Nguyễn Minh Trung
(rocker)
New Member
..... Cũng như anh, những “rock star” khét tiếng một thời (trong mắt giới SV những năm 90) giờ đây đều an phận trong các công sở. Tuấn “quỷ” phải chia tay The Light vì sự bận rộn của một nhân viên thiết kế web của VASC. Đạt “đầu lâu” (Gạt tàn đầy) cũng chăm chỉ với công việc tại công ty quảng cáo ánh Dương... Nhưng, trong sâu thẳm ánh mắt họ, vẫn là nỗi hoài nhớ về một thời kỳ được dọc ngang với rock. Một thời sinh viên, một thời trẻ sôi động mà những rocker như họ không thể quên được.
1. Hành trình của Rock- Các sư huynh thời khai phá
Mười năm chơi Rock với hàng tá kỷ niệm đủ để trở thành một “huyền thoại nhỏ”, Tùng John giờ phải vào vai một nhân viên mẫn cán của Công ty nước khoáng Lavie, và một ông bố gương mẫu “trưa phải về nhà cho con bú”(!). Cũng như anh, những “rock star” khét tiếng một thời (trong mắt giới SV những năm 90) giờ đây đều an phận trong các công sở. Tuấn “quỷ” phải chia tay The Light vì sự bận rộn của một nhân viên thiết kế web của VASC. Đạt “đầu lâu” (Gạt tàn đầy) cũng chăm chỉ với công việc tại công ty quảng cáo ánh Dương... Nhưng, trong sâu thẳm ánh mắt họ, vẫn là nỗi hoài nhớ về một thời kỳ được dọc ngang với rock. Một thời sinh viên, một thời trẻ sôi động mà những rocker như họ không thể quên được.
Thuở hàn vi
Thời gọi là pre-rock: Đó là vào năm 1989. Buổi biểu diễn được giới thiệu đơn sơ bằng vài nét phấn ệch ngoạc “Tối nay, 19h30’ có Những bậc thang biểu diễn”.
Và vốn liếng nhà nghèo: Những năm đầu của thập niên 90 là thời kỳ bùng phát của rock Việt với rất nhiều ban nhạc trở thành những cái tên nằm lòng như Cỏ dại, Đại bàng trắng, The Light, Desire...Và những rocker khét tiếng một thời như Vinh “xiêm”, Cường “bồng”, Tuấn “quỷ”, Thành “Đà Nẵng”, Tùng John, Huy “béo”, Long Vũ. Họ đến với nhau đơn giản, bắt đầu cùng chung sở thích nên góp tiền mua nhạc cụ, chủ yếu là đồ “se- cond hand” hoặc “đồ thải” được bán với giá bèo, về tự sửa lại. Giá một bộ trống trên Hàng Bông khoảng 900.000đ, guitar điện cũ của Sài Gòn bán giá 400.000đ.
The Light có 5, 6 nhân mạng chen chúc tập trong một căn phòng rộng chỉ 12m2 ở một con ngõ nhỏ. Phải đóng kín cửa nên rất ngột ngạt, mồ hôi vã như tắm, thế mà vẫn bị hàng xóm kêu trời, dọa nếu không bỏ sẽ báo công an. Không yên, Tuấn “quỷ” kéo cả ban nhạc đổ bộ vào trường mình là ĐH Mỹ thuật CN để tập sau giờ học.
Tất nhiên, thời đầu các ban nhạc chủ yếu chơi “cover” lại những ban nhạc quốc tế mà họ yêu thích. Đại bàng trắng “nức tiếng” với những Hotel California (Eagles), November Rain (Guns n’ Roses), Symphony No.9 (Deep Purple),.. The Light ghi dấu ấn với Heavy metal của Nirvana, Scorpions, Metallica, Desire thì chuyên về Beatles còn Gạt tàn đầy chung thuỷ với alternative...
