Hai nhà khoa học Mỹ - Raymond Davis và Riccardo Giacconi cùng nhà khoa học Nhật - Masatoshi Koshiba đã giành giải Nobel vật lý 2002 với công trình chứng minh nguyên nhân mặt trời chiếu sáng và nghiên cứu giúp giới thiên văn có thể khám phá những nguồn tia X trong vũ trụ.
Raymond Davis Jr (87 tuổi) và Matsatoshi Koshiba (76 tuổi) mỗi người nhận 250.000 USD và Riccardo Giacconi (71 tuổi) nhận 500.000 USD. Davis Jr thuộc đại học Pennsylvanya, Mỹ và Koshiba thuộc đại học Tokyo đã dò được các hạt nhỏ bé có tên là neutrino ở trong và ngoài Thái Dương hệ. Khám phá này giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các phản ứng hạt nhân trong mặt trời đồng thời khẳng định lý thuyết: phản ứng hạt nhân là nguồn năng lượng của mặt trời.
Vào đầu năm 1930, giới khoa học đã dự đoán hạt neutrino có thể tồn tại. 25 năm sau người ta mới có thể chứng minh sự tồn tại của chúng. Neutrino được hình thành trong các phản ứng hạt nhân ở trung tâm các vì sao chẳng hạn như mặt trời (phản ứng này biến hydrogen thành helium). Neutrino là những hạt ma, không nhiễm điện và có khối lượng rất nhỏ. Chúng hầu như không tương tác với các vật chất khác và vì vậy con người rất khó dò được chúng. Mỗi giây có hàng tỷ neutrino đi qua chúng ta song chúng không gây bất kỳ tác động nào.
Davis Jr chế tạo một thiết bị mới để dò tìm các hạt neutrino. Đó là một chiếc bình chứa 600 tấn chất lỏng. Ông đặt nó ở đáy của một khu mỏ để ngăn các hạt khác xuyên qua. Những hạt đó có thể làm hỏng thí nghiệm. Ông đã thành công trong việc "bẫy" hơn 2.000 hạt neutrino từ mặt trời trong vòng 30 năm.
Koshiba là người đầu tiên lặp lại và sau đó mở rộng kết quả của nghiên cứu trên. Vào tháng 02/1987, ông đã tìm ra cách dò các hạt neutrino do các vụ nổ siêu tân tinh tạo ra. Hiện kỹ thuật này đã tạo ra môt nhánh mới của thiên văn học - thiên văn học neutrino - và được sử dụng để nghiên cứu các thiên thể xa xôi.
Giacconi thuộc công ty Associated Universities Inc. ở Washington, D.C. đã chế tạo các thiết bị có khả năng dò bức xạ tia X từ bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Ông là người mở đường cho ngành thiên văn học tia X hiện đại, cung cấp nhiều hình ảnh kỳ thú về vũ trụ.
Mọi vì sao trong đó có cả mặt trời phát ra bức xạ ở các bước sóng khác nhau bao gồm cả bức xạ tia X. Bức xạ tia X vũ trụ không xuyên qua khí quyển trái đất. Giacconi đã đặt một số thiết bị trong không gian và lần đầu tiên dò được một nguồn tia X bên ngoài thái dương hệ. Hiện giới khoa học cho rằng một số nguồn tia X mà ông dò được chứa lỗ đen. Ông cũng chế tạo các kính viễn vọng tia X đầu tiên, đem đến cho con người những cảnh tượng tuyệt vời của vũ trụ. Hiện có hai kính thiên văn tia X lớn đang quay theo quỹ đạo: Chandra và Newton.
Theo BBC
Raymond Davis Jr (87 tuổi) và Matsatoshi Koshiba (76 tuổi) mỗi người nhận 250.000 USD và Riccardo Giacconi (71 tuổi) nhận 500.000 USD. Davis Jr thuộc đại học Pennsylvanya, Mỹ và Koshiba thuộc đại học Tokyo đã dò được các hạt nhỏ bé có tên là neutrino ở trong và ngoài Thái Dương hệ. Khám phá này giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các phản ứng hạt nhân trong mặt trời đồng thời khẳng định lý thuyết: phản ứng hạt nhân là nguồn năng lượng của mặt trời.
Vào đầu năm 1930, giới khoa học đã dự đoán hạt neutrino có thể tồn tại. 25 năm sau người ta mới có thể chứng minh sự tồn tại của chúng. Neutrino được hình thành trong các phản ứng hạt nhân ở trung tâm các vì sao chẳng hạn như mặt trời (phản ứng này biến hydrogen thành helium). Neutrino là những hạt ma, không nhiễm điện và có khối lượng rất nhỏ. Chúng hầu như không tương tác với các vật chất khác và vì vậy con người rất khó dò được chúng. Mỗi giây có hàng tỷ neutrino đi qua chúng ta song chúng không gây bất kỳ tác động nào.
Davis Jr chế tạo một thiết bị mới để dò tìm các hạt neutrino. Đó là một chiếc bình chứa 600 tấn chất lỏng. Ông đặt nó ở đáy của một khu mỏ để ngăn các hạt khác xuyên qua. Những hạt đó có thể làm hỏng thí nghiệm. Ông đã thành công trong việc "bẫy" hơn 2.000 hạt neutrino từ mặt trời trong vòng 30 năm.
Koshiba là người đầu tiên lặp lại và sau đó mở rộng kết quả của nghiên cứu trên. Vào tháng 02/1987, ông đã tìm ra cách dò các hạt neutrino do các vụ nổ siêu tân tinh tạo ra. Hiện kỹ thuật này đã tạo ra môt nhánh mới của thiên văn học - thiên văn học neutrino - và được sử dụng để nghiên cứu các thiên thể xa xôi.
Giacconi thuộc công ty Associated Universities Inc. ở Washington, D.C. đã chế tạo các thiết bị có khả năng dò bức xạ tia X từ bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Ông là người mở đường cho ngành thiên văn học tia X hiện đại, cung cấp nhiều hình ảnh kỳ thú về vũ trụ.
Mọi vì sao trong đó có cả mặt trời phát ra bức xạ ở các bước sóng khác nhau bao gồm cả bức xạ tia X. Bức xạ tia X vũ trụ không xuyên qua khí quyển trái đất. Giacconi đã đặt một số thiết bị trong không gian và lần đầu tiên dò được một nguồn tia X bên ngoài thái dương hệ. Hiện giới khoa học cho rằng một số nguồn tia X mà ông dò được chứa lỗ đen. Ông cũng chế tạo các kính viễn vọng tia X đầu tiên, đem đến cho con người những cảnh tượng tuyệt vời của vũ trụ. Hiện có hai kính thiên văn tia X lớn đang quay theo quỹ đạo: Chandra và Newton.
Theo BBC