Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)
Điều hành viên
Gửi 1 bài viết cũ nhân dịp Nga Đào sinh nhật nhỉ?
L.
===========
Ca khúc đi cùng năm tháng
"Forever Young", bài ca của tuổi thanh xuân vĩnh hằng
Forever young, I want to be forever young
Do you really want to live forever, forever and ever
(Trẻ mãi, giá như ta trẻ mãi!
Ai không muốn bất diệt trường tồn?)
Một đêm nào đó, trằn trọc, thao thức, bạn hãy thử nghe lại một bài ca ra đời cách đây 20 năm, về nghĩa lý của cuộc sống, về thân phận con người, nhỏ nhoi và ngắn ngủi trước cái mênh mông và bất tận của thời gian. Bạn sẽ chìm đắm trong hoài niệm của tuổi trẻ, của những năm tháng đã qua và không bao giờ trở lại; bạn cũng có thể tự vấn xem, bạn đã và chưa làm được gì trong cuộc đời ngắn ngủi mà bạn đã sống... Mãi mãi tuổi thanh xuân, phải chăng đó là điều bạn muốn?
Nếu như vậy, thì "Forever Young" (Tuổi thanh xuân vĩnh hằng) của "Alphaville" sẽ là ca khúc của bạn!
*
"Alphaville", cái tên có thể ít nói lên điều gì với thế hệ 8x ngày nay, hoặc 5x thuở xưa. Nhưng với những ai trưởng thành vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước và ít nhiều quan tâm đến âm nhạc quốc tế, nhắc đến ban nhạc này, hẳn sẽ nghĩ đến ít nhất là 3 bản nhạc thuộc hàng Top thời bấy giờ: "Big In Japan", "Sounds Like A Melody" và nhất là "Forever Young", ca khúc được coi là không thể thiếu trong những dịp hội hè, dạ vũ thời những năm 80.
Khởi đầu từ năm 1981, khi Marian Gold và Bernhard Lloyd gặp nhau và cùng chơi nhạc ở Berlin, năm 1983, cặp Gold & Lloyd được bổ sung thêm thành viên thứ ba là Frank Mertens. Thoạt đầu, 3 chàng trai người Đức chơi nhạc dưới cái tên "Forever Young", trùng tên một ca khúc mà Gold đã sáng tác từ năm 1982. Sau đó, trước khi ra đĩa nhạc đầu cũng mang tựa đề "Forever Young" (năm 1984), họ đổi tên ban nhạc thành "Alphaville" và thành công vang dội của đĩa nhạc này đã đưa 3 chàng trai lên hàng những đại diện sáng giá của thể loại Pop - thập niên 80.
Từ dạo đó, "Alphaville" còn ra được một số album được giới chuyên môn đánh giá tương đối cao, như "Afternoons In Utopia" (1986) hay "Prostitute" (1994), nhưng thực ra chỉ còn Marian Gold ở lại chung thủy trong ban nhạc sau rất nhiều thay đổi. Marian Gold cùng "Alphaville" "đời mới", kỳ thực là một ban nhạc đệm cho anh, cũng đã đến Hungary hai lần vào năm 2002 và 2004; mặc dù giới yêu nhạc đánh giá anh vẫn còn giữ được ngọn lửa của thời "hồng hoang" 1984, song người ca sĩ trụ cột này của "Alphaville", tác giả "Forever Young", cũng phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời gian. Từ một ca sĩ trẻ trung với gương mặt thanh tú như thiếu nữ, với chất giọng và phong cách có thể dễ dàng chinh phục hàng chục ngàn người hâm mộ trong một đêm diễn, người đàn ông vóc dáng khắc khổ vì thời gian ấy, đã phải "gồng mình" chơi nhạc hết sức để "tìm lại thời gian đã mất" trước một cử tọa nhỏ, lèo tèo, cho đến phút cuối mới may mắn đạt con số gần hai ngàn người, tại một phòng nhỏ ở Cung thể thao Debrecen (Hungary)!
Nếu có một điều an ủi được Marian Gold, hẳn đó là giây phút kỳ diệu, khi toàn thể cử tọa Hung đã cùng anh hát "Forever Young" như một hoài niệm về những ngày xưa tháng cũ!
*
Một bài viết ngắn, hẳn nhiên, không thể nói lên được cái hay của một ca khúc. Tuy nhiên, có thể nói rằng, "Forever Young" đã mang trong mình những lời ca, ý nhạc trong trẻo và tinh khôi, về tuổi thanh xuân, về nhân thế, về ước vọng mãi mãi trường tồn, của hàng loạt nhạc phẩm có nội dung tương tự rất thân quen với Việt Nam, kể từ "When We're Young" (nhạc Johann Strauss) thở nào:
Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi
[...] Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.
("Khúc hát thanh xuân", lời Việt của Phạm Duy)
cho đến "All I heve to do is dream" (của "The Everly Brothers", 1957):
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời
(Chớ có quên...)
Khi ta 20, yêu thương có trong ta chơi vơi
Nghe trong tim hát lên bao câu ca
Chứa chan ngập tràn đầy niềm vui,
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời
(Chớ có quên...)
Khi ta 20, ta yêu gió, yêu mây xa xôi,
Ta yêu sông nước mêng mong muôn nơi
Đó đây ngập tràn đầy niềm vui,
Lòng nhớ muôn đời...
Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, khi 20 20,
Toàn là niềm vui trong lòng
Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, ước gì
Được sống mãi tháng năm mộng mơ ...
Khi ta 20, ta mong ta nhớ khi ta 20
Ta luôn ghi nhớ môi hôn đam mê
Ngất ngây ngập tràn đầy niềm vui
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời...
("Khi ta hai mươi", lời Việt của Trường Kỳ)
"Forever Young", đâu đây, cũng gợi nhớ tiếng hát khắc khoải và vang vọng của Freddie Mercury trong ca khúc "Who wants to live forever", sáng tác của cây guitare Brian May. Một con người ham muốn và tràn trề sức sống như chàng ca sĩ ban nhạc "Queen", mà vội ra đi trong căn bệnh AIDS quái ác của thế kỷ, phải chăng, để chóng về với cuộc sống vĩnh hằng?
Bởi lẽ, như câu hỏi của Marian Gold, có ai thoát khỏi kiếp người để một ngày nào đó, lại trở về với cát bụi:
Some are like water, some are like the heat
Some are a melody and some are the beat
Sooner or later they all will be gone
Why don't they stay young
(Người giống như nước, kẻ khác chi lửa
Người êm dịu, nhẹ nhàng, kẻ mạnh mẽ, cuồng phong
Nhưng sớm hay muộn, họ đều ra đi
Sao họ không thanh xuân trẻ mãi?)
Câu hỏi ấy, có lẽ đã được trả lời trọn vẹn trong khổ cuối của ca khúc:
So many adventures couldn't happen today
So many songs we forgot to play
So many dreams are swinging out of the blue
We let them come true
(Bao nhiêu cuộc phiêu lưu không xảy ra
Bao nhiêu bản nhạc ta lãng quên ngày ấy
Bao nhiêu giấc mơ xanh đang nhún nhảy
Hãy biến nó thành sự thật bạn ơi!)
Dầu sao đi nữa, hãy biến mọi giấc mơ xanh thành sự thật, để khỏi cảm thấy nuối tiếc vì ta đã sống vô ích trong cõi đời này. Phải chăng, đó là thông điệp của "Forever Young", còn lại với chúng ta, những người không thể mãi mãi tuổi thanh xuân trong cuộc đời này?
L.
***
Forever Young
(Alphaville)
Let’s dance in style, lets dance for a while
Heaven can wait we’re only watching the skies
Hoping for the best but expecting the worst
Are you going to drop the bomb or not?
Let us die young or let us live forever
We don’t have the power but we never say never
Sitting in a sandpit, life is a short trip
The music’s for the sad men
Can you imagine when this race is won
Turn our golden faces into the sun
Praising our leaders we’re getting in tune
The music’s played by the madmen
Forever young, I want to be forever young
Do you really want to live forever, forever and ever
Some are like water, some are like the heat
Some are a melody and some are the beat
Sooner or later they all will be gone
Why don’t they stay young
It’s so hard to get old without a cause
I don’t want to perish like a fading horse
Youth is like diamonds in the sun
And dimonds are forever
So many adventures couldn’t happen today
So many songs we forgot to play
So many dreams are swinging out of the blue
We let them come true
(Gold, 1982)
L.
===========
Ca khúc đi cùng năm tháng
"Forever Young", bài ca của tuổi thanh xuân vĩnh hằng
Forever young, I want to be forever young
Do you really want to live forever, forever and ever
(Trẻ mãi, giá như ta trẻ mãi!
Ai không muốn bất diệt trường tồn?)
Một đêm nào đó, trằn trọc, thao thức, bạn hãy thử nghe lại một bài ca ra đời cách đây 20 năm, về nghĩa lý của cuộc sống, về thân phận con người, nhỏ nhoi và ngắn ngủi trước cái mênh mông và bất tận của thời gian. Bạn sẽ chìm đắm trong hoài niệm của tuổi trẻ, của những năm tháng đã qua và không bao giờ trở lại; bạn cũng có thể tự vấn xem, bạn đã và chưa làm được gì trong cuộc đời ngắn ngủi mà bạn đã sống... Mãi mãi tuổi thanh xuân, phải chăng đó là điều bạn muốn?
Nếu như vậy, thì "Forever Young" (Tuổi thanh xuân vĩnh hằng) của "Alphaville" sẽ là ca khúc của bạn!
*
"Alphaville", cái tên có thể ít nói lên điều gì với thế hệ 8x ngày nay, hoặc 5x thuở xưa. Nhưng với những ai trưởng thành vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước và ít nhiều quan tâm đến âm nhạc quốc tế, nhắc đến ban nhạc này, hẳn sẽ nghĩ đến ít nhất là 3 bản nhạc thuộc hàng Top thời bấy giờ: "Big In Japan", "Sounds Like A Melody" và nhất là "Forever Young", ca khúc được coi là không thể thiếu trong những dịp hội hè, dạ vũ thời những năm 80.
Khởi đầu từ năm 1981, khi Marian Gold và Bernhard Lloyd gặp nhau và cùng chơi nhạc ở Berlin, năm 1983, cặp Gold & Lloyd được bổ sung thêm thành viên thứ ba là Frank Mertens. Thoạt đầu, 3 chàng trai người Đức chơi nhạc dưới cái tên "Forever Young", trùng tên một ca khúc mà Gold đã sáng tác từ năm 1982. Sau đó, trước khi ra đĩa nhạc đầu cũng mang tựa đề "Forever Young" (năm 1984), họ đổi tên ban nhạc thành "Alphaville" và thành công vang dội của đĩa nhạc này đã đưa 3 chàng trai lên hàng những đại diện sáng giá của thể loại Pop - thập niên 80.
Từ dạo đó, "Alphaville" còn ra được một số album được giới chuyên môn đánh giá tương đối cao, như "Afternoons In Utopia" (1986) hay "Prostitute" (1994), nhưng thực ra chỉ còn Marian Gold ở lại chung thủy trong ban nhạc sau rất nhiều thay đổi. Marian Gold cùng "Alphaville" "đời mới", kỳ thực là một ban nhạc đệm cho anh, cũng đã đến Hungary hai lần vào năm 2002 và 2004; mặc dù giới yêu nhạc đánh giá anh vẫn còn giữ được ngọn lửa của thời "hồng hoang" 1984, song người ca sĩ trụ cột này của "Alphaville", tác giả "Forever Young", cũng phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời gian. Từ một ca sĩ trẻ trung với gương mặt thanh tú như thiếu nữ, với chất giọng và phong cách có thể dễ dàng chinh phục hàng chục ngàn người hâm mộ trong một đêm diễn, người đàn ông vóc dáng khắc khổ vì thời gian ấy, đã phải "gồng mình" chơi nhạc hết sức để "tìm lại thời gian đã mất" trước một cử tọa nhỏ, lèo tèo, cho đến phút cuối mới may mắn đạt con số gần hai ngàn người, tại một phòng nhỏ ở Cung thể thao Debrecen (Hungary)!
Nếu có một điều an ủi được Marian Gold, hẳn đó là giây phút kỳ diệu, khi toàn thể cử tọa Hung đã cùng anh hát "Forever Young" như một hoài niệm về những ngày xưa tháng cũ!
*
Một bài viết ngắn, hẳn nhiên, không thể nói lên được cái hay của một ca khúc. Tuy nhiên, có thể nói rằng, "Forever Young" đã mang trong mình những lời ca, ý nhạc trong trẻo và tinh khôi, về tuổi thanh xuân, về nhân thế, về ước vọng mãi mãi trường tồn, của hàng loạt nhạc phẩm có nội dung tương tự rất thân quen với Việt Nam, kể từ "When We're Young" (nhạc Johann Strauss) thở nào:
Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi
[...] Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.
("Khúc hát thanh xuân", lời Việt của Phạm Duy)
cho đến "All I heve to do is dream" (của "The Everly Brothers", 1957):
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời
(Chớ có quên...)
Khi ta 20, yêu thương có trong ta chơi vơi
Nghe trong tim hát lên bao câu ca
Chứa chan ngập tràn đầy niềm vui,
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời
(Chớ có quên...)
Khi ta 20, ta yêu gió, yêu mây xa xôi,
Ta yêu sông nước mêng mong muôn nơi
Đó đây ngập tràn đầy niềm vui,
Lòng nhớ muôn đời...
Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, khi 20 20,
Toàn là niềm vui trong lòng
Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, ước gì
Được sống mãi tháng năm mộng mơ ...
Khi ta 20, ta mong ta nhớ khi ta 20
Ta luôn ghi nhớ môi hôn đam mê
Ngất ngây ngập tràn đầy niềm vui
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời...
("Khi ta hai mươi", lời Việt của Trường Kỳ)
"Forever Young", đâu đây, cũng gợi nhớ tiếng hát khắc khoải và vang vọng của Freddie Mercury trong ca khúc "Who wants to live forever", sáng tác của cây guitare Brian May. Một con người ham muốn và tràn trề sức sống như chàng ca sĩ ban nhạc "Queen", mà vội ra đi trong căn bệnh AIDS quái ác của thế kỷ, phải chăng, để chóng về với cuộc sống vĩnh hằng?
Bởi lẽ, như câu hỏi của Marian Gold, có ai thoát khỏi kiếp người để một ngày nào đó, lại trở về với cát bụi:
Some are like water, some are like the heat
Some are a melody and some are the beat
Sooner or later they all will be gone
Why don't they stay young
(Người giống như nước, kẻ khác chi lửa
Người êm dịu, nhẹ nhàng, kẻ mạnh mẽ, cuồng phong
Nhưng sớm hay muộn, họ đều ra đi
Sao họ không thanh xuân trẻ mãi?)
Câu hỏi ấy, có lẽ đã được trả lời trọn vẹn trong khổ cuối của ca khúc:
So many adventures couldn't happen today
So many songs we forgot to play
So many dreams are swinging out of the blue
We let them come true
(Bao nhiêu cuộc phiêu lưu không xảy ra
Bao nhiêu bản nhạc ta lãng quên ngày ấy
Bao nhiêu giấc mơ xanh đang nhún nhảy
Hãy biến nó thành sự thật bạn ơi!)
Dầu sao đi nữa, hãy biến mọi giấc mơ xanh thành sự thật, để khỏi cảm thấy nuối tiếc vì ta đã sống vô ích trong cõi đời này. Phải chăng, đó là thông điệp của "Forever Young", còn lại với chúng ta, những người không thể mãi mãi tuổi thanh xuân trong cuộc đời này?
L.
***
Forever Young
(Alphaville)
Let’s dance in style, lets dance for a while
Heaven can wait we’re only watching the skies
Hoping for the best but expecting the worst
Are you going to drop the bomb or not?
Let us die young or let us live forever
We don’t have the power but we never say never
Sitting in a sandpit, life is a short trip
The music’s for the sad men
Can you imagine when this race is won
Turn our golden faces into the sun
Praising our leaders we’re getting in tune
The music’s played by the madmen
Forever young, I want to be forever young
Do you really want to live forever, forever and ever
Some are like water, some are like the heat
Some are a melody and some are the beat
Sooner or later they all will be gone
Why don’t they stay young
It’s so hard to get old without a cause
I don’t want to perish like a fading horse
Youth is like diamonds in the sun
And dimonds are forever
So many adventures couldn’t happen today
So many songs we forgot to play
So many dreams are swinging out of the blue
We let them come true
(Gold, 1982)
Chỉnh sửa lần cuối: