Guitar đệm hát

Đặng Việt Dũng
(bravesp)

New Member
Bài này mình đọc được ở diễn đàn Việt Guitar. Một bài viết rất súc tích, thực tế và vui nhộn.

Giáo trình đệm hát Guitar cơ bản (Phần 1)

Đệm hát, nó là một điều không hề đơn giản như nhiều người từng nghĩ. Và nếu là đệm để tán tỉnh một ả nào đó thì lại là cả một nghệ thuật. Nên nhớ là trong một cuộc phỏng vấn xét nghiệm tâm lý mới đây nhất, với câu hỏi: Người đàn ông lý tưởng của bạn là gì, 70% các cô thiếu nữ xinh đẹp được hỏi đã nói là: Một người biết chơi Guitar…

Ấy, không hiểu sao các chị em rất nhạy cảm với cái tiếng đàn Guitar, nó quyến rũ lắm, nó ma quái lắm… một thằng đàn ông mà có thêm được cây guitar bên cạnh thì phải tăng thêm 10 thành công lực. Cũng phải thôi, chịu làm sao thấu khi vào một buổi chiều vắng lặng, ở cửa sổ nhà bên cạnh văng vẳng lên một tiếng rỉa guitar và một tiếng ca nhè nhẹ, ấm áp. Đến đá cũng phải mềm ra ấy chứ… Và trong một buổi picnic, khi thằng này thằng nọ thi nhau khoe hàng: Điện thoại anh cực xịn… bố anh vừa đi nước ngoài về… anh vừa đăng ký mãi mới xong cái con Dylan..v..v, thì chàng trai chỉ việc ngồi một góc, yên lặng và.. rỉa guitar – tóc xoã rủ cần đàn, mắt nhìn ra xa xăm, miệng thì thào êm ái... Đảm bảo hàng tá chị em cứ nhấp nhổm ngồi không yên… có lẽ chỉ trừ mấy con tóc vàng hoe, đầu đ’o có óc, tai đ’o có màng nhĩ mới có thể thờ ơ mà thôi…

Nhưng cũng như tôi đã nói, để đạt được tới cái bản lĩnh thâm hậu đến nỗi tất thảy chị em đều cảm thấy rạo rực theo từng tiếng đàn của mình, quên ăn quên ngủ, chỉ muốn kêu lên theo cùng tiếng đàn… thì cái sự luyện tập không phải chỉ là ngày một ngày hai... Về đệm hát, có nhiều kiểu đệm lắm. Một thằng chơi Guitar giỏi không phải là một thằng chơi đúng nốt nhạc, đúng bài bản nhạc, chơi một lèo từ đầu đến cuối không sai câu nào. Không phải vậy! Một thằng chơi Guitar giỏi là một thằng biết chơi đúng lúc, biết sai đúng lúc, biết quên đúng lúc, biết dừng đúng lúc, biết bấm "sai" đúng chỗ... Biết nên chơi thế nào và chơi trước ai. Bởi vậy, xét nghĩ cũng giống như cái trò quân sự ấy - biết rõ đối thủ, phân tích thời điểm, ra đòn chuẩn xác. Như vậy tiếng đàn của ta mới thực sự có hiệu lực và đạt kết quả như ý. Ta nên phân ra nhiều trường hợp cụ thể với nhiều cách đệm như sau:

- Đệm phừng phừng_ như mấy chú tá điền bổ củi - kiểu này thường đệm vào những lúc cao trào của những cuộc hội trại, khi mà "một mình giữa bầy sói", chỉ mình mình với cây đàn giữa một rừng mồm đang gào thét: "nổi lửa lên em... nổi lửa lên em..."

- Đệm thong thả_ khi mà cuộc vui đã vào cuối canh, bọn tá điền "giọng hát to, tay đàn khoẻ" đã mệt mỏi hết rồi. Chỉ còn mình và mấy ả mặt đang nghệt ra, vừa buồn ngủ vừa mệt... - Đệm trữ tình_ khi chỉ mình mình với nàng... trong một không gian tĩnh mịch, khi mà những thằng phá đám và những con ả xấu xí đã không còn quấy rầy. - Đệm dụ dỗ_ Khi mình biết rằng ở bên kia bờ tường, có một ả đang vừa... tắm giặt vừa lắng nghe tiếng đàn của mình.

