Trần Quỳnh Anh
(meomummim)
Điều hành viên
[Số phận bức tranh khắc 'Hà Nội 36 phố phường'
(Bộ tranh "Hà Nội 36 phố phường". )
Cuối cùng, Sở VH-TT Hà Nội không mua bộ tranh sơn khắc đồ sộ "Hà Nội 36 phố phường" (15m x 2m) của cố họa sĩ Nguyễn Thế Khang do không thỏa thuận được về giá cả. Ý nguyện của cố họa sĩ là muốn bán cho Nhà nước với giá 600 triệu đồng, nhưng Sở VH-TT chỉ có thể trả 365 triệu đồng.
Ngôi nhà ở phố Bùi Thị Xuân, nơi vợ cố họa sĩ (bà Ngô Song Kim) và con (họa sĩ Nguyễn Thế Duy) đang sống, là nơi lưu giữ bộ tranh. Giữa nhà, bên cạnh bàn thờ ông, trước đầu giường của bà, là một cái tủ khá lớn, được phủ vải kín mít. Đó là toàn bộ bức tranh xếp lại, bức tranh mà qua đôi ba lần triển lãm đã làm kinh ngạc người Hà Nội bởi sự tái hiện gần như trọn vẹn một Thăng Long xưa. Nó cũng làm kinh ngạc giới mỹ thuật trước trình độ rất cao của nghệ thuật sơn khắc. Nó đã được dày công thực hiện bởi con người thầm lặng như một nhà nho này...
Anh Nguyễn Thế Duy cho biết: "Trước khi mất, cha tôi cứ nghĩ rằng, ngành văn hóa sẽ mua ngay với mức giá như thế. Ông cụ là người cẩn thận, cái gì cũng sắp xếp rất chu đáo, nhưng ông cụ đâu biết rằng Nhà nước sẽ không mua, nên không hề tính đến chuyện sẽ cất nó ở đâu và bảo quản như thế nào. Nhà tôi thì chật, đành phải xếp lại như thế này (có kê ván chống ẩm ở dưới), để bảo quản lâu dài".
Sau khi việc mua bán với Sở VH-TT không thành, có khá nhiều người đến hỏi mua. Người nước ngoài trả bao nhiêu gia đình cũng không bán. Còn người trong nước, có ông giám đốc ngân hàng đến trả hẳn 700 triệu đồng. Bà Xuân kể: "Gặp được người ngưỡng mộ tác phẩm của ông nhà như thế, tôi mừng lắm chứ, đã nghĩ, bán đi còn hơn, để nhà chẳng ai được xem, đến mình giở ra xem còn khó nữa là... Nhưng đến tối đi ngủ, nhìn lên đầu giường thấy đống tranh xếp đấy sẽ không còn là của mình lại thấy tiếc. Nếu nhà tôi mà được rộng rãi, bày ra thì đẹp biết bao! Cũng vì ông ấy cả đời chỉ vẽ tranh khổ to nên mới khó thế. Tôi lại nghĩ, một số bức nhỏ hơn của ông ấy, mình cũng đã bán rồi, gửi tiết kiệm giờ ăn chả hết. Còn chiếc này, chẳng lẽ... Thế là tôi lại không muốn bán nữa. Ông giám đốc biết thế cũng vui vẻ chấp thuận. Ông Phương, cán bộ Ban chỉ đạo 990 năm Thăng Long, thì bảo rằng: "Nếu ai trả hơn gia đình cứ bán đi, Sở sẽ không có ý kiến gì đâu". Nhiều người đã bảo tôi rằng, 600 triệu đồng là cái giá ông Khang định bán cho Nhà nước, chứ không phải là giá trị thực của bộ tranh. Nay nếu bà đã bán ra ngoài thì cứ đòi đúng 1,2 tỷ đồng. Đấy người ta "xui" thế, tôi chả biết phải tính như thế nào... Đúng, ông nhà tôi bỏ công sức vốn liếng vào bức tranh cũng nhiều, còn giá trị đến bao nhiêu thì biết thế nào mà nói. Tôi chỉ biết tôn trọng ý nguyện của ông ấy trước khi mất, là có bán thì bán cho Nhà nước. Thành phố Hà Nội không mua, thì các bảo tàng, các cơ quan trong nam ngoài bắc, nơi nào muốn mua tôi để lại cho... Bần cùng thì cũng phải tính đến chuyện để lại cho tư nhân...".
Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng đánh giá: "Nếu ta nghĩ họa sĩ như một người dựng lại hình ảnh lịch sử thì số tiền 600 triệu đồng không phải là nhiều". Là một họa sĩ vẽ sơn dầu, anh Duy luôn coi cha mình như thần tượng. Anh tâm sự: "Đây là cuốn sử sống của Hà Nội thế kỷ 19. Tôi muốn làm một trang web, để tất cả những ai muốn tìm hiểu về một góc phố, một ngôi chùa, một cây cầu nào thì chỉ cần click chuột vào vị trí đó trên bức tranh là có đầy đủ thông tin, hình vẽ...".
(Theo Thể Thao - Văn Hóa)
Em thực sự ko thể bình lụận nổi nữa!!!
(Bộ tranh "Hà Nội 36 phố phường". )
Cuối cùng, Sở VH-TT Hà Nội không mua bộ tranh sơn khắc đồ sộ "Hà Nội 36 phố phường" (15m x 2m) của cố họa sĩ Nguyễn Thế Khang do không thỏa thuận được về giá cả. Ý nguyện của cố họa sĩ là muốn bán cho Nhà nước với giá 600 triệu đồng, nhưng Sở VH-TT chỉ có thể trả 365 triệu đồng.
Ngôi nhà ở phố Bùi Thị Xuân, nơi vợ cố họa sĩ (bà Ngô Song Kim) và con (họa sĩ Nguyễn Thế Duy) đang sống, là nơi lưu giữ bộ tranh. Giữa nhà, bên cạnh bàn thờ ông, trước đầu giường của bà, là một cái tủ khá lớn, được phủ vải kín mít. Đó là toàn bộ bức tranh xếp lại, bức tranh mà qua đôi ba lần triển lãm đã làm kinh ngạc người Hà Nội bởi sự tái hiện gần như trọn vẹn một Thăng Long xưa. Nó cũng làm kinh ngạc giới mỹ thuật trước trình độ rất cao của nghệ thuật sơn khắc. Nó đã được dày công thực hiện bởi con người thầm lặng như một nhà nho này...
Anh Nguyễn Thế Duy cho biết: "Trước khi mất, cha tôi cứ nghĩ rằng, ngành văn hóa sẽ mua ngay với mức giá như thế. Ông cụ là người cẩn thận, cái gì cũng sắp xếp rất chu đáo, nhưng ông cụ đâu biết rằng Nhà nước sẽ không mua, nên không hề tính đến chuyện sẽ cất nó ở đâu và bảo quản như thế nào. Nhà tôi thì chật, đành phải xếp lại như thế này (có kê ván chống ẩm ở dưới), để bảo quản lâu dài".
Sau khi việc mua bán với Sở VH-TT không thành, có khá nhiều người đến hỏi mua. Người nước ngoài trả bao nhiêu gia đình cũng không bán. Còn người trong nước, có ông giám đốc ngân hàng đến trả hẳn 700 triệu đồng. Bà Xuân kể: "Gặp được người ngưỡng mộ tác phẩm của ông nhà như thế, tôi mừng lắm chứ, đã nghĩ, bán đi còn hơn, để nhà chẳng ai được xem, đến mình giở ra xem còn khó nữa là... Nhưng đến tối đi ngủ, nhìn lên đầu giường thấy đống tranh xếp đấy sẽ không còn là của mình lại thấy tiếc. Nếu nhà tôi mà được rộng rãi, bày ra thì đẹp biết bao! Cũng vì ông ấy cả đời chỉ vẽ tranh khổ to nên mới khó thế. Tôi lại nghĩ, một số bức nhỏ hơn của ông ấy, mình cũng đã bán rồi, gửi tiết kiệm giờ ăn chả hết. Còn chiếc này, chẳng lẽ... Thế là tôi lại không muốn bán nữa. Ông giám đốc biết thế cũng vui vẻ chấp thuận. Ông Phương, cán bộ Ban chỉ đạo 990 năm Thăng Long, thì bảo rằng: "Nếu ai trả hơn gia đình cứ bán đi, Sở sẽ không có ý kiến gì đâu". Nhiều người đã bảo tôi rằng, 600 triệu đồng là cái giá ông Khang định bán cho Nhà nước, chứ không phải là giá trị thực của bộ tranh. Nay nếu bà đã bán ra ngoài thì cứ đòi đúng 1,2 tỷ đồng. Đấy người ta "xui" thế, tôi chả biết phải tính như thế nào... Đúng, ông nhà tôi bỏ công sức vốn liếng vào bức tranh cũng nhiều, còn giá trị đến bao nhiêu thì biết thế nào mà nói. Tôi chỉ biết tôn trọng ý nguyện của ông ấy trước khi mất, là có bán thì bán cho Nhà nước. Thành phố Hà Nội không mua, thì các bảo tàng, các cơ quan trong nam ngoài bắc, nơi nào muốn mua tôi để lại cho... Bần cùng thì cũng phải tính đến chuyện để lại cho tư nhân...".
Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng đánh giá: "Nếu ta nghĩ họa sĩ như một người dựng lại hình ảnh lịch sử thì số tiền 600 triệu đồng không phải là nhiều". Là một họa sĩ vẽ sơn dầu, anh Duy luôn coi cha mình như thần tượng. Anh tâm sự: "Đây là cuốn sử sống của Hà Nội thế kỷ 19. Tôi muốn làm một trang web, để tất cả những ai muốn tìm hiểu về một góc phố, một ngôi chùa, một cây cầu nào thì chỉ cần click chuột vào vị trí đó trên bức tranh là có đầy đủ thông tin, hình vẽ...".
(Theo Thể Thao - Văn Hóa)
Em thực sự ko thể bình lụận nổi nữa!!!