Game - Chỉ là giải trí - 1 bài viết nên đọc

Tạ Nam Anh
(Blueghost)

Thành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/forum
Báo game là cải gamethu.net có mục Câu chuyện game là ổn nhất, hôm nay lại nhặt được 1 article khá hay để dịch. Mình nghĩ là mọi người yêu game cũng nên đọc qua cho biết. Có thể cái nhìn chưa thật sự khách quan, nhưng ít ra hơn những bài báo chỉ biết chỉ ra cái xấi của game :D Bài hơi dài, mọi người cố gắng đọc hết là tốt nhất :D Đoạn cuối khá tâm đắc.


Game: 'Đơn giản tôi là một hình thức giải trí'

Đã không ít người nhăn mặt hay lắc đầu khi nghe đến chuyện chơi game. Vậy game là gì một thứ gì đó xấu xa đẩy trẻ em vào thế giới bạo lực hay là một phương tiện giải trí mới giống như phim ảnh và âm nhạc, là công cụ dạy học hữu ích? Câu trả lời là tất cả những điều đó đều ẩn chứa trong trò chơi điện tử.


Những cảnh bạo lực có thể gây tác động xấu...

Game đã chuyển mình từ một hoạt động nhỏ nhoi khoảng vài năm trước để trở thành ngành giải trí tầm cỡ. Các trò chơi video càng ngày càng giống như màn bạc với những hình ảnh "thật như cuộc sống", những cốt truyện ly kỳ và thậm chí là cả những diễn viên nổi tiếng. Các loại máy chơi game thế hệ mới mà Microsoft, Sony và Nintendo sắp xuất xưởng sẽ làm nóng lên cuộc tranh cãi về hoạt động sản xuất game, chơi game và ảnh hưởng của nó tới xã hội khi ngành công nghiệp này cố gắng vươn dài cánh tay của mình đến bộ phận khách hàng mới và các đối thủ sẽ càng "soi mói" nhau nhiều hơn. Các loại máy chơi game thực sự là những máy tính mạnh nhất trên thế giới và máy thế hệ mới sẽ hứa hẹn mang lại những khả năng thể hiện đồ hoạ, âm thanh, độ trơn tru trong hành động của nhân vật... Chính điều này sẽ khiến cho game trở nên giàu sức sống và thuyết phục những người còn nghi ngờ về việc game sẽ trở thành hoạt động giải trí chủ yếu trong tương lai.

Vừa rồi, thế giới game trải qua một cơn sóng gió khi những cảnh khiêu dâm được giấu trong trò chơi Grand Theft Auto: San Andreas bị phát hiện ra bằng phần mềm Hot Coffee của giới chỉnh sửa (modder). Nghị sỹ Hillary Clinton và nhiều chính trị gia trong nghị viện Mỹ đã kêu gọi các nhân viên điều tra liên bang xem xét vụ này. Bà buộc tội trò chơi video đã "đánh cắp sự thơ ngây của con trẻ" và "khiến cho công việc làm cha làm mẹ khó khăn hơn bao giờ hết".

Và kết quả là San Andreas đã bị xếp lại phân loại độ tuổi từ M (chỉ dành cho tuổi 17 trở lên) sang AO (chỉ dành cho tuổi 18 trở lên và bị cấm bán ở rất nhiều cửa hàng). Trước đó, các game như Narc (mô tả việc dùng ma tuý) và 25 to Life (mô tả cuộc đọ súng giữa cảnh sát và cướp) cũng đã bị các chính trị gia chỉ trích.

Nhưng một điều mỉa mai là Grand Theft Auto lại khơi lên cuộc tranh cãi về ảnh hưởng của trò chơi điện tử khi ngành này sắp sửa chuẩn bị triển khai chương trình tiếp thị lớn chưa từng có cho thế hệ máy chơi game mới.

Theo điều tra xã hội học, thái độ của mọi người đối với game phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi. Ví dụ, tại Mỹ, một nửa dân số chơi game nhưng phần lớn (76%) đều dưới 40. Cả thế hệ đang bắt đầu chơi game là trẻ em vẫn tiếp tục chơi. Độ tuổi trung bình của người chơi game tại Mỹ là 30. Nhiều người là "dân bản địa của thế giới số" vì khi sinh ra đã được bao bọc bằng công nghệ. Còn những người già hơn thì là "dân nhập cư của thế giới số" vì họ phải tìm mọi cách để thích nghi với các phương tiện kỹ thuật số mới mẻ.

Họ đã học cách sử dụng công nghệ như Internet và điện thoại di động nhưng khá ít người đến với trò chơi video. Bản thân từ "game" đã gây bối rối cho họ vì họ cho rằng đây là trò trẻ con.

"Đây là khoảng cách thế hệ", Gerhard Florin, Giám đốc chi nhánh châu Âu của Electronic Arts, nhận định. "Nhiều người chưa từng chơi game, thế mà họ lại buộc tội cho hàng triệu người đang chơi game là bạo lực hay xấu xa". Những "cư dân" của thế giới kỹ thuật số từng chơi game từ thuở bé chỉ coi đó là một hình thức giải trí như phim ảnh hay âm nhạc. Còn những "cư dân" lớn tuổi đã có con có cháu vẫn đang vui đùa với lũ trẻ bằng các trò chơi.

Ngành công nghiệp game đang cố gắng lấp đầy khoảng cách này bằng việc thiết kế những game có khả năng hấp dẫn những người chưa từng chơi và khuyến khích những người ít chơi. Một số hãng đã thay thế bộ điều khiển game thường thấy bằng các thiết bị đầu vào thú vị hơn như microphone để người chơi hò hét trong game, như camera để nhảy múa và chơi những game hành động, thậm chí là cả trống để đánh. Ngoài ra, họ còn chú ý nhiều hơn đến nữ giới - một lực lượng rất thích chơi các game nhẹ nhàng như The Sims, người cao tuổi - thế hệ thích các trò chơi bài và những người chỉ muốn chơi game trong thời gian ngắn.

Tóm lại là ngành game đang nỗ lực hết sức để sản phẩm của mình ngày càng hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, do "khoảng cách thế hệ", do những lo ngại xuất phát từ nhiều vụ scandal vừa qua, ngành game phải làm rất nhiều việc để thay đổi hình ảnh của chính mình.

Dư luận cho rằng bạo lực trong game rất khác so với bạo lực trong phim ảnh vì đối với game, người chơi sẽ "trực tiếp" thực hiện những hành vi bạo lực ấy, còn xem phim cũng chỉ là sự chứng kiến mang tính thụ động. Nhưng các nghiên cứu về game và tính bạo lực trong game lại đưa ra những kết quả trái ngược nhau và chưa đi đến thống nhất .

Các nghiên cứu mới dừng lại ở những tác động ngắn hạn của việc chơi game và chưa có công trình nào theo dõi sát sao những ảnh hưởng lâu dài của game đối với người chơi. Dmitri Williams, chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng của game tại trường đại học Illinois, cho biết rất khó nói được điều gì mang tính tổng quát về "việc chơi game" trong khi có hàng nghìn trò chơi với hàng chục thể loại như hiện nay. Điều này chẳng khác gì đánh giá các chương trình truyền hình, phát thanh và phim ảnh là như nhau. Do đó, cần có những công trình nghiên cứu dài hơi hơn đối với từng thể loại trò chơi cụ thể thì mới rút ra được kết luận.

Điều này đang bắt đầu hình thành. Williams đã tập trung vào nghiên cứu trò chơi trực tuyến (MMORPG) Asheron's Call 2, trong đó người chơi phải thám hiểm một thế giới tưởng tượng, giết quái vật và ghi điểm. "Đây là trò chơi bạo lực hơn các game bạo lực thông thường và gây ra nhiều ảnh hưởng hơn", nghiên cứu nhấn mạnh.

Hai nhóm đối tượng đã được đưa vào cuộc khảo sát này. Một là những người chưa bao giờ chơi game MMORPG và một nhóm chưa bao giờ chơi game video. Nhóm thứ nhất được cho chơi game trong vòng một tháng, trung bình mỗi ngày 2 giờ, còn nhóm thứ hai là nhóm đối chiếu (control group). Tất cả những người tham gia đều được kiểm tra về "tần suất" của những hành vi "hung hăng" trong thời gian đó.

Nhưng kết quả lại cho thấy rằng những người chơi game cũng không tỏ ra "hung hăng" hơn so với nhóm đối chiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng họ cần thêm thời gian và công sức để đánh giá ảnh hưởng của các thể loại trò chơi khác như những game bắn giết và bạo hành kiểu "xã hội đen" như Grand Theft Auto. Tất cả các trò chơi đều không giống nhau và kết luận chỉ có thể rút ra khi các nghiên cứu chi tiết hơn được tiến hành.

Nhưng theo cuốn sách Everything Bad Is Good for You của Steven Johnson, việc chơi game hiện nay đã phổ biến đến nỗi nếu nó thực sự làm cho con người bạo lực hơn thì cần phải có bằng chứng rõ ràng. Ông nhấn mạnh rằng tại nước Mỹ tội phạm bạo lực đã thực sự giảm xuống trong những năm 90, đúng lúc việc chơi game đang gia tăng. Tất nhiên, có thể là tình hình tội phạm cũng sẽ giảm nếu nước Mỹ không chơi game nhiều như thế; hơn nữa, việc chơi game cũng không biến nước Mỹ thành một nơi bạo lực hơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều game khá phức tạp về mặt "đạo đức", cho phép người chơi có quyền chọn lựa vào phe Thiện hay Ác và quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trò chơi.

Ví dụ, trong Black & White, người chơi phải nuôi một sinh vật có những đặc tính thiện hoặc ác do chính họ lựa chọn. Một số game dựa theo phim Star Wars cũng yêu cầu game thủ chọn phe "thiên thần" hay "bóng tối". Nhưng gây sốc nhất là Halo 2, trò chơi bắn giết ăn khách nhất, đã cho người chơi cơ hội nhập vai một thế lực ngoài hành tinh để xả đạn vào loài người.

Tuy nhiên, ngay cả những game không có nội dung giáo dục như thế cũng khiến người chơi phải học hỏi rất nhiều thứ, luyện tập các kỹ năng ra quyết định, giải quyết các tình huống, phát triển các chiến lược, "cầu viện" bè bạn trên mạng khi gặp khó khăn. Có thể nói bài học "giải quyết tình huống" ẩn chứa trong mỗi trò chơi tương tự như phần chìm của tảng băng trôi mà những người không chơi game không nhận ra được.


Sim City - trò chơi mô phỏng xây dựng thành phố.

Nhưng tất nhiên chủ đề trong game mới thực sự là điều quan trọng. Những trò chơi có định hướng cụ thể như Sim City hay Rollercoaster Tycoon rất hữu ích cho ngành giáo dục vì nó giúp người chơi hiểu được cách thức hoạt động của các mô hình kinh tế và xu hướng phát triển của những mô hình đó nếu ưu tiên một khía cạnh nào đó. Ví dụ như trong Sim City, bạn sẽ thấy việc dành ngân quỹ cho ngành y tế không bao giờ là đủ hay cách tốt nhất để thúc đẩy kinh tế phát triển là giảm thuế...

Game có thể được áp dụng theo nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ như Tim Rylands, giáo viên tiểu học người Anh, vừa mới nhận được giải thưởng của ngành giáo dục nước này khi dạy học sinh kỹ năng viết văn bằng trò chơi điện tử.

Ngoài ra, game còn được dùng trong lĩnh vực đào tạo các kỹ năng kinh doanh. Trong Got Game, cuốn sách do trường Harvard ấn hành, tác giả John Beck và Mitchell Wade đã nhận định rằng việc chơi game có tác dụng rất tốt trong quá trình đào tạo. Sinh viên được phát triển các kỹ năng hoàn thành vô số nhiệm vụ, giải quyết tình huống, đánh giá mức độ rủi ro, linh hoạt với các thay đổi và có xu hướng dám chấp nhận thất bại và tận dụng mọi cơ hội để làm lại từ đầu.

Lực lượng phi công cũng đã được đào tạo bằng game mô phỏng bay từ nhiều năm nay. Và loại trò chơi mô phỏng này còn được áp dụng cho các binh lính và y bác sỹ luyện tập trong các tình huống hiểm nghèo. Các công ty như IBM hay Nokia cũng đào tạo những nhân viên mới bằng trò chơi điện tử. PricewaterhouseCoopers đã thiết lập một mô hình để hướng dẫn các nhân viên kiểm toán mới về những vấn đề tài chính. Thực sự, việc thuyết phục lãnh đạo công ty áp dụng hình thức mới mẻ này không hề dễ dàng, nhưng khi họ đã nhận ra tác dụng của game thì họ coi đây là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao.

Như vậy, game tốt hay xấu? Thật ra, trò chơi điện tử cũng giống như mọi loại hình giải trí khác như sách báo, phim ảnh, âm nhạc, Internet... Tất cả đều có thể được dùng để miêu tả những cảnh bạo lực hay khiêu dâm, nhưng chúng cũng có thể được dùng để giáo dục và truyền thông.

Giống như nhạc rock 'n' roll hồi thập kỷ 50, trò chơi điện tử được giới trẻ cuồng nhiệt đón nhận và bị người già phản đối. Khi người trẻ già đi và người già mất đi thì sự ra đời của game những thập kỷ sau đó lại được đón nhận và bị chỉ trích. Đơn giản đó là một hình thức giải trí mới và mỗi cái mới đều khơi nguồn cho những cuộc bàn luận không bao giờ dứt.

Lam Ngọc (theo Economist)

Theo Gamethu.net
http://gamethu.net/News/Chuyen-game/2005/09/3B9ACCA6/
 
đau đầu quá làm viên thuốc an thần
 
ặc ! dài quá ! khó đọc ! nhưng mà cũng đúng ! giải trí thôi ! tớ bỏ rồi nhá ! đừng rủ rê tớ nữa :D
 
Hehe, trông dài thế thôi, văn phong tây dắt truyện tốt lắm, đọc loáng là hết :p
 
Có bọn chọc artilce rồi dịch thế này cũng hay :D nhiều cái hay chỉ mình biết, ngại dịch => ko share được.

http://gamethu.net/News/Chuyen-game/2005/09/3B9ACD9D/
Khoảng cách thế hệ ngay trong giới Gamers, đáng tiếc là mình ko thuộc nhóm đông đảo :D
 
Đề tài này bị tranh cãi lâu rồi,rồi vẫn không đến đâu,công nhận đúng đoạn này:
...Giống như nhạc rock 'n' roll hồi thập kỷ 50, trò chơi điện tử được giới trẻ cuồng nhiệt đón nhận và bị người già phản đối. Khi người trẻ già đi và người già mất đi thì sự ra đời của game những thập kỷ sau đó lại được đón nhận và bị chỉ trích. Đơn giản đó là một hình thức giải trí mới và mỗi cái mới đều khơi nguồn cho những cuộc bàn luận không bao giờ dứt.
 
ngoài lề phát ! avatar em Minh đẹp vãi :))
 
Tóm lại là có lợi, có hại, chẳng có gì khác biệt cả!
 
Nhưng bao nhiêu người nghĩ nó đơn giản thế :p Trò chơi điện tử = mất thời gian vô ích. Trong khi những loại hình giải trí khác lại được coi trọng. Cái này bất công thấy rõ, nhưng căn bản là bao nhiêu người thấy rõ :p Hay chỉ có người chơi game thấy thế.
 
Chơi điện tử,
Em chơi điện tử 12-13 năm nay (Tình từ hồi có máy 4 nút:D)
Có thấy mình làm sao đâu, hoàn toàn bình thường :D
 
Bác Hòa nói câu chí lí,em chơi từ 14 năm nay rồi,vấn đề là ở phạm trù cá nhân,ai kiểm soát được bản thân tốt hay không thôi!:)
 
Tạ Nam Anh đã viết:
Nhưng bao nhiêu người nghĩ nó đơn giản thế :p Trò chơi điện tử = mất thời gian vô ích. Trong khi những loại hình giải trí khác lại được coi trọng. Cái này bất công thấy rõ, nhưng căn bản là bao nhiêu người thấy rõ :p Hay chỉ có người chơi game thấy thế.
Người ta nghĩ thế thì kệ người ta thôi, còn mình thì ko để chuyện chơi game ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc được, rồi người ta sẽ thấy rằng game sẽ trở thành công cụ giải trí chủ yếu trong tương lai thôi.
 
Trần Tuấn Anh đã viết:
Người ta nghĩ thế thì kệ người ta thôi, còn mình thì ko để chuyện chơi game ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc được, rồi người ta sẽ thấy rằng game sẽ trở thành công cụ giải trí chủ yếu trong tương lai thôi.
Kệ thế nào được. Ko được ai chấp nhận thì liệu có gaming scene đúng nghĩa ko ? Cái mà ông anh Lara bên CS muốn nhất cũng là thay đổi cái nhìn người ta với CS. Chứ skill chỉ là cá nhân,cộng đồng ko mạnh, khó phát triển lắm.

Điều quan trọng là, tuổi trẻ, đừng chờ rồi bảo "sẽ đến lúc", hãy thử làm đi :D có thể ko có kết quả nhưng ko phải là ko thu lượm được gì :)

P.S.: TV bây giờ khá nhể, có cả ku vào CK . T-Rex?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trời nhưng mà làm gì hả anh, về món CS này em có quảng cáo rồi đấy chứ, nhưng trong số khoảng chục người thì chỉ có đúng 1 anh chơi thôi, đơn giản vi cài rắc rối, phần lớn lại chơi ở ngoài hàng nên ko đc cài vào máy người khác, thuyết phục chủ hàng thì họ ko chịu vì cài chẳng ai chơi 8-|
Mà em noteam, ko biết em có đc vào de@gle ko nữa 8-}
 
--Dài nhưng dễ hiểu. Tóm lại là đang có 2 ý kiến trái ngược về việc chơi game. Game cũng chỉ là 1 hình thức giải trí thôi, nếu cho những người lớn tuổi chơi những game nhẹ nhàng như The Sim thì họ sẽ thay đổi ý kiến ngay, khoái game là đằng khác.

--Tức cười :)), hồi trước "bà già" nhà em cấm em chơi game và quan niệm rằng :" Những hình ảnh xanh đỏ tím vàng lòe loẹt là game" :)):)), pó tay
 
Đặng Quốc Nam đã viết:
Tóm lại là có lợi, có hại, chẳng có gì khác biệt cả!
Tùy game,nói chung thì game cũng luyện cho mình cái tính kiên nhẫn với lại nhanh tay nhanh mắt...Còn Hoa cũng ghét game lắm vì trong gane,người ta hay nói tục lắm:(( :(( :((
 
Dạ...ngày trước,em thấy cháu nào bên hàng xóm ngồi đánh điện tử...Hoa tưởng nó chơi mario hay teris gì dó...Hoá ra là chơi gun bound...mà ghê..Hoa tí ngã ngửa...lên rìu chiến bạc...HOạ shock luôn!mà nhìn nó chơi!!+ nói chuyện,nghe toàn giọng game à...nghĩa là rất tục tĩu!!!
 
Back
Bên trên