Giấc mơ Harvard

Hoàng Ngọc Trưởng
(stinghandsome)

New Member
Em thấy phần này trong cuốn sách "Khẳng định chính mình" Lưu Dung rất hay, anh chị vào xem và bình luận nhé\:d/ 0:)
GIẤC MƠ HAVARD0:) 0:) 0:) 0:) 0:) 0:) 0:)

Con có biết hồi nhỏ trường đại học nào ở Mĩ mà ba được nghe nói đến đầu tiên không? Đó là trường Havard! Lúc học đến trung học, ba đọc trong cuốn “bách khoa toàn thư” và được biết trường Havard có lịch sử dài hơn chính lịch sử nước Mĩ. Tính đến đầu những năm 60, Havard đã đào tạo cho nước Mĩ 6 vị tổng thống. Những nhà văn nhà thơ mà ba sùng bái đều học trường Havard.

Có điều lúc đó ngay đến việc có thi đỗ vào những trường đại học trong nước hay không cũng còn chưa biết chắc nữa, chứ nói gì đến Havard. Cho mãi đến khi ba gặp con trai ngài đại sứ Mĩ ở Trung Quốc thì cái ý định thi vào trường Havard mới nhen lên trong ba. Chú ấy nói với ba: “Kết quả học tập hồi trung học của tôi cũng không phải thật xuất sắc, nhưng sau cuộc phỏng vấn tôi đã được nhận vào. Lúc ấy vị giám khảo đã nói: “Chúng tôi quan tâm đến việc anh sẽ đạt được những gì trong tương lai, chứ không phải là những việc mà anh đã đạt được trong quá khứ”. Thế là ba nghĩ, biết đâu với một kết quả học tập không mấy xuất sắc như ba, nhưng lại có một ngày nào đó bản thân mình sẽ được vào trường Havard!%%- %%- %%-

Sau này khi sang Mĩ, vừa đến nơi, ba đã thấy trên báo có bài đăng trường Havard cải cách chương trình học, mỗi một học sinh tốt nghiệp ra trường đều phải đạt tiêu chuẩn tinh thông viết lách, toán học và máy tính. Họ cho rằng đây là những bước đào tạo cơ bản cho một sinh viên đại học, nếu không biết linh hoạt sử dụng ba môn này thì khó lòng trở thành thế hệ kế tục trong xã hội tương lai.

Bài báo còn nói thêm, trường Havard cho rằng, giáo dục đại học không phải là đào tạo ra một loạt những con mọt sách làm việc máy móc, mà là chỉ dẫn cho sinh viên biết cách làm thế nào để đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau.

Trường Havard cho rằng, họ cần những “Con nguời quốc tế”. Đó chính là những nguời có tầm nhìn mang tính quốc tế. Cho dù có giỏi những môn khoa học cơ bản thế nào đi chăng nữa mà thiếu đi thế giới quan hay sự tu dưỡng về đạo đức thì cũng vẫn không đủ. Trường Havard càng ngày càng trở nên thú vị với ba. Thậm chí khi ba đã là phó giáo sư, ba vẫn muốn bỏ việc, chuyển đến Cambridge để làm “Một sinh viên Havard”.

Thật tiếc, những lo lắng của cuộc sống cộng với việc con đỗ vào trường Shyvesant đã khiến ba phải từ bỏ ý định này. Thêm nữa, năm ngoái đọc báo cáo thống kê thấy nói, thậm chí những học sinh có số điểm trung bình là 97,27 cũng bị trường Havard trả về, ba lại sợ rằng “có khi đến con trai mình cũng khó vào được Havard”. Nhưng con không nản lòng, con đến thư viện trường lần giở “Hồ sơ lưu trữ”. Đó là tập hồ sơ tập hợp những bài phát biểu cảm tưởng của những bậc tiền bối các khóa học ở các trường danh tiếng. Con nói với ba: “Havard quả là mái trường có sức hấp dẫn mê hồn với bao nhiêu nguời”. Mặc dù những nguời trong trường đều nói ở đó có những “đồ ăn” khó nhá nhất thiên hạ, nhưng con nói: “Cái hấp dẫn nguời ta nhất không phải là những vị giáo sư mà là chính những sinh viên, không phải cơ sở vật chất của trường học mà là không khí học. Ở đó, mỗi cá nhân đều khác nhau”. “Cái chúng ta cần chính là những cái không giống nhau đó, chứ không phải là cái giống nhau. Sản phẩm của sự giáo dục máy móc, chỉ là những thứ giống hệt nhau, nhưng trường Havard để sinh viên tự mình phát triển trở thành chính mình”. Nhìn đôi mắt sáng ngời của con, ba lại nhớ đến tuổi trẻ của mình, mơ ước được trở thành một sinh viên Havard.

Thế là đến năm cuối cấp 3, con đã bắt đầu làm hồ sơ thi tuyển: Viết đơn xin học, viết lí lịch bản thân, xin trường Havard đồng ý nhập học trước thời hạn. “Con có thể kể ra những việc con đã làm giúp ba” – Ba góp ý. “Cái đó không quan trọng, bởi vì nhà trường không tính điểm dựa theo thành tích đã đạt được của những nguời trong gia đình”. “Ba mẹ có thể nhờ thầy hiệu trưởng của trường con viết cho một lá thư giới thiệu” - Mẹ con nói. “Điều đó cũng chẳng quan trọng, ba mẹ ạ!”.

Ba mẹ cũng chẳng nói gì thêm nữa, thôi thì để tự con thực hiện giấc mơ của mình. Đến lúc con cầm bản lí lịch tự thuật của mình đưa ba xem, con đã làm ba ứa nước mắt. Con viết: “Là nguời di cư đến đây, tôi có cách đánh giá nền văn hóa Mĩ bằng một con mắt hoàn toàn mới. Tôi có thể dùng quan điểm của phương Tây để nhìn lại di sản nền văn hóa phương Đông. Dòng máu phương Đông chảy trong huyết quản, nếu có thể vào trường Havard, tôi hy vọng sẽ tìm thấy sự giao thoa giữa một bên là chủ nghĩa cá nhân phương Tây và tư tưởng Nho giáo phương Đông. Tôi sẽ dùng vốn văn hóa phương Đông khiêm tốn của mình bắc thành chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa hai dân tộc này…” Ba phát hiện ra rằng, lúc đến Mĩ định cư, khi ấy con mới 7 tuổi, ngày nào ba cũng bắt con học tiếng Hoa, vì điều này mà ba con mình tranh cãi không biết bao nhiêu lần và cũng hao tốn bao nhiêu tâm lực của ba, thế nhưng hôm nay ba đã thấy công sức của ba đã kết thành quả ngọt.

Hôm nay, trước đêm Noel, ba ngồi viết thư cho con từ một phía khác của quả đất, lòng tràn đầy xúc động, thầm cảm tạ cuộc đời và lòng biết ơn đối với trời cao đất dày. Cuối thư, ba muốn nói rằng:

Chúc con trở thành một sinh viên Havard! Ba mẹ đặt niềm tin tự hào và vinh quang nơi con!:star: :star: :star:

Những sản phẩm được giáo dục một cách máy móc chỉ là những thứ giống hệt nhau, nhưng trường Havard để sinh viên tự do phát triển trở thành chính mình.
 
Những sản phẩm được giáo dục một cách máy móc chỉ là những thứ giống hệt nhau, nhưng trường Havard để sinh viên tự do phát triển trở thành chính mình. [/COLOR]
Harvard không là cái gì quá thần thánh đến như thế. Harvard không phải là THE university của nước Mỹ. Mỹ có rất nhiều các trường Đại học chất lượng không hề thua kém Harvard trên nhiều lĩnh vực, mà do văn hóa các trường khác nhau, thì nếu được lựa chọn, rất nhiều người, trong đó có tôi, chắc chắn sẽ không bao giờ chọn Harvard College. những điểm mạnh về Harvard tác giả nói đến trong bài là những điểm mạnh nói chung của giáo dục Mỹ.

anyway, hình như bài viết này là tác giả tưởng tượng ra à? vì làm gì có trường nào tên là Havard, cũng như không có trường nào là trường Shyvesant hết. ở NY chỉ có trường Stuyvesant High School là 1 public high school khá tốt mà thôi. roommate của mình cũng là cựu học sinh Stuyvesant.
 
Harvard không là cái gì quá thần thánh đến như thế. Harvard không phải là THE university của nước Mỹ. Mỹ có rất nhiều các trường Đại học chất lượng không hề thua kém Harvard trên nhiều lĩnh vực, mà do văn hóa các trường khác nhau, thì nếu được lựa chọn, rất nhiều người, trong đó có tôi, chắc chắn sẽ không bao giờ chọn Harvard College. những điểm mạnh về Harvard tác giả nói đến trong bài là những điểm mạnh nói chung của giáo dục Mỹ.