-Đệm lãng mạn_ Khi ngồi cùng những ả: Sống nội tâm, yêu mầu tím, ghét sự giả dối, thích hoa bất tử... - Đệm theo mốt_ khi ngồi trước những con ranh con quần ngố tóc vàng hoe chỉ thích phim hàn quốc và trai hàn quốc...

+ Với trường hợp đệm tá điền ở hội trại, đòi hỏi bạn chỉ cần có một .. sức khỏe phi thường ... bởi vì ở trường hợp này, không phải là tiếng đàn của bạn hoà cùng tiếng hát của nó, mà là chúng nó gào rú và bạn phải làm nhiệm vụ đệm theo cho đúng nhịp, đúng giai điệu của chúng nó. Và không nhất thiết phải đúng Gam, bởi vì chúng nó cũng chẳng cần biết bạn đang chơi gam gì đâu...

+ Trường hợp đệm thong thả, khi mà chỉ còn ít người thưởng thức. Trường hợp này thì bạn cần phải chơi quạt chả nhẹ nhàng. Nếu như chơi cho ả nào đó hát solo thì nên dò nốt trước khi nó hát. Tránh trường hợp nó cứ gào một đằng, mình phừng phừng một nẻo, mãi mới mò ra đúng gam thì nó đã hát xong mẹ nó rồi...

+ Trường hợp đệm trữ tình, khi chỉ còn mình mình với ả. Lúc này thì không thể quạt chả phừng phừng được, mất mẹ nó hết sự lãng mạng. Lúc này chỉ nên đệm theo kiểu rải nốt hợp âm (cũng sẽ nói cụ thể sau). Kiểu rải hợp âm này nó sẽ như từng giọt nước, tí tách... tí tách len lỏi vào sâu thẳm tâm hồn nàng. Đôi khi ngừng lại một vài giây, như thể mình đang bị không gian và thời gian chế ngự... (lúc này thì có thể đưa tay lên ngoáy mũi hoặc nắm lấy tay nàng - tuỳ thời điểm chọn) Những lúc này đôi khi phải đá thêm mấy bản nhạc không lời trữ tình như Rô-măng, lá thư gửi Ê-Ly, hay Triệu bông hồng... Đảm bảo mặt mũi ả sẽ ngu đi, mắt lờ đờ ngây dại, chân tay mềm nhũn ra (thôi, đ''o dám tưởng tượng nữa!)

+ Đệm dụ dỗ_ áp dụng khi mình đang ở trong căn phòng ký túc xá chẳng hạn, bên bờ tường bên kia là khu nữ sinh. Vào một buổi trưa vắng vẻ, khi các con giời xôi thịt đã đi ngủ hết... chỉ còn tiếng xào xạc của những cơn gió mùa Thu hiu hắt thổi vào các tán lá cùng với tiếng róc rách nước trong cái chậu thau mà nàng đang... giặt đồ. Những lúc này thì tuyệt đối không thể dùng phương pháp “quạt chả”, một là sẽ bị bọn cùng phòng úp xô vào đầu mà tẩn vì tội phá vỡ giấc ngủ, hai là giữa trưa yên ả, tiếng gào rú thảm thiết của ta sẽ không khác gì tiếng sói tru nửa đêm. Lúc này cũng chỉ nên rải hợp âm nhè nhẹ, nhưng đôi khi nên có những đoạn cao trào thống thiết, thê lương. Chủ đề thì nên nói đến quê hương, nói đến dòng sông, nói đến cây tre, mái đình... và cố gắng quên đi các khoản nợ ở căn-tin, cố gắng quên đi cái ngứa của căn bệnh ghẻ quen thuộc đang hành hạ cơ thể... hãy chơi thật dịu dàng, cứ như là mình là một người sống nội tâm lắm ấy...

