Giải pháp VNUNI SIC - Phần mềm quản lý bán lẻ dành cho nhà quản lý năng động

Nguyễn Thị Hòa
(vnunidotnet)

New Member
Giải pháp VNUNI SIC - Phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà quản lý năng động

VNUNi® SIC Sales & Inventory Control là phần mềm ứng dụng hỗ trợ quản lý bán hàng, quản lý công nợ, quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Phần mềm bán hàng VNUNi® SIC có thể áp dụng đối với những cửa hàng hay siêu thị dạng đơn lẻ hoặc dạng chuỗi.
Chức năng chính:
- Quản lý danh mục: hàng hóa, khách hàng, nhà cung cấp, kho hàng, v.v.... Ở phần mềm VNUNi® SIC, chức năng quản lý danh mục không chỉ đơn thuần là quản lý thông tin về danh mục các đối tượng mà ở đó, mỗi danh mục được xem như một chiều nhìn về thông tin mang tính quản trị rất cao.
- Quản lý mua-nhập hàng: đơn đặt hàng, nhập hàng, trả lại hàng bán
- Quản lý bán-xuất hàng: bán buôn, bán lẻ, trả lại nhà cung cấp
- Quản lý hàng tồn kho: nhập số dư hàng tồn kho đầu kỳ, chính sách giá bán, điều chuyển kho, kết chuyển số dư, in tem mã vạch, in tem kệ hàng...
- Quản lý công nợ: nhập số dư công nợ đầu kỳ, thu chi công nợ, kết chuyển số dư công nợ, tổng hợp, chi tiết công nợ
- Thông tin quản trị (Dashboard): thông tin quản trị mang tính tức thời về doanh số bán hàng, công nợ, hàng tồn kho, v.v...
- Quản lý báo cáo: báo cáo hàng tồn kho, báo cáo thu chi, báo cáo công nợ, sổ nhật ký giao dịch, bảng kê hàng hóa, báo cáo quản trị bán hàng, sổ tổng hợp tài khoản, sổ quỹ,...
- Quản lý hệ thống: tham số công ty, tham số chương trình, tham số giao dịch phát sinh, quản lý bảo mật (người dùng, phần quyền...), công cụ thao tác với cơ sở dữ liệu...
Mua phần mềm: Đầu tư lâu dài hay Chi phí ngắn hạn?
Hãy phân tích tổng chi phí của chủ sở hữu - TCO khi lựa chọn giải pháp phần mềm.
Hãy phân tích lợi nhuận đầu tư - ROI mà giải pháp phần mềm tốt đem lại.​
Tính năng nổi bật:
- Tra cứu động trên mọi danh sách đối tượng (khách hàng, nhà cung cấp, hàng hóa, v.v…), mọi danh sách chứng từ: bán hàng, mua hàng, điều chuyển hàng, thu chi công nợ, v.v…. Chức năng này rất tiện cho việc kiểm soát dữ liệu, hỗ trợ tối đa tính quản trị.
- Quản lý hàng hóa theo Lô, theo Ser*ial
- Tích hợp mọi đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, có chức năng in tem mã vạch, tem kệ hàng.
- Hỗ trợ chính sách giá bán đa dạng (theo khách hàng, nhóm khách hàng; theo hàng hóa, nhóm hàng hóa, chính sách khuyến mại,...)
- Hỗ trợ đa ngoại tệ (multi-currencies support)
- Cảnh báo tồn kho khi bán hàng
- Cảnh báo hàng hết hạn với những mặt hàng có dòng đời sản phẩm ngắn (quản lý hàng theo Lô)
- Cảnh báo công nợ khách hàng theo hạn mức thanh toán (và in thông báo nợ)
- Tính giá vốn tức thời theo nhiều phương pháp. Tính doanh thu, lãi lỗ chi tiết cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng, từng hóa đơn theo mọi thời điểm
- Thông tin quản trị theo nhiều chiều và có ở mọi nơi trong chương trình
- Báo cáo sử dụng giao thức XML.
- Hỗ trợ tra cứu ngược tới chứng từ gốc (Drilldown support)
- Khả năng chịu tải 10,000 chứng từ / tháng với tốc độ ~1 đến ~2 giây. Cơ sở dữ liệu có thể lên tới hàng triệu bản ghi mà không ảnh hưởng tới tốc độ quá nhiều (tùy thuộc vào ổ lưu trữ)
- Bảo mật theo 5 lớp, phân cấp theo người dùng tới từng chức năng.
- Kiểm soát nhiều điểm bán hàng, chạy online qua Internet với CSDL tập chung.
- Khả năng tự động nâng cấp phần mềm Online (Live Update)
- Giao diện đẹp, chuyên nghiệp, thân thiện người dùng
- Thiết kế ứng dụng theo kiến trúc 3 lớp
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MS SQL 2000, MS SQL 2005
- Rất rất nhiều tính năng quản trị khác...

Đặc biệt: Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, công nghệ và tri thức cũng luôn cập nhật mới, chương trình của chúng tôi cũng liên tục được cập nhật tính năng mới hướng mạnh mẽ về tính quản trị và tính chuyên nghiệp theo từng ngày, thậm chí là từng giờ. Đó là minh chứng rõ nhất về giá trị mà khách hàng được hưởng từ chất lượng dịch vụ và sản phẩm của VNUNI.
Việc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng cũng tương tự như việc tuyển dụng một nhân viên mới.
Sự thành công của bạn phụ thuộc vào việc tuyển được nhân viên giỏi và đáng tin cậy.
Nguyên lý này cũng nên áp dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp.​

Tài liệu giới thiệu phần mềm
Chương trình demo online bằng flash
Phần mềm quản lý bán hàng ở chế độ dùng thử
Tài liệu hướng dẫn sử dụng (file pdf dày gần 800 trang) (Copy đường dẫn và paste vào thanh địa chỉ browser để download)
Giải đáp hỗ trợ

Thông tin liên hệ & Hỗ trợ online:
Liên hệ: Nguyễn Thị Hòa
ĐT: 04-22 42 58 29
MB: 0914.997.405
YM: vnuni_kinhdoanh_02
Skype: hoanguyen.154
Email: [email protected]
-------------------------------
Công ty Cổ phần VNUNI
http://www.vnuni.net http://phanmemsieuthi.tk/
http://phanmembanhang.tk/ http://www.vnuni.net/forum
http://phanmembanhang.vnuni.net http://phanmemquanlybanhang.vnuni.net
http://quanlybanhang.vnuni.net http://quantribanhang.vnuni.net

Nơi trao đổi chuyên sâu về giải pháp bán lẻ: http://phanmembanhang.biz/http://quanlybanhang.tk/
Một số tài liệu, công cụ hỗ trợ: http://www.vnuni.tk
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Giải pháp VNUNI SIC - Phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà quản lý năng động

Ngày 24-Mar-2010, VNUNi phát hành VNUNi® Sales & Inventory Control phiên bản mới v2.3.14
Quý khách hàng quan tâm vui lòng truy cập vào địa chỉ: http://www.vnuni.net/forum/index.php?topic=8
Hoặc liên hệ với VNUNI để nhận được sự hỗ trợ dùng thử PM tốt nhất.
Hỗ trợ trực tuyến: YI: hoa_sphn
Skype: hoanguyen.154
__________________
 
7 lý do để bạn sử dụng VNUNi® SIC làm công cụ quản lý

1. VNUNi® SIC giúp người quản lý theo dõi tức thờibất cứ nơi đâu về công việc kinh doanh cửa hàng, chuỗi cửa hàng hay siêu thị của mình.

2. Phần mềm cho phép quản lý công việc kinh doanh theo những quy trình chuẩn hóa từ khâu mua hàng tới bán hàng, các hoạt động quản lý kho hàng cũng như việc theo dõi công nợ... từ tổng hợp tới chi tiết một cách chính xác và nhanh chóng.

3. Bên cạnh đó, người quản lý có thể theo dõi các hoạt động kinh doanh của mình theo theo nhiều chiều khác nhau như theo từng cửa hàng, theo từng nhân viên hay phòng ban, theo nhóm khách hàng hay từng khách hàng cụ thể hoặc theo từng nhóm hàng hóa.

4. Với VNUNi® SIC, các con số về hoạt đông kinh doanh như hàng tồn, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, hay công nợ,... đều có liên kết với nhau chặt chẽ theo đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Không những thế, người dùng có thể thao tác nhanh chóng với các tính năng thuận tiện của phần mềm như tích hợp hoàn toàn với các thiết bị mã vạch như đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch...; các thao tác nhanh như copy chứng từ, lật ngược từ con số tổng hợp tới nguồn gốc phát sinh ra con số đó, hoặc theo dõi lịch sử hoạt động của các đối tượng kinh doanh như khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên hay hàng hóa...

5. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi linh hoạt các chiến lược bán hàng nhằm tăng hiệu quả trong kinh doanh bán lẻ, phần mềm cho phép ban hành các chương trình chính sách giá bán, chính sách khuyến mại, hay chính sách khách hàng thân thiết một cách đa dạng cùng với hàng loạt các công cụ hỗ trợ quản lý bán lẻ khác.

6. Sử dụng VNUNi® SIC, nhà quản lý thực sự yên tâm về các tính năng bảo mật với việc quản lý phân quyền cho người dùng theo từng hành động, từng vai trò của hệ thống. Kiểm soát chặt chẽ từng thao tác, sự sửa đổi thông tin trên phần mềm của người dùng trong từng phiên làm việc.

7. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu về giải pháp doanh nghiệp nói chung, giải pháo bán lẻ nói riêng, VNUNI hoàn toàn tập trung toàn bộ trí lực để ngày đêm liên tục phát triển phần mềm nhằm đem lại GIÁ TRỊ CAO HƠN tới KHÁCH HÀNG. Đó là ước nguyện thực sự và là nhiệm vụ cũng như tôn chỉ hoạt động của VNUNI!

Chúc các nhà quản lý lựa chọn được phần mềm phù hợp!
 
Một số màn hình tiêu biểu​
Main.jpg

Màn hình chính​
dashboard.jpg

Màn hình thông tin quản trị​
SalesAnalysis.jpg

Màn hình phân tích bán hàng​
ProductSales.jpg

Một số ví dụ về báo cáo quản trị​
Xem thêm màn hình khác Tại đây
 
Shop management software should be selected the same way you'd select a new employee.
Your success depends on hiring the most qualified and reliable people you can find.
This same principle should be applied when choosing your business software.​

Việc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng cũng tương tự như việc tuyển dụng một nhân viên mới.
Sự thành công của bạn phụ thuộc vào việc tuyển được nhân viên giỏi và đáng tin cậy.
Nguyên lý này cũng nên áp dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp.​

Phiên bản mới: v2.4.1 (Released date: 16/06/2010)

Xem chi tiết tại đây

Download tại đây


Liên tục phát triển để mang giá trị mới (vượt xa giá trị đầu tư ban đầu) tới khách hàng.
Đó là lý do để lựa chọn giải pháp VNUNi!​

Mua phần mềm: Đầu tư lâu dài hay Chi phí ngắn hạn?
Hãy phân tích tổng chi phí của chủ sở hữu - TCO khi lựa chọn giải pháp phần mềm.
Hãy phân tích lợi nhuận đầu tư - ROI mà giải pháp phần mềm tốt đem lại​
.
 
Sự kiện VNUNi® SIC ra mắt công chúng thế giới

Mời các bạn xem Video sự kiện này tại đây. Có thể nói đây là 1 trong những sự kiện lớn nhất... hành tinh . (Nhớ bật loa to lên để nghe các bạn nhé)

Cheers!
 
Sử dụng TeamViewer để hỗ trợ sản phẩm


000cc811.jpg

Với TeamViewer (TV), bạn có thể dễ dàng truy cập vào máy của người khác để có thể thao tác trên đó như ngay trên máy của bạn. Với điều kiện máy của người đó cũng phải cài TV và họ cung cấp cho bạn ID và Pass. Chương trình kết nối rất dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Đầu tiên bạn down TV về, chạy file cài đặt, chương trình có 2 chế độ cho bạn lựa chọn là:

* Install TeamViewer: Cài đặt vào máy
* Start without installation: Chạy trực tiếp mà không cần cài đặt
14929-1.jpg

Tiếp theo bạn sẽ được yêu cầu đặt Password, bạn gõ pass vào. Bạn phải nhớ để cung cấp cho người nào muốn truy cập vào máy bạn. Nếu bạn không đặt thì chương trình sẽ tạo pass ngẫu nhiên cho mỗi lần chạy chương trình.

Đánh dấu chọn vào Start TeamViewer automatically with Windows để TV tự khởi động với Win. Tùy chọn này rất hữu ít trong trường hợp bạn đang ở xa nhà, mà muốn kết nối vào máy ở nhà để làm 1 số việc, thì chỉ cần nhờ người nhà mở máy lên là bạn có thể làm mọi thứ với máy của mình. Tuy nhiên bạn sẽ phải nhớ số ID của bạn.

Sau khi cài đặt xong chương trình, bạn chạy TV. Tại màn hình đâu tiên của chương trình, bạn để ý mục ID và Password (Predefined tức là đã được định nghĩa từ trước) trong phần Wait Session. Đây chính là ID và Pass mà bạn sẽ cung cấp cho người cần truy cập.

Trường hợp bạn muốn truy cập vào máy người khác thì chỉ cần yêu cầu họ cung cấp cho Pass và ID rồi điền vào 2 khung tương ứng trong phần Creat Session. Bạn có 3 chế độ:

* Remote Support: Bạn sẽ có thể làm gần như là mọi việc như làm trên chính máy của mình.
* Presentation: Bạn chỉ có thể thấy người bên kia làm mà không thể làm gì cả.
* File Transfer: Truyền dữ liệu giữa 2 máy.

Sau đó nhấn nút Connect to partner là có thể kết nối được.
Ngoài ra, trong menu Extras -> Options còn có 1 số tùy chỉnh như sau:

* Thẻ General: Gồm có những tùy chỉnh chung cho chương trình
* Thẻ Remote Control: Phần Quality
o Automatic quality selection: Chương trình tự điều chỉnh
o Optimize speed: Cải thiện tốc độ nhưng hình ảnh xấu
o Optimize quality: Tốc độ chậm nhưng đồ họa cao
o Custom settings: Tự bạn điều chỉnh

* Thẻ Presentation: Phần Quality tương tự như trên
* Thẻ Security: Những tùy chọn cho việc bảo mật như là chấp nhận truy cập, cho phép người kia khóa bàn phím và chuột, ….
* Thẻ Custom Invitation giúp bạn mời người khác sử dụng chương trình.

Bạn tải về tại đây

Hoặc tại đây:

(Theo Softvnn)
 
Tin khuyến mại lớn nhất từ trước tới nay:
================================

Nhằm hỗ trợ tối đa cho các chủ cửa hàng, chủ doanh nghiêp được sử dụng 1 phần mềm chuyên nghiệp để hỗ trợ công việc quản lý kinh doanh của mình một cách hiệu quả, VNUNI chính thức thực hiện chương trình MIỄN PHÍ BẢN QUYỀN 01 MÁY TRẠM TRÊN 01 MÁY TÍNH XÁCH TAY (không tính vào giá trị hợp đồng) dành cho người quản lý.

Đặc biệt, kể từ ngày 02/05/2010, nếu ai đang dùng 1 phần mềm khác mà chưa hài lòng về chất lượng phần mềm cũng như dịch vụ thì có thể gọi VNUNI tới hỗ trợ chuyển đổi sang PM của VNUNI miễn phí. VNUNI ko lấy bất cứ 1 đồng nào vì không muốn KH mất tiền 2 lần. Khách hàng sử dụng thay thế vẫn được đảm bảo hỗ trợ 12 tháng sử dụng như các KH khác và chỉ ký hợp đồng bảo trì ở năm tiếp theo (với giá trị = 15% giá trị hợp đồng mẫu - và hợp đồng bảo trì là ko bắt buộc, chỉ thực hiện khi KH muốn bảo trì)
 
Tại sao các phần mềm trên thị trường có sự khác biệt về giá cả?

Phần mềm cũng như bất kỳ các sản phẩm nào có trên thị trường đều có sự khác nhau dẫn đến việc khác nhau về giá cả. Chúng khác nhau bởi vì cái gì vậy?


- Có thể là khác nhau về nguồn gốc, xuất xứ (sản xuất ở Việt nam, ở Trung quốc, ở Ấn độ, ở Châu Âu, ở Mỹ,....)
- Có thể là khác nhau về đối tượng sử dụng, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau sẽ dẫn tới độ lớn, tính cá biệt về nhu cầu của phần mềm là khác nhau, nhu cầu quản trị của mỗi đối tượng cũng khác nhau. Sau đây là một số tiêu chí phân loại đối tượng sử dụng:
o Loại hình kinh doanh: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, nhà hàng, siêu thị, công ty xây dựng,...
o Loại hình doanh nghiệp: cơ quan nhà nước, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH, cá nhân kinh doanh, v.v...
o Mô hình tổ chức: Đơn vị độc lập, công ty mẹ con, tập đoàn đa quốc gia, chuỗi siêu thị, cửa hàng, v.v...
- Có thể là khác nhau về độ chuyên sâu của nghiệp vụ (một sản phẩm "thực tập" của sinh viên mới ra trường hay của một cá nhân khác với một sản phẩm cùng tên của một công ty có bề dày kinh nghiệm với nhiều chuyên gia làm). Một sản phẩm chỉ đáp ứng được nghiệp vụ cơ bản thì phải khác với một sản phẩm không chỉ đáp ứng các nghiệp vụ cơ bản mà nó còn có tính mở, tính quản trị cao.
- Có thể là khác nhau về chất lượng của sản phẩm
- Có thể là khác nhau về tính chuyên nghiệp của sản phẩm (làm phần mềm hay sản xuất ô tô cũng phải có quy trình riêng của nó)
- Có thể là khác nhau về sự đầu tư (chi phí) để có được SP đó (ví dụ cá nhân phát triển thì phải khác công ty, tập đoàn phát triển)
- Có thể là khác nhau về quy trình sản xuất phần mềm (quy trình sản xuất Sữa Ông thọ chắc chắn là khác quy trình sản xuất Sữa cô gái Hà lan rồi)
- Có thể là khác nhau về dịch vụ đi kèm (ví dụ: dịch vụ hỗ trợ 24/7 phải khác với dịch vụ hỗ trợ parttime, hoặc nội dung của triển khai, của công việc duy trì bảo dưỡng phần mềm,v.v... là khác nhau)
- Có thể là v.v... nhiều lắm các bạn ạ. Có vô vàn lý do khác nhau để tạo nên sự khác nhau (chủ yếu phân tích về chi phí và lợi ích) về sản phẩm và dịch vụ.
Vì thế, mỗi khi khách hàng gọi điện đến hỏi giá cả của sản phẩm mà chưa cung cấp thông tin về mình, về nhu cầu của mình, về khả năng của mình,... thì các nhà cung cấp cũng rất khó có thể trả lời ngay chính xác được giá cả cũng như rất khó giải thích tại sao giá cả của sản phẩm công ty A lại khác với giá sản phẩm của công ty B cũng như khác với giá cả của các sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường. Đặc biệt là giá cả của một phần mềm không thể trả lời ngắn gọn là 1tr, 2tr, hay 100tr được. Mọi người hãy thử suy nghĩ khi đặt ra câu hỏi: "Giá ô tô bao nhiêu tiền một cái?" hoặc "Bao nhiêu tiền một cái tivi, một cái máy tính?". Những thứ "sờ mó" được đã khó trả lời ngắn gọn rồi (vì phải trả lời qua điện thoại mà) thì cái không "sờ mó" được như phần mềm với ti tỷ nhu cầu khác nhau làm sao có chính xác giá được.
Hy vọng được chia sẻ những trao đổi này tới người đọc, mời mọi người tham gia bình luận thêm...

Best regards,

VNUNI Support Team!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhà quản trị cần gì ở công cụ phần mềm?

Trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình, thì phần mềm quản trị là công cụ, là trợ thủ đắc lực nhất trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, và chính xác nhất cho nhà quản trị.

Tôi cần thông tin về công nợ của khách hàng, tôi cần bao nhiêu tiền để chi trả cho các nhà cung cấp trong tuần này, trong tháng này để đáp ứng các thỏa thuận với nhà cung cấp,.... và các phân tích, tính toán các kế hoạch kinh doanh. Phần mềm sẽ cùng ngồi lại với nhà cung cấp, tìm kiếm các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp trong tương lại, đưa ra các kịch bản phát triển như nếu tăng doanh thu vào năm sau lên 5% thì cần các nguồn lực nào tăng thêm như nhân viên kinh doanh, nhưng tăng thị phần,.... và cuối cùng như thế, thì lợi nhuận thuần của doanh nghiệp là bao nhiêu.

Việc tính toán các kịch bản dựa vào các chỉ số trọng yếu của doanh nghiệp (KPI), và các số liệu trong quá khứ là điều mà các phần mềm quản trị sẽ hỗ trợ các nhà quản trị một cách nhanh chóng là điều quan trọng nhất mà các giải pháp phần mềm quản trị cung cấp cho nhà quản lý, nhằm tìm kiếm cách thức quản trị, kinh doanh hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp của mình.

Phần mềm quản trị, với khả năng thu thập thông tin trong quá khứ, phân tích các số liệu trong quá khứ, đưa ra các dự báo trong tương lai, và cung cấp các kịch bản để nhà quản trị có quyết định đúng đắn, đưa ra các sản phẩm đúng thị trường, đúng thời điểm và xác định đúng đối tượng khách hàng cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Nguồn: http://www.bsdvn.com, http://bsdvn.wordpress.com
 
Shop management software should be selected the same way you'd select a new employee.
Your success depends on hiring the most qualified and reliable people you can find.
This same principle should be applied when choosing your business software.​

Việc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng cũng tương tự như việc tuyển dụng một nhân viên mới.
Sự thành công của bạn phụ thuộc vào việc tuyển được nhân viên giỏi và đáng tin cậy.
Nguyên lý này cũng nên áp dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp.​

Phiên bản mới: v2.4.2 (Released date: 14/08/2010)

Xem chi tiết tại đây

Download tại đây


Liên tục phát triển để mang giá trị mới (vượt xa giá trị đầu tư ban đầu) tới khách hàng.
Đó là lý do để lựa chọn giải pháp VNUNi!​

Mua phần mềm: Đầu tư lâu dài hay Chi phí ngắn hạn?
Hãy phân tích tổng chi phí của chủ sở hữu - TCO khi lựa chọn giải pháp phần mềm.
Hãy phân tích lợi nhuận đầu tư - ROI mà giải pháp phần mềm tốt đem lại​
.
 
- Một số hình ảnh khách hàng tiêu biểu: Gallery Customer VNUNI tiêu biểu. Sẽ còn cập nhật tiếp.
- Mời bạn tham khảo thêm 1 số thông tin dưới đây
1. Bài viết: Phần mềm có thực sự phức tạp?
2. Bài viết: Lựa chọn một phần mềm - tức là lựa chọn một giải pháp!
3. Bài viết: Tại sao các phần mềm trên thị trường có sự khác biệt về giá cả?
4. Ngoài ra, tham khảo thêm một số thông tin hữu ích tại địa chỉ: http://www.vnuni.tk
 
Tại sao trên thị trường có phần mềm miễn phí?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều phần mềm, kể cả phần mềm kế toán được cung cấp một cách miễn phí (ở đây chỉ nói tới việc miễn phí 1 phần mềm chủ lực của công ty, không tính tới việc miễn phí bản Express để bán bản Professional hay Enterprise như hàng nghìn công ty trên thế giới đã làm). Có nhiều người đều lăn tăn câu: Bỗng dưng không ai cho không ai cái gì bao giờ cả. Vì thế, chúng tôi mong muốn viết 1 vài suy nghĩ mổ sẻ vấn đề này. Bài viết này không nhằm mục đích chứng minh chuyện đúng sai, mà chỉ muốn nêu một vài quan điểm để chúng ta cùng suy nghĩ về "hiện tượng FREE" này mà thôi.
1. Theo thông lệ, để làm 1 phần mềm tốt thì rất tốn chi phí cho việc kiểm thử phần mềm (Test), Free cho nhiều người dùng cũng là 1 cách để có được nhiều người dùng thử và test mà không phải mất một xu nào để test phần mềm đó.
2. Những cty ra sau đẻ muộn luôn nghĩ tới phần "bánh" còn lại trên thị trường. Làm thế nào để đạt được (hoặc gần được) điểm "cân bằng" về thị phần với các đối thủ khác thì họ phải nghĩ mọi cách để tăng thị phần bằng cách hạ giá hoặc miễn phí cho dù doanh thu ban đầu chưa đạt được theo quan điểm kinh doanh. Nếu đi theo cách này thì họ cũng phải có tiềm lực (hoặc hít khí trời) để sống
3. Khi đã đạt tới ngưỡng "cân bằng" nào đó như mong muốn, lúc đó công ty và sản phẩm cũng có "tên tuổi" nào đó trên thị trường (ví dụ: có thể quảng cáo cho KH mới là đã có 500 cty sử dụng phần mềm chẳng hạn). Nhằm thu hồi vốn, công ty bắt đầu bán bản quyền sản phẩm và thu tiền dịch vụ bảo trì của các năm tiếp theo nếu KH (kể cả KH đã dùng miễn phí) mong muốn duy trì sự hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm. Và lúc này, họ bắt đầu trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ cùng mức trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu việc miễn phí mà ko nói rõ nguyên nhân thì có thể làm ảnh hưởng tới toàn ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành phần mềm nói riêng. Nếu không nói rõ giá trị bản quyền thực là bao nhiêu mà khách hàng đang được hưởng khuyến mại ở mức MIỄN PHÍ thì toàn dân đều đánh giá sai về giá trị của chất xám trong lĩnh vực này. Ở nước ngoài, ngành phần mềm có chi phí rất cao (chi phí MKT, chi phí đào tạo, chi phí R&D, chi phí phát triển, v.v...) và vì thế giá cả cũng rất là cao. Còn ở trong nước, giá trị của cả mấy năm trời thâu đêm thức sáng làm phần mềm, tài liệu, v.v... chỉ được tính có "vài hào", đã thế còn liên tục giảm (trong khi tất cả mọi mặt hàng khác tăng giá) và thậm trí là 0 đồng. Có rất nhiều người khi gọi các nhà cung cấp PM tới demo, sau buổi hẹn hò (được xác nhận trước giờ đi), nhân viên bán hàng hùng hùng đi hàng chục KM tới và kết quả là "Hôm nay anh bận tiếp khách, hẹn em hôm khác giới thiệu nhé".
Từ những lý do ở trên, người sử dụng sẽ nghĩ thế nào?
Thứ 1. Miễn phí thì cứ thử, nhưng chẳng có trách nhiệm gì cả, không ai ràng buộc ai, và như vậy, sẽ dẫn đến tính trạng "xem để biết". Và tất nhiên, không một sản phẩm nào hoàn thiện, và họ thấy rằng, sản phẩm mình đang dùng miễn phí vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Và để sau này dùng lại thì thuyết phục lại rất khó, vì đã bị ảnh hưởng của đợt dùng thử trước rồi. Nếu một người bỏ tiền ra mua, họ sẽ yêu cầu nhà cung cấp để giải quyết được các vấn đề tồn tại, chứ không "bỏ xó" sản phẩm.
Thứ 2. Những người đã dùng sản phẩm khác rồi, và cảm thấy có một số điểm không vừa ý, sẽ có 2 tình huống: hoặc là người sử dụng sẽ không muốn quan tâm đến phần mềm miễn phí khác, hoặc là người sử dụng sẽ xem qua, và cũng thấy rằng, nó cũng chẳng tốt hơn là bao nhiêu (vì sản phẩm phần mềm không phải là cái "đũa thần", có thể giải đáp hết các vướng mắc, và đôi khi, nếu không có người hướng dẫn thì chính người sử dụng cũng không thể nhận ra hết được)
Thứ 3. Người sử dụng cần sự ổn định. Họ cần biết chắc chắn rằng, công ty mà cung cấp phần mềm mà họ đang dùng sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài. Để làm được việc này thì cần có thời gian chứ không phải là giá trị của sản phẩm. Công ty phần mềm đưa ra chiêu khuyến mại "miễn phí" hay "giảm giá", nhưng cũng phải chờ một khoảng thời gian để chứng minh cho khách hàng thấy được là họ có đủ tiềm lực tài chính và năng lực để phát triển lâu dài. Nếu như đặt một tình huống khác, đặt giá sản phẩm cao chứ không giảm giá, có khi lại có những hiệu ứng khá thú vị. Có thể trong thời gian dài sẽ không bán được sản phẩm, nhưng quảng cáo đều, thì khách hàng vẫn nhận thấy sự tồn tại của công ty phần mềm, và họ biết đâu lại có nhận định "Ồ, công ty phần mềm đó vẫn phát triển"
Nếu suy nghĩ theo một hướng khác, có thể đặt câu hỏi là: "Làm thế nào để bán được phần mềm? Để trả lời câu hỏi này, có thể có một số tình huống, giả sử chúng ta gọi đó là các tiền đề:
Tiền đề thứ 1: Nếu như sản phẩm đã có tiếng, đã phổ dụng, thì lúc này cần phải bán như thế nào?
Tiền đề thứ 2: Nếu sản phẩm đã có từ lâu, đã dùng được cho một số lĩnh vực hoặc doanh nghiệp thì nên bán thế nào?
Tiền đề thứ 3: Nếu là sản phẩm mới, chưa có tiếng, sản phẩm tốt thì cần phải bán ra sao?
Tiền đề thứ 4: Nếu là sản phẩm mới, vẫn còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện thì phải làm gì?
Tất nhiên còn có thể có nhiều tiền đề khác nữa, và mỗi tình huống cần có câu trả lời và cách thức thực hiện riêng. Còn trong trường hợp Phát miễn phí cho khách hàng thì không biết là dựa trên tiền đề nào. Có thể ở đây chúng ta gặp bài toán "Con gà" và "Quả trứng". Muốn bán được hàng thì cần phải có tiếng, muốn có tiếng thì phải bán được hàng trước.
Có một tình huống khá thú vị theo suy luận: Khi phát miễn phí sản phẩm cho người sử dụng, các công ty thường hô hào: "là vì cộng đồng", "vì lợi ích chung", "vì mọi người", "mong muốn được hỗ trợ tốt". Điều này không có gì xấu cả. Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ khác, thì người sử dụng phần mềm đang bị "lợi dụng", vì khác với các sản phẩm hàng hóa khác (như kem đánh răng, nước gội đầu...), phần mềm không thể đem lại ngay lợi ích tức thời ngay sau khi cài đặt, mà còn mất thời gian để học cách sử dụng, để phân biệt đâu là lỗi người sử dụng và đâu là lỗi phần mềm. Như vậy thì thấy là người sử dụng bị thiệt thòi chứ không phải là nhà cung cấp phần mềm.
Cuối cùng, vì hạn chế về mặt tài chính, tất nhiên cách đơn giản nhất là phát miễn phí. Bởi vì nếu có tiềm lực về tài chính, họ sẽ sử dụng các biện pháp Marketing khác.
Công ty 1VS, trong thời gian đầu cũng có một số ý kiến đưa ra là nên có bản miễn phí, nhưng cuối cùng thực tế thì vẫn thống nhất là đưa ra một mức giá ổn định để cho tất cả mọi người cùng thấy được giá trị của sản phẩm, và để làm sao cho khách hàng không bị thiệt thòi (như khách hàng mua được 2 tuần thì có đợt khuyến mại chẳng hạn, như vậy không nên). Giảm giá thì có nghĩa là sản phẩm thì sau này rất khó nâng giá lên (nâng giá với những lý do chính đáng, chứ không phải là cứ thích thì nâng giá). Để tránh cho người sử dụng cảm thấy họ bị phụ thuộc quá nhiều vào "trạng thái tâm lý" nhà cung cấp. Ví dụ, 1VS hầu như giữ mức giá ổn điịnh trong 4 năm qua, mặc dù có rất nhiều cải tiến trong phần mềm (có tới 3 phiên bản nâng cấp), hay như VNUNI liên tục phát triển phần mềm và hầu như không thay đổi giá bản quyền, nhưng người sử dụng được thừa hưởng tất cả những tính năng phát triển mới đó (tất nhiên không phải là miễn phí, mà cần phải có hợp đồng hỗ trợ). Có những sản phẩm đặc thù, ví dụ như kế toán chuyên ngành, lúc đó mức giá cũng khác, nhưng người sử dụng họ hiểu được giá trị làm thêm đó.
Tác giả: hai2hai (Công ty Cổ phần VNUNI) và thang_madi (Công ty 1VS)
 
Shop management software should be selected the same way you'd select a new employee.
Your success depends on hiring the most qualified and reliable people you can find.
This same principle should be applied when choosing your business software.​

Việc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng cũng tương tự như việc tuyển dụng một nhân viên mới.
Sự thành công của bạn phụ thuộc vào việc tuyển được nhân viên giỏi và đáng tin cậy.
Nguyên lý này cũng nên áp dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp.​

Phiên bản mới: v2.4.4 (Released date: 22/12/2010)

Xem chi tiết tại đây

Download tại đây


Liên tục phát triển để mang giá trị mới (vượt xa giá trị đầu tư ban đầu) tới khách hàng.
Đó là lý do để lựa chọn giải pháp VNUNi!​

Mua phần mềm: Đầu tư lâu dài hay Chi phí ngắn hạn?
Hãy phân tích tổng chi phí của chủ sở hữu - TCO khi lựa chọn giải pháp phần mềm.
Hãy phân tích lợi nhuận đầu tư - ROI mà giải pháp phần mềm tốt đem lại​
.
 
Back
Bên trên