Giám đốc PR - nghề yêu thích của các bạn trẻ

Nguyễn Thanh Thảo
(Violethn)

Điều hành viên
Trong các khoản chi phí quan trọng của doanh nghiệp, thường có những khoản "vung tay quá trán" cho những việc chằng đâu vào đâu. Biết thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cứ dành một nguồn kinh phí đáng kể, thậm chí có hẳn một giám đốc PR điều hành công việc này để cứ như "ném tiền qua cửa sổ"

PR là ai?
PR là chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Public Relation: Quan hệ công chúng. Trong kinh tế thị trường, không có một doanh nghiệp nào, dù bé tí ti, mà không có các mối quan hệ như: quan hệ với khách hàng, quan hệ với các cơ quan nhà nước, với báo chí, với dân cư, với đối thủ cạnh tranh... Ở các doanh nghiệp nhỏ thì chủ doanh nghiệp thường trực tiếp điều hòa các công việc này, doanh nghiệp vừa vừa thì có trưởng phòng kiêm nhiệm, còn với doanh nghiệp lớn thì có hẳn một giám đốc PR.

Không thể hòa đồng giữa công việc của PR và các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp cho dù mục đích của chúng có phần nào giống nhau, là nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với các sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và uy tín, danh dự của doanh nghiệp nói riêng. Trong một cuốn sách giáo khoa của US đã định nghĩa: PR là một loại chức năng quản lý, có nhiệm vụ đánh giá thái độ của công chúng, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của công chúng, vạch kế hoạch và tổ chức hành động nhằm tranh thủ được sự thông cảm, tín nhiệm và ủng hộ về cho doanh nghiệp.

Như vậy, giám đốc PR là người tiêu nhiều tiền mà không tạo ra một sản phẩm cụ thể nào. Nó chỉ đem lại những giá trị vô hình bao gồm: nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong công chúng, thực hiện kết nối thông tin, giảm sự va chạm xung đột với xã hội, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

Nói tóm lại, giám đốc PR là những người chuyên tiêu tiền, tất nhiên là hết sức cân nhắc. Còn việc kiếm tiền là của bộ phận khác :)) (có lẽ thế nên được đông đảo giới trẻ yêu thích chăng?)...
 
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=14924

Chị Thảo chả chịu đoc gì cả. Người ta cũng post một bài về PR ở Thảo luận nghiêm túc rồi đây này. Chẳng vào post trong đấy lại cứ thích sang đây chơi với anh Tuấn yêu cơ. Hư nào :p :p :p :D


:x
 
k, hư quá, nhưng em Quỳnh xem hộ chị hai cái articles này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào nhé, hy vọng một nhà báo tương lai sẽ không nhầm như bọn ngoại giới em nhỉ :)) .
 
Công nhận chị nói đúng thật. Em cũng đã biết nhiều nghề nhưng mê nhất là nghề PR mặc dù mới chỉ được làm quen với nó cách đây 1 năm. Em thấy nó thực sự tuyệt vời và hình như càng ngày càng có nhiều người đam mê nghề này.
Tiếc là ở VN chưa có 1 trường lớp cụ thể nào dạy về nghề này nên nghề này cũng chưa thực sự phát triển.
 
Cho em hỏi:
1. Tố chất của người hoạt động trong PR
2. Các chiến lược chung về PR của các doanh nghiệp (nhỏ, lớn)
3. Cấu trúc của PR department
4. Làm sao để đánh giá hoạt động của PR (tách biệt với hiệu quả của các bộ phận khác)
Chị Thảo chỉ nhắc đến giám đốc PR, vậy có nhân viên PR ko, và có được tiêu tiền không :D
 
Trịnh Xuân Dũng đã viết:
Cho em hỏi:
Chị Thảo chỉ nhắc đến giám đốc PR, vậy có nhân viên PR ko, và có được tiêu tiền không :D

Nhân viên PR có chứ, gọi là nghề thì đâu chẳng có trên dưới, và nhân viên cũng là một cái máy xay tiền của cơ quan, tất nhiên... xay một cách... hiệu quả
 
Quan trọng là đánh giá hiệu quả của các hoạt động PR bằng những tiêu chí nào (!?)
 
Trịnh Xuân Dũng đã viết:
Quan trọng là đánh giá hiệu quả của các hoạt động PR bằng những tiêu chí nào (!?)

Hiệu quả đầu tiên là tăng doanh số bán ra, :)) :))
 
Làm sao để biết chắc việc tăng doanh số bán ra là do hiệu quả của công tác PR mà không phải là do các yếu tố khác? Các chỉ số nào sẽ được sử dụng để đánh giá? Phương pháp đánh giá (ví dụ như ANOVA, questionaire, customer feedback etc.)?

PS. Câu hỏi này chờ thỏ chị giải đáp, đề nghị thỏ em không nói leo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tiện đây, em hỏi các anh các chị xem có thể giúp em được không. Em đang có 1 đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến PR dưới góc nhìn của báo chí. Anh chị nào biết những tài liệu gì hay có thể chỉ cho em được không ạ ? À, em nghiên cứu PR - phần Tổ chức sự kiện nhé ạ ;). Anh chị nào biết giúp em :D:p. Thanks :*

:x
 
Hà Đăng Sơn đã viết:
Làm sao để biết chắc việc tăng doanh số bán ra là do hiệu quả của công tác PR mà không phải là do các yếu tố khác? Các chỉ số nào sẽ được sử dụng để đánh giá? Phương pháp đánh giá (ví dụ như ANOVA, questionaire, customer feedback etc.)?

PS. Câu hỏi này chờ thỏ chị giải đáp, đề nghị thỏ em không nói leo.

Nếu theo các phương pháp đánh giá thì... có nhiều lắm, nhưng một trong các phương pháp dùng trong PR là .... Communications.... mà dính đến Communications thì thỏ em trả lời mới chính xác được... chờ nhà thỏ em nhá. . . :))
 
Công nhận chị nói đúng thật. Em cũng đã biết nhiều nghề nhưng mê nhất là nghề PR mặc dù mới chỉ được làm quen với nó cách đây 1 năm. Em thấy nó thực sự tuyệt vời và hình như càng ngày càng có nhiều người đam mê nghề này.
Tiếc là ở VN chưa có 1 trường lớp cụ thể nào dạy về nghề này nên nghề này cũng chưa thực sự phát triển.
Hình như ở Việt Nam cũng có vài chỗ dạy rồi đó
Trung tâm Đào tạo Thames ở NGuyễn Thái học thì phải...
Mà nè... Sao em lại làm quen được với nó vậy ???
 
Thế ở nước ngoài, ngàng đào tạo PR nó gọi là ngành gì hở các anh chị? Chẳng nhẽ vẫn xếp chung vào Business hay Marketing à?
Có anh chị nào học Ngoại Thường thì ới em 1 tiếng nhé! Thanks!
 
PR là public relation.
Em muốn học cái này thì có thể chọn học về marketing, communication đều được. Có khi các chuyên ngành báo chí cũng đào tạo thêm về ngành này.
Thực ra thì PR là một phần trong hoạt động mar của doanh nghiệp, chi tiết hơn chính là một trong các hoạt động communication của doanh nghiệp (trong đó communication có cả quảng cáo) với quảng đại quần chúng mà trong đó có một loạt các target mà doanh nghiệp muốn nhắm tới.

Thế nên nếu nói đến hiệu quả nó được tính theo: các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp cho hoạt động PR thường ví dụ như: hình ảnh tạo dựng doanh nghiệp đối với người tiêu dùng tiềm năng, chính phủ, nhà đầu tư....NGười làm PR siêu lắm nhiều khi không chỉ đào tạo mới có, họ còn có khi xoay chuyển được cả tình thế doanh nghiệp lúc lâm vào các khó khăn gây ra do tin tức đến quần chúng bị sai lệch, phản ứng của người làm PR lúc đó và sự cố vấn của họ đến ban giám đốc là rất có giá trị.

Còn việc tính toán hiệu quả bằng phương pháp nào thì tùy theo objectif rồi mới tính đến tét gì :)
 
Back
Bên trên