Giới thiệu về du học Pháp & NNB (I)

Thông tin hữu ích

Để chọn được lớp học tốt và phù hợp

Một số câu hỏi nên đặt ra

- Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Nhiều nhất là bao nhiêu ?
- Mỗi tuần bạn có bao nhiêu giờ học ?
- Nơi bạn học có đầy đủ dụng cụ giảng dạy cần thiết? Cơ sở vật chất ?
- Bạn có được tham gia dự thính trong các lớp học Đại học?
- Khoá học cho phép thi những chứng chỉ nào ? Có phải đóng thêm lệ phí ?
- Khả năng tìm chỗ ở ? Giá cả ?
- Để xin chỗ ở qua trung tâm, bạn có phảI đóng thêm lệ phí hay không ?
- Trong trường hợp ở nhà dân, những gia đình này có được “ lựa chọn ”, có qua kiểm tra của trung tâm? Bạn sẽ trả tiền cho trung tâm hay trực tiếp cho chủ nhà ?
- Điều kiện phòng học của bạn ?
- Trường có gần trung tâm thành phố hoặc khu đại học?
- Bạn có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khoá do trường hoặc thành phố đó tổ chức ?
- Bạn có được đón ở nhà ga hay sân bay ? Dịch vụ đó có phải trả tiền ?
- Bạn có thể dễ dàng tìm được chỗ ăn trưa với giá cả hợp lí ?
- Bạn có đươc nhận một thẻ sinh viên Pháp ?
- Trường hợp huỷ đăng kí hoặc kết thúc sớm hơn dự tính, bạn có được hoàn trả một phần phí tổn ? Bạn có phải chịu phí huỷ hồ sơ ?
- Việc gì sẽ xảy ra nếu bạn bị ốm ?

Chuẩn bị giấy tờ

Việc khó nhất là xin visa sinh viên (3 tháng) để việc làm giấy tờ khi bạn ở Pháp được dễ dàng. Để làm được điều này, bạn cần chủ động yêu cầu trường gửi giấy chứng nhận nhận học (certificat de pré-inscription).

Bảo hiểm

· Các trung tâm thuộc SOUFFLE không yêu cầu bạn phải có bảo hiểm y tế xã hội
· Trường Paris IV Sorbonne có thể cho phép bạn có bảo hiểm chế độ sinh viên với một số điều kiện nhất định
· Alliance Française yêu cầu bạn phải có bảo hiểm theo chế độ sinh viên

Lịch thi kiểm tra trình độ tiếng vào Đại học

Kì thi tiếng vào Đại học là kì thi chung cho tất cả các trường Đại Học công lập ở Pháp, thường được tổ chức vào tháng 2 hàng năm cho năm học bắt đầu vào tháng 10.

Ngày nghỉ

Các trung tâm làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, trừ một số ngày lễ

· Năm mới : 01/01
· Lễ Phục sinh
· Quốc tế Lao động : 01/05
· Chiến thắng Phát xít : 08/05
· Lễ thăng thiên : 09/05
· Lễ Hạ trần
· Quốc khánh : 14/07
· Đức mẹ Về trời : 15/08
· Lễ Các thánh : 01/11
· Ngày đình chiến : 11/11
· Noël : 25/12

Một số trang web hay có thể giúp bạn học tiếng Pháp

Sẽ được cập nhật sớm.
 
Alliance Française

Nổi tiếng về chất lượng đào tạo và vai trò trong việc hợp tác giới thiệu Văn hoá Pháp ra thế giới, các Trung tâm Ngôn ngữ và Văn Minh Pháp (Alliance Française) cũng là một địa chỉ quen thuộc cho các khoá học tiếng của sinh viên nước ngoài. Bạn có thể tìm thấy địa chỉ liên hệ của các Alliances Françaises tại Pháp.

Chương trình học

Alliance Française có các khoá học

Tiếng Pháp phổ thông
Với 5 trình độ và có kiểm tra xếp lớp

Lớp đặc biệt rèn luyện các kĩ năng
· Viết, nói, ngữ âm
· Luyện thi các chứng chỉ Đào tạo của Alliance, Phòng Công Thương Pháp, Chứng chỉ Quốc gia về tiếng Pháp ( DELF, DALF)
· Tiếng Pháp chuyên ngành
· Học tiếng kết hợp các hoạt động văn hoá và sáng tạo

Lịch học và học phí

Tham khảo trực tiếp trên website của trung tâm có liên quan hoặc qua :
http://www.alliancefr.org/html_fr/2003logo_f2_d.htm

Đăng kí học

Điều kiện
 Trên 18 tuổi. Học sinh trên 16 tuổi phải được sự cho phép của gia đình; các học sinh này không có quyền xin nhà ở.
 Để xin được visa sinh viên, khoá học của bạn phải kéo dài ít nhất 3 tháng.

Thủ tục
Trước khoá học 6 tuần, bạn gửi hồ sơ (mẫu đăng kí trên internet, các khoản ứng trước (tiền học và tiền nhà, nếu có).

Ngay khi nhận hồ sơ, trung tâm sẽ gửi giấy chứng nhận nhận học (certificat de pré-inscription) để bạn xin visa sinh viên.

Chi tiết về làm hồ sơ, xem thêm trên
http://www.alliancefr.org/html_fr/2003_f2_d2.htm
phần "General conditions"

Chỗ ở

Trung tâm có thể giúp bạn tìm nhà trong kí túc xá sinh viên, nhà dân (cùng bữa sáng hoặc bữa tối), nhà ở sinh viên … trong điều kiện có thể.

Chi tiết xin liên hệ trực tiếp với trung tâm bạn đăng kí ( địa chỉ đã đưa trên)
 
SOUFFLE
tập hợp 17 trường đại học và trường dạy tiếng trên khắp nước Pháp, tổ chức các khoá học theo nhiều trình độ với chất lượng đảm bảo, có các kì thi bằng quốc gia, chứng chỉ của Phòng Công thương, chứng chỉ cấp trường … và ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá cho sinh viên.

SOUFFLE có trung tâm tại các thành phố: Paris, Caen, Brest, Strasbourg, Tours, Nantes, Besançon, Vichy, Saint Etienne, Bordeaux, Grenoble, Aix-en-Provence, Montpellier, Nice, Antibes, Toulon.

Các khoá học

* Tiếng Pháp phổ thông
Trình độ: Cơ bản hoặc bắt đầu
Thời gian : từ 1 đến 10 tuần

Tiếng Pháp phổ thông tăng cường
Nhiều trình độ
Thời gian : từ 1 đến 10 tuần
Đặc điểm : tìm hiểu về văn hoá và con người Pháp

* Tiếng Pháp chuyên ngành
Trình độ : bậc trung
Thời gian : một đến vài tuần
Đặc điểm : giao tiếp theo chuyên ngành

* Tiếng Pháp phổ thông theo quý
Trình độ : cơ bản
Thời gian : 13 tuần
Đặc điểm : có thể tham gia các kì thi cấp bằng hoặc chứng chỉ về tiếng Pháp

* Các lớp học đặc biệt
Theo yêu cầu của các cá nhân hoặc tổ chức

Hoạt động ngoại khoá

Các trung tâm thường xuyên tổ chức dã ngoại và các hoạt động văn hoá khác nhằm giúp sinh viên hiểu thêm về văn hoá và tập quán Pháp

Chi phí và lịch học chi tiết

Tìm đọc trên trang web: http://www.souffle.asso.fr/eng/

Đăng kí

Các trường đều có thủ tục đăng kí qua Internet. Bạn nên trực tiếp liên hệ với trường mong muốn để biết nên đăng kí vào khoá học nào là tốt nhất cho việc làm giấy tờ, đặc biệt là việc xin visa sinh viên) ở Việt Nam.

Ví dụ : Nếu tôi ở lại học tiếng trong thời gian dài ( 1 năm) thì nên đăng kí vào lớp học nào?

Chỗ ở

Tuỳ vào trường bạn lựa chọn, bạn có thể có sự giúp đỡ của trường trong việc tìm một trong những chỗ ở sau:

 Kí túc xá của các trường Đại học ( thông thường chỉ trong thời gian hè)
 Ở nhà dân với bữa sáng hoặc một bữa ăn trong ngày, thường là bữa tối
 Ở phòng độc lập cùng hoặc không bữa ăn
 Khách sạn hoặc nhà trọ cho sinh viên

Chi tiết về chỗ ở, điều kiện và giá cả, các bạn cần tham khảo trực tiếp trường đăng kí.
 
Giới thiệu một số bằng và chứng chỉ tiếng Pháp

Bằng quốc gia Pháp
DELF (Diplôme d’Etudes en Langue Française) và DALF (Diplôme Approfondi de Langue Française)

Đặc điểm

· Không có điều kiện đặc biệt cho thí sinh dự thi
· Trong cùng một loại bằng ( DELF hoặc DALF), bạn có thể thi qua các đơn vị theo bất cứ thứ tự nào
· Bằng có giá trị vĩnh cửu không phụ thuộc địa điểm thi lấy bằng

Cấu trúc

DELF được chia làm 2 trình độ
- Trình độ 1 : 4 đơn vị thi
- Trình độ 2 : 2 đơn vị thi

DALF ( chỉ nhận được sau khi đã qua tất cả các đơn vị thi của DELF)
- 4 đơn vị thi

Giá trị

Thí sinh đã vượt qua tất cả các đơn vị thi DELF và DALF có quyền đăng kí vào học ở tất cả các trường Đại Học công lập Pháp không phải qua kiểm tra trình độ tiếng.

Bạn thi DELF và DALF ở đâu ?

Ở Việt Nam
o Alliance Française de Hanoi
42, phố Yết Kiêu, Hà Nội
o Trường ĐHSP Ngoại Ngữ Hà Nội
Đường Thăng Long, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
o Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh

Tại Pháp (các cơ sở này sẽ lần lượt được giới thiệu trong các bài viết khác)
o Alliances Françaises
o Các trung tâm dạy tiếng Pháp thuộc hệ Thống SOUFFLE
o Phòng giáo dục các tỉnh, có thể tìm thấy địa chỉ trên trang web
http://www.arfe-cursus.com/rectorats.htm

Chứng chỉ và bằng của Phòng Công thương Pháp

Phòng Công thương Pháp tổ chức thi cấp bằng và chứng chỉ tiếng Pháp. Những chứng chỉ và bằng này được công nhận trong quá trình tuyển dụng người nước ngoài trong các công ty Pháp như một chứng nhận về khả năng ngôn ngữ trong công tác và bao gồm :

Chứng chỉ: chứng nhận khả năng tiếng về các ngành như văn thư, khách sạn, luật … Một đơn vị thi cho mỗi chuyên ngành

Bằng: bằng tiếng Pháp thương mại đạt được sau khi đã qua 2 đơn vị thi được tổ chức bởi Phòng Công thương.

Chi tiết về các bằng trên tham khảo thêm
http://www.alliancefr.org/html_fr/2003_f2_d4_2.htm

Liên hệ chi tiết về bằng của Phòng Công Thương
Ông Emmanuel SOYER
Chambre de Commerce et d'Industrie de Paris
Direction des relations internationales
28, rue de l'Abbé Grégoire
75279 PARIS Cedex 06
Fax. : 33 (0)1 49 54 28 90
Tél. : 33 (0)1 49 54 28 64
E-mail : [email protected]
 
Thuê phim

Tôi muốn thuê phim Hong Kong ?

Ở quận 13 trên khu Olympia gần quán Cây Me, có một số chỗ. Giá khá rẻ, 5FF/ngày. Nhưng tôi chưa thấy chỗ nào cho thuê phim nói tiếng Việt cả.

Détaxe

Văn phòng Détaxe ở đâu ?

Ở Galerie Lafayette có một văn phòng détaxe, bạn có thể đến đó để hỏi rõ hơn.

Tìm kiếm việc làm

Tôi là sinh viên, muốn đi làm thêm thì cần có những điều kiện gì ?[/

Ý kiến của một SV tại Rennes : Mình nghĩ là dù bạn có học bổng hay không, SV năm thứ nhất hay thứ hai, điều đó không ngăn cản bạn tìm việc làm. Mình học ở Rennes và mình cũng đang đi làm thêm, các bạn mình cũng đã và đang đi làm thêm ngay từ năm thứ nhất. Thủ tục xin đi làm không cần chứng nhận là không có học bổng hay đã qua năm thứ nhất…, chỉ cần bạn tìm được nơi làm việc (employeur), và quan trọng hơn là thời gian làm việc nên là mi-temps (tức là tối đa 20h/tuần), vì SV không được phép làm việc quá 20h/tuần. Sau đó bạn tới Direction du Travail ở vùng của bạn, họ sẽ cấp cho bạn AUTORISATION DE TRAVAIL. Khi đó bạn có thể đi làm như bạn muốn. Mình nghĩ là luật ở mỗi vùng một khác nên bạn cứ thử xem. Muốn biết cụ thể hơn, mình khuyên bạn hỏi thêm thông tin ở DIRECTION DU TRAVAIL nơi bạn ở.

Vậy làm sao để xin Autorisation du travail ?

Ðể xin được Autorisation de travail thì bạn cần phải cung cấp những giấy tờ sau cho Direction départementale du travail :
• Thẻ SV (carte d'étudiant) nếu là SV (không là SV thì không áp dụng hướng dẫn này) ;
• Giấy hẹn tuyển việc (promesse d'embauche) của công ty nơi bạn sẽ làm việc ;
• Thẻ cư trú (Titre de séjour) chưa quá hạn hoặc biên lai của thẻ mới (récépissé).
Như vậy cái quan trọng nhất có lẽ là promesse d'embauche.
Tôi có thể liên hệ đến đâu để tìm việc làm ?
Ðịa chỉ liên hệ tìm việc làm :
VĂN PHÒNG LIÊN ÐỚI XÃ HỘI (Bureau d’entraide sociale)
18 rue du Pré Saint Gervais
93500 PANTIN.
(Métro : Hoche, direction : Bobigny)
(Déclaration à la préfecture de la Seine-Saint-Denis en 1997)

Ngân hàng

Ngân hàng nào cho mở tài khoản (compte bancaire) mà không cần Titre de séjour ?

Credit Lyonnais
Banque Populaire


Các ngân hàng này đòi hỏi những thủ tục gì ?

Tất cả các ngân hàng như Credit Lyonnais, BNP Paribas, Vietcombank... đều cho mở tài khoản mà không cần có Titre de séjour, nhưng có yêu cầu các giấy tờ tùy thân khác và chứng minh được mình ở Pháp để làm gì trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ giấy mời học của một trường ÐH. Sau khi được nhận vào học hoặc làm việc rồi và ngay khi có Titre de séjour thì bạn phải nộp ngay giấy tờ đó vào ngân hàng.


Tôi muốn mở tài khoản USD ở Pháp ?

American express (Amex)
Amex có chi nhánh ngân hàng khá to ở Auber nhưng không biết Amex có cho phép mở tài khoản $ hay không. Mặc định thì các ngân hàng đều có nhiều lựa chọn dành cho khách hàng. Yêu cầu mở tài khoản ngoại tệ $ thì chắc là được chấp nhận ngay thôi.

Làm thế nào mở một tài khoản mới khi tôi còn đang ở Việt Nam ?

Một ý kiến tham khảo : Cách đây 4 năm tôi có mở một tài khoản tại Pháp theo cách sau (bây giờ có thể có thay đổi, bạn chỉ nên tham khảo):

1. Fax hộ chiếu và giấy chứng nhận nhà ở (tại VN) sang cho người bên này;
2. Người bên này ra ngân hàng (của tôi là BNP) đề nghị mở tài khoản vắng mặt;
3. Ngân hàng mở tài khoản nhưng chưa cho phép hoạt động;
4. Ngân hàng gửi RIB (Relevé d’identité bancaire) bằng fax cho người ở Việt Nam;
5. Người ở VN gửi tiền vào tài khoản này. Nếu bạn đang ở Pháp thì gửi giúp cho tiện lợi vì chuyển ngoại tệ từ VN ra nước ngoài là rất khó;
6. Ngân hàng fax giấy chứng nhận tài khoản (số tiền có trong tài khoản) về cho người ở VN;
7. Mang giấy chứng nhận đó đến DSQ Pháp để làm visa;
8. Sau khi sang đến Pháp, người chủ tài khoản mang hộ chiếu ra ngân hàng chính thức cho hoạt động tài khoản của mình.

Ðể xin VISA sang Pháp, có phải nhất định có tài khoản tại một ngân hàng của Pháp không ?

Không nhất thiết phải mở tài khoản ở một ngân hàng của Pháp đâu. Hệ thống thẻ ngân hàng (visa card) đã được sử dụng trên toàn cầu nên bạn có thể mở tài khoản ở một ngân hàng đặt trụ sở tại Việt Nam (có thể là ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng của VN) có visa card. Sau đó bạn yêu cầu ngân hàng làm cho bạn giấy chứng nhận tài khoản. Như vậy là chấp nhận được rồi.

Mở tài khoản ở ngân hàng

Bạn nên mở tài khoản ở Société Générale vì ngân hàng này có nhiều hỗ trợ cho thanh niên (18-24 tuổi). Ðặc biệt nếu là sinh viên của các Grande Ecole. Nếu bạn không cần làm gấp lắm thì hay nhất là mở tài khoản ở La Poste (mở ở bất cứ trụ sở bưu điện nào cũng được). Ở đó mọi chi phí đều rẻ (ví dụ thẻ rút tiền miễn phí), dịch vụ khá đầy đủ và dễ dàng. Vả lại có thể tiết kiệm được thời gian: đi gửi thư và đi đến ngân hàng đều cùng một chỗ. Chỉ có điều là mỗi lần rót tiền vào thì hơi lâu một chút.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Liên kết websites, tìm kiếm thông tin

Hội SV tại Montpellier : http://www.aevm.org/
Hội SV tại Grenoble : www.vsg-forum.tk
CROUS de Paris : http://www.crous-paris.fr/
Ðể tìm đường : www.mappy.fr

1- Se loger
www.logementsetudiants.com
www.colocation.fr
www.kioskimmo.free.fr

2- Mutuelle
www.smerep.fr dành cho SV ở Paris và các vùng phụ cận ;
www.smeno.com dành cho SV phía bắc và tây bắc ;
www.mep.fr dành cho SV provence ;
www.smeso.fr dành cho SV phía tây nam ;
www.smeco.fr centre ouest ;
www.smeba.fr vùng Bretagnes và pays de la Loire ;
www.mgel.fr vùng phía đông ;
www.smereb.fr vùng Bourgogne ;

Rất nhiều site mà bạn có thể tìm một cách gián tiếp qua công cụ tìm kiếm Google : www.google.com (hoặc www.google.fr)

Website khá chất lượng cho những ai gặp khó khăn về vấn đề tin học :
www.diendantinhoc.org



Chơi thể thao

Bạn có thể đến Mairie de Paris xin lấy quyển Guide de sport à Paris, trong đó có nhiều thông tin cần thiết về các môn thể thao ở Paris.

Một địa chỉ mà bạn có thể đến để chơi thể thao (cầu lông, bóng bàn…)
Centre Sportif LILAS (gymnase)
5, rue des Lilas
75019 Paris
Métro Place-des-Fetes
Tel 01 42 06 42 13

Các trường ÐH ở Pháp thường hay có Hội thể thao (Association sportive). Bạn có rất nhiều lựa chọn (thể thao và cả các lớp nhảy nữa…). Lệ phí thì thường không đáng kể.


*Ban thu vao trang
www.bridgesite.com xem, ban co the load ve mien phi mot so phan mem


Phá mã điện thoại di động

Darty

Ra khỏi Métro Couronne, nhìn thấy một tòa nhà lớn của Darty, đi sang đối diện bên kia đường. Giá trung bình 15 euros/máy.

Montreuil

Tại sao phải phá mã ÐTDÐ (débloquer) ?

Những bạn mua ÐTDÐ không thuê bao : Mobicarte, Nomad, La Carte (Entrée Libre) vì lí do giá rẻ, các tổng đài đều khóa máy (bloquer) để máy chỉ dùng được ở Pháp và chỉ dùng được với 1 mạng mà thôi. Ngoài ra, kể cả những ai mua ÐTDÐ thuê bao (abonnement) dới dạng các Pack (Pack Orange, Pack Itineris, Pack SFR, Pack Bouygues) các máy cũng đều bị khóa mạng. Nếu muốn dùng ÐTDÐ đó ở Việt Nam hay ở tất cả các nước, hoặc muốn đổi sang mạng khác của Pháp thì người dùng phải phá mã điện thoại. Còn những ai mua ÐT với thuê bao từ 12 tháng trở lên thì máy không bị khóa mạng, có thể dùng ở khắp nơi trên thế giới, cả ở Việt Nam.

Các cách phá mã

Với các điện thoại bị khóa mạng, bạn có thể phá mã miễn phí với điều kiện phải sử dụng ÐT từ 6 tháng trở lên. Khi đó bạn có thể liên lạc với Service Client của tổng đài để họ đưa code phá mã. Tất nhiên là bạn phải trả tiền cho cuộc gọi đến tổng đài, thường là 0,3 euros/phút. Nhiều khi vì tổng đài kiểm tra thông tin về bạn mà bạn có thể tốn nhiều tiền. Hơn nữa, phải lưu ý là một số tổng đài (như Bouygues Telecom) không đưa ngay code cho bạn mà có khi họ yêu cầu chờ nhiều tháng.

Liên hệ

Giải mã ÐTDÐ (débloquer) mà không dùng code, bạn có thể lấy máy ngay lập tức hay ngay hôm sau!

Liên hệ Nguyễn Mạnh Cường : 06.99.54.92.40

Các hoạt động của UJVF

- Sửa chữa Sơ yếu lí lịch (CV), thư xin việc (lettre de motivation) ;
- Ðưa ra các vị trí thực tập, việc làm cho một số SV ;
- Chỉ dẫn phương thức, thủ tục để xin các vị trí đó.

Liên hệ [email protected] hoặc [email protected].



Gửi thư nhanh về Việt Nam

Chronopost
Fedex
UPS
TNT


Du lịch châu Âu từ Pháp

Bạn có thể tìm trong nhiều website khác nhau. Ví dụ Tour của www.weri.com có giá tương đối phù hợp. Hoặc http://www.havasvoyages.fr/, http://www.look-voyages.com/. Bạn có thể mua Eurolines Pass, đi tất cả các nước châu Âu bằng ô tô tiện nghi (autocar) trong vòng một tháng, giá khoảng 180 euros. Ðiểm xuất phát là Porte de Bagnolet tại Paris hoặc là ở các thành phố lớn của Pháp. Bạn hãy liên hệ với văn phòng Eurolines (tìm trên Internet hoặc gọi 12 để xin số Eurolines).

Nếu bạn muốn đi tàu thì mua Euro Pass. Liên hệ với SNCF.

Có những văn phòng tổ chức cho sinh viên đi du lịch theo yêu cầu nhưng là đi bằng xe bus. Có thể liên hệ :

Allostop Provoya
8, rue Rochambeau
75009 Paris
Métro: Cadetou Poissonnière
Tel: 01.53.20.42.42

Dạy tiếng Việt cho người Pháp

INALCO
2, rue de Lille
75007 Paris.

UJVF
16 rue du Petit-Musc
75004 Paris
[email protected]





Cuộc sống và học tập của sinh viên bên Pháp

Việc học Cao học ở Pháp, nếu như không có học bổng của chính phủ Pháp thì nói chung là bạn phải tự chi trả lấy. Bằng ÐH của Việt Nam có thể dùng để xin học DEA hay DESS bên Pháp. Có thể vào website của các trường ÐH để được hướng dẫn cách đăng kí. Học xong DEA, sau đó nếu như may mắn, bạn có thể kiếm được một suất học bổng làm Nghiên cứu sinh (Doctorat). Hoặc không, bạn có thể xin đi làm với bằng DEA (hay DESS). Lưu ý là nếu muốn học tiếp lên Doctorat thì bạn phải theo học DEA. Bằng DESS thì chỉ dùng để đi làm thôi.

Các đợt tuyển sinh DEA hay DESS thường bắt đầu rất sớm, từ khoảng đầu tháng 4 hàng năm. Bạn nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ vần thiết (bản dịch tiếng Pháp có công chứng bằng ÐH, bằng cấp 3, giấy khai sinh…) cũng như giấy tờ chứng minh khả năng tài chính.

Chính phủ Pháp lúc nào cũng hỗ trợ cho SV và SV nước ngoài. Ðó là hỗ trợ về nhà ở (CAF), về đi lại (carte imagine "R" étudiant(e)), về ăn uống (hệ thống nhà ăn SV của CROUS), về bảo hiểm v.v...



Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài

Ðối với SV du học : chuyển tiền ở Á Châu bank và Ngân hàng Ðông Á là rất dễ dàng.

Nếu muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang Pháp với mức không quá 5 000$/năm, chỉ cần :

+ Photocopy thẻ cư trú (titre de séjour) và passeport của người nhận ;
+ Photocopy thẻ sinh viên của người nhận, nếu là SV.

Còn nếu quá 5 000$ thì bạn phải nhờ một công ty nào đó chuyển qua. Bạn cần đua Relevé de compte bancaire internationale của bạn, trong đó có code ngân hàng, số tài khoản quốc tế.

Qui định chuyển tiền từ Việt Nam đi nước ngoài (Vietcombank)

Phạm vi:

Với lợi thế sẵn có của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, người gửi có số dư trên tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho bất cứ ai, tại hầu hết mọi nơi trên thế giới với hiệu quả cao nhất.

Mục đích:

Bạn cần chỉ rõ đây là trường hợp chuyển tiền với mục đích học tập hoặc trả tiền chi phí.

Mức chuyển bằng tiền mặt

Mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh được phép mang lượng ngoại tệ tiền mặt dưới 3 000 USD không phải khai báo, trường hợp người đi nước ngoài có nhu cầu mang tiền mặt ngoại tệ lớn hơn mức qui định trên thì phải xin giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài. Ngân hàng bán ngoại tệ hoặc ngân hàng nơi người đó rút tiền mặt ngoại tệ sẽ cấp giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt.

Lựa chọn phương thức chuyển tiền (Remittance Method)

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương thức chuyển tiền sau:
- Chuyển tiền bằng điện Swift: Ðây là phương thức nhanh nhất và rẻ nhất. Ðiều kiện là các ngân hàng tham gia phải kết nối với hệ thống Swift.
- Chuyển tiền bằng điện Telex: Phương thức này chỉ được sử dụng khi ngân hàng nhận điện không tham gia Swift.
- Chuyển tiền bằng hối phiếu ngân hàng (Bank Draft): Phương thức này tạo điều kiện cho khách hàng chủ động về thời gian xuất trình thanh toán, chi phí thấp nhưng khách hàng phải tự bảo quản và xuất trình hối phiếu tại quầy của ngân hàng thanh toán.
- Chuyển tiền bằng thư: Phương thức này chi phí thấp nhưng chậm do thời gian chứng từ đi đuờng.

Phí chuyển tiền

Có thể lựa chọn 1 trong 3 cách trả phí sau :
- Toàn bộ phí do người nhận chịu (BEN)
- Toàn bộ phí do người chuyển tiền chịu (OUR)
- Phí của ngân hàng bên chuyển tiền do người chuyển tiền chịu, phí của ngân hàng bên người nhận do người nhận chịu (SHA).

Ðịa chỉ liên hệ :

- Phòng Kế toán giao dịch - SGD NHNT
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ðiện thoại : (84-4)8 248 281 - (84-4)9 349 828

- Phòng Hối đoái - SGD NHNT
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ðiện thoại : (84-4)8 268 045 - (84-4)9 343 137 (Số máy lẻ 0251 - 0243 - 0237 - 0238)

hoặc tại các chi nhánh NHNTVN.

Công chứng

Công chứng tiếng Anh

Ðến Service de Certification tại Mairie nơi bạn ở mà làm, miễn phí. Cũng có thể đến ÐSQ Việt Nam tại Paris.

Công chứng tiếng Pháp

Tốt nhất để dịch bằng ÐH hay bảng điểm ÐH, bạn nên liên hệ với phòng Quan hệ quốc tế của trường mà các bạn đã học. Thường thì trường nào cũng có phòng này và việc dịch bằng ÐH sẽ sát nghĩa và chuẩn hơn so với việc dịch ở Công chứng nhà nước. Dịch ở trường, các bạn còn có thể kiến nghị để được dịch cho đúng và sát nghĩa có lợi cho việc xin học ở Pháp.

Công chứng tại Phòng công chứng nhà nước tại tỉnh, thành phố (Việt Nam) nơi bạn đang sống hay làm việc.

Tại Paris, bạn có thể đến ÐSQ Việt Nam
62 rue Boileau
75016 Paris

Chùa Trúc Lâm

9 rue de Neuchâtel
91140 Villebon sur Yvette.
ÐT 01 60 14 58 15


Bảo hiểm cho người thân du lịch đến Pháp

Khi xin VISA du lịch đến Pháp, nếu ÐSQ Pháp yêu cầu phải mua bảo hiểm thì bạn có thể đến văn phòng của hãng bảo hiểm Pháp Gras Savoyes. Họ bán cho mình ngay mà không cần có giấy khám của bác sĩ. Họ cũng biết là mình cần loại giấy bảo hiểm này để hoàn tất thủ tục xin VISA. Bạn chú ý một điều là họ không nhận thanh toán bằng tiền mặt mà bằng thẻ tín dụng.

Nếu người thân của bạn không có thẻ tín dụng thì hãy giải thích với họ, họ sẽ cấp cho một giấy khai báo thẻ tín dụng. Người nhà fax qua cho bạn, bạn điền vào số thẻ của bạn cũng như một vài thông tin liên quan, rồi fax trở lại Việt Nam. Ðơn giản hơn là người thân của bạn mượn thể của ai đó để trả tiền là được. Giá của bảo hiểm này (năm 2000) là 58 USD. Ðừng mua bảo hiểm Việt Nam, họ không biết thủ tục xin VISA của ÐSQ Pháp, hợp đồng lại là tiếng Việt có thể gây rắc rối…


Một vài quán với món ăn Việt Nam

Quán Bambou:

70 rue BAUGRI COURT.
75013 Paris
Tel: 01 45 70 91 75.

Quán Cây ớt

111 Avenue d'Ivry
75013 Paris

Rửa ảnh kĩ thuật số

http://www.photoservice.com/4_serv_web.htm
www.photoways.com

Mất Passeport

Bạn mất hộ chiếu thì việc đầu tiên phải làm là đến Préfecture để khai báo. Sau đó đến ÐSQ Việt Nam gặp người phụ trách lưu học sinh khai báo việc mất hộ chiếu, nộp 3 ảnh cỡ 4x6 cm, photocopy thẻ SV, tiền lệ phí làm passeport mới 123 euors.

Liên lạc

Ðỗ Ðình Hưng - Phụ trách lưu học sinh
ÐT: 0614351032

Gọi điện thoại miễn phí

Như các bạn đã biết, từ trước tới nay chúng ta có thể nói chuyện với nhau trên mạng (voice chat hay PC-to-PC call). Hiện nay còn có rất nhiều dịch vụ cho phép gọi điện thoại miễn phí (free PC-to-phone call), thậm chí phone-to-phone (dĩ nhiên là qua mạng Internet). Mời các bạn dùng thử các website sau đây (cho phép gọi miễn phí PC-to-phone) :

www.dialpad.com gọi đi Hoa Kì và Canada
www.myfreeld.com gọi đi 5 nước, trong đó có Pháp
www.mediaring.com gọi đi Hoa Kì, Canada, Trung Quốc
www.pc2call.com goi đi Anh
www.hottelephone.com gọi đi 30 nước
www.vocalcommerce.com gọi đi rất nhiều nước

Ngoài ra còn có www.go2call.com, www.deltathree.com, etc. Những bạn nào có online connection (ví dụ Internet bằng cap) thì đây là điểm lợi lớn vì bạn có thể vừa dùng Net vừa gọi điện thoại thoải mái mà không mất tiền. Xem thêm tại www.pulver.com/fwd/index.html (Internet Telephony).

Phản hồi :
- www.dialpad.com : site này chỉ gọi được qua Mĩ thôi, chất lượng âm thanh thì tuyệt, không thua kém bao nhiêu so với cuộc gọi điện thoại thường.
- www.myfreeld.com : site này gọi được trong nước Pháp, chất luợng âm thanh chấp nhận được
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bảo tàng

Mở cửa miễn phí các chủ nhật đầu tháng đối với tất cả các bảo tàng thuộc Union des Musées nationaux như Musée du Louvre, Musée d’Orsay…

Thẻ sinh viên quốc tế

Bạn có thể vào trang web www.isic.org để xem các địa điểm được giảm giá tại các nước trên thế giới với thẻ SV quốc tế.

VISA và du lịch thế giới

Có thể du lịch Thụy Sĩ bằng VISA của Pháp được không?

Không. Bình thường thì nếu là visa Schengen ngắn hạn (3 tháng) thì không dùng để vào được Thụy Sĩ. Còn khi đã có visa dài hạn tại một nước Schengen (nghĩa
là Titre de séjour) thì bạn vào được Thụy sĩ mà không cần xin visa với điều kiện là bạn phải sang đó trong vòng 3 tháng trước khi hết hạn Titre de séjour.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Học bổng

Hỏi thông tin

Tôi muốn xin học bổng để sang Pháp du học, tôi phải hỏi thông tin ở đâu ?

Bạn có thể hỏi ở Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại sứ quán Hà Nội :
57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Điện thoại (84-4) 825 27 19 ; Fax (84-4) 934 22 90
Website: http://www.ambafrance-vn.org/

Lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Chưa có thông tin

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Website của NNB: http://nhungnguoiban.org hoặc gửi mail đến Ban liên lạc ([email protected]) để đặt câu hỏi.

Tôi có thể liên hệ với ai ở Việt Nam để biết thông tin về học bổng ?

Bạn nên liên hệ với anh Hà Việt Anh ở Alliance Française ở Hà Nội. Anh đang lập danh sách tất cả các bạn đi Pháp theo diện học bổng của chính phủ Pháp. Hi vọng bạn sẽ tìm được nhiều thông tin cần thiết.

Luận văn (thèse)

Tôi nhận được học bổng cotutelle của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhưng không hiểu rõ cách thức làm kiểu cotutelle này.

Thèse cotutelle không nhất thiết phải đăng kí tại Việt Nam. Thậm chí nếu bạn đăng kí thi nghiên cứu sinh ở Việt Nam thì vấn đề còn phiền hà, phức tạp hơn nhiều. Bạn có thể làm đăng kí (inscription) tại trường của Pháp. Bạn có thể ở lại làm hơn ba tháng nếu bạn muốn, miễn là có đủ khả năng tài chính.


Liệu khi nhận học bổng cotutelle này, mình có nhất thiết phải xin vào một cơ quan nào đó ở Việt Nam không ? Phải có một người hướng dẫn là người Việt ?

Chua co cau tra loi.

Xin học bổng vùng ở Pháp như thế nào? Học bổng này có dành cho người nước ngoài không?

Tất cả các học bổng của vùng đều do Conseil Régional hoặc Conseil Général cấp, chủ yếu dành cho sinh viên học tại các cơ sở đào tạo nằm trong vùng đó. Các học bổng này vừa dành cho người Pháp, vừa dành cho người nước ngoài. Đặc biệt có một số vùng có quỹ hợp tác quốc tế, cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài đến vùng đó. Để có thông tin cụ thể, bạn hãy gọi điện cho Conseil Général hoặc Régional (Website: http://www.adminet.fr/regions.html)

Tôi muốn hỏi ý kiến về việc xin học bổng DEA ngành viễn thông ở Pháp trong các trường lớn (grandes écoles).

Các trường lớn rất hiếm khi có DEA nhưng bạn có thể nộp hồ sơ cho Master de télécommunication ở ISEP (http://www.isep.fr) và nhờ họ làm hồ sơ cho học bổng Eiffel của EGIDE. Trường Paris 6 cũng có DEA nhưng phải liên hệ với người phụ trách. Nếu được trường lớn giới thiệu, cơ hội được học bổng của bạn là cao. Hơn nữa, với Master này, bạn được học tiếng Anh ở học kì I và tiếng Pháp ở học kì II.

Tôi đang đi du học dưới dạng tự do, tôi có thể xin học bổng bằng Ngân sách nhà nước để học tiếp được không ?

Bộ GD&ĐT đang soạn thảo thêm chương trình đào tạo cán bộ bằng nguồn ngân sách nhà nước cho những học sinh tự do đang học tập ở các cơ sở đào tạo của nước ngoài.
Vụ trưởng Vụ Sau đại học (Bộ GD&ĐT) Phạm Sĩ Tiến đã cho biết như vậy tại buổi trao đổi thông tin hướng dẫn về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước diễn ra tại TP HCM ngày 27/5.

Theo đó, những đối tượng đã đi du học tự túc kinh phí sau khi học xong bậc đại học, thạc sĩ ở nước ngoài với kết quả học tập tốt, muốn học lên các bậc học cao hơn có cam kết trở về phục vụ đất nước thì gửi hồ sơ và kết quả học tập về Bộ GD&ĐT để xem xét được cấp kinh phí đào tạo.
(Theo Tuổi Trẻ, 29/5)

Sinh viên du học bằng ngân sách được nhận bao nhiêu tiền ?

Từ 6 tháng 11 năm 2001, mức sinh hoạt phí cho lưu học sinh được quy định như sau: ở Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản là 780 USD; Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, các nước Bắc Âu là 630 USD; Australia, New Zealand: 500 USD; Nga, Đông Âu, Thái Lan 250 USD, Trung Quốc: 300 USD. Người học tập tại các cơ sở của nước ngoài đặt tại Việt Nam được cấp 500.000 đồng/tháng. Lưu học sinh nhận tiền 6 tháng/lần, tính từ thời điểm nhập học. Công chức được cử đi học, ngoài trợ cấp vẫn hưởng lương theo chế độ hiện hành.

Nguồn tin : VDC Media NewsLetter [[email protected]]

Tôi sắp đi phỏng vấn xin học bổng Georges Besse. Họ sẽ hỏi những phần gì?

Chúng tôi không dịch câu trả lời ra tiếng Việt vì sợ sẽ làm hỏng mất ý của người trả lời.

Subject: attention pour le profil de la bourse Georges Besse

1/ Pour les thesards ou futures thesards : la fondation ne cherche pas a encourager les purs chercheurs... mais les futures entrepreneurs, chefs d'entreprises qui seront capable de creer des entreprises, des emplois, de la richesse, des activites economiques, industriels ...
Une these n'est pas forcement pour etre chercheur plus tard. Vous pouvez expliquer que c'est un diplome indispensable pour tout faire au VN. Attention aussi, en France, une these n'est pas un diplome prestigieux. Tous les Bac+5 peuvent en faire. C'est les grandes Ecoles qui sont le signe de prestige et qui mene a des postes de responsilites et de managers. Sinon, une formation plus adaptee, ce'st les MBA pour etre manager (influence americaine recente).
Cependant, si vous sentez que vous pouvez devenir un tres bons chercheurs , c'est encourage aussi ...

2/ le profil et les qualites cherches sont :
a/ biensur, excellent dans le domaine technique par rapport a ces conditions (obligatoire), mais egalement
b/ esprit d'entrepreneur (vous avez cree des entreprises, des activites par vous meme, diriger une association, des journaux que vous avez cree...)
c/ qualite de manager, d'encadrement humain
d/qualite de relations humaines
e/ esprit d'innovation aussi bien au niveau technique, que organisation, management, gestion d'entreprise ... (et oui, meme si vous etez des scientiques... car ce sont des competences indispensables aussi... Il ne suffit pas de bien connaître les transformees de Hilbert ; )
Chercher dans votre parcours des elements qui peuvent entrer dans ce
sens pour le dossier.
Perso, il faut beaucoup de bons entrepreneurs au VN (et peut-etre beaucoup plus que des purs chercheurs des sciences fondamentales...) pour faire sortir le pays du sous-developpement industriel actuel... Je penses que ces competences vous seront aussi utiles au VN. Et c'est la
chose la plus interessante a apprendre en France.
Meme si c'est un pays tres developpe et tres riche, ils ont des systemes technique, scientifique, financier,... et des structures tres developpes .. pour encourager des entrepreneurs, et createurs d'emplois et de richesse... (et biensur, ces systemes sont encore plus developpes aux EU).

Tôi có thể tìm kiếm nguồn tài chính ở đâu cho năm thứ tư làm luận văn ?

Mọi người thường hay xin ATER (attaché temporaire d’enseignement et de recherche), dạy học khoảng 5 tiếng một tuần. Bạn có thể thử hỏi trực tiếp với thầy và khoa. Nếu không thì có thể làm vacataire. ATER có thể xin được 2 năm nên về nguyên tắc có thể yên tâm làm thèse trong 5 năm.

Bạn nên nói trước với thầy hướng dẫn để thầy tìm cho vì các ATER hay được dành cho các sinh viên Pháp nhiều hơn. Những người làm ATER thường là những người có chí hướng làm Maître de Conférence. Làm ATER không nhất thiết phải ở trường của bạn, hoặc Académie của bạn. Bạn có thể xin đến một trường khác để làm ATER cũng được. Làm ATER nhân được lương bằng một nửa lương Maître de Conférence (khoảng 1500 Euros)

Học bổng của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam được dựa trên nguyên tắc nào ?

Theo một bạn (xin phép được giấu tên), việc cấp học bổng của Pháp có những nguyên tắc của họ. Thứ nhất là học bổng của Sứ quán Pháp cấp cho sinh viên và thực tập sinh mang quốc tịch Việt Nam. Thứ hai, học bổng được cấp dựa trên kết quả học tập và tiềm năng của ứng cử viên. Tiếp theo mới đến ưu tiên theo vùng địa lý. Do vậy, nếu hồ sơ của bạn có kết quả xuất sắc thì ở đâu bạn cũng được nhận.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bạn đang chuẩn bị lên đường thường lo lắng không biết nên mang theo những đồ dùng nào. Dưới đây là một số kinh nghiệm của những người đi trước. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn tìm ra những câu trả lời thích hợp.

Vali, balo, túi xách

Các bạn nên chọn vali tốt, có bánh xe vì bạn sẽ cần dùng vali nhiều lần và lâu dài. Bạn nên có một balô để đi học. Một túi xách tay có bánh xe, hoặc một vali nhỏ sẽ rất tiện lợi khi bạn có việc cần đi xa.

Quần áo, giầy dép

Giầy dép

- Mùa đông ở Pháp không quá lạnh, không có tuyết thường xuyên, trừ một số tỉnh như Grenoble. Vì vậy, các bạn có thể dùng giầy ấm như ở Việt Nam là đủ ấm.
- Giầy thể thao : ở Pháp, các bạn sẽ phải đi bộ nhiều hơn. Một đôi giầy thể thao là cần thiết.
- Dép quai hậu đi mùa hè
- Dép lê

Quần áo

Quần áo thường ở Pháp không đắt. Một năm ở Pháp có hai mùa bán hàng hạ giá, bạn có thể tìm được quần áo rẻ và đẹp.

- Bạn nên chuẩn bị đầy đủ tất, khăn, mũ, găng tay, ô.

- Quần áo mùa đông : Bạn có thể tìm thấy áo len, áo khoác với giá hợp lí. Tuy nhiên, nếu các bạn có thể chuận bị áo ấm từ Việt Nam thì tốt. Áo ấm ở Việt Nam cũng đủ ấm ở Pháp. Bạn nên có áo len cao cổ, áo len dầy và mỏng, áo khoác ấm, áo khoác mỏng để mặc mùa thu. Nếu bạn có áo măngtô thì nên mang theo. Nếu không, bạn có thể mua được ở Pháp.

- Quần áo mùa hè: quần áo mùa hè thường nhẹ nên bạn có thể mang được theo nhiều. Đồ ở Pháp cũng không đắt. Nhưng ở Việt Nam, bạn có thể may được đồ đẹp và rẻ. Các bạn gái nên mang theo áo dài, váy (nếu có váy dạ hội thì càng tốt), một bộ vest. Các bạn nam cũng cần mang theo complet. Những trang phục nghiêm túc dùng trong những dịp quan trọng (đi phỏng vấn, đi xin việc…) rất cần thiết và nên chuẩn bị từ Việt Nam.

- Bạn có thể tham khảo bảng giá sau. Lưu ý, đấy là những giá trung bình trong thời gian có giảm giá:

• Áo phông mùa hè, áo sơmi: 7-15€
• Áo len: 10-20€
• Áo măngtô: 30-50€
• Giầy thể thao, dép quai hậu, giầy thường: 15-30€

Sách – Đồ dùng học tập

- Bạn không cần mang theo giấy. Giấy ở Pháp không đắt hơn nhiều nhưng tốt. Hơn nữa, mang giấy đi sẽ rất nặng.

- Bút: các bạn cũng không cần mang theo bút. Đồ dung học tập ở Pháp rất sẵn có, và bạn có thể tìm được những đồ tốt, giá cả hợp lí.

- Không nên mang theo sách học bằng tiếng Việt. Nó sẽ không giúp được bạn trong học tập nhiều. Đặc biệt, bạn cần làm quen với tiếng Pháp. Bạn nên đọc sách tiếng Pháp cho quen chứ không nên vì thấy chưa quen tiếng Pháp mà đọc tiếng Việt.

- Từ điển: từ điển giấy khá nặng. Nếu bạn dự định mua máy tính thì không cần thiết mang theo từ điển to, chỉ cần từ điển cầm tay. Nếu không, bạn cũng nên chọn từ điển không quá dầy. Các bạn học về xã hội có thể cần từ điển chuyên ngành.

- Nếu bạn thích đọc sách thì nên mang theo sách, truyện bằng tiếng Việt nếu bạn có thể.

Đồ ăn và những thứ liên quan

- Không nên mang theo mì gói, phở… Những đồ này ở Pháp rất sẵn có và không đắt.
- Nên mang theo gia vị (ngũ vị hương, nấm hương, mộc nhĩ…, bánh đa nem…)
- Không nên mang theo giò, chả… vì những đồ này không thật cần thiết, hơn nữa ở Pháp cũng sẵn có.
- Một ít ruốc dự phòng cũng là lựa chọn của nhiều bạn.
- Nồi cơm điện : bạn nên mang theo một nồi cơm điện không quá bé và chất lượng tốt.
- Bạn nên mang theo đũa và bát nhựa.

Giấy tờ

Các bạn cần công chứng những giấy tờ cần thiết : bảng điểm, bằng cấp, giấy khai sinh, giấy hôn thú (nếu có), giấy chứng nhận sức khỏe, giấy chứng nhận tiêm phòng vaccin, bằng lái xe ôtô (nếu có). Không cần mang nhiều bản công chứng. Ở Pháp, thông thường chỉ cần bản photocopie của các giấy tờ.

Ngoài ra, các bạn nên chuẩn bị nhiều ảnh thẻ loại 3*4 và 4*6. Có một số nơi đòi hỏi ảnh chụp nền trắng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên