Giáo dục Việt Nam

Trần Tuấn Anh
(Ipsen)

New Member
Nghe cái tiêu đề to tát, nhưng mới các bác các anh các chị đọc bài viết về phiên chất vấn của Quốc Hội với ông Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển để thấy được sự thiếu ý thực trách nhiệm cũng như lỗ lăng quá đáng quá mức của một vị bộ trưởng nói riêng, và có thể là cả bộ máy công quyền đã dung túng để người có cái suy nghĩ ấy không bị phản đối (hình như trong phiên họp quốc hội Anh 1 năm trước đây, Tony Blair, đương kim Thủ tướng, đã bị tẩy chay khi đọc giải trình). theo em biết, ông này làm trùm ngành giáo dục cũng ít nhất được hơn 1 nhiệm kỳ rồi, 5 năm là cả một thế hệ học sinh và ít nhất cũng là nguyên một khóa Tiểu học, hơn 1 khóa Trung học cơ sở, 1.5 khóa Trung học Phổ thông và một khóa Đại học xét trung bình. Người điều hành vậy sao?

Nguồn: Lao Động điện tử (http://www.laodong.com.vn),
LĐ số 319 Ngày 15.11.2003 Cập nhật: 08:03:42 - 15.11.2003
Tác giả: Lê Huân

Phiên chất vấn cuối cùng (sáng 14.11) trở thành tâm điểm tranh luận về mặt quan điểm của đại đa số ĐBQH với hai vấn đề. Một là lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với Chủ tịch Quốc hội: "Nghiên cứu và cho phép chúng tôi không trả lời một số câu hỏi đã đặt Bộ trưởng trong tình trạng khó xử". Hai là các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn có nên đọc báo cáo thành tích của ngành?

Khi bộ trưởng mất bình tĩnh
Quốc hội đã thực sự bất ngờ khi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã lên tiếng đề nghị với Chủ tịch QH: Cho phép không trả lời những câu hỏi đặt Bộ trưởng vào tình thế khó xử. Nếu có quy định Bộ trưởng được phép khước từ một số câu trả lời, tôi đã xin khước từ câu hỏi của ĐB Nguyễn Đức Dũng. Vì sao Bộ trưởng GDĐT lại có sự phản ứng gay gắt với câu hỏi của ĐB Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum)? Xin được dẫn chứng, Bộ trưởng nêu: "ĐB Dũng đã phát biểu khác với đa số các ĐBQH phát biểu trước đó". (Một số ĐBQH nói "nhất trí" với báo cáo giải trình nhưng ĐB Dũng lại nêu: Trong báo cáo của Bộ chủ yếu là biện minh cho chất lượng GD và khẳng định chất lượng GD là cao trong khi đó Chính phủ, ĐBQH đều nói là thấp..."). Từ sự so sánh đó, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển khẳng định: "Chính các ĐBQH cũng tự mâu thuẫn (!). Bộ trưởng nói: "ĐB chất vấn tại sao tôi không tập trung vào những vấn đề yếu kém, tồn tại. Ngành nào, bộ nào chẳng có thành tích... Anh em trong ngành GD rất buồn khi ĐB Nguyễn Đức Dũng nêu là cán bộ của Bộ đổ xô đi làm dự án, đặc biệt là nhận xét đó lại được nêu trước diễn đàn QH. Nói như thế là thiếu tôn trọng anh em trong ngành...".

ĐB Nguyễn Đức Dũng xin phát biểu, nhưng do hết thời gian nên Chủ tịch QH đề nghị ĐB Nguyễn Đức Dũng chất vấn qua văn bản. Sau đó ĐB Nguyễn Đức Dũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn của báo giới. Ông khẳng định ông không nói câu: "Cán bộ của Bộ GD-ĐT đổ xô đi làm dự án". Chúng tôi đã kiểm chứng lời khẳng định của ông Dũng qua bản tập hợp ý kiến, ghi lại toàn bộ nội dung phiên chất vấn: Quả thật ĐB Nguyễn Đức Dũng không hề nói như Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã trình bày trước QH.

Kết thúc phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An đã nhận xét nhiều vấn đề, trong đó có quyền của người chất vấn và người bị chất vấn. Chủ tịch nói: "Riêng về giáo dục, QH đã dành cả buổi chiều 13.11 và nửa tiếng sáng hôm sau. Trên thế giới cũng không có một nước nào chất vấn thủ tướng hay bộ trưởng nhiều đến như vậy. Thời lượng QH dành cho chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã nói lên sự quan tâm của ĐBQH, của cử tri, của nhân dân cả nước đối với lĩnh vực quốc sách hàng đầu...".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một trong những điểm nên thay đổi là thay đổi tổng thể, từ mô hình tổ chức quốc hội trở đi. VN là một trong số không nhiều nước (và đó toàn những nước lạc hậu) quốc hội chỉ họp X phiên trong năm, quá ít để có thể giải quyết các vấn đề pháp lý bức xúc của XH. Quốc hội phải làm việc quanh năm hàng ngày 8h và khi cần thiết (bỏ phiếu 1 điều luật, etc.) 24/24h. Mô hình quốc hội VN vẫn là phỏng theo model Soviet cũ, không còn đáp ứng được những đòi hỏi hiện nay.
 