Thời thịnh vượng
Tai nạn: Đêm 8- 12-1993. Tại một CLB ở Lê Thái Tổ, Desire (lúc đó còn đầy đủ “anh tài” như Quang Huy, Long Vũ, Anh Tuấn và tất nhiên là Tùng John) chơi “phê” đến độ các rockfan không “chịu được nhiệt” hú hét ầm trời, ban nhạc cũng “lên cơn” không kém. Sau buổi diễn, quá đã và bị dồn nén cảm xúc, nhiều fan quá khích giật “băng rôn” chạy quanh Hồ Gươm làm náo động cả ... cụ rùa. “Vụ” này bị ghi vào sổ đen của công an phường. Cảnh cáo lần 1 (về sau có hơn chục lần cảnh cáo khác). Năm 1994, đêm tưởng niệm Beat cũng không kém sôi động diễn ra tại KTX Mễ Trì nhưng “đỉnh” nhất là năm 1995 tại sân vận động của ĐH Tổng hợp cũ (giờ thành giảng đường của ĐH Khoa học Tự nhiên). Hàng ngàn fan của HN và các nơi khác kéo về làm tắc nghẽn cả đoạn đường yễn Trãi từ 6 giờ tối. Nhiều fan “khăn gói quả mướp” từ Sài Gòn ra, Lào Cai, Phú Thọ nhảy tàu chợ xuống, Hải Phòng “phi” xe máy lên. Cháy vé. Nhiều fan rock không chịu đầu hàng số phận, chỉ còn cách leo tường nhảy vào và bị bảo vệ đuổi chạy bán sống bán chết.
“Huyền thoại”: Dẫu vậy, Tùng John, Long Vũ, Anh Tuấn, Phan Nam vẫn chơi một cách say mê, thậm chí là “lên đồng” suốt hơn 3 tiếng liền. Sau đêm diễn ấy, Tùng John trở thành giai thoại và đề tài bàn tán của bàn dân thiên hạ của KTX Mễ Trì ở các quán cóc. Mỗi lần thấy Tùng “ngật ngưỡng” đi từ xa với mái tóc loà xoà phủ trán, cặp kính cận nặng rất “John” và thành tích “bất hảo” 6 năm không thèm rời trường ĐH là có bao nhiêu con mắt nhìn theo đầy ái mộ.
Hậu quả: Sau 3 năm liên tiếp gây náo động, không có đơn vị nào dám đứng ra tổ chức đêm nhạc Beat vào tháng 12 năm 1996 nữa, Tùng John cùng một số thành viên còn lại của Desire và các chiến hữu mê Beat đã kéo nhau lên công viên Thủ Lệ để làm một đêm cho mình và các fan ruột. Quy mô nhỏ nhưng đầm ấm và vui không kém. Sau đó còn kéo nhau về Hạ Long chơi mấy ngày nữa. Nhưng cũng bắt đầu từ đấy, Desire xuất hiện với tần suất ngày một ít hơn, các đêm nhạc tưởng niệm Beat vào tháng 12 hàng năm cũng mất vui đi nhiều. Long Vũ, Anh Tuấn lần lượt rời khỏi nhóm rồi xuất hiện với tư cách của những bình luận viên bóng đá, MC âm nhạc trên truyền hình. Riêng Tùng John thì bị cái “nickname” nó “ám” vào người, có muốn thoát cũng không được, nên đành phải “sống chung với lũ”, kiếm tiền nuôi rock.
2. Thời cực thịnh rồi đứt gãy
Dư âm: Thời “cực thịnh” của rock Việt còn kéo dài về sau với rất nhiều cái tên. The Wall được thành lập trong một cuộc thi của Đoàn trường ĐH Xây dựng và được dân tình ủng hộ tối đa. Về sau càng ngày càng chuyên nghiệp và trở thành rockband số 1 của Việt Nam tính đến thời điểm này. Gạt tàn đầy cũng ra đời nhân dịp kỷ niệm 40 năm trường ĐH Bách khoa (1996), Buratinox thì thành lập vào năm 1998 tại một quán cà phê nhỏ. Coming late cũng ra đời trong năm này với con số thành viên “nhộn nhạo” ban đầu gần chục nhân mạng. Được một năm thì rơi rụng hết, còn được vài “mống”, thế là phải tuyển thêm qua Internet và truyền mồm trong giới rock. Kiên gan bám trụ đến giờ có Hiếu, Long và Cường cùng các thành viên mới như Khánh, Minh Việt. Coming late (lý do là ban nhạc thành lập muộn và các buổi tập những thành viên đều đến rất muộn) nghe có vẻ bị “ám” nên mới đây đổi thành Thuỷ triều đỏ cho nó “Việt hoá” theo lời Hiếu.
Rock Việt: Các ban nhạc này có một ưu điểm là ngoài chơi “cover”, họ cũng tập sáng tác ca khúc rock Việt. Hẳn nhiều người còn nhớ tay trống nữ rất ấn tượng Doãn Hương (con gái nhạc sĩ Doãn Nho) và giọng ca của Đạt “đầu lâu” với ca khúc Đám cưới chuột đậm chất Việt (lôi cả tranh dân gian Đông Hồ ra cơ mà!). Doãn Hương sau bỏ ngang để học Nhạc viện, sau có Quân “trống” thay thế nhưng hình ảnh về một cô gái xinh đẹp chơi trống rất “xuya” còn lâu mới mất trong lòng những người mê rock thời ấy. Coming Late thì ngoài chơi lại Metallica, Scorpions và Guns n’ Roses, cũng có nhiều ca khúc tự sáng tác như ánh sáng nơi núi rừng, Người hát rong, Tuổi xuân dại khờ, Nắng mới (lấy làm tên album sắp phát hành của nhóm).
Trở lại và lắp ghép: Nhiều ban nhạc đàn anh khác như The Light, Đại bàng trắng cũng quay trở lại chốn giang hồ. Tháng 8 vừa rồi, The Light cho ra đời một album tự sáng tác có tên Giấc mơ hoang tàn với 8 ca khúc được chơi theo thể loại Thrash metal với chất nhạc được các fan miêu tả bằng những tính từ nghe đối nhau “chan chát” như nặng trì, ầm ì, u ám, rực lửa, hoang dại, kết cấu phức tạp và tạo nhiều biến đổi trong ca khúc. Không dễ nghe, dễ thuộc như Đường đến ngày vinh quang, Rock xuyên màn đêm, Bông hồng thuỷ tinh...của The Wall, nhưng những ca khúc này được anh em trong nghề đánh giá cao.
Các ban nhóm đã tan rã thì tụ họp nhau lại theo kiểu “rổ rá thúng mủng cạp lại” cho đỡ nhớ “nghề”. Bumufulight ra đời theo nghĩa này, gồm các rocker Thắng, Hà của Buratinox, Kiên của Mutation, Đạt của Gạt tàn đầy (Fulastray) và Tuấn, Hà của The Light. Lý do của sự ra đời này theo Đạt “đầu lâu” là do lần mấy rocker đã “rửa tay gác kiếm” lâu rồi, gặp nhau tự nhiên thấy nhớ quá thế là đành góp tiền (mỗi người 150 ngàn đồng, riêng Quân trống phải nộp hai suất vì có mặt trong hai ban) để thuê âm thanh, trống và mượn tạm một quán cà phê gần công viên Thủ Lệ để chơi cho đỡ thèm. Năm ngoái, họ đã cùng Đại bàng trắng và Desire làm nên đêm diễn tưởng niệm Beat khá thành công tại CLB Mùa Xuân và năm nay hứa sẽ “tái đấu” ở Nhà văn hoá quận Hai Bà Trưng vào đêm 7 -12 .
3. Có không, thế hệ thứ ba?
Nở rộ về số lượng. Nhưng chưa có ban nhạc rock VN nào thực sự chuyên nghiệp nếu tính theo nghĩa đen của từ này là tự nuôi sống bằng nghề. Đa số họ đều kiếm cơm bằng nghề khác và dành thời gian còn lại cho rock như một niềm đam mê không dứt bỏ được. Theo Tuấn “quỷ”, thành viên cũ của The Light, trung bình mỗi năm chỉ có 3, 4 buổi biểu diễn rock lớn. Hà Nội có khoảng trên 10 ban nên cơ hội xuất hiện trước công chúng không nhiều. Cát xê của mỗi buổi đó khoảng trên triệu đồng, cho 5, 6 thành viên chỉ đủ đi nhậu một bữa.
Đó là những đàn anh đã có danh có phận, còn những rockband mới thành lập đôi khi còn bị người ta quỵt tiền mà đành ngậm đắng nuốt cay. Hiếu của Coming Late kể hôm biểu diễn ra mắt ban nhạc ở rạp Xiếc TƯ là một kỷ niệm đắng cay của cả nhóm. Lịch biểu diễn bị đẩy ra sau cùng chương trình, do đến muộn nên bị các fan la ó, thiết bị âm thanh liên tục bị trục trặc và diễn xong cả bọn kéo nhau về mà không có một đồng thù lao. Các đêm diễn ở những quán bar, cà phê nhạc sống, thù lao cho cả ban cũng chỉ trên dưới 500.000đ, trong khi đó tiền mua nhạc cụ (người nào chơi gì tự lo nhạc cụ ấy) lên đến chục, mười lăm triệu đồng mỗi người. Tất nhiên đã chơi rock thì chẳng ai đem chuyện tiền nong ra để đong đếm.
Một thế hệ rock thứ ba khác cũng đã ra đời, đặc biệt là sau Liên hoan các ban nhạc SV năm ngoái. Tiết tấu mới, Bazan... là những cái tên đầy triển vọng. Thời điểm này, có hơn 10 ban nhạc rock cùng tồn tại và dăm ba ban nhạc thể loại khác dành cho giới SV. Trừ The Wall, đa số họ chưa ra được với thị trường... đã thế, việc tổ chức những đêm diễn cho chính bè bạn cũng chưa thoát khỏi tình trạng của những đàn anh hơn chục năm về trước. Nghĩa là vẫn phập phù thưa vắng, mỗi năm một lần tham dự liên hoan.
1. Hành trình của Rock- Các sư huynh thời khai phá
Mười năm chơi Rock với hàng tá kỷ niệm đủ để trở thành một “huyền thoại nhỏ”, Tùng John giờ phải vào vai một nhân viên mẫn cán của Công ty nước khoáng Lavie, và một ông bố gương mẫu “trưa phải về nhà cho con bú”(!). Cũng như anh, những “rock star” khét tiếng một thời (trong mắt giới SV những năm 90) giờ đây đều an phận trong các công sở. Tuấn “quỷ” phải chia tay The Light vì sự bận rộn của một nhân viên thiết kế web của VASC. Đạt “đầu lâu” (Gạt tàn đầy) cũng chăm chỉ với công việc tại công ty quảng cáo ánh Dương... Nhưng, trong sâu thẳm ánh mắt họ, vẫn là nỗi hoài nhớ về một thời kỳ được dọc ngang với rock. Một thời sinh viên, một thời trẻ sôi động mà những rocker như họ không thể quên được.
Thuở hàn vi
Thời gọi là pre-rock: Đó là vào năm 1989. Buổi biểu diễn được giới thiệu đơn sơ bằng vài nét phấn ệch ngoạc “Tối nay, 19h30’ có Những bậc thang biểu diễn”.
Và vốn liếng nhà nghèo: Những năm đầu của thập niên 90 là thời kỳ bùng phát của rock Việt với rất nhiều ban nhạc trở thành những cái tên nằm lòng như Cỏ dại, Đại bàng trắng, The Light, Desire...Và những rocker khét tiếng một thời như Vinh “xiêm”, Cường “bồng”, Tuấn “quỷ”, Thành “Đà Nẵng”, Tùng John, Huy “béo”, Long Vũ. Họ đến với nhau đơn giản, bắt đầu cùng chung sở thích nên góp tiền mua nhạc cụ, chủ yếu là đồ “se- cond hand” hoặc “đồ thải” được bán với giá bèo, về tự sửa lại. Giá một bộ trống trên Hàng Bông khoảng 900.000đ, guitar điện cũ của Sài Gòn bán giá 400.000đ.
The Light có 5, 6 nhân mạng chen chúc tập trong một căn phòng rộng chỉ 12m2 ở một con ngõ nhỏ. Phải đóng kín cửa nên rất ngột ngạt, mồ hôi vã như tắm, thế mà vẫn bị hàng xóm kêu trời, dọa nếu không bỏ sẽ báo công an. Không yên, Tuấn “quỷ” kéo cả ban nhạc đổ bộ vào trường mình là ĐH Mỹ thuật CN để tập sau giờ học.
Tất nhiên, thời đầu các ban nhạc chủ yếu chơi “cover” lại những ban nhạc quốc tế mà họ yêu thích. Đại bàng trắng “nức tiếng” với những Hotel California (Eagles), November Rain (Guns n’ Roses), Symphony No.9 (Deep Purple),.. The Light ghi dấu ấn với Heavy metal của Nirvana, Scorpions, Metallica, Desire thì chuyên về Beatles còn Gạt tàn đầy chung thuỷ với alternative...
Thời thịnh vượng
Tai nạn: Đêm 8- 12-1993. Tại một CLB ở Lê Thái Tổ, Desire (lúc đó còn đầy đủ “anh tài” như Quang Huy, Long Vũ, Anh Tuấn và tất nhiên là Tùng John) chơi “phê” đến độ các rockfan không “chịu được nhiệt” hú hét ầm trời, ban nhạc cũng “lên cơn” không kém. Sau buổi diễn, quá đã và bị dồn nén cảm xúc, nhiều fan quá khích giật “băng rôn” chạy quanh Hồ Gươm làm náo động cả ... cụ rùa. “Vụ” này bị ghi vào sổ đen của công an phường. Cảnh cáo lần 1 (về sau có hơn chục lần cảnh cáo khác). Năm 1994, đêm tưởng niệm Beat cũng không kém sôi động diễn ra tại KTX Mễ Trì nhưng “đỉnh” nhất là năm 1995 tại sân vận động của ĐH Tổng hợp cũ (giờ thành giảng đường của ĐH Khoa học Tự nhiên). Hàng ngàn fan của HN và các nơi khác kéo về làm tắc nghẽn cả đoạn đường yễn Trãi từ 6 giờ tối. Nhiều fan “khăn gói quả mướp” từ Sài Gòn ra, Lào Cai, Phú Thọ nhảy tàu chợ xuống, Hải Phòng “phi” xe máy lên. Cháy vé. Nhiều fan rock không chịu đầu hàng số phận, chỉ còn cách leo tường nhảy vào và bị bảo vệ đuổi chạy bán sống bán chết.
“Huyền thoại”: Dẫu vậy, Tùng John, Long Vũ, Anh Tuấn, Phan Nam vẫn chơi một cách say mê, thậm chí là “lên đồng” suốt hơn 3 tiếng liền. Sau đêm diễn ấy, Tùng John trở thành giai thoại và đề tài bàn tán của bàn dân thiên hạ của KTX Mễ Trì ở các quán cóc. Mỗi lần thấy Tùng “ngật ngưỡng” đi từ xa với mái tóc loà xoà phủ trán, cặp kính cận nặng rất “John” và thành tích “bất hảo” 6 năm không thèm rời trường ĐH là có bao nhiêu con mắt nhìn theo đầy ái mộ.
Hậu quả: Sau 3 năm liên tiếp gây náo động, không có đơn vị nào dám đứng ra tổ chức đêm nhạc Beat vào tháng 12 năm 1996 nữa, Tùng John cùng một số thành viên còn lại của Desire và các chiến hữu mê Beat đã kéo nhau lên công viên Thủ Lệ để làm một đêm cho mình và các fan ruột. Quy mô nhỏ nhưng đầm ấm và vui không kém. Sau đó còn kéo nhau về Hạ Long chơi mấy ngày nữa. Nhưng cũng bắt đầu từ đấy, Desire xuất hiện với tần suất ngày một ít hơn, các đêm nhạc tưởng niệm Beat vào tháng 12 hàng năm cũng mất vui đi nhiều. Long Vũ, Anh Tuấn lần lượt rời khỏi nhóm rồi xuất hiện với tư cách của những bình luận viên bóng đá, MC âm nhạc trên truyền hình. Riêng Tùng John thì bị cái “nickname” nó “ám” vào người, có muốn thoát cũng không được, nên đành phải “sống chung với lũ”, kiếm tiền nuôi rock.
2. Thời cực thịnh rồi đứt gãy
Dư âm: Thời “cực thịnh” của rock Việt còn kéo dài về sau với rất nhiều cái tên. The Wall được thành lập trong một cuộc thi của Đoàn trường ĐH Xây dựng và được dân tình ủng hộ tối đa. Về sau càng ngày càng chuyên nghiệp và trở thành rockband số 1 của Việt Nam tính đến thời điểm này. Gạt tàn đầy cũng ra đời nhân dịp kỷ niệm 40 năm trường ĐH Bách khoa (1996), Buratinox thì thành lập vào năm 1998 tại một quán cà phê nhỏ. Coming late cũng ra đời trong năm này với con số thành viên “nhộn nhạo” ban đầu gần chục nhân mạng. Được một năm thì rơi rụng hết, còn được vài “mống”, thế là phải tuyển thêm qua Internet và truyền mồm trong giới rock. Kiên gan bám trụ đến giờ có Hiếu, Long và Cường cùng các thành viên mới như Khánh, Minh Việt. Coming late (lý do là ban nhạc thành lập muộn và các buổi tập những thành viên đều đến rất muộn) nghe có vẻ bị “ám” nên mới đây đổi thành Thuỷ triều đỏ cho nó “Việt hoá” theo lời Hiếu.
Rock Việt: Các ban nhạc này có một ưu điểm là ngoài chơi “cover”, họ cũng tập sáng tác ca khúc rock Việt. Hẳn nhiều người còn nhớ tay trống nữ rất ấn tượng Doãn Hương (con gái nhạc sĩ Doãn Nho) và giọng ca của Đạt “đầu lâu” với ca khúc Đám cưới chuột đậm chất Việt (lôi cả tranh dân gian Đông Hồ ra cơ mà!). Doãn Hương sau bỏ ngang để học Nhạc viện, sau có Quân “trống” thay thế nhưng hình ảnh về một cô gái xinh đẹp chơi trống rất “xuya” còn lâu mới mất trong lòng những người mê rock thời ấy. Coming Late thì ngoài chơi lại Metallica, Scorpions và Guns n’ Roses, cũng có nhiều ca khúc tự sáng tác như ánh sáng nơi núi rừng, Người hát rong, Tuổi xuân dại khờ, Nắng mới (lấy làm tên album sắp phát hành của nhóm).
Trở lại và lắp ghép: Nhiều ban nhạc đàn anh khác như The Light, Đại bàng trắng cũng quay trở lại chốn giang hồ. Tháng 8 vừa rồi, The Light cho ra đời một album tự sáng tác có tên Giấc mơ hoang tàn với 8 ca khúc được chơi theo thể loại Thrash metal với chất nhạc được các fan miêu tả bằng những tính từ nghe đối nhau “chan chát” như nặng trì, ầm ì, u ám, rực lửa, hoang dại, kết cấu phức tạp và tạo nhiều biến đổi trong ca khúc. Không dễ nghe, dễ thuộc như Đường đến ngày vinh quang, Rock xuyên màn đêm, Bông hồng thuỷ tinh...của The Wall, nhưng những ca khúc này được anh em trong nghề đánh giá cao.