+ Đệm lãng mạn: Kiểu này dành cho những ả thường sống với một tâm hồn... dở hơi. Những ả luôn găm ở cạp quần một hai cuốn sổ thơ tình Xuân Diệu... Với những ả này thì ta nên tỏ một vẻ phớt đời. Tay rải rải vài nốt, miệng lảm nhảm vài câu, mắt nhìn ra xa xăm... quên đi mọi thứ, thờ ơ mọi thứ... cứ như xung quanh ta chỉ toàn ruồi nhặng vậy. (Cái ngữ hâm hâm này mà ta tỏ vẻ quan tâm đến nó là hỏng hết mọi việc). Ta phải thể hiện mình là một con người sống với một tâm hồn bao la, một tinh thần bay bổng, lãng mạn. Mà cũng nên chọn những bài phổ nhạc từ các bài thơ quen thuộc như: "..Khung cửa sổ hai nhà cuối phố... chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ..." hay "...em không nghe mùa thu, lá thu kêu xào xạc, con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô..."... và thể nào cái ả này cũng tỏ vẻ hiểu biết thốt lên: "- à, hình như bài này là Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư anh nhẩy!" Lúc này mình nên ngừng tiếng đàn và giả vờ khen lấy một câu: "- Ôi, sao em cũng biết bài này à, em thật lãng mạn đấy!" (thực ra đứa đ'o nào học qua phổ thông mà chẳng biết)

- Còn kiểu đệm theo mốt_ để phục vụ mấy con tóc vàng hoe, thì tốt nhất là bạn nên học thuộc mấy bài nhạc trong phim hàn Quốc, như bài Forever, Hình bóng đợi chờ, và cả Ếch-chan-tơ nữa (bài này là bài Rô-măng nhưng dùng để quảng cáo nước gội đầu ếch-chan-tơ nên bọn tóc vàng toàn goi là bài ếch-chan-tơ thôi)... và thỉnh thoảng lại thổ ra vài câu hát tiếng Anh hay tiếng Hàn (yên tâm, mấy con thuộc dạng này thì tiếng mẹ đẻ còn chưa thõi - huống hồ tiếng nước ngoài. Đ''o biết đâu mà lần) Đấy, tinh thần là như thế, còn kỹ thuật đệm ra sao thì xin theo dõi kỳ sau:

Phần kỹ thuật đệm: Khi bạn định đệm đàn cho một cô ả nào đó hát, thì điều đầu tiên là bạn cần quan tâm đến đó là làm sao mà đệm cho đúng với giọng hát của ả đó. Điều này liên quan đến một vấn đề chuyên môn, đó là xác định được gam chủ đạo của bài hát ấy. Sẽ có ba trường hợp chính xảy ra.

Trường hợp thứ nhất là cô ả ấy có biết đôi chút về âm nhạc, và nói trước với bạn là: “Em chỉ hát ở giọng La thứ thôi, ứ hát được giọng khác đâu…” Ờ, thế thì tốt rồi, cần đ’o gì phải đắn đo nữa, cứ hợp âm chủ đấy mà táng.

Trường hợp thứ hai là “… em đeck biết đâu, anh cứ dạo đi rồi em nhẩy vào…” Trường hợp này cũng đơn giản thôi, cứ chọn một gam tương đối và quen tay nhất mà dạo đi dạo lại theo vòng gam rồi chờ con bé nó nhấy vào hát…

Trường hợp thứ ba phát sinh sau trường hợp thứ hai. Ấy là khi bạn dạo lấy dạo để đúng mấy vòng gam quen thuộc rồi thì con bé ấy lại nhẩy vào rống lên một câu lạc mẹ nó sang gam khác… Đấy, cái cần bàn chính là ở đây, ở trường hợp thứ ba này. Như vậy, chỉ còn cách cho nó hát trước, rồi mình hùng hục tìm gam để đệm sau. Vậy mới phát sinh ra chuyện DÒ TÌM GAM như thế nào? Và sẽ tìm gam nào trước? Phân biệt gam Trưởng; Thứ ra sao… sau đó thì sẽ chuyển từ gam này sang gam khác kiểu gì, bao giờ thì chuyển? Dựa vào đâu thì chuyển… Ta sẽ bàn đến cụ thể từng vấn đề trên sau, nhưng bây giờ trước tiên, ta nên bàn đến khái niệm gam và tổ hợp gam, sau đó sẽ có cách để DÒ TÌM GAM Gam nhạc là khái niệm về một tổ hợp các nốt nhạc được đặt cùng nhau (nói thế cho ngắn gọn) Bạn đã biết âm nhạc gồm 7 nốt chính: Đồ rê mi fa sol la si đô. Ngoài ra, còn có các nốt thăng giáng của từng nốt nhạc. Và khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. (còn vì sao lại thế thì sẽ nói sau) Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn… (đơn giản thôi mà) Vậy là lại phát sinh ra một yếu tố: GAM NÀO THÌ CÓ NHỮNG NỐT GÌ Lại nói một chút đến các nhạc phẩm Việt Nam... có một điều không thể phủ nhận là các tác phẩm của Việt Nam ta hầu như đều thuộc dạng giai điệu đơn giản. Ví dụ như các bài hát của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần 3 gam cơ bản là có
thể đệm được hàng đống bài. (ta không bàn đến chuyện hay-dở ở đây) mà điều chủ yếu là hầu hết những tác phẩm nhạc Việt vẫn quẩn quanh ở vòng gam cơ bản (1): 1- 6 - 8 (và theo quy luật: 1thứ - 6 thứ - 8 trưởng) Nào, ta hãy đi vào lý thuyết một chút: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. ( Viết theo ký hiệu nhạc lý: C, D, E, F, G, A, H) Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố (1 quãng 8 ) ta có đến 12 nốt: C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H. Dựa theo cái vòng hoà âm cơ bản (1): 1-6-8, ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - Dm - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H. Chỉ cần nắm chắc cái hoà âm cơ bản (1) kia, bạn có thể chơi được rất nhiều nhạc phẩm của Việt Nam... Và dĩ nhiên là cũng có thể dùng thêm nhiều hợp âm khác nữa đi kèm, nhưng dẫu sao điều tôi muốn nói đến đó là 3 hợp âm chính, cột sống trong một tác phẩm là như vậy...

Ví dụ cụ thể:
Cát bụi: Hạt bụi (Am)nào hoá kiếp thân tôi, để một (Dm)mai tôi về làm cát (Am)bụi, (E)ôi cát bụi tuyệt (Dm)vời, mặt trời (E)soi một kiếp rong (E)chơi...

Tóc gió thôi bay: Chiều (Am)mưa có một (Dm)người con gái nhớ (Am)quê xa vời (E)vợi, dòng (Dm)sông giấc mơ (Am)xưa một thời thiếu (F)nữ buồn (E)trôi, tuổi (C)thơ xưa đã (Dm)xa, người xưa xa cách (Am)xa, còn (Dm)đâu bóng quê (Am)nhà trong chiều xa (E)vắng, thuyền (C)xưa xuôi (Dm)dòng, người (F)xưa đã có (Am)chồng, buồn (Dm)vui những tháng năm bên người yêu (F)dấu, tóc gió thôi (E)bay, như ngày (Am)xưa..
Ở bài Tóc gió thôi bay này, có thêm 2 gam phụ là Đô trưởng (C), và Fa trưởng (F)) Chắc các bạn nhận ra một điều là hầu như mở đầu, sau gam chủ đạo đều là gam 6... và trước khi kết về gam chủ đạo, cũng đều là gam 8... bạn nghĩ gì về điều này???

(Nguồn: www.viet-guitar.com)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
In ra để làm gì thế em? Đọc xong là lĩnh hội được hết rồi mà :mrgreen:
 
Thế bài "Five hundred miles" có thuộc thể loại này không :-/
 
Dài quá bác Dũng edit lại dùng font Times New Roman có chân cho dễ đọc đi bác, font Tahoma ko có chân nhìn mỏi mắt quá :-&
 
Có phải bài 500 miles của Brothers Four không Bình? Bài này anh nghĩ hợp với điệu Slow, nhẹ nhàng mà đệm thôi :)
Bài này để hát hay thì khó lắm, vì Brothers Four hát bè, giọng khá cao. Intro có tiếng đàn Banjo đúng kiểu nhạc Country.
 
Ông ơi ông có hợp âm để đệm Green Fields ko?
 
Green Fields đệm theo kiểu:

Giọng La thứ

Once(Am) there were green fields(Dm) kissed by the sun (E7)

Mò một lúc là ra chỗ còn lại
 
Green fields đệm theo kiểu slow giọng la thứ
ok?
**********************************
you are all that i need
 
Back
Bên trên