vu hoang yen
(vu hoang yen_HAO)
New Member
source : ttvnol.com
Mỗi ca khúc của Beat đều có câu chuyện của nó . Xin phép được giới thiệu các ca khúc đo ( theo thời gian các album đã phát hành )
PLEASE PLEASE ME ( 1993 )
Đây là album đầu tay của Beatles năm 1963. Được thu âm ngày 11/2/1963, album được hoàn thành khá nhanh chóng và đơn giản với khoảng 13 giờ thu âm với các nhạc cụ cơ bản nhất. Tại Anh, album được phát hành ngày 22/3/1963 bởi hãng Rush ngay sau khi bài hát chủ đề đứng nhất bảng xếp hạng. Album lọt vào bảng xếp hạng trong vòng 1 tuần sau khi phát hành ở vị trí thứ 9 ( 7 tuần) sau đó lên thẳng hạng nhất và trụ lại ở vị trí đầu bảng suốt 29 tuần. Tuy nhiên, ở Mỹ, sau khi hãng Capitol từ chối phát hành album này, một công ty không mấy danh tiếng là Vee Jay đã nhận phát hành album với cái tên Introducing the Beatles và loại bỏ hai bài “Please Please Me” và “Ask Me Why”.
Album được thu cực kì đơn giản với kĩ thuật thu âm cơ bản nhất. Các ca khúc hoàn toàn được thu live, không chỉnh sửa, không remix hoặc overdub. Mỗi bài hát chỉ được thu lại tối đa là 4 lần vì ông George Martin muốn chuyển tải cái không khí sôi động và chân thực của những buổi diễn tại Cavern Club vào đĩa thu âm. Bìa album được Angus McBean chụp tại tổng hành dinh của công ty EMI ở Manchester Square, London. McBean cũng là người chụp tấm hình của tứ quái tại vị trí này sáu năm sau với dự định dung nó làm bìa đĩa cho album Get Back. Tuy nhiên album này đã không được thực hiện và tấm hình sau được sử dụng làm bìa cho album hợp tuyển the Beatles 1967-1970. Paul McCartney là người thiết kế bìa đĩa với cái tên Off the Beatle Track. Thiết kế của Paul được sử dụng nhưng cái tên thì đổi thành Please Please Me. Tựa gốc Off the Beatle Track được George Martin sử dụng cho album hoà tấu cover lại các bài hít của Beatles sau này. Một điều thú vị nữa về album này là khi thu âm, các thành viên của Beatles yêu cầu ông George cung cấp cho mình một lọ kẹo ho để giữ giọng và hai bao thuốc lá hiệu Peter Stuveysant để hút. Hai thứ này trở thành vật không thể thiếu của Beatles trong các buổi thu âm sau này.
I Saw Her Standing There
(McCartney 8/Lennon 2)
UK Chart: - US chart 14
McCartney: bass, hát chính
Lennon: rhythm guitar, hát bè
Harrison: lead guitar
Starr: drums.
Ca khúc này được Paul viết khoảng tháng 9 năm 1962 với tựa là “Seventeen” và hai câu đầu “She was just seventeen, never been a beauty queen.” Nhưng khi Paul đưa cho John góp ý, John đã sửa câu “never been a beauty queen” thành “you know what I mean” vì theo John, nó có vẻ sexy hơn. Sau này, câu “you know what I mean” được khá nhiều các nhóm nhạc khác sử dụng trong các bài hát của mình.
Paul viết ca khúc này tặng cho Iris Caldwell, em gái của ca sĩ Rory Storm của nhóm Rory Storm and the Hurricanes. Paul và Iris từng hẹn hò với nhau khoảng hai năm khi Iris mới 17 tuổi và là một vũ công chuyên nghiệp tại các club ở Liverpool. Mối tình của Paul và Iris tan vỡ khi nhóm Beatles sang Hamburg lập nghiệp nhưng Paul vẫn giữ mối quan hệ với Rory Storm. Paul đã từng có ý định để cho nhóm RS and the Hurricanes chơi bài này nhưng ông bầu Brian Epstein không cho phép vì theo ông đây là một bài hay của Beatles. Được sử dụng để mở đầu album, ca khúc được bắt đầu như một bài hát live với tiếng đếm nhịp 1..2…3..4 của Paul. “I Saw You Standing There” nhanh chóng trở thành một ca khúc không thể thiếu trong các buổi trình diễn của Beatles vì nó có sức hút khá mãnh liệt đối với các khan giả nữ trẻ (vì ai cũng nghĩ rằng bài hát dành cho mình). Paul thừa nhận rằng mình đã copy lại các câu bass của bài “I’m Talking About You” của Chuck Berry năm 1961 cho bài hát này.
Misery
(Lennon 6/McCartney 4)
McCartney: bass/ hát chính
Lennon: rhythm guitar, hát chính
Harrison: lead guitar
Starr: drums
George Martin: piano
Đây là sáng tác chính của John với sự giúp sức của Paul và hai tay Hollies Allan Clarke và Graham Nash. Nó đánh dấu rõ sự khác biệt giữa các ca khúc của John và của Paul. Các ca khúc của Paul luôn có nội dung vui tươi và tích cực về tình yêu, còn ca khúc của John trong thời kì đầu luôn nghi ngờ và tiêu cực. Lúc đầu ca khúc được dự định bán cho nữ ca sĩ Helen Shapiro nhưng ông bầu của ca sĩ này đã không sử dụng nó vì cho đến năm 1963, các ca sĩ Anh vẫn xem việc cover lại các ca khúc của Mỹ là mode thời thượng. Beatles mặc dù đã chứng tỏ được tài năng sáng tác của mình qua Love Me Do và Please Please Me nhưng vẫn chưa được công nhận một cách rộng rãi với tư cách nhạc sĩ sáng tác. Năm 1964, ca sĩ da đen người Anh Kelly Lynch mua lại “Misery” và biến nó thành một bài hit nho nhỏ theo phong cách gospel.
Ask Me Why
(Lennon 7/ McCartney 3)
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm guitar, hát chính
Harrison: lead guitar, bè
Starr: drums.
Đây là một trong những sáng tác đầu tiên của cặp Lennon/McCartney được thu âm năm 1962. Nhóm Beatles định sử dụng nó làm single đầu tay nhưng George Martin cho rằng bài hát không đủ chất lượng nên chỉ phát hành nó ở mặt B của single “Please Please Me”. Bản gốc thu âm ca khúc này được giới thiệu trong chương trình Teenager’s Turn của đài BBC tháng 6 năm 1962, còn bản phát hành trong album “Please Please Me” là bản thu lại năm 1963.
Please Please Me
(Lennon 10)
UK Chart: 1/ US chart: -
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm guitar, hát chính, harmonica
Harrison: lead guitar, hát bè
Starr: drums
Được phát hành dưới dạng đĩa đơn thứ hai của Beatles, bài hát đứng hạng nhất ở Anh trong hai tuần nhưng không có tên trong bảng xếp hạng ở Mỹ và bị nhiều hang đĩa ở Mỹ từ chối phát hành. Mặc dù được kí tên Lennon/McCartney, đây là ca khúc hoàn toàn của John. Là một người thích chơi chữ, John đã lợi dụng tính đa nghĩa của từ “please” để viết ca khúc này sau khi nghe bài “Please” của Bing Crosby phát hành năm 1932. Lúc đầu bài hát được chơi dưới dạng ballad theo phong cách của Roy Orbison nhưng ông George Martin muốn nhóm thu âm nó với tốc độ nhanh kèm với tiếng kèn harmonica. Bản thu âm đầu tiên vào tháng 9 năm 1962 của nhóm là bản với tốc độ chậm đã không được sử dụng. Sau thành công của “Love Me Do”, Beatles muốn phát hành “Please Please Me” dưới dạng single nhưng ông George Martin không thích. Ông muốn nhóm thu ca khúc “How Do You Do It?” viết bởi một nhạc sĩ chuyên nghiệp để làm single thứ hai. Nhưng John và Paul nhất trí với nhau nhóm chỉ phát hành những single do chính mình sáng tác. Cuối cùng ông George Martin đành phải nhượng bộ với một điều kiện, bài “Please Please Me” phải được thu với tốc độ nhanh và Beatles phải thu âm luôn bài hát “How Do You Do It?” để phòng nếu Please Please Me không vào được bản xếp hạng thì nhóm sẽ phát hành ca khúc kia để gỡ gạt. Tuy nhiên khi Please Please Me đứng nhất bản xếp hạng, Beatles đã không cần đến “How Do You Do It?”. Bài hát này được một nhóm nhạc Liverpool khác là Gerry and the Pacemakers thu âm và phát hành, version của nhóm này đạt hạng nhất trên bảng xếp hạng.
