Mọi người thân mến, qua cuộc thi Toán học quốc tế tại Việt Nam, đoàn nước ta đã đạt được 3HCV và 3HCB ; và sắp tới đây là cuộc thi Robocon châu Á, cuộc thi mà Việt Nam cũng có thành tích rất cao, em có suy nghĩ thế này :
Một đất nước mà lần thi Toán học nào cũng đứng vào top 10 top 20, thì liệu nền tảng Toán học của đất nước ấy có phát triển sánh ngang với các cường quốc Toán học trên thế giới. ??
Thi toán quốc tế không có nghĩa là "đọ sức" giữa các nền toán học của các quốc gia. Toán phổ thông chúng ta được học chỉ là những cái rất nhỏ so với cái mà chúng ta vẫn gọi là nền toán học. Vì thế, đứng đầu đi chăng nữa, cũng chẳng thể nói là toán học VN phát triển bậc nhất thế giới được.
So sánh này thực sự rất khập khiễng nhưng tạm hiểu thì có thể chấp nhận Kđược. Tớ thì thấy kết quả trong kỳ thi IMO hoành tráng của VN cũng như đội U18 đạt được một số thứ hạng nhất định trong các cup quốc gia-khu vực- quốc tế. Còn đến tầm tuyển quốc gia với vòng chung kết thế giới, đó lại cả một vấn đề lớn!
Một đất nước 3 lần đạt thứ hạng cao nhất của cuộc thi Robocon, thì liệu những máy móc kỹ thuật có cần phụ thuộc rất nhiều vào Nhật Bản, Hàn quốc ??
Cái robocon nó chả là cái gì cả. Nếu nói chung ta luôn đứng ở top 3 trong các đội thi Robocon (năm nay dẹo từ tứ kết
) mà bảo VN có nền robotics hàng đầu khu vực CA-TBD thì thực sự vô cùng nực cười. Những "con robo" mà chúng ta vác đi thi đấu thỉ là những khung nhôm-sắt biết tự mò mẫm. Còn đến đẳng cấp robotics thì đó lại thuộc một thứ hạng khác mà VN được coi như đàn em chiếu dưới. Robotics là tổng hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau, nói một cách nôm na, nó là đỉnh cao của công nghệ. Em có thể nhìn thấy trong một con robot cả công nghệ cơ khí chính xác, khoa học máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, ... Nó là một thể loại N trong 1. Trong khi những cái N kia của VN còn dặt dẹo lên dặt dẹo xuống thì mong sao được cái N trong 1
Tại sao chúng ta đạt được rất nhiều giải thưởng, nhưng nền giáo dục ko phát triển. Máy móc kỹ thuật còn rất hạn chế. Và Tại sao giải thưởng đạt được chỉ ở tầm học sinh sinh viên là chủ yếu, chứ lên đến tầm cao hơn như giáo sư tiến sĩ, các công trình nghiên cứu.. thì lại ít hơn ?
Vấn đề là chúng ta đã đạt được những giải thưởng gì? Ở đây phải nói đến một vấn đề thuộc về quá khứ mà theo quan điểm của anh, đó là sai lầm cơ bản của một nhà lãnh đạo VN, khi GS Tạ Quang Bửu làm bộ trưởng bộ ĐH, ông đã đem đam mê toán học của mình để điều hành nền GD việt nam. Hầu hết các "bộ óc vĩ đại" của chúng ta thời đó đều theo toán, ngược lại những "bộ óc kém" vĩ "đại hơn" thì phải học các ngành xã hội và kinh tế. Bây giờ, chúng ta vẫn phải gánh chịu hậu quả của "sai lầm" này (đây là quan điểm của anh).
Thứ nữa, đầu tư cho toán học nhìn chung chi phí ít hơn so với đầu tư cho các ngành khoa học ứng dụng và kỹ thuật công nghệ. Nói một cách thô thiển, với một cái bảng đen+phấn+bộ óc vĩ đại+sách vở tham khảo, em có thể nghiên cứu toán học nhưng các ngành kỹ thuật và khoa học nó kô thế. Nó cần những phòng thí nghiệm với trang thiết bị ngốn một khoản ngân sách đáng kể, như vật lý hay hóa học chẳng hạn, nói thế cho nó dễ hiểu
Còn tại sao chúng ta chưa đạt được những giải thưởng ở tầm GS, TS hay gì gì đi nữa thì cũng dễ hiểu thôi. Về toán học, ngày nay nhà nhà đi buôn, ngành ngành đi buôn, toán học bị "bỏ rơi", bị "lãng quên" trong nhịp độ hối hả kiếm tiền ở VN. Giờ người ta học CNTT, người ta học tin học, người ta đi buôn thiết bị di động, máy tính, như thế kiếm tiền nhanh hơn em ạ. Như bác Hà gì đó nói "Những người làm toán là những kẻ thủ dâm tư tưởng" ý mà. Tất nhiên trong cái xu hướng như thế, thì những người nghiên cứu toán họ cũng cảm thấy mệt mỏi, xoay vần với cuộc sống còn khó khăn thì lấy đâu ra tâm trí mà nghiên cứu. Giờ VN vẫn có mốt thi quốc gia, quốc tế, ôn thi lò luyện thì đó cũng là một lối thoát cho những "nhà toán học VN". Tới đây, đến lượt thị trường chứng khoán lên ngôi, toán tài chính và xác suất, phân tích rủi ro sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim của nó
)
Về khoa học CN, nhìn đi nhìn lại mấy trường ĐH "hàng đầu VN" thì mới thấy, chúng ta còn cần nhiều thời gian và phải bỏ nhiều công sức mới mong đạt đến tầm khu vực
Một trường ĐH hàng đầu VN như ĐHBKHN mà cách đây tầm 3-4 năm, địa chỉ email của GS là @yahoo.com
rồi các tệ nạn chạy điểm be bét mà SV gọi nó với cái tên rất dễ thương "đi chùa thầy" còn tràn lan. GS thì bỏ trường bỏ lớp "đi buôn bên ngoài" chứ lương giảng viên sao nuôi nổi gia đình, tệ nạn kéo bè kéo cánh oánh nhau tranh giành quyền lực, ... Hỏi thế GS, TS lấy đâu thời gian nghiên cứu, với lại có tg thì lấy cái gì để nghiên cứu. Ngồi vẽ ra đề tài để hợp pháp hóa và giải ngân ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học thì móc đâu ra giải thưởng???
Nói thì nói thế, thực tế là chúng ta vẫn đã đạt được những thành tựu nhất định, hạ tầng cơ sở cho nghiên cứu khoa học được nâng cấp đáng kể, nhiều đề tài khoa học cấp bộ, nhà nước đã giải quyết được nhiều bài toán thực tế khó khăn, đem lại hiệu quả kinh tế cao và tăng năng suất lao động