Em cũng nghĩ vậy...mới chỉ có chuyên nghiệp hóa một bộ phận đại biểu như hiện nay thì không đủ...Cái mô hình này nó giống như kiểu Hội đồng x00 thời Hy Lạp, La Mã ấy..mà có khi còn chậm tiến hơn thời La Mã, vì thời đấy bọn nó còn có cái Viện Nguyên lão họp daily.

Mà bác Hưng à, em nghĩ rằng cái Quốc hội của mình nó cũng tương đối là làm vì, do đó có thể các ông sếp không nghĩ chuyện cải cách...Thấy có chuyện gì là lại 'trình Bộ Chính trị' xem xét chứ Quốc hội chỉ có xét các chuyện 'vặt vãnh' thôi, do đó theo quan điểm vậy mà họp nhiều làm gì, tốn ngân quỹ bác nhỉ :D
 
Mô hình quốc gia phải được thiết kế tổ chức tốt đến mức nếu đa số lựa chọn đặt con Khỉ vào cương vị lãnh đạo thì bộ máy chính quyền vẫn hoạt động OK. Đó là algorithm tôi tặng các bạn hs HN-Ams khi phải đánh giá mô hình quốc gia |-)
BCT phải gồm toàn thánh sống thì model hiện nay mới hoạt động được. Đó là lý do tại sao ...
 
Òi....bác à, em nghĩ rằng để đạt đến cái mức perfect con Khỉ ấy, còn mất thời gian còn chán! Bác không thể để ung nhọt cứ nảy khi bác đang chữa bệnh được...cái gì làm được là làm luôn. Đừng chờ mong đến khi nào nó hoàn chỉnh ở khung rồi mới đi làm những cái vặt.Bác đang xây khung mà thấy chỗ mối này là nguy hiểm (Giáo dục là trọng yếu quốc gia, chắc bác đồng ý) cho tương lai toàn cục thì phải thay ngay, chứ không thể bảo là đợi làm xong thì thay sau...sợ bác ngã ngay vì cái đoạn gỗ đó nó mục khi bác leo lên cao hơn đấy.

Nếu đợi cải cách hành chính thành công, thì bác nghĩ thử xem có bao nhiêu triệu học sinh nữa sẽ phải chịu hậu quả của thời kỳ đang cải cách? Mà họ sẽ là người kế thừa cái đã cải cách thành công (nếu nó có thực). Bác mà cứ vứt cái thành quả đấy, người ta không biết cách dùng rồi sớm muộn nó cũng hỏng thôi, lại mất thời gian cải cách, lại hỏng...

Bàn thêm cái: bác vứt con Khỉ vào đấy mà bác gọi là lãnh đạo à? Bác nghĩ lãnh đạo nó giống cái ngai để trưng à? Nếu bác mà có con Khỉ đủ để gọi được là lãnh đạo theo nghĩa tiếng Việt thì em nghĩ lúc đấy mình đã tuyệt chủng để có giống khác trông giống mình mà ngu hơn con Khỉ rồi! Vài lời chối tai, bác bỏ quá. Em không nghĩ cái chữ con Khỉ nó đắc dụng.
 
Việt Nam mình có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào công học tập của các cháu đấy...
 
Ngành giáo dục không phải là ngành duy nhất. Không phải là Việt Nam thiếu người tài, thiếu người tâm huyết, mà chính là do xã hội làm cho những người này không phát triển được. Hơn nữa VN vẫn còn tình trạng ăn hối lộ đút lót. Mà không phải chỉ có 1 người, mà hầu như là tất cả mọi người. Cả cỗ máy hoạt động như vậy. Nếu giả sử có một mắt xích hoạt động không giống các mắt xích khác - tức là không ăn hối lộ, thì tức khắc sẽ bị đào thải. Chỉ trừ có một số người là không, mà đa số những người này đều không có được 1 vị trí đủ quan trọng để gây ảnh hưởng.
Trở lại vấn đề tại sao chúng ta không thể thay đổi được, không phải là chúng ta không biết, mà là không thể làm được. Thứ nhất là với cái chính sách và chế độ như hiện nay thì các ông to còn có nước mà sống, còn ăn của đút được. Chứ còn nếu thay đổi thì chỉ có nước đi tù. Đấy là những người sống cơ hội, mà lực lượng này lại quá mạnh, quá đông đảo, chiếm toàn những vị trí chủ đạo, vậy chúng ta phải làm sao đây? Câu hỏi này để dành cho lớp trẻ tiếp tục suy nghĩ và tìm cách trả lời.
 
Vũ Đình Hoàng đã viết:
Trở lại vấn đề tại sao chúng ta không thể thay đổi được, không phải là chúng ta không biết, mà là không thể làm được. Thứ nhất là với cái chính sách và chế độ như hiện nay thì các ông to còn có nước mà sống, còn ăn của đút được. Chứ còn nếu thay đổi thì chỉ có nước đi tù. Đấy là những người sống cơ hội, mà lực lượng này lại quá mạnh, quá đông đảo, chiếm toàn những vị trí chủ đạo, vậy chúng ta phải làm sao đây? Câu hỏi này để dành cho lớp trẻ tiếp tục suy nghĩ và tìm cách trả lời.

Chú Hòang có vẻ hơi bi quan. Chú thử nghĩ lại coi, VN có khỏang 75% dân sống ở nông thôn, liệu phần đông trong đó có phải là những loại người được miêu tả như trên không? [i.e. "biết", "cơ hội"] Chắc là không. Có thể chú Hòang biết rõ, các bạn cựu học sinh AMS khi vào đời cũng biết, nhưng 1 công dân VN trung bình ("randomly selected") không biết. Phần được hưởng bổng lộc thực sự (theo nghĩa là họ sẽ thiệt hơn sau khi thay đổi) nhờ vào cơ chế hiện nay chắc chắn ít hơn 10%. Vậy tại sao tuyệt đại đa số (phần sẽ được lợi hơn nhờ thay đổi mô hình) lại cho phép như vậy? Theo tôi có 3 lý do chính:
A) Hèn nhát dẫn đến sợ.
B) Dốt (vì những lý do khách quan và chủ quan) dẫn đến dễ bị mắc lừa, bảo thủ, không biết phải làm gì.
C) Thiếu tinh thần đoàn kết khi cần thiết.

Tôi không có ý định nói xấu bôi nhọ thành phần nào trong XH VN chỉ lưu ý là:
A) là căn bệnh đặc trưng của tiểu tư sản, công chức thành phố.
B) là căn bệnh đặc trưng của nông dân.
C) là căn bệnh chung của ng Việt đương đại.

Tổng hợp những yếu tố trên dẫn đến cái mà VN đang có hiện nay. Xã hội VN tự "lựa chọn" cho mình người lãnh đạo vậy phải trách bản thân XH trước. Hiện nay thay đổi nhân sự ít đem lại biến chuyển thực sự cho VN. cái cần phải thay đổi là thay đổi mô hình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ừ, chú giỏi thì về nhà đi rồi phấn đấu :). Chú biến đi đâu đẩu đầu đâu rồi ngồi nghe hơi nồi chõ mấy ông chán đời các ông ấy phán, rồi chú vào đây phán lại thì được cái gì chứ? Ở đời bao giờ chả thế, nói (chê bai, chửi bới) thì dễ chứ bắt tay vào làm thì mới khó.

Vũ Đình Hoàng đã viết:
Ngành giáo dục không phải là ngành duy nhất. Không phải là Việt Nam thiếu người tài, thiếu người tâm huyết, mà chính là do xã hội làm cho những người này không phát triển được. Hơn nữa VN vẫn còn tình trạng ăn hối lộ đút lót. Mà không phải chỉ có 1 người, mà hầu như là tất cả mọi người. Cả cỗ máy hoạt động như vậy. Nếu giả sử có một mắt xích hoạt động không giống các mắt xích khác - tức là không ăn hối lộ, thì tức khắc sẽ bị đào thải. Chỉ trừ có một số người là không, mà đa số những người này đều không có được 1 vị trí đủ quan trọng để gây ảnh hưởng.
Trở lại vấn đề tại sao chúng ta không thể thay đổi được, không phải là chúng ta không biết, mà là không thể làm được. Thứ nhất là với cái chính sách và chế độ như hiện nay thì các ông to còn có nước mà sống, còn ăn của đút được. Chứ còn nếu thay đổi thì chỉ có nước đi tù. Đấy là những người sống cơ hội, mà lực lượng này lại quá mạnh, quá đông đảo, chiếm toàn những vị trí chủ đạo, vậy chúng ta phải làm sao đây? Câu hỏi này để dành cho lớp trẻ tiếp tục suy nghĩ và tìm cách trả lời.
 
Vũ Đình Hoàng đã viết:
Câu hỏi này để dành cho lớp trẻ tiếp tục suy nghĩ và tìm cách trả lời.

cha bố tiên sư ông cụ non. :))

Chú Hoàng, anh thật chú, cái gì chú biết chú hãy viết, nhé. >:)
 
Xem ra hình như mấu chốt của vấn đề chưa được đề cập đến. Lịch sử đã cho thấy rằng quy luật tất yếu là người có quyền thì thường lạm quyền, vì vậy cần có một cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiện nay hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều áp dụng học thuyết tam quyền để kiềm chế và kiểm soát quyền lực.

Để QH (cơ quan lập pháp) hoạt động hiệu quả và là đại diện thực sự của nhân dân thì QH phải được độc lập. Nhưng một mình QH độc lập không cũng chưa đủ mà phải có một chính phủ (cơ quan hành pháp) độc lập do dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước dân thì mới có khả năng độc lập bãi nhiệm những vị bộ trưởng thiếu năng lực. Ngoài ra, với những vị như vậy vi phạm pháp luật thì còn cần những tòa án độc lập để xét xử. Có làm như vậy thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề.
 
Đinh Huy Anh đã viết:
cha bố tiên sư ông cụ non. :))

Chú Hoàng, anh thật chú, cái gì chú biết chú hãy viết, nhé. >:)
Sorry anh, thật ra em cũng chỉ biết sao nói vậy thôi, đàng rằng em nói có vẻ hơi nặng nề, nhưng mà đấy là sự thật đấy! Em có thể dẫn chứng ra hàng đống ví dụ để chứng tỏ, nhưng mà thôi, bàn về cái vụ này tiếp mệt đầu lắm. Anh em lại đâm ra mất hòa khí. Lên đây gặp gỡ anh em, điều quan trọng là vui vẻ thoải mái.... hê hê, thôi không bàn cái vụ chính trị này nữa.

Còn về phần em, em còn mấy năm học nữa, học được đến đâu hay đến đấy, xong rồi chắc chắn em về, chứ em đâu có ý muốn ở lại cái nơi đất khách quê người này làm gì? Anh Trung nói như vậy có vẻ coi em hơi giống mấy thằng Việt Kiều bên này... :(
 
Cô Hà Chi trưởng thành về ý thức công dân rồi đó :) Chọc cô một tẹo dể cô suy nghĩ tiếp nhé : thế có cần thêm [cơ chế kiểm soát (cơ chế kiểm soát quyền lực)] không ? Rồi {cơ chế kiểm soát [cơ chế kiểm soát (cơ chế kiểm soát quyền lực)] } không ? Cứ tiếp tục như thế N lần =; =; cho đến khi lên đến tột đỉnh. Suy ra, cô HC hay ông anh họ cô HC đứng đầu cái dãy như thế :))

Hà Chi nói chính xác rồi đó. Tôi nói mô hình phải thay đổi chính là có hàm ý ngầm nói đến mô hình tam quyền pháp trị rồi đó. Lập Pháp - Hành Pháp - Tư Pháp phải hoạt động độc lập, lả 3 chân trụ trong mô hình của của bất cứ quốc gia văn minh nào hiện nay. LP & TP phải được đề cao hơn HP có thế mới hy vọng giám sát được HP. Quyết định cao nhất cuối cùng phải trả lại tòa án chứ 0 phải nghị quyết BCT hay T Ư Đ. Trườc kia VN chỉ thực sự có 1 chân, đó là chính phủ và ng đứng đầu CP được coi ngang hàng Thánh Sống, còn lập pháp và tư pháp chỉ là bù nhìn. Ngày nay VN có 1.5 chân, khi vai trò vị trí của Quốc Hội ngày càng gia tăng, không còn hoàn toàn là bù nhìn mức độ như trước nữa. Như vậy VN hãy còn thiếu 1.5 chân nữa :) VN hiện nay UBND cũng có thể ra lệnh bắt giam người :*

1 điểm đáng nhắc đến nữa là mô hình authoritarian có thể đóng vai trò tích cực trong thời chiến, hoàn cảnh đặc biệt, nhưng trong thời bình như hiện nay, và với sự bùng nổ phát triển đa dạng của các hình thức hoạt động KT XH, là mô hình rất tiêu cực. Như tôi viết trước đây, với authoritarian style thì quốc gia có thể p/t OK nếu những ng cầm lái là Thánh hiền [siêu phi thực] còn với Tam Quyền Pháp Trị thì có thể đặt Con Khỉ vào ghế Thủ Tướng, Bộ Trưởng mọi thứ vẫn hoạt động được.

Chắp vá sửa chữa trong mô hình hiện nay không thể chữa được nhiều căn bệnh. Mà tệ hơn nữa, xét cho cùng thì cuối cùng tất cả chúng ta hay thế hệ sau: con cháu chắt chút chít etc. phải gánh chịu hậu quả. Lấy ví dụ : tham nhũng bòn rút tiền công đút túi, hay các hoạt động sai/thiếu trách nhiệm của các cty, các cấp ngành đoàn thể và các tổ chức của nhà nước, gây thiệt hại lớn, etc. cuối cùng sẽ là hàng chục/trăm tỷ USD nợ nước ngòai, nợ ng dân trong nước - tất cả các công dân VN sau này phải còng lưng ra đóng thuế cho nhà nước để mà trả nợ >:) >:)

Hà Chi đã viết:
Xem ra hình như mấu chốt của vấn đề chưa được đề cập đến. Lịch sử đã cho thấy rằng quy luật tất yếu là người có quyền thì thường lạm quyền, vì vậy cần có một cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiện nay hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều áp dụng học thuyết tam quyền để kiềm chế và kiểm soát quyền lực.

Để QH (cơ quan lập pháp) hoạt động hiệu quả và là đại diện thực sự của nhân dân thì QH phải được độc lập. Nhưng một mình QH độc lập không cũng chưa đủ mà phải có một chính phủ (cơ quan hành pháp) độc lập do dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước dân thì mới có khả năng độc lập bãi nhiệm những vị bộ trưởng thiếu năng lực. Ngoài ra, với những vị như vậy vi phạm pháp luật thì còn cần những tòa án độc lập để xét xử. Có làm như vậy thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vũ Đình Hoàng đã viết:
Sorry anh, thật ra em cũng chỉ biết sao nói vậy thôi, đàng rằng em nói có vẻ hơi nặng nề, nhưng mà đấy là sự thật đấy! Em có thể dẫn chứng ra hàng đống ví dụ để chứng tỏ, nhưng mà thôi, bàn về cái vụ này tiếp mệt đầu lắm. Anh em lại đâm ra mất hòa khí. Lên đây gặp gỡ anh em, điều quan trọng là vui vẻ thoải mái.... hê hê, thôi không bàn cái vụ chính trị này nữa.

Còn về phần em, em còn mấy năm học nữa, học được đến đâu hay đến đấy, xong rồi chắc chắn em về, chứ em đâu có ý muốn ở lại cái nơi đất khách quê người này làm gì? Anh Trung nói như vậy có vẻ coi em hơi giống mấy thằng Việt Kiều bên này... :(

Ờ thì anh thấy em nói giống mấy ông Việt Kiều quá :)). Hehehehe

Anh Hưng nói cái vụ đặt con khỉ lên làm thủ trưởng thấy cũng hay hay mà cũng thấy ko hợp lý thế nào ý. Em nghĩ mãi xem ko hợp lý ở đâu thì cũng ko rõ được nốt (ngoại trừ việc mô hình này ko đạt được trong thực tế). Em cũng thấy rằng chẳng qua cỗ máy chạy trơn chu là vì con khỉ sau 1 ngày sẽ bị bãi chức ngay lập tức, hehehe.

Về cái vụ hệ thống "như trong mơ" như vậy thì em thấy Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng giống thế còn gì nữa :) . Nếu thế giới đạt được CNCS thì em nhớ là ko cần quân đội nữa, ko cần chính phủ nữa ...
 
Ah thấy các bác nói về cách thức tổ chức, cơ cấu chính phủ sao cho hoàn thiện em xin đề cập tới một giải thực tiễn và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay đó là vấn đề chính phủ điện tử. At least giải pháp này giúp giải quyết tương đối hiểu quả và triệt để vấn đề hành chính trong các cơ quan của chính phủ, tránh tình trạng che dấu thông tin, hạch sách, tham ô trong việc giải quyết các thủ tục hành chính vì nó đảm bảo tính transparency của thông tin khi đi qua các cấp đồng thời đảm bảo tính khách quan công bằng cho người dân. Việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử cũng giúp nâng cao hiệu quả làm việc của chính phủ, cắt giảm chi phí hành chính và tăng cường khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của chính phủ. Về sau này, bên cạnh vấn đề hành chính chúng ta cũng có thể phát triển các expert system hay decision support system áp dụng các thuật toán, công nghệ của lĩnh vực AI để giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định ở tầm vĩ mô một cách sáng suốt và đúng đắn. Theo em được biết bản thân Fed của Mỹ cũng được trang bị một hệ thống theo kiểu như vậy với các hệ thống data mining, dds rất mạnh giúp họ có thể có những thông tin tổng hợp, update nhất về các biến động thị trường trên khắp thế giới... Những hệ thống như vậy các nước họ đã áp dụng từ lâu nhưng nước ta còn dè dặt phần vì ko có tiền, phần vì ko có khả năng kiểm soát, vận hành (không biết đã có research nào về computer litteracy của các gov officiers ở VN chưa).

Tóm lại là cho dù tổ chức quản lý kiểu gì đi chăng nữa thì vấn đề không phải là mô hình thế nào, cơ cấu ra sao (CSCN hay là TBCN) mà cái cốt lõi của mọi bộ máy, công ty, tổ chức, chính phủ là vấn đề thông tin vì cơ cấu và mô hình chỉ nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo tính transparency của thông tin mà thôi. Ví dụ: Một trong những vấn đề nan giải nhất đối với chính phủ VN hiện nay là việc đưa ra và thống nhất các chủ trương, đường lối đến hiến pháp, luật pháp, rồi thông tư, nghị định và quy chế, văn bản hướng dẫn. Việc chồng chéo nhiều thể loại văn bản như vậy đã gây ra rất nhiều tiêu cực sai sót cả về chủ quan lẫn khách quan rất khó kiểm soát tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực, làm giảm hiệu quả làm việc của chính phủ. Vậy giải pháp không nhất thiết là phải phá bỏ hoàn toàn hệ thống này để chuyển sang, bắt chước các mô hình của các nước khác, thay vào đó nếu áp dụng mô hình chính phủ điện tử thì sẽ hoàn toàn có khả năng loại bỏ được tính chồng chéo, thiếu minh bạch của các văn bản hành chính. Có thể nói rằng việc cải tổ cơ cấu, bộ máy so sánh với hiện đại hóa công nghệ trong quản lý cũng tựa như cải tiến bàn tính tay lên bàn tính gạt với Pentium III lên Pentium IV vậy, đều là cùng một mục đích nhưng sự khác nhau về hiệu quả thì quá rõ rệt.

Kỷ nguyên ngày nay khác với kỷ nguyên của các cụ ngày xưa ở một điểm cơ bản là thông tin. Thông tin của chúng ta ngày nay rất đa dạng và quantitative hơn thông tin của các cụ rất nhiều vậy nếu vẫn cứ loay hoay với các mô hình quản lý mang tính abstract của các cụ mà thiếu tính quantitative thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ giải quyết nổi vấn đề....
 
Chọc chú Minh 1 tẹo. Anh thấy chú viết cứ y như mới học xong 1 course về e-administration :-/ Tuy nhiên anh chỉ đồng ý với chú 50% :) Nếu chú hạn chế chỉ nói đến public administration thì % anh đồng ý sẽ cao hơn :x

Phan Nhật Minh đã viết:
Ah thấy các bác nói về cách thức tổ chức, cơ cấu chính phủ sao cho hoàn thiện em xin đề cập tới một giải thực tiễn và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay đó là vấn đề chính phủ điện tử. At least giải pháp này giúp giải quyết tương đối hiểu quả và triệt để vấn đề hành chính trong các cơ quan của chính phủ, tránh tình trạng che dấu thông tin, hạch sách, tham ô trong việc giải quyết các thủ tục hành chính vì nó đảm bảo tính transparency của thông tin khi đi qua các cấp đồng thời đảm bảo tính khách quan công bằng cho người dân. Việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử cũng giúp nâng cao hiệu quả làm việc của chính phủ, cắt giảm chi phí hành chính và tăng cường khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của chính phủ.

Hmmm, chủ đề e-gov mà chú Minh đề cập đến là 1 một chủ đề rất hay, hot từ mấy năm nay, nên mở riêng ra thành mục mới để các bạn nhào dzô.

Về sau này, bên cạnh vấn đề hành chính chúng ta cũng có thể phát triển các expert system hay decision support system áp dụng các thuật toán, công nghệ của lĩnh vực AI để giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định ở tầm vĩ mô một cách sáng suốt và đúng đắn.

Có thể phát triển rất nhiều thứ, nhưng liệu nó có được XH/market accepted hay không lại là chuyện khác. Sức ỳ, bảo thủ và cả irrationality của XH phải được tính đến. Lấy human clonning làm ví dụ. Decision support, Expert systems trong 1 số lĩnh vực [cần nhiều data, data analysis] đã xuất hiện chủ yếu khỏang 5-6 năm trở lại đây, nhưng không phải ở đâu nó cũng được chào đón. Lấy Expert system trong việc chuẩn đóan bệnh trong y khoa làm ví dụ. Khó có thể dự đoán trước là đến bao giờ 2 nhóm nghề nghiệp có income hàng cao nhất in US (medicine doctors, lawyers) sẽ chịu dùng những systems như thế, nếu không có bước ngoặt trong research. Với các nhà lãnh đạo cũng vậy, họ có thể dùng decision support system, nếu họ được trang bị vũ khí đó, nhưng final decision của họ sẽ hoàn toàn khác. Các bạn thử suy nghĩ xem system sẽ đưa ra quyết định YES/NO chiến tranh với Iraq để dễ hình dung tính hữu dụng của nó. Đem AI paradigm ra ngoài XH, sẽ không khả thi và không có đủ support.

Những hệ thống như vậy các nước họ đã áp dụng từ lâu nhưng nước ta còn dè dặt phần vì ko có tiền, phần vì ko có khả năng kiểm soát, vận hành (không biết đã có research nào về computer litteracy của các gov officiers ở VN chưa).

VNse gov cũng chú trọng đến phát triển e-gov thời gian gần đây. Project này hình như do WB tài trợ. Trong ranking 2002 về e-gov VN được xếp thứ 126th trong tổng số 198 nước được xếp hạng, với 38/100; US với 60.1 xếp thứ 4, sau Taiwan, S Korea, Canada. Đáng buồn là VN còn thua cả Cambodia (40.8) 95th và Laos (40) 100th, không tính đến Phillippines 80th, Thailand 66th, Malaysia 21th.
Còn ranking home internet users accessing e-gov on-line thì hoàn toàn khác: VN còn thấp hơn nữa.

Tóm lại là cho dù tổ chức quản lý kiểu gì đi chăng nữa thì vấn đề không phải là mô hình thế nào, cơ cấu ra sao (CSCN hay là TBCN) mà cái cốt lõi của mọi bộ máy, công ty, tổ chức, chính phủ là vấn đề thông tin vì cơ cấu và mô hình chỉ nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo tính transparency của thông tin mà thôi.

Khoan khoan, suy luận kiểu gì mà nhanh thế |-) :)) Không thể đánh đồng mọi thứ như thế này được. E-gov chỉ là công cụ hay phương tiện kỹ thuật để giúp government trở nên more trusted, valued chứ nó không thể thay thế được 1.5 cái chân trụ (hệ thống tư pháp và lập pháp) mà cô Hà Chi nhắc đến. Mục đích cơ bản của e-gov theo anh biết là để có better & cheaper services [lower (cost, transaction costs), more convenient, more realiable], support the knowledge society, increase participation by people in gov. Phải có mô hình tổng thể tốt rồi mới bàn xuống các bậc thấp hơn. Cũng như khi phải kiến thiết 1 tòa nhà, chưa nên bàn đến những chi tiết kỹ thuật rối rắm mà các kỹ sư XD phải lo, hãy bàn về các đồ án thiết kế của các kiến trúc sư cái đã :)
Đồng ý về tầm quan trọng của transparency of info nhưng không thể đồng ý với "duy nhất" và "mà thôi" ở trên được ! :-$

Ví dụ: Một trong những vấn đề nan giải nhất đối với chính phủ VN hiện nay là việc đưa ra và thống nhất các chủ trương, đường lối đến hiến pháp, luật pháp, rồi thông tư, nghị định và quy chế, văn bản hướng dẫn. Việc chồng chéo nhiều thể loại văn bản như vậy đã gây ra rất nhiều tiêu cực sai sót cả về chủ quan lẫn khách quan rất khó kiểm soát tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực, làm giảm hiệu quả làm việc của chính phủ. Vậy giải pháp không nhất thiết là phải phá bỏ hoàn toàn hệ thống này để chuyển sang, bắt chước các mô hình của các nước khác, thay vào đó nếu áp dụng mô hình chính phủ điện tử thì sẽ hoàn toàn có khả năng loại bỏ được tính chồng chéo, thiếu minh bạch của các văn bản hành chính.

Phải chăng đây là SOCIALISTIC UTOPIA? hơi rhetoric. Tranh luận về khả năng cải tiến hiện thực XHCN ng ta đã làm eg. Đông Âu từ thập kỷ 70, thời 89-90 diễn biến hòa bình, mô hình XHCN sụp đổ tan tành và mọi thứ về đúng lại các quỹ đạo mà nó phải tuân theo. Đem quốc gia ra làm con chuột thí nghiệm để test mô hình thì quá là high risk. Thêm E-gov cũng không làm thay đổi được kết luận các cuộc tranh luận nói trên.

Btw. Nếu ai dị ứng với mô hình tam quyền của các nước TB thì mô hình e-gov cũng chỉ là "bắt chước" mô hình, cũng của các nước TB mà thôi |-) Anyway "bắt chước" nghe nó hẹp và negative quá, học hỏi và cải tiến - chính xác hơn.
 
Bác Hưng, em thấy bác có vẻ đánh giá hơi thấp e-gov và sức mạnh của AI. Nếu bác ok thì em có thể đánh cuộc với bác rằng chỉ trong vòng nửa thế kỷ nữa thôi e-gov sẽ tạo nên một cuộc cách mạng lớn thay đổi mọi quan niệm cổ điển về điều hành và quản lý và quan trọng hơn là bước đầu nó có thể sẽ chỉ là công cụ nhưng chính nó sẽ làm thay đổi tư duy của các nhà quản lý tạo ra một hệ tư tưởng hoàn toàn khác làm ảnh hưởng và thay đổi một cách cơ bản quá trình decision making của các nhà lãnh đạo. Ở đây em tạm gọi nó là "quantitative decision making".
Trong đó "quantitative decision making" có thể được mô tả là phương pháp ra quyết định có cơ sở tuyệt đối dựa trên những thông tin cụ thể và follow những criteria cụ thể được định trước hay nói cách khác trong tương lai quá trình đưa ra quyết định của con người sẽ ngày càng giống một cái máy và ngày càng dựa nhiều vào máy móc. Có lẽ đọc đến đây bác sẽ cười khì và bảo là vô lý vì máy móc không thể nào thay người và giỏi hơn người được. Đúng là bây giờ là như vậy nhưng trong tương lai không xa nữa điều này sẽ dần trở thành hiện thực. Chứng minh :
1. Nếu máy móc thật sự giỏi hơn người chi phí ít hơn người trong một lĩnh vực cụ thể nào đó thì chắc chắc người ta sẽ chọn máy móc thay vì chọn người. Điều này có thể nhận thấy một cách quá rõ ràng và thực tế là máy móc ngày càng thay thế người trong rất nhiều lĩnh vực.
2. Trí thông minh trung bình của con người gần như dậm chân tại chỗ trong khi đó sức mạnh tính toán của máy móc thì tăng lên từng ngày từng giờ. Có thể nhận thấy là sức mạnh của máy móc là tốc độ tính toán còn sức mạnh của con người là tư duy trực quan trừu tượng nhưng cho dù có trừu tượng thế nào đi chăng nữa thì trí thông minh của con người vẫn vậy trong khi đó máy móc thì không ngừng phát triển về tốc độ và thực thế cho thấy tốc độ tính toán hoàn toàn có thể chiến thắng tư duy trừu tượng (ví dụ điển hình là Kasparov với Deepblue).
3. Con người ngày nay càng ngày càng suy nghĩ máy móc. Điều này có thể thấy một cách rất rõ ràng. Thực tế cho thấy trong một xã hội càng phát triển với nhịp sống càng cao thì con người hành động và ra quyết định dựa nhiều trên kinh nghiệm vì đơn giản là họ không có đủ thời gian để sáng tạo để suy nghĩ một cách sâu xa, thấu đáo. Và cũng chính thực tế cho thấy là một người dày dạn kinh nghiệm, cần cù chịu khó, năng động tháo vát sẽ thành đạt hơn rất nhiều những người tuy thông minh nhưng thiếu kinh nghiệm và quá thiên về sáng tạo. Mà đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm(có thể chỉ đơn giản là phương pháp trial and error) lại là một cách suy nghĩ mà máy móc hoàn toàn có thể làm được.
4. Ngay cả phương pháp dạy và học trong thời đại mới cũng sẽ ngày càng máy móc hơn trước, cái này chắc nhiều bác chê trách nhưng em nghĩ các bác đừng nên chê trách làm gì cho phí công vì đấy là hệ quả tất yếu của một xã hội với mật độ thông tin dày đặc và sẽ còn dày đặc hơn nữa, do vậy ngồi deal với những ý tưởng trên mây trên gió, với những suy nghĩ sâu xa chắc chắn sẽ bị lối tư duy máy móc theo kiểu "brute force" đánh bại. Và thực tế là máy móc càng hiện đại sẽ càng đẩy nhịp độ của cuộc sống, của thông tin lên cao và em cũng không hiểu bác Hưng có nhận ra một thực tế là nhịp độ của xã hội tỉ lệ thuận với tốc độ của máy móc hay không .Không phải bỗng tự dưng con người ngày nay lại sống hối hả hơn ngày xưa nhiều như vậy, phải có một nguyên nhân nào đó? Mô hình xã hội tiên tiến hơn? Hình như không phải vì hầu hết các mô hình xã hội đều gần như không thay đổi đã vài chục năm rồi. Vậy thì còn lý do nào khác ngoài tốc độ phát triển của máy móc hay khoa học kỹ thuật?
Điều này dẫn đến một thực tế khá trớ trêu là con người đang dần bị phụ thuộc vào máy móc, cuốn theo tốc độ của máy móc mà họ không hề hay biết. Tốc độ máy móc càng cao, mật độ thông tin càng lớn, con người lại càng không có thời gian để suy nghĩ, đắn đo nhiều trong khi tốc độ suy nghĩ lại gần như không thể cải thiện vậy giải pháp là gì? Dựa nhiều hơn vào máy móc để cải thiện tốc độ suy nghĩ :D. Điều này sẽ dẫn đến một thực tế là gì? Thằng học về engineering, computer sciences, Information Technology sẽ nhiều như nấm vì đơn giản là nó make money nhiều hơn, vì xã hội ngày càng cần đến nhiều máy móc hơn. Cứ như thế xã hội lại càng hối hả hơn theo máy móc lại càng cần nhiều đến máy móc dần dần xã hội chúng ta sẽ lặp lại kịch bản của terminator hoặc sẽ bị tuyệt diệt bởi một chú hacker vui tính nào đó. Cái này có lẽ là tất yếu.

5. Thực tế lịch sử cho thấy các cuộc cách mạng xã hội luôn đi đôi với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hay nói cách khác các cuộc cách mạng xã hội là hệ quả tất yếu của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật:
Con người phát triển từ hình thái bộ lạc lên hình thái phong kiến trung ương tập quyền cũng là do phát triển các loại công cụ, hiện đại hóa sản xuất khiến hàng hóa dư thừa -> nhu cầu trao đổi, gặp gỡ -> hình thành các trung tâm buôn bán -> hình thành các quốc gia phong kiến.
Con người phát triển từ hình thái phong kiến lên tư bản chủ nghĩa cũng là do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ I khiến năng suất lao động tăng cao -> nhu cầu buôn bán, giao thương tăng trong khi hình thái phong kiến quá bảo thủ, kìm hãm tốc độ phát triển -> cách mạng tư bản.
Còn cách mạng xã hội chủ nghĩa hay CSCN chết cũng chỉ đơn giản là it's unreasonable mà động lực chỉ là mâu thuẫn giai cấp chứ không phải do bất kỳ cuộc các mạng khoa học kỹ thuật hay cách mạng về công cụ nào cả do vậy nó chết là điều cũng dễ hiểu.

Vậy cuộc cách mạng thông tin chắc chắc cũng sẽ đi kèm với một cuộc cách mạng về xã hội vậy đó không phải là cái mô hình e-gov thì là gì đấy ạ vì thực tế e-gov không chỉ đơn thuần là áp dụng máy móc làm công cụ mà ở đây ám chỉ đến tư duy máy móc và cách ra quyết định cũng theo kiểu máy móc. Cái từ "máy móc" nghĩa tiếng Việt có vẻ hơi chuối (negative) ám chỉ một sự ngu dốt đần độn hê hê nhưng xin thưa với các bác là máy móc theo nghĩa tiếng Việt là ám chỉ các thể loại máy móc cách đây vài chục năm cơ ạ và chắc chắn trong khoảng vài chục năm nữa máy móc sẽ chứng minh được sự thông minh của nó và đến lúc đấy có lẽ từ máy móc sẽ phải đổi nghĩa.

Ok đại khái vui vẻ bốc phét vậy thôi, nếu bác Hưng vẫn chưa tin, 50 năm nữa em với bác sẽ gặp nhau để nói chuyện tiếp. :D
 
Dù có thấy mặt hạn chế của GDVN thì chúng ta vẫn phải học trong nền GD này, còn việc khắc phục thì đó là việc của Bộ trưởng,....
 
đợi Bộ trưởng thì đến bao giờ-? tôi nghĩ là chính trong môi trường từng thành phố, từng trường, từng lớp, từng học sinh phải có sự suy nghĩ đúng đắn về vấn đề này
 
Back
Bên trên