Lương Kiến Quốc
(KKKK)
Thành viên danh dự
Hôm nay trong lớp chúng tôi thảo luận về vấn đề Ethic & Business Ethic. Dựa vào quan điểm các cá nhân chúng tôi đi đến 1 kết luận chung:
Ethics: A code of conduct that based on the common morals values and beliefs of society that guide our daily behaviours
Business Ethics: A (written or unwritten) code of conduct for business actions/operations that based on the common morals values and beliefs of society and above the financial goal
Và theo đó chúng tôi, đưa ra các vấn đề để thảo luận.
Khi thảo luận tôi đưa ra 2 vấn đề:
Thứ 1: Đạo đức (ethics) và luật (law/regulation) cái nào được ưu tiên trong nguyên tắc xử sự. Bạn cho rằng luật được ưu tiên ? Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bị cho rằng vi phạm đạo đức kinh doanh thì sự tin tưởng của khách hàng và đối tác sẽ suy giảm nghiêm trọng. Lấy trường hợp của Yahoo (HK) gần đây, khi tiết lộ thông tin khách hàng cho chính phủ TQ. Và hàng loạt lời kêu gọi tẩy chay cũng như là phàn nàn từ khắp nơi. Họ cho rằng như vậy là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo vệ sự riêng tư (privacy) của khách hàng. Công bằng mà nói cũng thật khó xử cho Yahoo HQ. Có lẽ họ đã thảo luận vấn đề này rất kỹ càng rồi mới đưa ra quyết định. Theo tôi, họ đã đánh giá sự mất mát nào là nghiêm trọng hơn; Yahoo không muốn đánh mất thị trường [có tiềm năng] lớn nhất thế giới này và họ cho rằng đối với họ thị trường này lớn hơn lòng tin của [một số] khách hàng.
Thứ 2: Nguyên tắc xử sự (code of conducts) của một tập đoàn đa quốc gia có thay đổi theo từ chi nhánh hay không? Như định nghĩa đưa ra: nguyên tắc xử sự được hình thành từ các giá trị văn hóa tư tưởng, cho nên ở mỗi quốc gia thì giá trị đó hoàn toàn khác nhau và thậm chí đối lập. Liệu các tập đoàn đa quốc gia, họ có các nguyên tắc khác nhau cho từng chi nhánh hay kô theo kiểu “Nhập gia tùy tục” hay sử dụng một nguyên tắc chung ? Người hướng dẫn bảo “NO”. Nhưng quan điểm của tôi là có thể. Đầu tiên lấy trường hợp của HSBC. Hãy xem slogan của họ “The world’s local bank”. Điều đó cho thấy quan điểm “nhập gia tùy tục” của họ nằm ngay trong khẩu hiệu. Kế tiếp là trường hợp của Yahoo HK. Tôi cho rằng với quan điểm người Á Đông, sự riêng tư (privacy) không thực sự quan trọng thì Yahoo HK cho rằng điều đó với họ [người châu Á - ngay cả ở VN] là kô vi phạm nguyên tắc xử sự chung của xã hội. Cuối cùng trường hợp của vô số các tập đoàn lớn khác khi xâm nhập thị trường châu Á. Hối lộ / bribery: là một từ đại tối kỵ ở các nước tư bản phương Tây. Họ cho rằng dưới bất cứ hình thức nào điều này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xử sự. Tuy nhiên, khi xâm nhập thị trường Á Đông họ sẵn sàng có những buổi “ăn nhậu” để đạt được mục đích. Các buổi này được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và HQ cũng thậm chí bỏ qua [ignores] để đạt được mục đích xâm nhập thị trường. Như thế cho thấy các tập đoàn lớn họ sẽ có những nguyên tắc xử sự [đạo đức] khác nhau tuỳ thuộc phạm vi kinh doanh, nền tảng xã hội và văn hóa. Điều này cho phép nhân viên của họ có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và không phải chờ đợi những điều chỉnh và hướng dẫn của HQ. Tuy nhiên đối với các vấn đề nghiêm trọng như trường hợp của Yahoo, tôi đề cập ở trên, thì thông thường HQ sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Do đó có thể nói nguyên tắc xử sự của HQ sẽ ưu tiên hơn.