Love Me Do
(Lennon 3/ McCartney 7)
UK Chart: 27, 17/ US Chart: 1 (1964)
McCartney: bass, hát chính
Lennon: rhythm guitar, hát chính
Harrison: rhythm guitar, hát bè
Starr: tambourine
Andy White: drums.
Paul viết bài hát này năm 17 tuổi và John đóng góp phần harmonica intro theo phong cách của Delbert McClinton trong ca khúc “Hey! Baby!” John rất ấn tượng với cách chơi harmonica của McClinton nên khi gặp ông này năm 1962 tại Hamburg, John đã năn nỉ McClinton chỉ mình cách chơi harmonica với cây kèn John xoáy được trong một hiệu bán nhạc cụ. Ngoài “Love Me Do”, Lennon còn chơi harmonica trong một số ca khúc khác của Beatles như “Please Please Me,” “Thank You Girl”, “From Me To You,” “I Should Have Known Better” và “I’m a Loser”.
Có hai phiên bản của “Love Me Do”, phiên bản đầu tiên được thu ngày 4/9/1962 với Ringo Starr chơi trống. Tuy nhiên ông Martin không thích phiên bản này lắm vì ông nghĩ phần trống vẫn chưa tốt. Một tuần sau, nhóm thu lại bài này với Andy White chơi trống và Ringo gõ tambourine. Buổi thu âm “Love Me Do” là một trong những buổi thu âm tồi tệ nhất của Beatles. Thiết bị phòng thu rất kém, ông George Martin lại tỏ ra khó chịu vì ông không thích lời bài hát này khiến John và Paul khá căng thẳng. Còn George Harrison đến phòng thu với con mắt bầm tím do bị các fan của Pete Best tấn công sau khi tay trống này bị sa thải. Không chỉ có mình ông George Martin không ưa “Love Me Do”, dì Mimi của John cũng chẳng thích gì nó. Bà nói thẳng với John rằng: “Nếu anh nghĩ rằng các anh có thể làm nên chuyện với những ca khúc kiểu này thì hãy suy nghĩ lại!” Tuy nhiên, đối với một số nghệ sĩ sau này như Sting, đây là ca khúc giúp họ lựa chọn âm nhạc làm con đường đi cho mình. Khi bài này được phát hành thành đĩa single đầu tiên của Beatles, ông Epstein đã bỏ tiền ra mua 1000 bản để ca khúc được tăng số giờ phát sóng trên đài.
P.S I Love You
(Lennon 2/ McCartney 8)
UK chart: -/ US chart: 10 (1964)
McCartney: bass, hát chính
Lennon: acoustic rhythm guitar, hát chính
Harrison: lead guitar
Starr: Maracas
Andy White: drums.
Đây là ca khúc Paul viết cho cô bạn gái của mình là Dorothy Dot Rhone năm 1962. Khi nhóm Beatles sang Hamburg biểu diễn, Cynthia Powell và Dot Rhone có sang Đức để thăm người yêu của mình. Tại Hamburg, Cynthia ở chung với Astrid Kirchner còn Dot ở chung với Paul. Paul viết ca khúc này dưới dạng một lá thư gửi cho Dot sau khi cô cùng Cynthia trở về Anh. Tuy nhiên mối tình của hai người chấm dứt chỉ vài ngày sau khi nhóm Beatles kí hợp đồng với ông Epstein. Dot khi thấy Cynthia kết hôn với John nên giục Paul kết hôn với mình. Tuy nhiên là một người đầy tham vọng, Paul nghĩ rằng kết hôn lúc này là quá sớm nên anh chủ động chia tay. Dot đã suy sụp tinh thần sau khi bị Paul bỏ rơi. Cũng như “Love Me Do” ca khúc này có hai phiên bản, một phiên bản do Ringo chơi trống và phiên bản còn lại do Andy White chơi trống. Điều này cho thấy lúc đầu ông George Martin không tin tưởng vào tài năng của Ringo cho lắm.
Do You Want to Know a Secret?
(Lennon 10)
UK Chart: -/ US chart: 2 (1964)
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm, hát bè
Harrison: lead guitar, hát chính
Starr: drums.
John viết bài hát này để tặng Cynthia trong ngày cưới của hai người. Lời của bài hát theo John lấy cảm hứng từ bài “Wishing Well” trong bộ phim hoạt hình Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, bài hát mà bà Julia thường ru John ngủ lúc bé. Về phần nhạc, George Harrison cho rằng ca khúc này chịu ảnh hưởng từ bài hit “I Really Love You” của nhóm R’n’B the Stereos năm 1961. Mặc dù John viết ca khúc này, anh lại để cho George hát chính. Ngoài ra, nhóm Billy J. Kramer and the Dakotas, một nhóm nhạc Beat khác do ông Epstein quản lí cũng cover lại bài này. Bản cover của nhóm Dakotas đạt hạng nhất ở Anh. Điều này khẳng định tài viết nhạc của cặp Lennon/McCartney có thể viết những hit song cho các nhóm nhạc khác.
There’s a Place
(Lennon 10)
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm guitar, harmonica, hát chính
Harrison: lead guitar, hát bè
Starr: drums.
John viết bài này theo phong cách nhạc blues và soul của hang Motown. Bài hát phản ánh tính hướng nội của John, đối lập với vẻ sôi nổi bên ngoài. Sau những buổi diễn mệt nhoài và những buổi tiệc tùng, John mong muốn có một nơi yên tĩnh để giấu mình hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Mặc dù đây là ca khúc hoàn toàn của John, Paul nhận rằng tựa của ca khúc là gợi ý của mình lấy ý tưởng từ bài hát chính của bộ phim Westside Story (1957) là “There’s a Place For Us)
Mỗi ca khúc của Beat đều có câu chuyện của nó . Xin phép được giới thiệu các ca khúc đo ( theo thời gian các album đã phát hành )
PLEASE PLEASE ME ( 1993 )
Đây là album đầu tay của Beatles năm 1963. Được thu âm ngày 11/2/1963, album được hoàn thành khá nhanh chóng và đơn giản với khoảng 13 giờ thu âm với các nhạc cụ cơ bản nhất. Tại Anh, album được phát hành ngày 22/3/1963 bởi hãng Rush ngay sau khi bài hát chủ đề đứng nhất bảng xếp hạng. Album lọt vào bảng xếp hạng trong vòng 1 tuần sau khi phát hành ở vị trí thứ 9 ( 7 tuần) sau đó lên thẳng hạng nhất và trụ lại ở vị trí đầu bảng suốt 29 tuần. Tuy nhiên, ở Mỹ, sau khi hãng Capitol từ chối phát hành album này, một công ty không mấy danh tiếng là Vee Jay đã nhận phát hành album với cái tên Introducing the Beatles và loại bỏ hai bài “Please Please Me” và “Ask Me Why”.
Album được thu cực kì đơn giản với kĩ thuật thu âm cơ bản nhất. Các ca khúc hoàn toàn được thu live, không chỉnh sửa, không remix hoặc overdub. Mỗi bài hát chỉ được thu lại tối đa là 4 lần vì ông George Martin muốn chuyển tải cái không khí sôi động và chân thực của những buổi diễn tại Cavern Club vào đĩa thu âm. Bìa album được Angus McBean chụp tại tổng hành dinh của công ty EMI ở Manchester Square, London. McBean cũng là người chụp tấm hình của tứ quái tại vị trí này sáu năm sau với dự định dung nó làm bìa đĩa cho album Get Back. Tuy nhiên album này đã không được thực hiện và tấm hình sau được sử dụng làm bìa cho album hợp tuyển the Beatles 1967-1970. Paul McCartney là người thiết kế bìa đĩa với cái tên Off the Beatle Track. Thiết kế của Paul được sử dụng nhưng cái tên thì đổi thành Please Please Me. Tựa gốc Off the Beatle Track được George Martin sử dụng cho album hoà tấu cover lại các bài hít của Beatles sau này. Một điều thú vị nữa về album này là khi thu âm, các thành viên của Beatles yêu cầu ông George cung cấp cho mình một lọ kẹo ho để giữ giọng và hai bao thuốc lá hiệu Peter Stuveysant để hút. Hai thứ này trở thành vật không thể thiếu của Beatles trong các buổi thu âm sau này.
I Saw Her Standing There
(McCartney 8/Lennon 2)
UK Chart: - US chart 14
McCartney: bass, hát chính
Lennon: rhythm guitar, hát bè
Harrison: lead guitar
Starr: drums.
Ca khúc này được Paul viết khoảng tháng 9 năm 1962 với tựa là “Seventeen” và hai câu đầu “She was just seventeen, never been a beauty queen.” Nhưng khi Paul đưa cho John góp ý, John đã sửa câu “never been a beauty queen” thành “you know what I mean” vì theo John, nó có vẻ sexy hơn. Sau này, câu “you know what I mean” được khá nhiều các nhóm nhạc khác sử dụng trong các bài hát của mình.
Paul viết ca khúc này tặng cho Iris Caldwell, em gái của ca sĩ Rory Storm của nhóm Rory Storm and the Hurricanes. Paul và Iris từng hẹn hò với nhau khoảng hai năm khi Iris mới 17 tuổi và là một vũ công chuyên nghiệp tại các club ở Liverpool. Mối tình của Paul và Iris tan vỡ khi nhóm Beatles sang Hamburg lập nghiệp nhưng Paul vẫn giữ mối quan hệ với Rory Storm. Paul đã từng có ý định để cho nhóm RS and the Hurricanes chơi bài này nhưng ông bầu Brian Epstein không cho phép vì theo ông đây là một bài hay của Beatles. Được sử dụng để mở đầu album, ca khúc được bắt đầu như một bài hát live với tiếng đếm nhịp 1..2…3..4 của Paul. “I Saw You Standing There” nhanh chóng trở thành một ca khúc không thể thiếu trong các buổi trình diễn của Beatles vì nó có sức hút khá mãnh liệt đối với các khan giả nữ trẻ (vì ai cũng nghĩ rằng bài hát dành cho mình). Paul thừa nhận rằng mình đã copy lại các câu bass của bài “I’m Talking About You” của Chuck Berry năm 1961 cho bài hát này.
Misery
(Lennon 6/McCartney 4)
McCartney: bass/ hát chính
Lennon: rhythm guitar, hát chính
Harrison: lead guitar
Starr: drums
George Martin: piano
Đây là sáng tác chính của John với sự giúp sức của Paul và hai tay Hollies Allan Clarke và Graham Nash. Nó đánh dấu rõ sự khác biệt giữa các ca khúc của John và của Paul. Các ca khúc của Paul luôn có nội dung vui tươi và tích cực về tình yêu, còn ca khúc của John trong thời kì đầu luôn nghi ngờ và tiêu cực. Lúc đầu ca khúc được dự định bán cho nữ ca sĩ Helen Shapiro nhưng ông bầu của ca sĩ này đã không sử dụng nó vì cho đến năm 1963, các ca sĩ Anh vẫn xem việc cover lại các ca khúc của Mỹ là mode thời thượng. Beatles mặc dù đã chứng tỏ được tài năng sáng tác của mình qua Love Me Do và Please Please Me nhưng vẫn chưa được công nhận một cách rộng rãi với tư cách nhạc sĩ sáng tác. Năm 1964, ca sĩ da đen người Anh Kelly Lynch mua lại “Misery” và biến nó thành một bài hit nho nhỏ theo phong cách gospel.
Ask Me Why
(Lennon 7/ McCartney 3)
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm guitar, hát chính
Harrison: lead guitar, bè
Starr: drums.
Đây là một trong những sáng tác đầu tiên của cặp Lennon/McCartney được thu âm năm 1962. Nhóm Beatles định sử dụng nó làm single đầu tay nhưng George Martin cho rằng bài hát không đủ chất lượng nên chỉ phát hành nó ở mặt B của single “Please Please Me”. Bản gốc thu âm ca khúc này được giới thiệu trong chương trình Teenager’s Turn của đài BBC tháng 6 năm 1962, còn bản phát hành trong album “Please Please Me” là bản thu lại năm 1963.
Please Please Me
(Lennon 10)
UK Chart: 1/ US chart: -
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm guitar, hát chính, harmonica
Harrison: lead guitar, hát bè
Starr: drums
Được phát hành dưới dạng đĩa đơn thứ hai của Beatles, bài hát đứng hạng nhất ở Anh trong hai tuần nhưng không có tên trong bảng xếp hạng ở Mỹ và bị nhiều hang đĩa ở Mỹ từ chối phát hành. Mặc dù được kí tên Lennon/McCartney, đây là ca khúc hoàn toàn của John. Là một người thích chơi chữ, John đã lợi dụng tính đa nghĩa của từ “please” để viết ca khúc này sau khi nghe bài “Please” của Bing Crosby phát hành năm 1932. Lúc đầu bài hát được chơi dưới dạng ballad theo phong cách của Roy Orbison nhưng ông George Martin muốn nhóm thu âm nó với tốc độ nhanh kèm với tiếng kèn harmonica. Bản thu âm đầu tiên vào tháng 9 năm 1962 của nhóm là bản với tốc độ chậm đã không được sử dụng. Sau thành công của “Love Me Do”, Beatles muốn phát hành “Please Please Me” dưới dạng single nhưng ông George Martin không thích. Ông muốn nhóm thu ca khúc “How Do You Do It?” viết bởi một nhạc sĩ chuyên nghiệp để làm single thứ hai. Nhưng John và Paul nhất trí với nhau nhóm chỉ phát hành những single do chính mình sáng tác. Cuối cùng ông George Martin đành phải nhượng bộ với một điều kiện, bài “Please Please Me” phải được thu với tốc độ nhanh và Beatles phải thu âm luôn bài hát “How Do You Do It?” để phòng nếu Please Please Me không vào được bản xếp hạng thì nhóm sẽ phát hành ca khúc kia để gỡ gạt. Tuy nhiên khi Please Please Me đứng nhất bản xếp hạng, Beatles đã không cần đến “How Do You Do It?”. Bài hát này được một nhóm nhạc Liverpool khác là Gerry and the Pacemakers thu âm và phát hành, version của nhóm này đạt hạng nhất trên bảng xếp hạng.
Love Me Do
(Lennon 3/ McCartney 7)
UK Chart: 27, 17/ US Chart: 1 (1964)
McCartney: bass, hát chính
Lennon: rhythm guitar, hát chính
Harrison: rhythm guitar, hát bè
Starr: tambourine
Andy White: drums.
Paul viết bài hát này năm 17 tuổi và John đóng góp phần harmonica intro theo phong cách của Delbert McClinton trong ca khúc “Hey! Baby!” John rất ấn tượng với cách chơi harmonica của McClinton nên khi gặp ông này năm 1962 tại Hamburg, John đã năn nỉ McClinton chỉ mình cách chơi harmonica với cây kèn John xoáy được trong một hiệu bán nhạc cụ. Ngoài “Love Me Do”, Lennon còn chơi harmonica trong một số ca khúc khác của Beatles như “Please Please Me,” “Thank You Girl”, “From Me To You,” “I Should Have Known Better” và “I’m a Loser”.
Có hai phiên bản của “Love Me Do”, phiên bản đầu tiên được thu ngày 4/9/1962 với Ringo Starr chơi trống. Tuy nhiên ông Martin không thích phiên bản này lắm vì ông nghĩ phần trống vẫn chưa tốt. Một tuần sau, nhóm thu lại bài này với Andy White chơi trống và Ringo gõ tambourine. Buổi thu âm “Love Me Do” là một trong những buổi thu âm tồi tệ nhất của Beatles. Thiết bị phòng thu rất kém, ông George Martin lại tỏ ra khó chịu vì ông không thích lời bài hát này khiến John và Paul khá căng thẳng. Còn George Harrison đến phòng thu với con mắt bầm tím do bị các fan của Pete Best tấn công sau khi tay trống này bị sa thải. Không chỉ có mình ông George Martin không ưa “Love Me Do”, dì Mimi của John cũng chẳng thích gì nó. Bà nói thẳng với John rằng: “Nếu anh nghĩ rằng các anh có thể làm nên chuyện với những ca khúc kiểu này thì hãy suy nghĩ lại!” Tuy nhiên, đối với một số nghệ sĩ sau này như Sting, đây là ca khúc giúp họ lựa chọn âm nhạc làm con đường đi cho mình. Khi bài này được phát hành thành đĩa single đầu tiên của Beatles, ông Epstein đã bỏ tiền ra mua 1000 bản để ca khúc được tăng số giờ phát sóng trên đài.
P.S I Love You
(Lennon 2/ McCartney 8)
UK chart: -/ US chart: 10 (1964)
McCartney: bass, hát chính
Lennon: acoustic rhythm guitar, hát chính
Harrison: lead guitar
Starr: Maracas
Andy White: drums.
Đây là ca khúc Paul viết cho cô bạn gái của mình là Dorothy Dot Rhone năm 1962. Khi nhóm Beatles sang Hamburg biểu diễn, Cynthia Powell và Dot Rhone có sang Đức để thăm người yêu của mình. Tại Hamburg, Cynthia ở chung với Astrid Kirchner còn Dot ở chung với Paul. Paul viết ca khúc này dưới dạng một lá thư gửi cho Dot sau khi cô cùng Cynthia trở về Anh. Tuy nhiên mối tình của hai người chấm dứt chỉ vài ngày sau khi nhóm Beatles kí hợp đồng với ông Epstein. Dot khi thấy Cynthia kết hôn với John nên giục Paul kết hôn với mình. Tuy nhiên là một người đầy tham vọng, Paul nghĩ rằng kết hôn lúc này là quá sớm nên anh chủ động chia tay. Dot đã suy sụp tinh thần sau khi bị Paul bỏ rơi. Cũng như “Love Me Do” ca khúc này có hai phiên bản, một phiên bản do Ringo chơi trống và phiên bản còn lại do Andy White chơi trống. Điều này cho thấy lúc đầu ông George Martin không tin tưởng vào tài năng của Ringo cho lắm.
Do You Want to Know a Secret?
(Lennon 10)
UK Chart: -/ US chart: 2 (1964)
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm, hát bè
Harrison: lead guitar, hát chính
Starr: drums.
John viết bài hát này để tặng Cynthia trong ngày cưới của hai người. Lời của bài hát theo John lấy cảm hứng từ bài “Wishing Well” trong bộ phim hoạt hình Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, bài hát mà bà Julia thường ru John ngủ lúc bé. Về phần nhạc, George Harrison cho rằng ca khúc này chịu ảnh hưởng từ bài hit “I Really Love You” của nhóm R’n’B the Stereos năm 1961. Mặc dù John viết ca khúc này, anh lại để cho George hát chính. Ngoài ra, nhóm Billy J. Kramer and the Dakotas, một nhóm nhạc Beat khác do ông Epstein quản lí cũng cover lại bài này. Bản cover của nhóm Dakotas đạt hạng nhất ở Anh. Điều này khẳng định tài viết nhạc của cặp Lennon/McCartney có thể viết những hit song cho các nhóm nhạc khác.
There’s a Place
(Lennon 10)
McCartney: bass, hát bè
Lennon: rhythm guitar, harmonica, hát chính
Harrison: lead guitar, hát bè
Starr: drums.
John viết bài này theo phong cách nhạc blues và soul của hang Motown. Bài hát phản ánh tính hướng nội của John, đối lập với vẻ sôi nổi bên ngoài. Sau những buổi diễn mệt nhoài và những buổi tiệc tùng, John mong muốn có một nơi yên tĩnh để giấu mình hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Mặc dù đây là ca khúc hoàn toàn của John, Paul nhận rằng tựa của ca khúc là gợi ý của mình lấy ý tưởng từ bài hát chính của bộ phim Westside Story (1957) là “There’s a Place For Us)