anyway, hình như bài viết này là tác giả tưởng tượng ra à? vì làm gì có trường nào tên là Havard, cũng như không có trường nào là trường Shyvesant hết. ở NY chỉ có trường Stuyvesant High School là 1 public high school khá tốt mà thôi. roommate của mình cũng là cựu học sinh Stuyvesant.
Em cũng không biết nữa. Lên mạng thấy hay thì copy về thôi mà, không phải tưởng tượng đâu:-?? :-?? http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Khẳng_định_chính_mình/Giấc_mơ_Harvard #:-s #:-s #:-s #:-s
 
Harvard không là cái gì quá thần thánh đến như thế. Harvard không phải là THE university của nước Mỹ. Mỹ có rất nhiều các trường Đại học chất lượng không hề thua kém Harvard trên nhiều lĩnh vực, mà do văn hóa các trường khác nhau, thì nếu được lựa chọn, rất nhiều người, trong đó có tôi, chắc chắn sẽ không bao giờ chọn Harvard College. những điểm mạnh về Harvard tác giả nói đến trong bài là những điểm mạnh nói chung của giáo dục Mỹ.

Harvard is everyone's wet dream growing up. period. It's all about the name.
 
Harvard is everyone's wet dream growing up. period. It's all about the name.

I didn't go through that stage. I've never had wet dreams. and anyway, aren't you supposed to stop having wet dreams when you've grown up?

mình vừa vào link sách ;))
http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Khẳng_định_chính_mình/Dấu_chân_trên_tuyết
scroll hết xuống dưới, sẽ nhìn thấy hàng chữ nghiêng nghiêng Bến Dừa:
Đồng tính luyến ái thường có thể là do xui khiến, có nghĩa là bị dụ dỗ mà trở thành kẻ đồng tính.

Dễ bị sa ngã chính là những thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong tình yêu nam nữ.
thật là vãi đị quá đi =))
 
Lúc đầu mình tick bài tốt vì tưởng được xem một cuộc hấp diêm giáo chã tập thể, ai ngờ các bạn ôn hoà lịch sự quá, cụt hứng :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anyway, hình như bài viết này là tác giả tưởng tượng ra à? vì làm gì có trường nào tên là Havard, cũng như không có trường nào là trường Shyvesant hết. ở NY chỉ có trường Stuyvesant High School là 1 public high school khá tốt mà thôi. roommate của mình cũng là cựu học sinh Stuyvesant.

Vừa đọc báo thấy tên của trường Stuyvesant này, bi giờ mới biết đấy cũng là một trường rất nổi tiếng. Elite public high school của NY, cùng với Bronx science and Brooklyn Tech là 3 trường specialized high school đỉnh nhất NY, wow. Để vào học trường này cũng phải qua kì thi như kiểu thi vào Ams, acceptance rate là tầm 20%. :-ss
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tick bài vì đoạn cuối ;) Còn thì cũng nói quá như nhiều thứ khác như hay gặp khi ai nói về Harvard/Cambridge/Oxford blah blah :D
 
hình như bạn Hoàng Ngọc Trưởng có chút obsessed về Harvard thì phải ;)
lần trước thấy cái topic "kì thi tuyển vào Harvard", thấy bạn có chút máu me ;)
 
Thực ra mình nghĩ "máu me" là tốt. Ngày xưa đọc một truyện, có 2 thằng bé ra vườn đào hố rất chăm chỉ. Mọi người đi qua hỏi 2 cháu làm gì đấy? Hai thằng bé bảo chúng cháu đào hố xuyên qua tâm trái đất. Mọi người nghe thế đều cười chế giễu chúng. Nhưng sau đó 2 thằng bé đào được nhiều thứ rất thú vị, và chúng đem chia cho bạn bè. Tuy 2 đứa không đào được qua tâm trái đất, nhưng trong nỗ lực và mơ ước để làm được điều đó, chúng đã gặt hái thành quả rất nhiều.

Nếu một ai đó đọc sách và thấy nhân vật chính vượt qua bao khó khăn để "đỗ kì thi tuyển vào Harvard", từ đó tự nhen lên trong mình ước mơ và quyết tâm vào một trường danh tiếng của Mĩ, thì tuy có thể sau này không vào được Harvard đi nữa, nhưng chắc chắn cũng sẽ giành cho mình một thành công :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ờ, thôi 17 tuổi còn trẻ chán, cho bạn ý đọc mấy quyển self-motivation book đấy để lên dây cót tinh thần, âu cũng là điều nên làm.

P/S: Bạn cố học tiếng anh vào nhé, đến khi nào khả năng nghe nói đủ để hiểu đoạn video này thì cơ hội sẽ đến với bạn. Chúc bạn thành công trong cuộc sống :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên