[Giới thiệu] Mỗi tuần một CLB

Phạm Anh Tuấn
(anhtuan)

Điều hành viên
Trong topic này chúng ta sẽ giới thiệu về các CLB yêu thích của mình, mõi tuần một đội, trong tuần đó người giới thiệu chính và các members có thể post mọi thứ mình biết liên quan đến CLB của tuần như lịch sử, thành tích, các cầu thủ nổi tiếng, càm nghĩ của mình...CLB đầu tiên tôi xin bắt đầu Manchester United Foot ball club.
Ra đời với tên khai sinh Newton Heath vào năm 1878, cái tên Manchester United chỉ chính thức xuất hiện vào năm 1902, và chỉ sau đó 6 năm, M.U đã giành ngôi quán quân giải hạng Nhất. Chiếc Cúp FA cũng đã từng hiện diện tại sân nhà Bank Street của M.U trước khi họ chuyển tới Old Trafford vào năm 1910, và sau đó là thêm một chức VĐQG nữa dưới thời HLV Ernest Mangnall.

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ngăn cản sự phát triển của M.U, nhưng khi Sir Matt Busby lên nắm quyền vào năm 1945, M.U đã bước sang một trang sử khác và lứa cầu thủ mang biệt danh 'Busby Babes' của ông đã giành 3 danh hiệu VĐQG trong những năm 50.

Tuy nhiên, tai nạn máy bay năm 1958 ở Munich đã cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ M.U và bóng đá thế giới cũng mất đi một trong những tập thể xuất sắc nhất trong thời kỳ ấy. Thế nhưng, rất may cho M.U bởi HLV Busby vẫn còn sống và tiếp tục dẫn dắt CLB này đăng quang ở giải VĐQG năm 1965 và 1967, trước khi giành chức VĐ Cúp C1 châu Âu năm 1968. Hơn 20 năm sau, M.U mới lại có chiếc Cúp châu Âu thứ 2 khi họ lên ngôi ở Cúp C2 năm 1991, nhưng thời kỳ vàng son của M.U chỉ bắt đầu khi giải Ngoại hạng Anh ra đời vào năm 1993.

Dưới sự dẫn dắt của Sir Alex Ferguson, M.U đã làm mưa làm gió ở giải Ngoại hạng Anh. Họ lập 2 cú đúp trong 2 năm 1994 và 1996, trước khi vươn tới đỉnh cao giành cú ăn ba, gồm chức VĐ Premier League, VĐ Cúp FA và VĐ Champions League trong mùa giải 1999.

Thông tin về CLB:

Địa chỉ: Old Trafford Sir Matt Busby Way Manchester M16 ORA Tel.: (01 61) 8 68 80 00 Fax: (01 61) 8 76 55 02

SVĐ (Sức chứa): Old Trafford (68.000)

Nick name: Nhà hát của những giấ mơ

Màu áo truyền thống: Đỏ (-Trắng-Đen)

Website chính thức: http://www.manutd.com/home/default.sps

Thành tích:

VĐQG Anh: (15) 1908, 1911, 1952, 1956, 1957, 1965, 1967, 1993, 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003.
Cúp QG Anh: (11) 1909, 1948, 1963, 1977, 1983, 1985, 1990, 1994, 1996, 1999, 2004.
Siêu Cúp Anh: (15) 1908, 1911, 1952, 1956, 1957, 1965, 1967, 1977, 1983, 1990, 1993, 1994, 1996, 1997, 2003
League Cup Anh: (1) 1992.
Cúp C1 châu Âu: (2) 1968, 1999.
Cúp C2 châu Âu: (1) 1991.
Siêu Cúp châu Âu: (1) 1991.

NHỮNG KỶ LỤC

Trận thắng đậm nhất:

+ Giải VĐQG: Thắng 9-0 trước Ipswich, Premier League, ngày 04-03-1995

+ Cup C1: Thắng 10-0 trước RSC Anderlecht, lượt về vòng sơ loại Cúp C1 châu Âu, ngày 26-09-1956

Trận thua đậm nhất: Thua 0-7 trước Blackburn, giải hạng nhất, ngày 10-04-1926 và thua 0-7 trước Aston Villa, giải hạng nhất, ngày 27-12-1930 và thua 0-7 trước Wolverhampton, giải hạng nhì, ngày 26-12-1931

Trận đấu có đông khán giả nhất: 76.962 (bán kết Cúp FA giữa Wolves và Grimsby ngày 25-03-1939)

Kỷ lục mua cầu thủ
: 29,3 triệu bảng, mua Rio Ferdinand từ Leeds, 7/2002

Kỷ lục bán cầu thủ: 25 triệu bảng, bán David Beckham cho Real Madrid, 7/2003

Ghi bàn nhiều nhất trong một mùa giải VDQG: Dennis Viollet, 32 bàn, mùa 1959-60

Ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại tại giải VDQG: Bobby Charlton, 199 bàn, từ 1956-73

Thi đấu nhiều nhất tại VDQG: Bobby Charlton, 606 trận, từ 1956-73

Ghi nhiều bàn nhất tại cúp C1: Ruud van Nisstelrooy, 31 bàn và tiếp tục tính.
MU là CLB bất bại lâu nhất trên sân nhà tại các cup C ÂU : 40 năm
MU là đội đầu tiên đạt 1000 điểm tại Premiership.
MU là đội thắng nhiều nhất, thua ít nhất, ghi nhiều bàn nhất trên cả sân khách lẫn sân nhà tại PL.
MU là đội dang giữ kỉ lục 9 năm liên tiếp dự Champions League trong đó có 6 lần lọt vào TK, 1 lần lọt vào BK, 1 lần giành cúp.
 
Những gương mặt huyền thoại:

Sir Bobby Charlton: Cái đầu hói huyền thoại
Born: 11 October, 1937. Ashington, England
Position : Midfielder
International Caps : 106
International Goals : 49
Team Honours: World Cup (1966)
European Cup :1968
FA Cup : 1963
League Division 1: 1957, 65, 67 ( tiền thân của P L)
Individual Honours : European Footballer of the year ( 1966)
Football Writers' Player of the Year (1967)
PFA Merit Award (1974)

Sir Bobby là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử của MU ( và cả bóng đá Anh nói chung). Không hào hoa như Beckham, không dữ dằn như Cantona, Sir được người hâm mộ biết đến với một cái trán hói rất to và rộng nhưng chính cái trán hói đó đã được đích thân nữ hoàng ANH phong tặng danh hiệu hiệp sĩ ( Sir) và Công dân kiểu mẫu ( OBE).
Sir Charlton sinh ra trong một gia đình đầy truyền thống bóng đá với cha và 4 người chú, bác đều là các cầu thủ bóng đá chuyên nghịệp, một trong những người họ hàng đó là tiền đạo huyền thoại của Newcatsle và đội tuyển Anh Wor" Jackie Milburn. Nhưng mẹ ông mới chính là ngừơi dạy ông chơi bóng như thế nào, (có lẽ là vì những người khác quá bận thi đấu). Trận đấu đầu tiên của cậu bé Bobby là trận đấu giữa England School Team và Wales School team với sự chứng kiến của 93 000 nghìn khán giả. Và chỉ sau trậ đấu đó đã có tơi 18 CLB lớn nhỏ để mắt tới tài năng của cậu bé này. Những lời đề nghị ngọt ngào liên tục gõ cửa nhà Bobby, người đề nghị trả 800 bảng để có chữ kĩ của cậu bé ( đây là 1 khoản không lồ vào những năm 1940), người thì tuyên bố sẽ trả gấp đôi những lời đề nghị cao nhất...Nhưng gia đình và cậu bé thần đồng mới nổi này đã quyết định cậu sẽ gia nhập Manchester United-CLB duy nhất mà cậu sẽ cống hiến sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp lẫy lừng. Đó là năm 1953 khi người ta thấy cậu xuất hiện lần đầu tại Old Trafford và ngay sau đó cậu đã trở thành một trong những trụ cột của Sir Matt Busby "babes".
Thành công ngay lập tức đến với chàng trai trẻ tuổi. Trong trận đấu ra mắt gặp Charlton Atlethics ( một trùng hợp khá thú vị:D) anh đã ghi 2 bàn và để lại những dấu ấn đầu tiên. Sau đó anh tiếp tục giúp MU lọt vào CK FA cup nhưng đã thất bại trong việc quật đổ Aston Villa - một trong những đội bóng mạnh nhất nước Anh lúc đó. Cũng trong năm đó (56-57) Mu lần đầu tham giự cúp C1 châu Âu và ngay lập tức loại hàng loạt các ông lớn lúc bầy giờ và chạy một mạch vào tới BK. Nhưng cuộc phiêu lưu của Bobby phải dừng lại tại đây sau khi MU thua Real Madrid-đội bóng số 1 TG lúc đó. Không dừng lại với những thành công nửa chừng, Charlton đã dẫn dắt những con quỉ đỏ giành chức vô địch nước Anh vào năm sau đó 1958, tước ngôi của Chelsea và bắn phát đại bác thứ 2 vào chiến trường Châu Âu. Một lần nữa MU lại lọt vào BK cúp C Âu bằng những trận cầu đỉnh cao mang đậm dấu ấn của Bobby ( như trận hòa Sao đỏ Belgrade 3-3). Nhưng rồi một cú sốc khủng khiếp đã xảy ra, vâng đó chính là thảm họa Munich. 21 thành viên của MU qua đời ngay sau khi máy bay đâm xuống đất, 7 trong số đó là những cầu thủ trẻ đầy tài năng được kì vọng sẽ giúp bóng đá ANH rạng rỡ trên đấu trường TG, những cầu thủ mà mới 20, 21 nhưng đã 2 lần lọt vào BK cúp C1, quật ngã nhưng gã khổng lồ của bóng đá lúc bấy giờ. Thảm họa chưa dừng lại ở đó, 15 ngày sau, Duncan Edwards cầu thủ 21 tuổi, người được mệnh dạnh là tài năng vĩ đại nhất mà MU đã từng sản sinh ra chết trên giường bệnh, hoàn tất một trong nhưng trang sử đen tối nhất trong sự nghiệp của Sir Bobby Charlton.
Bobby may mán thoát nạn mặc dù đã bị vang xa hàng chục mét khỏi máy bay, chính việc bị vang xa như vậy có lẽ đã giúp cậu thoát khỏi sức ép của vụ nổ và tránh được những mảnh kim loại văng ra sau đó. Ông trời có lẽ đã không tuyệt tình!!! Tạm gác lại nỗi đau không thể nào bù đắp, nhưng con quỉ đỏ bắt đầu công cuộc xấy dựng lại một thế hệ mới và dĩ nhiên MU mới sẽ được xoay xung quanh Charlton. Trách nhiệm đè nặng lên đôi vai của chàng thanh niên mới 20 tuổi nhưng tài năng bẩm sinh, nghị lực ghê gớm cùng với sự chung sức chung lòng của đồng đội, của HLV trưởng Sir Matt Busby của nhưng đứa con thành MAN đã một lần nữa đưa Old Trafford và nước ANh trở lại bàn đồ bóng đá TG. Vào mùa bóng 1960-1961 thế hệ mới của MAN đựơc trình làng, trong mùa bóng đó Bobby là cây ghi bàn số 1 của MU với 20 bàn. 2 năm sau, thế hệ mới đó dành danh hiệu đầu tiên : chiếc cúp FA danh giá sau khi dánh bại Leicester 3-1 trong trận CK tại Wembly sau khi đã toàn thắng các trận đấu trược, ghi được 12 bàn và chỉ để thủng lưới duy nhất 1 bàn. Mùa bóng tiếp theo tiếp tục chứng kiến sự quay trở lại mạnh mẽ của Charlton và đồng đội: Mu giành ngôi á quân giải VDQG, lọt vào TK cúp C1 và thua Sporting Lisbon chung cuộc 6-4. Một lần nữa sự trở lại thần kì của MU mang đậm dấu ấn của Bobby, anh đã ghi những bàn thắng mà sau đó đã đi vào lịch sử của MU như pha móc bóng ngược trong trận đại thắng Willem II Turburg 7-2, hay hai bàn thắng trong trận thắng 4-1 trước đội đương kim vô địch cúp C2 Tottenham Spurs. CŨng trong năm đó, tam giác huyền ảo Dennis Law- Bobby Charlton-Goerge Best ra đời.
Nhưng mùa bóng 1964-1965 mới thực sự chứng kiến sử bùng nổ của Charlton. Dưới sự dẫn dắt của con chim đầu đàn Bobby, MU đã giành chức vô địch quốc gia đầu tiên kể từ thảm họa Munich với những trận thắng đến kinh hoàng đặc biệt là 3 trận đè bẹp 3 ông lớn : liverpool 3-0, Aston Villa 7-0 và Rovers 5-0. Tại đấu trường châu Âu, Charlton cũng khiến các đội bóng lớn phải kính nể khi anh lập hat-trick từ vị trị tiền vệ trong trận thảm sát Borrusia Dormunt 6-1 tại Fair Cup ( tiền thân của C3 ). Tiếp đó là những trận thắng như 9-2 trước HJK Helsinki, 7-2 trước ASK Vorwaerts of Berlin...khiến nhiều người phải đặt câu hỏi nếu thảm họa Munich không xảy ra thì liệu đây có phải là một Real Madrid mới? Sau khi loại Benfica của Eusebio với tổng tỉ số 8-3, Charlton cùng đồng đội đẫ phải dừng chân tại BK sau khi thua Sao Đỏ Belgrade 2-1 sau 2 lượt. Nhưng vào năm 1968, trước sự chứng kiến của hơn 90 000 nghìn khán giả, những con quỉ đỏ thành MAN dẫn đầu bởi con quỉ nổi danh nhất Bobby Charlton đã quật ngã người khổng lồ Benfica tới 4-1 trong trận CK cúp C1 châu Âu. Charlton đã kiêu hãnh giơ cao chiếc cup cao quí nhất ở đẳng cấp CLB 10 năm sau cái ngày mà anh đã may mắn sống sót, anh đã hoàn thành ước nguyện không chỉ của riêng bản thân mình mà còn của 8 người bạn đã sớm ra đi vào một ngày lạnh giá 10 năm trước đó, nhưng giọt nước mắt đã một lần nữa tuôn chảy nhưng lần này là của sự hạnh phúc, của niềm tự hào.
Sau chiến thắng này, Bobby đã kí 1 bản hợp đồng có thời hạn 8 năm- bạn hợp đồng dài nhất trong lịch sử bóng đá nhưng đây cũng là chiến thắng cuối cùng của Bobby trước khi ông chấm dứt sự nghiệp thi đấu của mình. cũng trong năm 68 huyền thoại đó ông đuợc phong tặng danh hiệu công dân kiểu mẫu.
Sir Charlton cũng có một sự nghiệp thi đấu quốc tế lẫy lừng mà đỉnh cao là chiếc cúp vô địch TG vào năm 1966-giải đấu mà ông được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất. Sự nghiệp chói lọi của ông được ghi nhận bằng danh hiệu Hiệp Sĩ do đích thân nữ hoàng ANH trao tặng. Hiện tại ông đang là Giám đốc điều hành của MU và tiếp tục đóng góp cho sự thành công của CLB!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em đang định post bài về Real nhưng xem bài của anh Tuấn xong thấy mình có post thì chỉ làm hạ tầm vóc của Real trước MU thôi (bài anh ấy viết dài và tâm huyết quá, mình ko đủ kiên nhẫn để có thể type nhiều như rứa)
 
Sir Matt Busby-nhà kiến trúc sư thiên tài của MU.

Position: Manager

Born: Bellshill, Lanarkshire, May 26 1909

Previous Clubs (as a player): Manchester City, Liverpool.

Hounours: 3 Leagues 1 , 2 FA cups, 1 European cup.

Để nói về vị trị của Sir Matt Busby trong lịch sử của MU tôi xin được làm một phép so sánh nhỏ: vai trò của ông có thể được đặt ngang hàng với Santiago Bernabeu với Real, Giussepe Meazza với Inter , gia đình nhà Belussconi với AC Milan. Cuộc đời cầu thủ của ông không thực sự để lại nhiều dấu ấn và khi ông tiếp quản MU không ai có thể tưởng tượng được những gì ông sẽ mang lại.
Manchester 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc, MU lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nợ ngân hàng chồng chất, Old Trafford bị bom đạn tàn phá đến mức tồi tệ, danh hiệu gần nhất mà CLB giành được cũng đã từ năm 1911, cái bóng của người anh em Man City đang trải rộng...nhưng tất cả những thứ đó sắp biến mất khi Matt Busby tiếp quản công việc từ người tiền nhiệm.
Ông có một phong cách rất giản dị, thích mặc quần áo thể thao và quần thảo với các cầu thủ của mình trên sân bóng. Triết lí bóng đá của ông đến giờ vẫn in đậm dấu ấn trong lối đá của MU: lấy tân công làm phòng thủ, thắng nhưng phải thắng đẹp và phải thắng bàng một phong cách fair play. Điều này lí giải tại sao Mu có những trận thắng đến khó tin nhưng cũng thua những trận không ai tưởng tưởng được và hàng thủ của MU thì vân luôn luôn nổi tiếng gà :)) . Phong cách hoàn toàn mới trong lối đá mà ông mang lại cho MU đã làm shock toàn bộ các đội bóng khác của nước ANH, lối chơi kick and rush dưới tay ông đã trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn rất nhiều. Và thành công đã sớm đến với nhà cách mạng tài ba này, Mu giành danh hiệu đầu tiên vào năm 1948, đó là chiếc cúp FA sau trận thắng 4-2 trước Blackpool tại Wembley. Sau chiến thắng này, Sir đã đưa ra một lí thuyết bóng đá mới và bắt đầu thực hiện tại MU : thành công tại lâu dài tại đấu trường trong nước và châu lục phải dựa trên nền tảng của một hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ, phát hiện và biến những potentials thành cầu thủ vĩ đại. Chính từ đây, một đoàn quân thiện chiến mang tên " Busby Babes" đã ra đời. Với lí thyết trên ông đã cùng lúc giải 2 bài toán khó cho MU: thứ nhất, đảm bào tiền của CLB không bị chi vào những khoản chuyển nhượng vô ích, thứ 2 đào tạo cho MU những thế hệ cầu thủ tầm cỡ thế giới theo kiểu cây nhà lá vườn:p.
Và lí thuyết của ông đã thành công rực rỡ khi đi vào thực tiễn. Các đội trẻ của MU đã 5 năm liên tiếp giành cúp FA trẻ từ 1953-1957, đè bẹp tất cả các đội trẻ của các ông lớn thời bấy giờ trong khi đội chính của MU vẫn đang lặn ngụp ở giữa bảng xếp hạng. Những cầu thủ trẻ đó như Sir Bobby Charlton, Ducan edward...sau khi đủ độ chính được tung vào đội hình chính của MU đã làm mưa làm gió khắp các chiến trường từ Division 1 ( tiền thân của PL), cúp FA đến Fair Cup ( tiền thân của cúp C3), rồi Cúp C1 châu Âu...các danh hiệu liên tiếp được mang về Old Trafford-nơi mà chỉ chục năm trước còn là một đống gạch vụn do bom đạn của phát xít Đức và không ai khác, vị tướng dẫn đầu đoàn quân thiên chiến đó chính là Sir Matt Busby. Nhưng rồi như để thử thách nghị lực và khẳng định tài năng của ông, God đã tàn nhẫn cướp đi 8 đứa con mà ông nuôi dưỡng, chăm chút trong suốt thời gian qua. Ông đã thực sự bị shock, một đòn quá đau nhưng những con ngừơi vĩ đại là những con người không gục ngã trước khó khăn. Quyết tâm không để những đứa con của mình ra đi một cách vô ích, ông bắt đầu xây dựng lại một thế hệ mới cho MU xoay quanh một trong những ngừơi con ưu tú nhất của mình là Bobby Charlton ( như tôi đã giới thiệu trong bài trước) với một ước mơ cháy bỏng là tái chinh phục nước Anh cũng như châu Âu. Và lần này thì ông trời đã không phụ lòng người, đúng 10 năm sau cái thảm họa Munich ấy, ông cùng với những " Busby Babies" đã kiêu hãnh nâng cao chiếc cúp C1 và hòan thành giấc mơ mà lẽ ra đã trở thành hiện thực từ 10 năm trước.
Những đóng góp to lớn của ông cho MU không chỉ đơn thuần là những chiếc Cúp, những danh hiệu mà lơn hơn thế, ông đã mang đến cho MU một triết lí bóng đá mới, đặt nền tảng vững chắc cho những thành công vang dội của CLB sau này. Nếu so sánh những thành tích Mu đạt được với Real, AC... thì sẽ chẳng là gì những nếu xét trên khía cạnh những thành tích đó đạt được từ 2 bàn tay trắng, bằng chính sức mạnh, nghị lực và tình yêu bóng đá của những đứa con ưu tú thành MAN dứơi sự nhào nặn ( hoặc chịu ảnh hưởng) của ngừơi cha, ngừơi kiến trúc sư vĩ đại Sir Matt Busby thì có lẽ những thành tích đó đã mang một tầm vóc khác. Với những cống hiến to lớn của mình ông cũng đã vinh dự được nữ hoàng ANH phong tặng danh hiệu hiệp sĩ ( Sir) và nếu ai có dịp đi qua Old Trafford, các bạn sẽ thấy một bức tượng đồng rất to được đặt trân trọng ngay tại cửa chínhh của sân vận động, vâng đó chính là hình ảnh của Sir Matt Busby-ngừơi kiến trúc sư vĩ đại của MU !!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Tuấn ơi, 1 tuần mới đã bắt đầu, đổi đội đi. Premiership rồi thì Serie A. AC giàu thành tích nhất cho đi đầu. Vì không biết nhiều về đội bóng này nên em không dám nói, mong mọi người xem xét.
 
Okie:D. Anh tạm dừng về MU ở đây, tiếp theo ai đăng kí giới thiệu CLB nào??? Nếu không thì anh sẽ tìm tư liệu rồi post lên vây:p.
 
Anh tốt ghê, tìm rồi post hộ em về Real đi, xem em còn gì chưa biết về club blanco nào.
 
Back
Bên trên