Hà Chi
(Libra)
Điều hành viên
Hà Trần nói về nhạc sĩ Trần Tiến
Chú đi một chiếc Vespa cổ, đầu đội mũ bê rê giống như gã bụi đời và lao đến chỗ tôi với gương mặt vô cùng hớn hở. Chú vồ vập rằng cháu yêu của chú giờ nổi tiếng quá. Chú đưa tôi về căn nhà nhỏ ở Sài Gòn, cắt những mẩu báo viết về tôi để lưu lại bằng một niềm tự hào. Nhưng sự vồn vã của chú cũng chỉ là như thế.
Trong ký ức thơ ấu của tôi, chú Trần Tiến là một người gầy gò, khắc khổ và rất lạnh lùng. Điểm lớn nhất trên gương mặt ông là đôi mắt sáng, thường được sử dụng thay cho cây phất trần, quất những tia nhìn dữ dội mỗi khi lũ nhóc chúng tôi định bày trò. Tôi sợ và luôn xa lánh chú. Tôi lên 5 tuổi, chú rời Hà Nội vào định cư ở Sài Gòn. Tôi không có điều kiện để gần gũi chú. Và chú cũng ít quan tâm đến tôi.
Những năm bắt đầu đổi mới, nhóm Du Ca của chú đi biểu diễn vòng quanh đất nước trên chiếc xe Jeep để quyên tiền xây dựng trường học Mặt Trời nhỏ cho các em mồ côi. Ca sĩ Hồng Ngọc là người rất hợp với âm nhạc Trần Tiến ở vẻ hoang sơ bẩm sinh và chất di gan đậm đà. Ngày đó, tôi rất ngưỡng mộ cô Hồng Ngọc nhưng không hiểu sao, tôi vẫn nghĩ những điều chú Tiến định nói trong tác phẩm, Hồng Ngọc chưa tải được hết. Có thể bạn không tin nhưng tôi đã nghĩ mình sẽ làm được điều đó. Đấy là đầu óc trẻ con của tôi nghĩ thế, còn chú Trần Tiến thì hầu như không chú ý đến tôi. Trong mắt chú, lúc nào tôi cũng chỉ là một đứa con nít vắt mũi chưa sạch. Ngay cả khả năng ca hát của tôi, chú hình như cũng không kỳ vọng gì. Cả chú Trần Tiến và cha tôi (NSND Trần Hiếu) đều không dám nghĩ đến việc tôi có thể đi xa trên con đường âm nhạc.
Năm 1994, tôi vào TP HCM tham dự cuộc thi Tiếng hát học sinh sinh viên toàn quốc và giành giải thưởng cao nhất. Chú Tiến không hề biết tôi tham gia cuộc thi này. Cho đến khi báo chí viết rất nhiều về tôi, chú mới giật mình. Chú gọi điện và đến thăm tôi ở khách sạn. Rồi chú lại lãng đãng. Một loáng lại thấy chú đi ra đường với bạn bè. Trong suy nghĩ của chú, những gì tôi đạt được chỉ là bắt đầu. Chú chưa tin tôi có khả năng trở thành ca sĩ thực sự. Tôi có phần hơi thất vọng và ngay lập tức, tôi nghĩ đến chuyện phải chinh phục một người khó tính trước tiên, đó là chú mình.
Năm 1995, bài hát Tóc gió thôi bay của Trần Tiến do tôi hát trở thành một bài trong Top hit của năm. Chú gọi điện chúc mừng, chỉ thế, không quá vồn vã. Năm 1998, khi vào biểu diễn ở rạp Rex Sài Gòn, tôi mời chú đến xem. Hình như đó là lần đầu tiên chú xem trực tiếp một chương trình của tôi. Chú ngạc nhiên "không ngờ con cháu mình hát được thế". Một lần, để chữa cháy cho chương trình riêng, chú Tiến mời tôi đến hát trám. Sau chương trình này, chú bắt đầu nhìn con bé cháu còi cọc bằng một đôi mắt khác. Tuy nhiên chú vẫn giữ trong mình đầy hồ nghi. Khi chú viết xong bài Chị tôi, tôi đề nghị được hát, chú hỏi: "Cháu hát được thật không?", làm tôi rất buồn. Và chú để tôi hát vì nghĩ cháu mình nó không có bài thì để cho nó hát thử xem. Nhưng Chị tôi lại được xếp vào Top hit của năm 1999. Với bài Phố nghèo và Sắc màu cũng tương tự như vậy. Chú rất căng thẳng khi giao bài cho tôi hát. Phần vì chú rất yêu các bài hát của mình, phần vì chú vẫn chưa thực sự tin rằng, tôi có thể hát thành công.
Trong khi trao đổi về các bài hát, chú luôn muốn khuôn tôi vào theo ý chú, nhưng tôi thì lại thường xử lý theo cách mà tôi tin rằng hiệu quả âm nhạc sẽ lớn hơn nhiều. Rất nhiều cuộc tranh luận nảy lửa đã diễn ra. Tôi nói tôi là một ca sĩ chứ không phải một cái máy. Thực ra chú không cần phải diễn giải nhiều vì tất cả những gì thuộc về tinh thần của chú đã có sẵn trong tinh thần của tôi vì tôi là cháu chú. Nhưng chú Trần Tiến luôn giữ cách làm việc khắc nghiệt đối với tôi như với bất kỳ một ca sĩ nào khác. Hồi tôi thu bài Sắc màu, chú Tiến rất không hài lòng, chú bắt thu lại nhưng tôi không chịu. Nhưng đĩa thì lại bán rất chạy. Cho đến cuối năm 1999, khi chương trình riêng của Trần Tiến diễn ra tại Hà Nội thành công vang dội, chú Tiến mới thực sự tin tưởng và giao phó hoàn toàn các ca khúc của mình cho tôi.
Năm 2002 vừa rồi tôi làm Nhật thực với nhạc sĩ Ngọc Đại. Chú Tiến mừng lắm. Chú thường nói với bạn bè: "Không hiểu cái con bé còi ấy nó lấy đâu ra sức lực mà đảm nhiệm ngần ấy công việc. Nó làm cho cha nó, chú nó bất ngờ quá". Nhưng chú đã không thể hiểu rằng chính là chú, là bố tôi đã hun đúc cho tôi ngọn lửa của tình yêu nghề, đã dạy cho tôi những bài học về sự nỗ lực không ngừng trong lao động nghệ thuật.
Dường như trong nỗi mừng vui vì sự thành công của tôi với Nhật thực, chú Tiến có một nỗi buồn rất riêng. Tôi cũng hiểu rằng tôi chưa làm được nhiều cho âm nhạc của chú. Mấy năm trở lại đây, chú Trần Tiến không còn nhiều cái vẻ ham vui nhiệt huyết thuở nào.
Bao năm tháng bắt đầu với nghề ca hát, tôi không mảy may nghĩ xem mình phải làm những gì để thu hút khán giả, để có nhiều fan, tôi chỉ theo đuổi một điều làm sao được chú Trần Tiến và bố thừa nhận khả năng nghệ thuật của mình. Tôi đã hiểu ra rằng, chú Tiến cũng là một khán giả của tôi, một khán giả khó tính nhất. Khi tôi chinh phục được chú có nghĩa là tôi chinh phục được khán giả của mình.
Có điều, lúc nào tôi cũng thấy chú cô đơn. Dường như không một ai chia sẻ được với nỗi cô quạnh thường trực đằng sau cái vẻ phớt đời của chú. Tôi cũng luôn có cảm giác mình không bao giờ chạm tới nỗi buồn của chú. Nó như một tảng đá mà nhiều lần tôi chứng kiến nó đè nặng lên tâm trạng, trong đôi mắt, dáng ngồi. Có rất nhiều phụ nữ đi qua cuộc đời chú, là một phần cuộc sống của chú, nhưng hầu như không thể chia sẻ được với chú gánh nặng cô đơn mà thượng đế quàng lên đôi vai của người nghệ sĩ.
(Theo Sinh Viên)
Lấy từ www.vnexpress.net
Chú đi một chiếc Vespa cổ, đầu đội mũ bê rê giống như gã bụi đời và lao đến chỗ tôi với gương mặt vô cùng hớn hở. Chú vồ vập rằng cháu yêu của chú giờ nổi tiếng quá. Chú đưa tôi về căn nhà nhỏ ở Sài Gòn, cắt những mẩu báo viết về tôi để lưu lại bằng một niềm tự hào. Nhưng sự vồn vã của chú cũng chỉ là như thế.
Trong ký ức thơ ấu của tôi, chú Trần Tiến là một người gầy gò, khắc khổ và rất lạnh lùng. Điểm lớn nhất trên gương mặt ông là đôi mắt sáng, thường được sử dụng thay cho cây phất trần, quất những tia nhìn dữ dội mỗi khi lũ nhóc chúng tôi định bày trò. Tôi sợ và luôn xa lánh chú. Tôi lên 5 tuổi, chú rời Hà Nội vào định cư ở Sài Gòn. Tôi không có điều kiện để gần gũi chú. Và chú cũng ít quan tâm đến tôi.
Những năm bắt đầu đổi mới, nhóm Du Ca của chú đi biểu diễn vòng quanh đất nước trên chiếc xe Jeep để quyên tiền xây dựng trường học Mặt Trời nhỏ cho các em mồ côi. Ca sĩ Hồng Ngọc là người rất hợp với âm nhạc Trần Tiến ở vẻ hoang sơ bẩm sinh và chất di gan đậm đà. Ngày đó, tôi rất ngưỡng mộ cô Hồng Ngọc nhưng không hiểu sao, tôi vẫn nghĩ những điều chú Tiến định nói trong tác phẩm, Hồng Ngọc chưa tải được hết. Có thể bạn không tin nhưng tôi đã nghĩ mình sẽ làm được điều đó. Đấy là đầu óc trẻ con của tôi nghĩ thế, còn chú Trần Tiến thì hầu như không chú ý đến tôi. Trong mắt chú, lúc nào tôi cũng chỉ là một đứa con nít vắt mũi chưa sạch. Ngay cả khả năng ca hát của tôi, chú hình như cũng không kỳ vọng gì. Cả chú Trần Tiến và cha tôi (NSND Trần Hiếu) đều không dám nghĩ đến việc tôi có thể đi xa trên con đường âm nhạc.
Năm 1994, tôi vào TP HCM tham dự cuộc thi Tiếng hát học sinh sinh viên toàn quốc và giành giải thưởng cao nhất. Chú Tiến không hề biết tôi tham gia cuộc thi này. Cho đến khi báo chí viết rất nhiều về tôi, chú mới giật mình. Chú gọi điện và đến thăm tôi ở khách sạn. Rồi chú lại lãng đãng. Một loáng lại thấy chú đi ra đường với bạn bè. Trong suy nghĩ của chú, những gì tôi đạt được chỉ là bắt đầu. Chú chưa tin tôi có khả năng trở thành ca sĩ thực sự. Tôi có phần hơi thất vọng và ngay lập tức, tôi nghĩ đến chuyện phải chinh phục một người khó tính trước tiên, đó là chú mình.
Năm 1995, bài hát Tóc gió thôi bay của Trần Tiến do tôi hát trở thành một bài trong Top hit của năm. Chú gọi điện chúc mừng, chỉ thế, không quá vồn vã. Năm 1998, khi vào biểu diễn ở rạp Rex Sài Gòn, tôi mời chú đến xem. Hình như đó là lần đầu tiên chú xem trực tiếp một chương trình của tôi. Chú ngạc nhiên "không ngờ con cháu mình hát được thế". Một lần, để chữa cháy cho chương trình riêng, chú Tiến mời tôi đến hát trám. Sau chương trình này, chú bắt đầu nhìn con bé cháu còi cọc bằng một đôi mắt khác. Tuy nhiên chú vẫn giữ trong mình đầy hồ nghi. Khi chú viết xong bài Chị tôi, tôi đề nghị được hát, chú hỏi: "Cháu hát được thật không?", làm tôi rất buồn. Và chú để tôi hát vì nghĩ cháu mình nó không có bài thì để cho nó hát thử xem. Nhưng Chị tôi lại được xếp vào Top hit của năm 1999. Với bài Phố nghèo và Sắc màu cũng tương tự như vậy. Chú rất căng thẳng khi giao bài cho tôi hát. Phần vì chú rất yêu các bài hát của mình, phần vì chú vẫn chưa thực sự tin rằng, tôi có thể hát thành công.
Trong khi trao đổi về các bài hát, chú luôn muốn khuôn tôi vào theo ý chú, nhưng tôi thì lại thường xử lý theo cách mà tôi tin rằng hiệu quả âm nhạc sẽ lớn hơn nhiều. Rất nhiều cuộc tranh luận nảy lửa đã diễn ra. Tôi nói tôi là một ca sĩ chứ không phải một cái máy. Thực ra chú không cần phải diễn giải nhiều vì tất cả những gì thuộc về tinh thần của chú đã có sẵn trong tinh thần của tôi vì tôi là cháu chú. Nhưng chú Trần Tiến luôn giữ cách làm việc khắc nghiệt đối với tôi như với bất kỳ một ca sĩ nào khác. Hồi tôi thu bài Sắc màu, chú Tiến rất không hài lòng, chú bắt thu lại nhưng tôi không chịu. Nhưng đĩa thì lại bán rất chạy. Cho đến cuối năm 1999, khi chương trình riêng của Trần Tiến diễn ra tại Hà Nội thành công vang dội, chú Tiến mới thực sự tin tưởng và giao phó hoàn toàn các ca khúc của mình cho tôi.
Năm 2002 vừa rồi tôi làm Nhật thực với nhạc sĩ Ngọc Đại. Chú Tiến mừng lắm. Chú thường nói với bạn bè: "Không hiểu cái con bé còi ấy nó lấy đâu ra sức lực mà đảm nhiệm ngần ấy công việc. Nó làm cho cha nó, chú nó bất ngờ quá". Nhưng chú đã không thể hiểu rằng chính là chú, là bố tôi đã hun đúc cho tôi ngọn lửa của tình yêu nghề, đã dạy cho tôi những bài học về sự nỗ lực không ngừng trong lao động nghệ thuật.
Dường như trong nỗi mừng vui vì sự thành công của tôi với Nhật thực, chú Tiến có một nỗi buồn rất riêng. Tôi cũng hiểu rằng tôi chưa làm được nhiều cho âm nhạc của chú. Mấy năm trở lại đây, chú Trần Tiến không còn nhiều cái vẻ ham vui nhiệt huyết thuở nào.
Bao năm tháng bắt đầu với nghề ca hát, tôi không mảy may nghĩ xem mình phải làm những gì để thu hút khán giả, để có nhiều fan, tôi chỉ theo đuổi một điều làm sao được chú Trần Tiến và bố thừa nhận khả năng nghệ thuật của mình. Tôi đã hiểu ra rằng, chú Tiến cũng là một khán giả của tôi, một khán giả khó tính nhất. Khi tôi chinh phục được chú có nghĩa là tôi chinh phục được khán giả của mình.
Có điều, lúc nào tôi cũng thấy chú cô đơn. Dường như không một ai chia sẻ được với nỗi cô quạnh thường trực đằng sau cái vẻ phớt đời của chú. Tôi cũng luôn có cảm giác mình không bao giờ chạm tới nỗi buồn của chú. Nó như một tảng đá mà nhiều lần tôi chứng kiến nó đè nặng lên tâm trạng, trong đôi mắt, dáng ngồi. Có rất nhiều phụ nữ đi qua cuộc đời chú, là một phần cuộc sống của chú, nhưng hầu như không thể chia sẻ được với chú gánh nặng cô đơn mà thượng đế quàng lên đôi vai của người nghệ sĩ.
(Theo Sinh Viên)
Lấy từ www.vnexpress.net