Các ban nhóm đã tan rã thì tụ họp nhau lại theo kiểu “rổ rá thúng mủng cạp lại” cho đỡ nhớ “nghề”. Bumufulight ra đời theo nghĩa này, gồm các rocker Thắng, Hà của Buratinox, Kiên của Mutation, Đạt của Gạt tàn đầy (Fulastray) và Tuấn, Hà của The Light. Lý do của sự ra đời này theo Đạt “đầu lâu” là do lần mấy rocker đã “rửa tay gác kiếm” lâu rồi, gặp nhau tự nhiên thấy nhớ quá thế là đành góp tiền (mỗi người 150 ngàn đồng, riêng Quân trống phải nộp hai suất vì có mặt trong hai ban) để thuê âm thanh, trống và mượn tạm một quán cà phê gần công viên Thủ Lệ để chơi cho đỡ thèm. Năm ngoái, họ đã cùng Đại bàng trắng và Desire làm nên đêm diễn tưởng niệm Beat khá thành công tại CLB Mùa Xuân và năm nay hứa sẽ “tái đấu” ở Nhà văn hoá quận Hai Bà Trưng vào đêm 7 -12 .
3. Có không, thế hệ thứ ba?
Nở rộ về số lượng. Nhưng chưa có ban nhạc rock VN nào thực sự chuyên nghiệp nếu tính theo nghĩa đen của từ này là tự nuôi sống bằng nghề. Đa số họ đều kiếm cơm bằng nghề khác và dành thời gian còn lại cho rock như một niềm đam mê không dứt bỏ được. Theo Tuấn “quỷ”, thành viên cũ của The Light, trung bình mỗi năm chỉ có 3, 4 buổi biểu diễn rock lớn. Hà Nội có khoảng trên 10 ban nên cơ hội xuất hiện trước công chúng không nhiều. Cát xê của mỗi buổi đó khoảng trên triệu đồng, cho 5, 6 thành viên chỉ đủ đi nhậu một bữa.
Đó là những đàn anh đã có danh có phận, còn những rockband mới thành lập đôi khi còn bị người ta quỵt tiền mà đành ngậm đắng nuốt cay. Hiếu của Coming Late kể hôm biểu diễn ra mắt ban nhạc ở rạp Xiếc TƯ là một kỷ niệm đắng cay của cả nhóm. Lịch biểu diễn bị đẩy ra sau cùng chương trình, do đến muộn nên bị các fan la ó, thiết bị âm thanh liên tục bị trục trặc và diễn xong cả bọn kéo nhau về mà không có một đồng thù lao. Các đêm diễn ở những quán bar, cà phê nhạc sống, thù lao cho cả ban cũng chỉ trên dưới 500.000đ, trong khi đó tiền mua nhạc cụ (người nào chơi gì tự lo nhạc cụ ấy) lên đến chục, mười lăm triệu đồng mỗi người. Tất nhiên đã chơi rock thì chẳng ai đem chuyện tiền nong ra để đong đếm.
Một thế hệ rock thứ ba khác cũng đã ra đời, đặc biệt là sau Liên hoan các ban nhạc SV năm ngoái. Tiết tấu mới, Bazan... là những cái tên đầy triển vọng. Thời điểm này, có hơn 10 ban nhạc rock cùng tồn tại và dăm ba ban nhạc thể loại khác dành cho giới SV. Trừ The Wall, đa số họ chưa ra được với thị trường... đã thế, việc tổ chức những đêm diễn cho chính bè bạn cũng chưa thoát khỏi tình trạng của những đàn anh hơn chục năm về trước. Nghĩa là vẫn phập phù thưa vắng, mỗi năm một lần tham dự liên hoan.