Trần Lê Uyển Nhi
(ththn)
New Member
Đã bao giờ ai đó trong số chúng ta thử tự đặt câu hỏi một cách nghiêm túc với chính mình : Tại sao ta yêu nhạc ? Âm nhạc - đó có phải là một nhu cầu thật sự lớn lao hay không ? Ta sẽ ra sao nếu không có âm nhạc ... (Xin lưu ý là tôi không hề muốn đánh đồng giữa hai khái niệm Thích và Yêu ở đây!).
Theo năm tháng,quan niệm của mỗi người về âm nhạc cũng thay đổi,cùng với nó là sự thay đổi của chính bản thân âm nhạc.Tuy nhiên,dường như âm nhạc ngày nay đã rời quá xa cái gốc gác của nó - cái cách thức đến với người nghe.Tất nhiên,âm nhạc chẳng hề có lỗi trong chuyện này,lỗi là do người tạo ra nó và người đón nhận nó.Tôi không phủ nhận mình là một người bảo thủ trong quan niệm nên Thưởng Thức âm nhạc bằng cách nào bằng cách tuyên bố rằng,nhạc nên được Nghe bằng Tai,chứ không phải nghe bằng Mắt.Một sự thực hiển nhiên là từ hơn một thập niên trở lại đây,trào lưu phát hành Video-clip cho ca khúc đã đem lại rất nhiều tiền cho những hãng sản xuất,rất nhiều vinh quang (?) cho những ca sĩ hoặc nhóm nhạc "hát" bằng ngoại hình và động tác là chính.Khán giả cũng tiếp tay cho việc này bằng cách tự hạ thấp mình,chấp nhận Xem nhạc cùng với Nghe rồi tiến tới Xem là chính,Nghe là phụ.Đỉnh điểm là gì ? Là đi xem các buổi buổi diễn,tiếng là Live,nhưng thực chất,ban nhạc đứng cho đủ bầy đàn,âm thanh hoàn toàn do Playback chuẩn bị sẵn,ca sĩ thì đớp lời một cách thuần thục trơ trẽn.Họ chỉ cần không khí âm nhạc,vậy thôi ! Tôi không trách các ca sĩ,đúng ra là không trách nhiều,vì họ chỉ là người phục vụ.Nguyên lý ở đây là gì ? Là thị trường quyết định mặt hàng ! Khi thị trường toàn là những khách hàng thích hàng "may sẵn" hơn là "may đo",có họa là điên mới tung ra những sản phẩm có chất lượng cao làm gì.Đơn giản bởi vì mấy ai biết cái cao đấy đâu,nếu có đi nữa,họ cũng chỉ là thiểu số,một thiểu số bị giễu cợt trước mắt cái đám đông ăn mặc cùng một kiểu một lối.
I. Nhạc trong nước : Đáng buồn và hổ thẹn.
1/ Bắt đầu từ những người sáng tác - cha đẻ của âm nhạc.
Thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã qua từ lâu,và thế là các bậc cựu trào hết vốn.Phần đông đều lui về ở ẩn,lâu lâu làm một bài nhạt nhẽo để hắng giọng với đời.Số ít may mắn hơn thì chuyển sang viết phê bình (thể loại hàn lâm vô cùng khó) với giọng điệu vô hồn,và khiếp khủng nhất là những người viết Khí Nhạc.Tôi chỉ có hai từ để diễn tả cái gọi là nhạc giao hưởng thính phòng VN này : Tra Tấn.Duy nhất có một ngoại lệ vẫn sống ung dung trong làng Pop: Phó Đức Phương
Lớp nhỡ và lớp trẻ chẳng đáng nói đến là bao.Bởi vì về sự lãng mạn,họ thua xa những tên tuổi kinh điển của dòng nhạc tiền chiến VN thuở nào : Phạm Duy,Văn Cao,Ngô Thụy Miên,Nguyễn Ánh 9 .... Sự mạnh mẽ lại càng hiếm bởi vì họ có lao vào đời để chắt lọc mạch ngầm đâu.Đại đa số ngồi rung đùi như Vip trong phòng lạnh và cố rặn ra một cái Idea nào đó,chỉ thế mà thôi.
2/ Các ca sĩ.
Tôi sẽ cố nhịn cười khi viết về họ.
a: Hát như cái máy : Họ là những người mà số vốn bài hầu như chẳng tăng lên theo thời gian.Tôi phát sợ mỗi khi nhìn thấy Trọng Tấn,bởi vì cùng với sự xuất hiện của him là y như rằng "Việt Nam trên đường chúng ta đi ..." và "Trên đỉnh trường sơn ....".
b : Lừa đảo : Hát đớp,chạy sô điên cuồng các tối,giành giật các Midi-disc đựợc phối bởi cùng một người cho cùng một bài (Ở HN thì thường là Ngọc Châu - Châu tròn và Xuân Phương - Của để dành).
c : Đáng thương : Ai gọi cũng đi,cát xê mấy cũng dạ,đựợc lên hình thì quá ư là mỹ mãn sếp ơi ..
d : Ôi thôi,tôi không dám nói tiếp,dù sao cũng nên lo cho cái bụng sắp nổ ra đến nơi rồi.Xin khất đến bài sau cho phần này :lol:
II. Nhạc nước ngoài.
Ở đây tôi chỉ xin nói về những đối tượng dưới 40,nghĩa là vẫn còn kha khá nhựa sống chảy trong mạch máu.Phân loại họ mới dễ dàng làm sao !
1: Chất nghệ.
Có thâm niên nghe nhạc,chịu khó nghe nhiều dòng nhạc,có bạn bè chia sẻ quan điểm,thậm chí tiến đến mức bắt bài và chơi nhái giống với Tây.Đỉnh cao là lập band để đi chiến một số nơi để "cho thiên hạ thấy mình copy chuẩn ra sao".Tùng John là một biểu tượng cho nhóm này.Hình như y cũng mãn nguyện với vai trò kẻ đóng thế suốt đời cho J Lennon tại đất Hà thành.Trước kia thỉ đó là Những Bậc Thang - tiền bối cho các cái gọi là Rockband HN,Đại Bàng Trắng,The Light .... và cái đang nổi những tháng qua có cái tên đầy chất tự ti Asian : Bức Tường.Tôi chỉ thấy cái được nhất của band này là họ có những bộ đồ da khá đẹp,ngoài ra ngón đàn quê mùa ghê gớm.Chẳng thấy gã guitare solo chạy nổi một chùm móc tam móc tứ bao giờ,rõ khổ !
2: Giả nghệ. Nói luôn nhé,đó gần như là tất cả giới trẻ ngày nay.Họ chỉ có cái vỏ mỏng tang che đi bên trong cái ruột rỗng tuếch.Chạy đua một cách tuyệt vọng với Mtv Asia Hitlist,cố mua đủ các đĩa của *.Trường.Ghê hơn 1 tý thì có các cô hồn,sống trong những chiếc áo phông đen và trao đổi với nhau bằng những câu kiểu như "Tao nghĩ Korn thật sự vĩ đại ..." . Không có quan điểm của riêng mình,quan tâm mỗi chuyện "Thiên hạ sẽ nghĩ mình là ai" chứ không bao giờ tự trả lời trước bản thân câu hỏi "Thực ra ta là ai và ta có những gì ...".
Tôi mệt mỏi quá,và buồn nữa,trước bức tranh ảm đạm của phong cách "yêu"nhạc của người VN.Đâu đâu cũng thấy Logo của Nhái bén và ễnh ương.Sẽ viết tiếp về cái đề tài nhạy cảm này,chắc chắn rồi,nhưng vẫn cứ ước ao "Bao giờ thanh niên VN thôi làm Nhái .. "
Theo năm tháng,quan niệm của mỗi người về âm nhạc cũng thay đổi,cùng với nó là sự thay đổi của chính bản thân âm nhạc.Tuy nhiên,dường như âm nhạc ngày nay đã rời quá xa cái gốc gác của nó - cái cách thức đến với người nghe.Tất nhiên,âm nhạc chẳng hề có lỗi trong chuyện này,lỗi là do người tạo ra nó và người đón nhận nó.Tôi không phủ nhận mình là một người bảo thủ trong quan niệm nên Thưởng Thức âm nhạc bằng cách nào bằng cách tuyên bố rằng,nhạc nên được Nghe bằng Tai,chứ không phải nghe bằng Mắt.Một sự thực hiển nhiên là từ hơn một thập niên trở lại đây,trào lưu phát hành Video-clip cho ca khúc đã đem lại rất nhiều tiền cho những hãng sản xuất,rất nhiều vinh quang (?) cho những ca sĩ hoặc nhóm nhạc "hát" bằng ngoại hình và động tác là chính.Khán giả cũng tiếp tay cho việc này bằng cách tự hạ thấp mình,chấp nhận Xem nhạc cùng với Nghe rồi tiến tới Xem là chính,Nghe là phụ.Đỉnh điểm là gì ? Là đi xem các buổi buổi diễn,tiếng là Live,nhưng thực chất,ban nhạc đứng cho đủ bầy đàn,âm thanh hoàn toàn do Playback chuẩn bị sẵn,ca sĩ thì đớp lời một cách thuần thục trơ trẽn.Họ chỉ cần không khí âm nhạc,vậy thôi ! Tôi không trách các ca sĩ,đúng ra là không trách nhiều,vì họ chỉ là người phục vụ.Nguyên lý ở đây là gì ? Là thị trường quyết định mặt hàng ! Khi thị trường toàn là những khách hàng thích hàng "may sẵn" hơn là "may đo",có họa là điên mới tung ra những sản phẩm có chất lượng cao làm gì.Đơn giản bởi vì mấy ai biết cái cao đấy đâu,nếu có đi nữa,họ cũng chỉ là thiểu số,một thiểu số bị giễu cợt trước mắt cái đám đông ăn mặc cùng một kiểu một lối.
I. Nhạc trong nước : Đáng buồn và hổ thẹn.
1/ Bắt đầu từ những người sáng tác - cha đẻ của âm nhạc.
Thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã qua từ lâu,và thế là các bậc cựu trào hết vốn.Phần đông đều lui về ở ẩn,lâu lâu làm một bài nhạt nhẽo để hắng giọng với đời.Số ít may mắn hơn thì chuyển sang viết phê bình (thể loại hàn lâm vô cùng khó) với giọng điệu vô hồn,và khiếp khủng nhất là những người viết Khí Nhạc.Tôi chỉ có hai từ để diễn tả cái gọi là nhạc giao hưởng thính phòng VN này : Tra Tấn.Duy nhất có một ngoại lệ vẫn sống ung dung trong làng Pop: Phó Đức Phương
Lớp nhỡ và lớp trẻ chẳng đáng nói đến là bao.Bởi vì về sự lãng mạn,họ thua xa những tên tuổi kinh điển của dòng nhạc tiền chiến VN thuở nào : Phạm Duy,Văn Cao,Ngô Thụy Miên,Nguyễn Ánh 9 .... Sự mạnh mẽ lại càng hiếm bởi vì họ có lao vào đời để chắt lọc mạch ngầm đâu.Đại đa số ngồi rung đùi như Vip trong phòng lạnh và cố rặn ra một cái Idea nào đó,chỉ thế mà thôi.
2/ Các ca sĩ.
Tôi sẽ cố nhịn cười khi viết về họ.
a: Hát như cái máy : Họ là những người mà số vốn bài hầu như chẳng tăng lên theo thời gian.Tôi phát sợ mỗi khi nhìn thấy Trọng Tấn,bởi vì cùng với sự xuất hiện của him là y như rằng "Việt Nam trên đường chúng ta đi ..." và "Trên đỉnh trường sơn ....".
b : Lừa đảo : Hát đớp,chạy sô điên cuồng các tối,giành giật các Midi-disc đựợc phối bởi cùng một người cho cùng một bài (Ở HN thì thường là Ngọc Châu - Châu tròn và Xuân Phương - Của để dành).
c : Đáng thương : Ai gọi cũng đi,cát xê mấy cũng dạ,đựợc lên hình thì quá ư là mỹ mãn sếp ơi ..
d : Ôi thôi,tôi không dám nói tiếp,dù sao cũng nên lo cho cái bụng sắp nổ ra đến nơi rồi.Xin khất đến bài sau cho phần này :lol:
II. Nhạc nước ngoài.
Ở đây tôi chỉ xin nói về những đối tượng dưới 40,nghĩa là vẫn còn kha khá nhựa sống chảy trong mạch máu.Phân loại họ mới dễ dàng làm sao !
1: Chất nghệ.
Có thâm niên nghe nhạc,chịu khó nghe nhiều dòng nhạc,có bạn bè chia sẻ quan điểm,thậm chí tiến đến mức bắt bài và chơi nhái giống với Tây.Đỉnh cao là lập band để đi chiến một số nơi để "cho thiên hạ thấy mình copy chuẩn ra sao".Tùng John là một biểu tượng cho nhóm này.Hình như y cũng mãn nguyện với vai trò kẻ đóng thế suốt đời cho J Lennon tại đất Hà thành.Trước kia thỉ đó là Những Bậc Thang - tiền bối cho các cái gọi là Rockband HN,Đại Bàng Trắng,The Light .... và cái đang nổi những tháng qua có cái tên đầy chất tự ti Asian : Bức Tường.Tôi chỉ thấy cái được nhất của band này là họ có những bộ đồ da khá đẹp,ngoài ra ngón đàn quê mùa ghê gớm.Chẳng thấy gã guitare solo chạy nổi một chùm móc tam móc tứ bao giờ,rõ khổ !
2: Giả nghệ. Nói luôn nhé,đó gần như là tất cả giới trẻ ngày nay.Họ chỉ có cái vỏ mỏng tang che đi bên trong cái ruột rỗng tuếch.Chạy đua một cách tuyệt vọng với Mtv Asia Hitlist,cố mua đủ các đĩa của *.Trường.Ghê hơn 1 tý thì có các cô hồn,sống trong những chiếc áo phông đen và trao đổi với nhau bằng những câu kiểu như "Tao nghĩ Korn thật sự vĩ đại ..." . Không có quan điểm của riêng mình,quan tâm mỗi chuyện "Thiên hạ sẽ nghĩ mình là ai" chứ không bao giờ tự trả lời trước bản thân câu hỏi "Thực ra ta là ai và ta có những gì ...".
Tôi mệt mỏi quá,và buồn nữa,trước bức tranh ảm đạm của phong cách "yêu"nhạc của người VN.Đâu đâu cũng thấy Logo của Nhái bén và ễnh ương.Sẽ viết tiếp về cái đề tài nhạy cảm này,chắc chắn rồi,nhưng vẫn cứ ước ao "Bao giờ thanh niên VN thôi làm Nhái .. "