Bạn nghĩ gì về điều này ?
Ethics: A code of conduct that based on the common morals values and beliefs of society that guide our daily behaviours
Business Ethics: A (written or unwritten) code of conduct for business actions/operations that based on the common morals values and beliefs of society and above the financial goal
Và theo đó chúng tôi, đưa ra các vấn đề để thảo luận.
Khi thảo luận tôi đưa ra 2 vấn đề:
Thứ 1: Đạo đức (ethics) và luật (law/regulation) cái nào được ưu tiên trong nguyên tắc xử sự. Bạn cho rằng luật được ưu tiên ? Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bị cho rằng vi phạm đạo đức kinh doanh thì sự tin tưởng của khách hàng và đối tác sẽ suy giảm nghiêm trọng. Lấy trường hợp của Yahoo (HK) gần đây, khi tiết lộ thông tin khách hàng cho chính phủ TQ. Và hàng loạt lời kêu gọi tẩy chay cũng như là phàn nàn từ khắp nơi. Họ cho rằng như vậy là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo vệ sự riêng tư (privacy) của khách hàng. Công bằng mà nói cũng thật khó xử cho Yahoo HQ. Có lẽ họ đã thảo luận vấn đề này rất kỹ càng rồi mới đưa ra quyết định. Theo tôi, họ đã đánh giá sự mất mát nào là nghiêm trọng hơn; Yahoo không muốn đánh mất thị trường [có tiềm năng] lớn nhất thế giới này và họ cho rằng đối với họ thị trường này lớn hơn lòng tin của [một số] khách hàng.
Thứ 2: Nguyên tắc xử sự (code of conducts) của một tập đoàn đa quốc gia có thay đổi theo từ chi nhánh hay không? Như định nghĩa đưa ra: nguyên tắc xử sự được hình thành từ các giá trị văn hóa tư tưởng, cho nên ở mỗi quốc gia thì giá trị đó hoàn toàn khác nhau và thậm chí đối lập. Liệu các tập đoàn đa quốc gia, họ có các nguyên tắc khác nhau cho từng chi nhánh hay kô theo kiểu “Nhập gia tùy tục” hay sử dụng một nguyên tắc chung ? Người hướng dẫn bảo “NO”. Nhưng quan điểm của tôi là có thể. Đầu tiên lấy trường hợp của HSBC. Hãy xem slogan của họ “The world’s local bank”. Điều đó cho thấy quan điểm “nhập gia tùy tục” của họ nằm ngay trong khẩu hiệu. Kế tiếp là trường hợp của Yahoo HK. Tôi cho rằng với quan điểm người Á Đông, sự riêng tư (privacy) không thực sự quan trọng thì Yahoo HK cho rằng điều đó với họ [người châu Á - ngay cả ở VN] là kô vi phạm nguyên tắc xử sự chung của xã hội. Cuối cùng trường hợp của vô số các tập đoàn lớn khác khi xâm nhập thị trường châu Á. Hối lộ / bribery: là một từ đại tối kỵ ở các nước tư bản phương Tây. Họ cho rằng dưới bất cứ hình thức nào điều này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xử sự. Tuy nhiên, khi xâm nhập thị trường Á Đông họ sẵn sàng có những buổi “ăn nhậu” để đạt được mục đích. Các buổi này được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và HQ cũng thậm chí bỏ qua [ignores] để đạt được mục đích xâm nhập thị trường. Như thế cho thấy các tập đoàn lớn họ sẽ có những nguyên tắc xử sự [đạo đức] khác nhau tuỳ thuộc phạm vi kinh doanh, nền tảng xã hội và văn hóa. Điều này cho phép nhân viên của họ có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và không phải chờ đợi những điều chỉnh và hướng dẫn của HQ. Tuy nhiên đối với các vấn đề nghiêm trọng như trường hợp của Yahoo, tôi đề cập ở trên, thì thông thường HQ sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Do đó có thể nói nguyên tắc xử sự của HQ sẽ ưu tiên hơn.
Bạn nghĩ gì về điều này ?