành nghề theo khả năng,thay cho môn GĐC hiên tại

Cho hỏi tí xíu: muốn làm lãnh đạo trong chính phủ thì phải theo ngành gì? thi ntn?
 
Trần Hoài Nam đã viết:
cái này rất bổ ích đấy chứ,nhưng mà hơi nhiều chữ quá :p ngại đọc


cái này rất đúng

ý kiến đóng góp:

Hướng nghiệp qua các trò chơi,ngày hội giúp các bạn trẻ thêm hứng thú
Phát sách hướng nghiệp miễn phí
Cho dạy ở trường phổ thông 1 môn gọi là giáo dục ngành nghề theo khả năng,thay cho môn GĐC hiên tại

Cho hỏi tí xíu: muốn làm lãnh đạo trong chính phủ thì phải theo ngành gì? thi ntn?
HỌc giỏi ngoại giao thì may ra ngoài 40t có 1 chân kha khá.
Các ngành khác xuất sắc thì ngoài 50t có 1 chân vừa vừa
 
hi chào đồng chí trần hoài nam tham gia HAO :D
còn theo em muốn làm lãnh đạo nhanh nhất là kiếm 1 con bé nào là con ông to , ở vn bi h mà ko có ô dù thì ko được
còn học thi tùy đông chí thui ,em nghĩ đồng chí nên có thêm cái " tư tưởng đảng " ( cái nè là bằng cấp ,còm cái đấy có sẵn trong máu đống chí rùi )
 
Em cũng muốn trở thành lãnh đạo thì theo như anh Hưng nói thì phải kiếm một anh con ông to ạ .Nếu như anh Nam đã có hướng làm lãnh đạo thì chắc chắn cũng phải là một người có năng lực trong việc lãnh đạo và có một mong muốn là giúp cho đất nc ta ngày càng phát triển phải ko ạ .Tại vì đấy cũng chính là lí tưởng của em khi xác định nghề nghiệp về sau cho mình :> :> :> :>
Thực chất là năm nay em mới vào lớp 10 nên ko nắm rõ lắm về vấn đề để làm gì ,đc đào tạo thế nào mới có thể trở thành một lãnh đạo .Nhưng qua một số tìm hiểu thì em dc biết là ở việt nam phải học khá nhiểu thứ từ quản lí ,luật ,triết .......... .
Cô của em còn bảo ,nếu em thật sự muốn làm lãnh đạo thì trước hết phải làm kinh tế và quản lí giỏi ,từ đó mới có khả năng người ta tin nhiệm mình ,gây đc lòng tin mới làm lãnh đạo đc (hơn nữa còn có khả năng tài chính)
Em định hết lớp 10 hoặc lớp 11 sẽ đi du học ở anh ,em băn khoăn ko hiểu ,hình như nếu học chính trị ở nước ngoài sẽ ko đc về làm lãnh đạo ở việt nam hay sao ấy ạ ? Mong các anh chị trả lời cho em ạ .Thanks
 
hehe sao em ngây thơ thế :p , em cứ tưởng ở vn cứ giỏi là nên lãnh đạo được ah :) , dù ko nói nhưng mà ông nào ko có ô dù thì đợi hơi bị lâu đấy ( mà có thể là ko luôn ) , còn về vấn đề học vấn thì anh nghĩ quan trọng là cái bằng lý luân chính trị loại cao cấp thì tốt :) , còn mấy cái bằng đại học nếu thi ko đỗ thì cứ ra đi làm rùi sau đó thì = tại chức cũng xong =))
 
--He he :p, đồng chí Hưng có lẽ bị tiêu cực đồng hóa mất tiêu rồi nên mới chọn cách tiêu cực thế :D. Thực ra cách đó cũng chỉ là 1 trong nhiều cách để leo lên vị trí lãnh đạo thôi, và ai dùng cách đó leo lên vị trí lãnh đạo thì chả tốt cho đất nước tẹo nào :p. Muốn làm lãnh đạo không có gì là xấu, chỉ có điều là vì mục đích gì và làm thế nào mà thôi.

--Từ "chính trị" ( tiếng Anh gọi là "politic" ) trong tiếng Hy Lạp cổ còn có nghĩa là "hành động xảo quyệt, mang tính bỉ ổi, đĩ điếm để giành được lợi ích cho mình" :p. Cái này là nghe các bậc tiền bối đi trước nói lại, chứ bản thân mình k0 biết tiếng Hy Lạp, nhưng khi tra từ điển tiếng Anh thì từ "politic" có phần nào mang nghĩa xấu. :p Dù vậy, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Có những người làm chính trị nhưng mục đích của họ là rất tốt, là lo cho số đông (như Bác Hồ chẳng hạn). Nếu Linh trở thành trường hợp ngoại lệ như thế thì đất nước được nhờ nhiều lắm. :D

--Muốn học về chính trị thì các trường ở Âu Mĩ có ngành khoa học chính trị (Political Science), đi sâu hơn vào chuyên ngành nào trong ngành đó là tùy mọi người. Ví dụ như bên trong ngành khoa học chính trị có ngành quan hệ quốc tế (International Relations).

--Nhân việc đồng chí Hưng có nói về 1 cách (mang tính tiêu cực) để leo lên ghế lãnh đạo, mình xin bổ sung thêm vài cách (có thể tiêu cực hơn:p):

1. Diễn biến hòa bình:
-a. Dùng miệng lưỡi xảo trá và các "hoạt động mang tính đĩ điếm" để tìm ô dù. Dựa vào ô dù, sự bao che của các quan chức cấp cao để leo lên làm lãnh đạo như đồng chí Hưng có nói.
Hoặc là:
-b. Dùng kiến thức của mình, nhìn ra chỗ yếu của xã hội, đề xuất cải cách với các lãnh đạo có tâm với nước, các bác ấy thấy mình có khả năng, lại có nhiệt huyết thì sẽ cho tham gia. (Cái này là giỏi thì được trọng dụng).
Hoặc là:
-c. Dùng kiến thức của mình, nhìn ra chỗ yếu của xã hội, thâm nhập vào quần chúng nhân dân và giúp họ có đời sống khá hơn (thông qua hoạt động từ thiện và tình nguyện). Có được sự ủng hộ quần chúng, việc đề ra cải cách và lên làm lãnh đạo cũng không khó.

Hoặc là:

2. Diễn biến quân sự: (cái này thì chưa được đâu, vì khi chính phủ còn quan tâm đến nhân dân thì tình hình Việt Nam còn ổn định chán :p)
-a. Dùng quân đội nước ngoài để lật đổ thể chế trong nước, sau đó lên làm lãnh đạo theo sự sắp xếp của nước ngoài. Tất nhiên là cái chính phủ bù nhìn đó chả có tí tẹo dân chủ nào và trước sau cũng đổ :p
Hoặc là
-b. Sử dụng tình hình bất ổn trong nước để làm đảo chánh quân sự. Sau đó lên làm lãnh đạo của thể chế độc tài quân sự. (Hoặc sau khi đảo chánh quân sự thì cho bầu cử lại, cái đó tùy lãnh đạo).
Hoặc là
-c. Nắm được mâu thuẫn xã hội, thâm nhập và lấy uy tín của quần chúng nhân dân (những người chịu thiệt trong xã hội), sau đó phát động quần chúng làm cách mạng bạo lực, lật đổ thể chế đang cầm quyền và tự mình lên làm lãnh đạo.

--Những cái trên chỉ đọc chơi cho biết thôi, khi vào trận thì phải tùy tình hình thực tế. Như anh Sơn hôm nọ có trích 1 câu của Engel là khi vào trận thì đừng có giở sách giáo khoa mà nên căn cứ vào tình hình thực tế. :D
--Cuối cùng, "anh có thể dùng lưỡi lê để leo lên ngai vàng, nhưng sẽ không thể dùng lưỡi lê để giữ ngai vàng" (Boris Yelsin, cựu tổng thống Nga). Vì thế, những người muốn làm lãnh đạo nên nhớ rằng trước hết nên có tâm với nhân dân và đất nước, rồi người dân sẽ tôn trọng quyền lực của mình. Ô dù có thể đưa người ta lên làm lãnh đạo, nhưng họ sẽ k0 ở lâu được trên vị trí đó đâu, sớm muộn cũng đổ.

-----
Bài này đúng ra là đã lạc đề, mọi người xem xong thích xóa thì cứ xóa nhé :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giá như trường mình có trò guidance counselor như bọn Mỹ ý nhỉ :d đỡ biết bao nhiu ^^'
 
--Trở lại chủ đề chính nào. Xem ra cái này bị lạc đề từ khi có đồng chí nào ở đây hỏi về chuyện đi làm lãnh đạo thì học ngành nào. Và bản thân mình cũng góp phần vào cái sự lạc đề đó, xin lỗi nhé :D

--1 trong những lý do của thực trạng học sinh, sinh viên chọn nhầm ngành nghề không theo ý muốn ở Việt Nam hiện nay là do thiếu thông tin.

--So sánh 1 tí với bọn Mĩ. Học sinh Mĩ ngay từ lớp 9 đã được làm 1 bài trắc nghiệm khả năng để định hướng nghề nghiệp tương lai. Kết quả sẽ là 1 danh sách các nghề nghiệp mà học sinh có khả năng làm. Từng ngành có định nghĩa, miêu tả cụ thể và kinh nghiệm của những người từng làm ngành đó. Còn ở Việt Nam, học sinh khi thi đại học sau lớp 12 thì thi 4 khối: A, B, C, D, nhưng lại chưa có danh sách các ngành học tương đương với từng khối. Với các học sinh ở thành thị thì còn có thể hỏi người này người kia về ngành nghề, nhưng đối với học sinh tỉnh lẻ thì việc thiếu thông tin sẽ dẫn đến việc không biết rõ ngành nghề và khả năng của mình. Điều đó dễ dẫn đến việc 1 số sinh viên sau khi vào trường thấy ngành học của mình không như cái mà mình tưởng về ngành đó, "nghĩ dzậy mà không phải dzậy". (Đây là kinh nghiệm của bà chị họ mình, đỗ 2 khối A và D, chọn đại khối D, thấy học ở đó k0 như học Toán ở Ams nên chán:()

--Vậy thì nên giải quyết sao đây ta? Trong hoàn cảnh Việt Nam thì nên đưa thông tin về ngành nghề đến học sinh như thế nào: tờ rơi, Internet, các buổi sinh hoạt tập thể hay loa phóng thanh ở phường xã?

a- Sinh hoạt tập thể: Có nên dùng buổi sinh hoạt dưới cờ làm nơi giới thiệu ngành nghề không nhỉ? Phát thông tin về ngành nghề cho học sinh, mời diễn giả đến. Khi học sinh đã biết được tên của các ngành nghề thì khi diễn giả đến giới thiệu về ngành nghề đó học sinh chỉ việc hỏi kinh nghiệm. (Tốt nhất là diễn giả nên là những người có kinh nghiệm trong ngành và trẻ tuổi để dễ gần). Thời lượng chỉ cần bằng 1 buổi giao lưu văn nghệ như ở trường Ams là đủ, khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi là đủ.
b- Tờ rơi: Nhớ lại năm lớp 10, có 1 nhà sách đến giới thiệu 1 bộ sách nhỏ về hướng nghiệp, có nhiều bạn mua lắm :D. Vậy nếu chuyển sang phân phát những quyển sách nhỏ như vậy không mất tiền, mỗi quyển có ghi tên các ngành phổ biến hiện nay, thì chắc chắn sẽ nhiều người hưởng ứng hơn và thông tin về lựa chọn ngành nghề chắc hẳn sẽ được phổ biến rộng hơn.
c- Internet: Hiện nay ở Việt Nam, ngoại trừ các trang mạng của các trường đại học là có ghi rõ tên ngành nghề, mình chưa tìm thấy trang mạng nào có ghi rõ ngành nào phù hợp với khối nào (A, B, C, D). Hoặc có thể là có nhưng trình kém quá, tìm k0 ra. :-?
d- Loa phóng thanh phường xã: Nước ta còn giữ hệ thống loa phóng thanh này, mỗi chiều đọc oang oang tên và đặc điểm của các ngành nghề phổ biến hiện nay thì đảm bảo không cần học thuộc lòng cũng nhớ :p

--Trên đây là 1 số phương án nghe có vẻ khả thi để giải quyết vấn đề thiếu thông tin cho học sinh khi chọn ngành nghề và thi đại học. Tất nhiên là còn nhiều phương án hay hơn nhiều, xin mọi người đóng góp tiếp.
Trần Thiên Phước đã viết:
Chỉ là, trước khi định hướng cho nghề nghiệp, thì phải định hướng tinh thần chúng ta trước đã.
--Cái này thì nhất trí 100%. Vấn đề là ở chỗ ở Việt Nam bây giờ vẫn chưa hết được cái kiểu học vẹt, học gạo như thời phong kiến[-x (học vẹt Tứ Thư, Ngũ Kinh), nên chưa khuyến khích được sự dũng cảm (và liều mạng nếu cần)của học sinh. Mà không có sự dũng cảm thì làm gì cũng dễ nản cả. Học vẹt lại có nguồn gốc từ bệnh thành tích, bệnh "học ra làm quan". Chính vì thế, "định hướng tinh thần" nên đi đôi với "hạn chế học vẹt và bệnh thành tích" (Nói là "hạn chế" bởi vì cách suy nghĩ của cả 1 dân tộc sau 1000 năm học vẹt Tứ Thư, Ngũ Kinh khó mà thay đổi trong 1 sớm 1 chiều, nhưng chắc chắn sẽ được).
--------------
@Thành: Cái bài viết đó :-?, thì chỉ có mod mới xóa được thôi. Đã phát biểu ý kiến, thì k0 có lý gì lại tự mình thủ tiêu ý kiến đó cả.
 
To Thành : anh không hiểu một học sinh cấp 3 thì làm sao mà đứng giảng bài cho học sinh cấp 2 được . Những giáo viên không được đào tạo như vậy chỉ giỏi lắm ở mức độ cho bài và giải bài thôi . Còn muốn để giảng cho lớp học sinh đại trà, cần phải có năng khiếu thực sự .
 
Anh em mình học toán Ams nên ko biết thực tế phương pháp đó ổn ko:D em đọc thông tin này phần phương pháp giảng dạy trong cuốn kỉ niệm 40 năm tổng hợp thấy họ viết như thế.Có thể anh tìm cuốn đó đọc thử thì sẽ rõ hơn chăng? :)
Hình như em hơi nhầm,hs cấp 3 tự viết sách chứ ko phải đứng giảng bài.
 
Ừ, anh hiểu rồi . Thế thì phương pháp đó không tốt rồi. Nếu giảng bài cho học sinh giỏi thì có thể chỉ cần 1 cái đầu to, nhưng mà giảng cho học sinh đại trà thì cần phải được đào tạo nghiêm chỉnh đó :)
 
Nếu như ở các nc khác ,ngay từ cấp 2 ,học sinh đã đc hướng nghiệp vậy thì tại sao ở việt nam chúng ta ko làm như thế ạ .Em thấy ams là một môi trường khá tốt ,nơi đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nc,chúng ta có thể suy nghĩ về những hành động các phương án mang tính hướng nghiệp cho học sinh ngay tù khi ngồi trên ghế nhà trường và mạnh dạn cho các thầy cô xem xét và đưa ra ý kiến có đc ko ạ .Em thấy việc làm như thế là rất thiết thực ạ(em chỉ đưa ra ý kiến đóng góp thôi)
 
--Có ai biết email của các thầy hiệu trưởng, hiệu phó k0 nhỉ? Thử gửi email trình bày xem. :D
 
Back
Bên trên